NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
1. Cạnh tranh là quy luật thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp năng lực cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa. Khi sản xuất phát triển thì nhiều loại hàng hóa được cung cấp trên thị trường, dẫn đến lượng cung lớn hơn lượng cầu và gây ra cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại và phát triển được trong khi không ít các doanh nghiệp lại bị đào thải khỏi thị trường.Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cần thiết để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Cạnh tranh diễn ra mọi lúc, mọi nơi vì thế doanh nghiệp phải tự vận động, tự đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình nếu không sẽ bị đào thải. Thị trường dành cho những doanh nghiệp luôn biết đổi mới và phát triển không ngừng.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cao năng lực cạnh tranh của mình
2.1. Quá trình hội nhập kinh tếquốc tế ở nước ta
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu với mỗi nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy những quốc gia mở cửa nền kinh tế, biết thích ứng và điều chỉnh chính sách phù hợp, hướng ra xuất khẩu thì sẽ thành công trong quá trình phát triển kinh tế.
Nước ta đã tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đạt được những thành công nhất định. Việc hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện ở các khía cạnh. Thứ nhất, đó là việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định song
22
phương và đa phương với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ…. Thứ hai, nước ta đã gia nhập và tham gia thực hiện các cam kết của các tổ chức quốc tế: năm 1995 gia nhập ASEAN và sau đó tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA và hiệp định cắt giảm thuế quan với các mặt hàng xuất nhập khẩu CEPT; năm 1996 gia nhập APEC và năm 2006 chính thức gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu WTO.
2.2. Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu trong tiến trình hội nhập nhập
2.2.1. Cơ hội
Cơ hội đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội mở rộng thị trường. Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương và việc tham gia vào các tổ chức quốc tế giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thể mở rộng thị trường sang các nước và được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Các doanh nghiệp nước ta cũng được hưởng những ưu đãi thương mại khi gia nhập vào các tổ chức và từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp thị sản phẩm tại thị trường các nước và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Không những thế, doanh nghiệp nước ta cũng có cơ hội để đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa của các doanh nghiệp cũng có khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước. Doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu và họ cũng có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập. Vì thế có thể thấy doanh nghiệp xuất khẩu có vị trí tích cực để khai thác lợi thế mà hội nhập mang lại.
Thêm vào đó, doanh nghiệp xuất khẩu còn có cơ hội được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp, được phát triển cơ hội kinh doanh, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại…
2.2.2. Thách thức
Việc hội nhập kinh tế quốc tế buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu. Trên thị trường xuất khẩu hàng
23
hóa của nước ta phải đối mặt với những sản phẩm tương tự của Trung Quốc hay các nước ASEAN như hàng dệt may, hàng nông sản…trong khi hàng hóa của nước ta khả năng cạnh tranh lại thấp hơn do thua kém về chất lượng mẫu mã và công nghệ. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như hàng nông sản hay thủy sản cũng gặp khó khăn do năng suất thấp, diện tích canh tác ít và khả năng khai thác đánh bắt còn hạn chế.
Trong xu thế hội nhập khi tham gia vào các hiệp định hay các tổ chức quốc tế, các quốc gia phải cắt giảm hàng rào thuế quan và sự bảo hộ hay trợ cấp của nhà nước với doanh nghiệp. Chính vì thế chỉ có sản phẩm, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt mới có thể thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu và các sản phẩm hay doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập thì sẽ bị đào thải. Do đó nếu không muốn bị loại bỏ khỏi thị trường việc tất yếu doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện là nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Hiện nay trên thế giới có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề, hầu hết các ngành nghề đều yêu cầu đầu tư theo chiều sâu và đổi mới công nghệ, sản phẩm. Trước xu thế đó, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và doanh nghiệp buộc phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và liên tục phát triển nếu không muốn bị tụt hậu so với các đối thủ khác.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM
24