Cắt giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 89)

III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp

2. Cắt giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu

Việc cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Vì nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của đối thủ cạnh tranh thì khi tiếp thị và bán sản phẩm tương đương, doanh nghiệp sẽ phải đề ra mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh hay thu lãi ít hơn và bị rơi vào thế bất lợi trong quá trình cạnh tranh, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tổng chi phí được biểu hiện bằng tiền của của toàn bộ các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được phân loại theo nhiều tiêu

83

thức khác nhau nhưng nhìn chung chi phí trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao gồm các loại chi phí sau: chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí thu mua và huy động hàng xuất khẩu, chi phí lưu thông (vận chuyển, bốc xếp, tái chế, bảo quản, hao hụt…), chi phí dịch vụ xuất khẩu, chi phí quản lý, thuế và phí…

Để cắt giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và tổ chức điều hành hoạt động của công ty một cách khoa học để tối thiểu hóa chi phí.

Trước hết doanh nghiệp cần khơi dậy khả năng sáng tạo và phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể để tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý… Từng thành viên trong doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức được việc tiết kiệm các khoản chi phí để hướng tới hạ giá thành sản phẩm, đội ngũ lao động và cán bộ quản lý trực tiếp liên quan đến tạo ra sản phẩm cần phải tự nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn.

Doanh nghiệp cũng có thể cắt giảm chi phí kinh doanh bằng cách giảm thiểu tình trạng tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc. Do thực trạng công nghệ và thiết bị sản xuất tại các doanh nghiệp hiện nay còn lạc hậu nên tình trạng này phải còn làm tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Do đó, để hạn chế yếu kém này doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại máy móc đã quá lạc hậu cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Trong điều kiện doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính để thay thế máy móc thì có thể chủ động liên kết và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác. Sự liên kết này giúp doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ và nguồn vốn, thị trường… từ đó giúp đẩy mạnh nội lực phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xuất khẩu thông thường hay phải tiến hành thu mua sản phẩm, bảo quản sản phẩm rồi sau khi đã sản xuất và thu gom đủ hàng mới đem đi xuất khẩu. Do đó, chi phí lưu thông hàng hóa chiếm một khoản khá lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để giảm bớt chi phí này, doanh nghiệp cần có biện pháp cắt giảm chi phí trong bảo quản và thu mua bằng cách tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài chính tín dụng, áp dụng tiến bộ

84

khoa học kỹ thuật mới trong bảo quản hàng hóa, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của lao động làm công tác kho vận. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý đến việc xây dựng hệ thống kho bãi phù hợp nhằm đảm bảo chi phí vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa thấp. Quãng đường vận tải bình quân cần được rút ngắn và doanh nghiệp cũng cần tính toán để lựa chọn phương tiện vận tải hợp lý tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả. Các biện pháp làm giảm chi phí do hao hụt hàng hóa (đặc biệt với hàng nông sản, hàng tươi sống) cũng cần được chú ý, và các biện pháp này liên quan nhiều đến điều kiện kỹ thuật trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

3. Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu, cho chính doanh nghiệp xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Xây dựng được thương hiệu tốt góp phần tạo dựng được uy tín doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hóa và của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Để xây dựng và phát triển được thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào một số biện pháp sau: phải đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hóa.

3.1. Biện pháp xây dựng thương hiệu

Thứ nhất, để có thể xây dựng được thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chú ý đến đối tượng khách hàng và thị trường. Khi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, các thương hiệu của doanh nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, phát triển và bảo hộ do doanh nghiệp nước ta không nắm rõ luật lệ và văn hóa kinh doanh của thị trường xuất khẩu. Do đó để xây dựng được thương hiệu có uy tín ở thị trường nước xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ về luật pháp, quy định liên quan, về văn hóa của nước đó để xây dựng được thương hiệu phù hợp. Và thêm vào đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần hiểu rõ đối tượng khách hàng hướng đến và lấy nhu cầu, sự hài lòng của khách hàng với

85

sản phẩm làm mục tiêu hướng tới để xây dựng thương hiệu được khách hàng tin dùng.

Thứ hai, việc xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn hiệu nên được thực hiện một cách sáng tạo và chuyên nghiệp. Việc sáng tạo nhãn hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu còn dựa trên quan niệm chủ quan của cá nhân, không có cơ sở, không dựa trên nghiên cứu thị trường. Do đó doanh nghiệp cần phải có bộ phận hay đội ngũ chuyên trách về việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu hay có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên nghiệp như tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp luật trong vấn đề sở hữu trí tuệ, tư vấn về kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo nhãn hiệu và truyền thông. Việc sử dụng các dịch vụ trên có thể giúp doanh nghiệp tạo dựng được nhãn hiệu và có kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu chuyên nghiệp hơn. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến vấn đề làm mới nhãn hiệu bởi yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi.

3.2. Biện pháp bảo hộ nhãn hiệu

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có nhận thức đầy đủ thương hiệu là công cụ để bảo vệ lợi ích của chính mình. Trên thị trường thường hay xảy ra tình trạng nhái nhãn mác, thương hiệu và xảy ra nhiều vụ tranh chấp do doanh nghiệp không chú ý đến nhãn mác và thương hiệu. Vì thế, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa dể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại thị trường mà doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa là điều cần thiết mà các doanh nghiệp phải xác định được. Cùng với việc bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải chú ý đến việc mở rộng thị phần của mình qua thương hiệu. Để làm điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng thương hiệu đã được biết đến của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có cùng tính năng với sản phẩm đó, hay tạo ra sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để khiến khách hàng hài lòng hơn.

