Tình hình xuất khẩu Việt Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 31)

Từ năm 2000 đến nay, tình hình xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh qua các năm, các mặt hàng xuất khẩu đã được đa dạng hóa, cơ cấu xuất khẩu được dần chuyển dịch sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng được dần cải thiện đáp ứng được yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa hơn.

1. Những thành tựu đạt đƣợc

1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh qua các năm. Từ khi nước ta mở cửa thị trường hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng mạnh. Năm 1985 tăng gấp 1,54 lần so với năm 1980. Đến năm 1990, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi so với năm 1985. Năm 1992, nước ta lần đầu tiên đạt được mức cân bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1994 cao hơn năm 1993 đến 50%, trong đó xuất khẩu không ngừng tăng mạnh. Thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á¸ năm 1996 - 1998, tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng chậm do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.

25

Năm Kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD)

Năm Kim ngạch xuất

khẩu( triệu USD)

1986 789 1996 7256 1987 854 1997 9185 1988 1038 1998 9361 1989 1946 1999 11540 1990 2404 2000 14300 1991 2087 2001 15029 1992 2580 2002 16706 1993 2985 2003 20149 1994 4054 2004 26504 1995 5449 2005 32233 2006 39500 2007 48400

Nguồn: Niên giám thống kê

Từ sau năm 2002, tốc độ xuất khẩu của nước ta tăng lên không ngừng, mức tăng trưởng trong xuất khẩu năm 2002 đạt mức 16,7 %, năm 2003 là gần 21%, năm 2004 là 31,8%, năm 2005 đạt 22,2%, và sang năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 40 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2005.

Bảng 2.2. Tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu từ 2000 đến 2007

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng trưởng KNXK 25,5% 3,8% 16,7% 20,8% 31,8% 22,2% 22% 20,5% Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch xuất khẩu bình quân tính trên đầu người của nước ta cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2001, chỉ số này là gần 200USD/người, năm 2004 là 323USD/người và năm 2005 là 388USD/người.

26

1.2. Số lượng và cơ cấu hàng xuất khẩu

Số lượng mặt hàng tham gia xuất khẩu qua mỗi năm đều tăng lên, nhiều mặt hàng mới xuất hiện. Hầu hết các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 1991, chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, trong đó mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất là dầu thô cũng chỉ đạt mức 581 triệu USD/năm. Năm 2004 có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ. Năm 2005 con số này tăng lên mức 7 mặt hàng. Năm 2006 đã có 9 mặt hàng đạt mức kim ngạch cao này. Ngoài mặt hàng dầu thô luôn đạt mức cao nhất là 8,3 tỷ USD, các mặt hàng truyền thống khác đạt kim ngạch cao hơn: dệt may đạt 5,82 tỷ USD, giày dép là 3,55 tỷ USD, thủy sản là 3,364 tỷ USD, sản phẩm gỗ là 1,94 tỷ USD, linh kiện điện tử và máy tính 1,77 tỷ USD, gạo là 1,3 tỷ USD, và còn có 2 nhóm hàng mới là cà phê và cao su.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta cũng biến đổi theo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu hàng nguyên liệu thô đã có chiều hướng giảm. Nếu như hàng nguyên liệu thô xuất khẩu năm 1991 chiếm trên 92% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến nay chỉ còn 60%. Các mặt hàng đã qua chế biến và có hàm lượng giá trị gia tăng nhiều hơn như hàng chế tạo có xu hướng tăng lên: năm 1991 mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 7% thì đến năm 1997 tỷ lệ này đã đạt mức 40% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 tỷ lệ này là 56% và năm 2005 thì lên đến mức 68%. Nguyên nhân của sự chuyển biến tích cực này là do chính sách của nhà nước, và Bộ thương mại, các hiệp hội ngành hàng trong việc định hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng hợp lý và hiện đại hơn.

1.3. Thị trường xuất khẩu

Từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta đã được đa dạng hơn. Trước khi Liên Xô cũ tan rã, hoạt động xuất khẩu của nước ta chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, sau đó có chuyển sang các nước khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Hiện nay thị trường khu vực này cũng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta.

