1 Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 54)

II. Đánh giá thực trạng một số yếu tố nội sinh cấu thành năng lực cạnh tranh của

6. 1 Nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia cũng như ở cấp doanh nghiệp khâu then chốt là phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta có đặc điểm là chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực, các mặt hàng có hàm lượng chất xám, công nghệ không cao, hoạt động sản xuất và

48

kinh doanh sử dụng nhiều lao động thủ công, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ vào chi phí lao động thấp… Chính vì thế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực.

Trước đây, nhiều người có nhận thức lao động là một lợi thế cạnh tranh của nước ta vì nước ta có lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động của Việt Nam rẻ, lực lượng lao động có truyền thống cần cù, khéo tay, hay học hỏi và tiếp thu nhanh, trình độ lao động cũng khá cao (phần lớn đều tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học)… Tuy nhiên, thực tế năng suất lao động của nước ta chưa cao, chỉ ở mức trung bình và thấp, lao động chủ yếu là lao động thủ công, không qua đào tạo, tác phong lao động công nghiệp còn thấp. Chính vì thế nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể coi là điểm yếu, gây khó khăn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Khi so sánh lao động trong các doanh nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực thì còn thua kém về nhiều mặt. Lao động của nước ta không thể so sánh được với Singapore, Thái Lan hay Malaysia về năng suất lao động và trình độ kỹ thuật. Chi phí lao động của nước ta cũng cao hơn so với chi phí lao động của Indonesia. Ví dụ như tiền lương công nhân dệt may ở các công ty các tỉnh phía Nam ở nước ta trung bình là khoảng hơn 1,1 triệu, tương đương với mức 80 USD/ tháng, trong khi đó tiền lương của công nhân dệt may ở Indonesia là khoảng 25 USD/ tháng, của Trung Quốc là khoảng 22 USD/ tháng.

Do đặc điểm các ngành nghề và mặt hàng kinh doanh mà lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xuất khẩu nước ta là lao động thủ công. Tuy nhiên, có một thực trạng là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động, tỷ lệ này chiếm tới 85,6% trong các doanh nghiệp thương mại. Lao động được tuyển vào doanh nghiệp thường không được đào tạo qua hệ thống trường đào tạo hay dạy nghề tập trung mà các doanh nghiệp thường phải tự mình tổ chức việc đào tạo lại lao động cho phù hợp với yêu cầu tay nghề, công việc. Điều này làm chi phí đào tạo cho lao động cao, doanh nghiệp phải mất thêm một khoản chi phí lớn và mất cả thời gian, nguồn lực để đào tạo lao động.

49

6.2.1. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp

Đội ngũ giám đốc, lãnh đạo quản lý doanh nghiệp nước ta còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Ngoại trừ các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, các tổng công ty còn lại trong số các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ thì số chủ doanh nghiệp, giám đốc và đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý chuyên nghiệp, tốt còn chưa nhiều. Một phần không nhỏ đội ngũ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo có hệ thống về kinh doanh, quản lý, kỹ năng quản trị kinh doanh, thiếu kiến thức về kinh tế xã hội và còn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết nâng cao năng lực kinh doanh quốc tế. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp còn điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm, chưa có kiến thức chuyên nghiệp về quản lý tổ chức, về cạnh tranh, thương hiệu, công nghệ thông tin, thiếu tầm nhìn chiến lược để xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh của đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn chưa nhanh nhạy. Trên thực tế, số chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý có khả năng nắm bắt sự thay đổi của môi trường kinh doanh: thể chế, thay đổi của thị trường, khách hàng,… để điều chỉnh chính sách mặt hàng, sản phẩm, điều chỉnh quy trình sản xuất hay công nghệ là không nhiều. Ví dụ như năm 2002, khi thị trường các nước Châu Âu ( EU) chuẩn bị đưa ra chính sách cấm nhập các sản phẩm từ gỗ tự nhiên với lý do môi trường thì các doanh nghiệp xuất khẩu đồ thủ công từ các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ trắc… lại hầu như không có phản ứng gì trước sự thay đổi chính sách này, chỉ có ít chủ doanh nghiệp chủ động đón trước tình hình bằng sự thay đổi về công nghệ cho phù hợp với nguyên liệu gỗ công nghiệp mới.

6.2.2. Việc áp dụng các quy trình quản lý theo chuẩn quốc tế

Việc xây dựng và áp dụng quy trình quản lý theo chuẩn quốc tế như theo tiêu chuẩn ISO 9000 giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động để xây dựng và sắp xếp quy trình sản xuất kinh doanh, quy trình công tác cho từng bộ phận lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác. Từ đó, việc quản lý doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế có thể giúp doanh nghiệp hợp lý hóa

50

sản xuất và quản lý, giảm chi phí quản lý, giảm biên chế hành chính, hạ giá thành sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tuy việc áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng có thể triển khai và xây dựng hệ thống này. Nguyên nhân là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu còn bị hạn chế về quy mô và tài chính trong khi việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO đòi hỏi chi phí tương đối lớn ban đầu, một khoản đầu tư để cải tiến quản lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)