Thứ hai, khi đã có nhãn hiệu, thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nhận thức được việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của chính mình. Doanh nghiệp là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa xuất

86

khẩu chính là tài sản của doanh nghiệp. Việc phát triển, giữ gìn thương hiệu là quyền lợi và trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Trên thị trường xuất khẩu quốc tế, các vấn đề về sở hữu trí tuệ đều được giải quyết bằng pháp luật nước sở tại mà không thể có sự trợ giúp nhiều từ phía nhà nước nên doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước hay các cơ quan quản lý có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu cho mình. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải xem xét chiến lược kinh doanh của mình trong tương lai gần, xem xét các sản phẩm xuất khẩu nào chưa có nhãn hiệu hay đã có nhưng chưa tiến hành đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Với những sản phẩm đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành làm thủ tục để xây dựng nhãn hiệu, đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp, bản quyền nhãn mác hàng hóa. Sau khi các sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải chuẩn bị kế hoạch cho việc quản lý các tài sản trí tuệ này của mình bằng việc phân công đội ngũ nhân viên chuyên trách về sở hữu trí tuệ, về phát triển và bảo vệ thương hiệu, xây dựng một chiến lược sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp , trong đó chú ý đến vấn đề thông tin sở hữu trí tuệ gắn liền với các mặt hàng xuất khẩu.

4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp xuất khẩu

4.1. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý

4.1.1. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với xu thế mới

Để có thể hoạt động và kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần có cơ cấu quản lý hợp lý và khoa học, thích ứng nhanh nhạy với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và tạo được sự nối kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giúp thúc đẩy các nguồn lực phát triển và giúp doanh nghiệp đạt đến mục tiêu. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp cần phải gọn nhẹ, năng động và mang lại kết quả cao hơn. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý càng cần thiết bởi môi trường kinh doanh quốc tế biến đổi không ngừng, nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có một cơ cấu quản lý linh hoạt và hiệu quả thì sẽ không theo kịp được sự biến động của thị trường và khả năng cạnh tranh trên trường quốc

87

tế sẽ bị giảm sút nhiều. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào một số biện pháp cơ bản để điều chỉnh cơ cấu quản lý hiệu quả:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp để sắp xếp công việc cho hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban và cũng để tạo điều kiện cho việc quản lý tập trung hơn và đảm bảo hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được thống nhất và hiệu quả.

- Việc xây dựng tốt mạng lưới thông tin nội bộ trong doanh nghiệp xuất khẩu cũng là yếu tố quan trọng vì việc dảm bảo thông tin tốt làm mọi thành viên trong công ty biết rõ được mục đích và các nhiệm vụ của công ty, từ đó giúp họ chủ động hơn trong làm việc, sẵn sàng phối hợp với công ty để đạt kết quả cao nhất và tránh tình trạng bất đồng hay trục trặc do thông tin không đầy đủ.

- Doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý đến quan hệ giữa các phòng chức năng trong công ty vì hoạt động của tất cả các bộ phận đều ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Công ty kinh doanh tốt không đồng nghĩa với việc chỉ quan tâm đến phòng kinh doanh mà để có được kết quả tốt cần có sự phối hợp từ các bộ phận khác như bộ phận nghiên cứu phát triển, bộ phận sản xuất, bộ phận nhân sự trong việc quản lý và tuyển dụng nhân viên… Với tốc độ biến đổi của môi trường kinh doanh ngày càng nhanh như hiện nay thì doanh nghiệp lại càng cần thiết phải củng cố và tăng cường tác động qua lại và sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong công ty để có thể tạo được sự liên kết chặt chẽ và sức mạnh để phản ứng linh hoạt với môi trường biến động.

4.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp

Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý doanh nghiệp xuất khẩu cũng là một yếu tố cần thiết để nâng cao được năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này, có một số biện pháp sau:

- Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật các kiến thức hiện đại để có thể kinh doanh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Một số kỹ năng cần phải chú ý nâng cao và cập nhật thường xuyên như kỹ năng quản trị hiệu

88

quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo của chủ doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình và đàm phán hiệu quả… Các kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả khác sẽ giúp đội ngũ quản lý nâng cao được trình độ và từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc nâng cao các kỹ năng trên và cập nhật kiến thức đội ngũ quản lý doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu và học hỏi nhưng cũng có thể tham gia học tại nhiều công ty đào tạo kỹ năng đang xây dựng và phát triển nhiều khóa học như trên.

- Năng lực quản trị chiến lược của các cán bộ quản lý cũng cần được phát triển và nâng cao. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh và một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong dài hạn. Có doanh nghiệp mặc dù hoạt động thành công trong quy mô nhỏ nhưng lại gặp thất bại khi mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có chiến lược hiệu quả để xây dựng và phát triển bền vững nếu không sẽ khó khăn trong cạnh tranh quốc tế. Để đội ngũ giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp phát triển được năng lực quản lý và tư duy chiến lược cần chú trọng đến các kỹ năng như phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lượcm lý thuết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro… Về chiến lược cạnh tranh, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ cần phải hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo xu hướng gần đây và trong tương lai thì lợi thế cạnh tranh sẽ phụ thuộc lớn vào hàm lượng tri thức chứa đựng trong giá trị sản phẩm. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm là nhân tố cần được quan tâm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp xuất khẩu, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở hai khía cạnh là nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ xuất nhập khẩu và nâng cao chất lượng người lao động trong doanh nghiệp xuất khẩu.

89

Để có đội ngũ lao động tay nghề cao, doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn cho việc đào

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)