27

Bảng 2.3. Thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (% tổng kim ngạch xuất khẩu)

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng KNXK (tr.USD) 15027 16706 20176 26503 32200 39600 48400 1. Châu á - ASEAN 17,0 14,5 14,7 14,6 16,9 16,6 16,5 - Nhật Bản 16,7 14,6 14,4 13,5 13,7 13,1 11,4 - Trung Quốc 9,4 8,9 8,7 10,3 9,2 8,1 6,6 2. Châu Âu Các nước EU 20,0 18,9 19,1 18,8 16,9 17,2 18,0 3. Châu Mỹ - Mỹ 7,1 14,5 19,5 18,8 20,4 20,2 20,6

Nguồn: Báo cáo của Bộ Thương mại

Những năm gần đây, nhiều thị trường mới đã được khai thác và bắt đầu mở rộng khai thác tiềm năng như thị trường Mỹ, Australia, các nước Châu Phi và khu vực Trung Cận Đông. Đối với thị trường Mỹ, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết thì kim ngạch xuất khẩu đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chỉ đạt 274 triệu USD chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì đến năm 2005 con số này tăng lên 6553 triệu USD và chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước.

1.4. Chất lượng hàng xuất khẩu

Chất lượng hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng đã được nâng cao để đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng tăng của từng thị trường xuất khẩu và cũng là để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính sản phẩm và của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam như gạo, dầu thô, thủy sản, hàng may mặc, cà phê, hạt điều… đã sản xuất theo hướng tuân theo các quy định chất lượng quốc tế như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu

28

chuẩn môi trường, hạn chế tối đa các hóa chất bị cấm đối với hàng xuất khẩu vào từng thị trường nhất định.

2. Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những thành công đạt được trong hoạt động xuất khẩu thì việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn không ít những hạn chế cần được khắc phục.

Thứ nhất, mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta đã có cải thiện lớn trong những năm gần đây nhưng cơ cấu này còn tỏ ra rất lạc hậu: chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện các mặt hàng mới, giá trị gia tăng các mặt hàng còn thấp, quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng còn chậm. Các nước phát triển trong khu vực ASEAN như Malaysia, Singapore, Thái Lan đã đầu tư phát triển mạnh những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như hàng điện tử, bán dẫn, hàng thực phẩm chế biến. Trong khi ở nước ta dù những năm gần đây đã chú trọng hơn đến các mặt hàng này nhưng tỷ trọng và đóng góp của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn rất khiêm tốn.

Thứ hai, chất lượng hàng hóa xuất khẩu đã được tăng lên nhưng vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh với nhiều mặt hàng xuất khẩu ở các nước tương tự. Nhiều sản phẩm chủ lực của nước ta chủ yếu chỉ cạnh tranh bằng giá là chính mà không chú trọng đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp còn thụ động trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh nhờ vào chi phí lao động thấp, chỉ gia tăng được lợi thế tĩnh mà thu được lợi ích nhỏ. Nhiều doanh nghiệp cũng không chú ý nắm thông tin về thị trường, những quy định về nhãn mác hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm… của các thị trường xuất khẩu nên hay dẫn đến tình trạng hàng hóa xuất khẩu sang mà không đạt tiêu chuẩn nên không được nhận hàng hay bị kiện.

Thứ ba, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc, và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường, biến động của tỷ giá hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới ở nước ngoài. Có thể thấy rõ điều này qua một loạt các vụ kiện bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước hay các vụ kiện về vệ sinh an toàn của một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta sang thị trường các nước Châu Âu hay Nhật Bản…

29

Thứ tư, quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nước ta chỉ bằng 1/4 so với của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và 2/3 của Philippine.

Thứ năm, nước ta chưa tận dụng được lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng xuất khẩu trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc. Công tác xúc tiến xuất khẩu còn chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 31)