Cải cách theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 77)

II. Nhóm giải pháp vĩ mô từ phía các bộ ngành và Nhà nƣớc

1.2.3.Cải cách theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh

1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

1.2.3.Cải cách theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh

nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nước cần có các giải pháp để đẩy nhanh sự phát triển của hệ thống ngân hàng, giúp doanh nghiệp được đảm bảo hơn về tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu theo các hướng sau:

+ Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng bằng cách cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh và phát hành cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần, tham gia vào thị trường chứng khoán. Việc này đã được các ngân hàng tiến hành khá hiệu quả trong thời gian gần đây.

+ Tăng cường sức ép cạnh tranh, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, nới rộng quyền kinh doanh cho các ngân hàng ngoài quốc doanh, mở rộng việc cấp phép cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài.

+ Hiện đại hóa công nghệ, tăng cường năng lực quản lý ngân hàng, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động.

+ Tăng cường năng lực đánh giá tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng cần cho vay theo khả năng trả nợ của khách hàng, theo mức độ mạo hiểm, độ khả thi của dự án, chứ không nên cho vay theo tình trạng cho vay chỉ định.

1.2.3. Cải cách theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu khẩu

Trong những năm gần đây thủ tục hành chính với hoạt động xuất khẩu đã có những cải tiến đáng kể, tuy nhiên nhà nước và các cơ quan bộ ngành liên quan vẫn cần phải cố gắng hơn nữa trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhà nước cần phải xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu như Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại, Sở Thương mại các tỉnh thành phố, để xóa bỏ cơ chế chủ quản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu phù hợp với đăng ký kinh doanh. Tình

71

trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp trung ương và địa phương, giữa các cơ quan khác nhau của nhà nước trong kiểm tra thanh tra thương mại cũng cần khắc phục. Việc phân cấp không rõ ràng và chồng chéo gây nên phiền hà, rắc rối hay tình trạng hình sự hóa các tranh chấp dân sự gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Nhà nước cũng cần đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên phụ liệu, việc nhập khẩu hàng mẫu, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ liệu cho xuất khẩu, tiến hành loại bỏ cơ chế quản lý bằng định hướng, kế hoạch với một số mặt hàng như: phân bón, ô tô, xe máy…

Hệ thống kiểm tra hải quan cũng cần được hoàn thiện và đơn giản hóa theo thông lệ quốc tế, xóa bỏ những quy định hạn chế đã lạc hậu, đảm bảo tính đồng bộ giữa chính sách pháp luật hải quan và pháp luật trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Việc cải cách được tiến hành theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ nhưng cũng phải thắt chặt được sự quản lý điều hành và chống gian lận thương mại, áp dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong quản lý.

Việc áp dụng hải quan điện tử cũng cần được mở rộng áp dụng. Trong thời đại hiện nay khi công nghệ thông tin ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ vào quy trình thu thuế và hải quan đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cả cơ quan hải quan. Một mặt quá trình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, mặt khác cũng giúp cho thủ tục hải quan được minh bạch hơn, đảm bảo kiểm tra giám sát được về mặt tài chính và an ninh. Việc áp dụng hải quan điện tử đã được tiến hành ở nước ta từ năm 2000. Hiện nay hải quan điện tử đã được áp dụng tại một số cục có lưu lượng hàng hóa lớn. Trong tương lai việc áp dụng hải quan điện tử cần được mở rộng đến tất cả các cục hải quan tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước. Để thực hiện tốt điều này cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp và các cán bộ hải quan cũng cần được tập huấn tốt hơn để thích ứng với phương thức làm việc mới. Tổng cục Hải quan cần nâng cấp website chương trình khai hải quan từ xa với tiện ích và công cụ tốt hơn, xây dựng phần mềm khai hải

72

quan từ xa hiệu quả hơn, đồng thời xây dựng chuẩn quy trình kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống thông tin hải quan với doanh nghiệp.

Việc thu thuế cũng cần xây dựng theo hướng xây dựng một hệ thống thu thuế tập trung, minh bạch và đơn giản nhằm giảm bớt thời gian và thủ tục cho doanh nghiệp. Chế độ tự kê khai thuế cũng cần được mở rộng, các cơ quan thuế cũng phải thực hiện yêu cầu hoàn thuế đúng thời hạn và kịp thời để tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất và kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 77)