Chiến lược phân phối

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 87)

III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp

1. Tăng cường hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu

1.3. Chiến lược phân phối

Phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì phân phối có tầm quan trọng thứ hai đến xuất khẩu sau giá. Một doanh nghiệp muốn thành công trong hoạt động xuất khẩu thì phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối cho các sản phẩm của mình. Trong thực tế kinh doanh xuất khẩu cho thấy một sản phẩm dù có chất lượng cao, có giá thấp hơn và các điều kiện mua bán tương đương so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh cũng khó có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài nếu không thông qua kênh phân phối hiệu quả.

Trong kinh doanh xuất khẩu nước ta chủ yếu có hai loại kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Để doanh nghiệp lựa chọn và phát triển được hình thức phân phối hiệu quả thì doanh nghiệp cần xác định được kế hoạch xây dựng kênh phân phối theo các bước như: lựa chọn các kênh phân phối phù hợp, xác định cường độ phân phối và cấp độ kênh phân phối nhằm tính được hiệu quả sử dụng kênh phân phối và thiết lập các đơn vị chức năng trong kênh phân phối và biện pháp kiểm soát điều chỉnh phù hợp.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu còn chưa đủ khả năng về quy mô và tài chính thì có thể nỗ lực trong việc cải tiến phương thức phân phối xuất khẩu từ phương thức phân phối truyền thống trong xuất khẩu sang phân phối gián tiếp qua mạng lưới trung gian tại các thị trường. Việc lựa chọn phân phối qua trung gian giúp doanh nghiệp lúc doanh nghiệp còn yếu kém về tiềm lực tài chính và đồng thời phân phối qua trung gian cũng giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm, sự am hiểu thị trường nước nhập khẩu hàng hóa của các đơn vị trung gian nhập khẩu.

Với các doanh nghiệp xuất khẩu có đủ năng lực và trong tương lai khi doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa đã đủ năng lực thì doanh nghiệp xuất khẩu có thể vừa

81

áp dụng các kênh phân phối gián tiếp vừa chủ động lập các cơ sở như văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý, kho bãi… của mình ở thị trường nước ngoài để sử dụng kênh phân phối trực tiếp của chính công ty mình. Đây là cách thức xây dựng kênh phân phối hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần hướng tới. Đây cũng là cách để doanh nghiệp xuất khẩu có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu trên các thị trường và đứng vững trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)