Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 83)

III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp

1.1.Chiến lược sản phẩm

1. Tăng cường hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu

1.1.Chiến lược sản phẩm

- Trước hết doanh nghiệp cần xác định các cặp sản phẩm- thị trường thích hợp vì để có thể xuất khẩu hiệu quả, sản phẩm cần được xem xét gắn với xác định thị trường mục tiêu đã được phân đoạn và định vị sẵn. Việc xác định và xây dựng các cặp sản phẩm - thị trường cần được tiến hành trước khi hoạch định các chiến lược

77

bộ phận. Có thể thấy một số cặp sản phẩm - thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu nước ta đã thành công tại một số thị trường cụ thể như: thủy sản chế biến- thị trường EU, gạo đặc sản – thị trường EU.

- Doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cũng cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tùy vào nhu cầu từng thị trường mà có hướng chuyển đổi phù hợp. Theo xu hướng chung là chú trọng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tập trung vào các sản phẩm cho giá trị xuất khẩu cao, sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, sản phẩm độc đáo có giá trị truyền thống bản sắc riêng có của nước ta… Các doanh nghiệp cũng cần biết cách khai thác các sản phẩm xuất khẩu truyền thống có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trên thị trường các nước. Ví dụ ở thị trường Châu Âu thì doanh nghiệp xuất khẩu có thể chú ý khai thác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo, có độ tinh xảo cao, hay các nông sản ở dạng đặc sản quý hiếm của nước ta vì các sản phẩm này có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Châu Âu, được khách hàng ưa thích và sản phẩm cũng có giá trị xuất khẩu cao. Doanh nghiệp cũng cần chú ý phát huy và cải tiến các sản phẩm truyền thống có hàm lượng giá trị nghệ thuật văn hóa, tay nghề thủ công cao bằng cách đầu tư phát triển có trọng điểm những làng nghề truyền thống, những vùng nguyên liệu đặc sản để có lượng hàng xuất khẩu ổn định với khối lượng lớn.

- Phát triển sản phẩm mới hay tạo thêm tính năng cho sản phẩm hiện có, khai thác những “đại dương xanh”tiềm ẩn: Theo như cuốn “Chiến lược đại dương xanh” đã nêu ra thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh và làm chủ được sự cạnh tranh, không nên theo cách thức truyền thống như tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành vì cách thức này chỉ làm giảm dần lợi nhuận đạt được mà nên theo phương thức mới là phải khai thác những khoảng trống của thị trường, tăng thêm sức cầu của người tiêu dùng và tạo ra thêm giá trị mới cho sản phẩm. Nhu cầu của khách hàng với sản phẩm là luôn thay đổi và doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh hiệu quả thì không nên là người đi sau, cạnh tranh với các đối thủ theo phương cách thông thường mà nên chủ động phát triển các sản phẩm mới hay khai thác những tính năng mới của sản phẩm để làm thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp ứng của khách

78

hàng. Để làm được điều này doanh nghiệp xuất khẩu cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới bằng cách thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lập phương án phát triển sản phẩm mới kế tiếp sản phẩm đã có trên thị trường.

- Đa dạng hóa sản phẩm nhưng vẫn thích nghi hóa sản phẩm với thị trường khác nhau, chuyên môn hóa sản phẩm để tăng chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong việc kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và cũng giúp doanh nghiệp khai thác nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau của thị trường mục tiêu. Tuy nhiên song song với việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro, việc thích nghi sản phẩm xuất khẩu với từng thị trường khác nhau cũng là điều cần thiết vì để sản phẩm xuất khẩu có thể cạnh tranh tốt thì nó phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu riêng của thị trường nước nhập khẩu. Chính vì thế doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nghiên cứu kĩ nhu cầu, thị hiếu, tâm lý, văn hóa…của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu đã lựa chọn, đánh giá khả năng thích nghi sản phẩm xuất khẩu trên mỗi thị trường để kịp thời điều chỉnh cải tiến sản phẩm theo hướng thích nghi cao với thị trường đó. Bên cạnh đó việc chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa sản phẩm cũng là một giải pháp hiệu quả trong cạnh tranh xuất khẩu. Trong điều kiện cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt như hiện nay việc chuyên môn hóa sản phẩm xuất khẩu sẽ giúp sản phẩm có ưu thế về chất lượng, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu vì tận dụng được ưu thế của sự chuyên môn hóa, kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 83)