Quan điểm, định hƣớng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 69)

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC 1. Định hƣớng, mục tiêu cho xuất khẩu trong thời gian tới

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ nhiệm vụ mục tiêu của hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn tới. Đó là cần tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo thị trường cho một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thêm các thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu mới. Các đơn vị xuất khẩu cần nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, giữ vững và tăng thêm thị phần ở các thị trường cũ, thâm nhập và phát triển thị trường mới. Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu kết hợp với thay thế nhập khẩu một cách có hiệu quả các mặt hàng có thể sản xuất trong nước, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực hơn và hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu thô và sơ chế.

Mục tiêu đặt ra trong thời kỳ này:

- Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 15%/năm. Trong đó thời kỳ 2001- 2005 xuất khẩu tăng 16%/năm, thời kỳ 2006-2010, xuất khẩu tăng 14%/năm.

- Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa so với GDP tăng từ 44,7% vào năm 2000 lên tới 66,3% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010, tăng từ 29,5% trong thời kỳ 1991- 2000 lên đến 71,1% cho thời kỳ 2001-2010.

- Giá trị xuất khẩu tăng 4 lần, từ khoảng 15,5 tỷ USD từ năm 2000 lên đến 62,7 tỷ USD vào năm 2010.

2. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng trong thời kỳ hội nhập được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trước những cơ hội và thách thức mà tiến trình hội nhập quốc tế

63

mang lại, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu được đặt ra hết sức cần thiết và Nhà nước và các bộ ngành cũng như chính các doanh nghiệp đều nhận thức và có những quan điểm cho vấn đề này.

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, nâng cao sức cạnh tranh chính là yêu cầu quan trọng để thực hiện chủ trương đó. Đại hội cũng nêu rõ quan điểm “ từng ngành, từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng thị phần trên những thị trường truyền thống, khai thác và mở rộng thị trường mới.

Nghị quyết số 07-NQ/TW tháng 11 năm 2001 của Bộ chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ: “các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp phải khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo hội nhập có hiệu quả”. Nghị quyết cũng chỉ ra nhiệm vụ của doanh nghiệp: “đi đôi với việc nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng cần thiết phải cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc đổi mới và xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với thông lệ quốc tế và đường lối của Đảng, xây dựng và phát triển tốt hệ thống hạ tầng cơ sở cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính…”.

Từ một số quan điểm trên có thể thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng đã được Đảng và Nhà nước nhận thức rõ và có quan điểm chỉ đạo rõ ràng tới các ngành kinh tế và các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bao gồm một số điểm chính như sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu phải quán triệt và thực hiện đúng quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội của nhà nước.

- Xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các cấp độ năng lực cạnh tranh khác, đặt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm và tổng

64

thể sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tận dụng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gắn liền với quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quản trị thương hiệu, gắn liền với việc tận dụng lợi thế về yếu tố tự nhiên sẵn có (như xuất khẩu cà phê…).

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu dựa trên cơ sở ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học, công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từng bước hiện đại hóa phương thức sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp theo xu thế phù hợp với thương mại thế giới.

3. Phƣơng hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra cho xuất khẩu cũng như thực hiện được các quan điểm mà Đảng và nhà nước đề ra, một số phương hướng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu đã được đưa ra.

Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, xây dựng chính sách mở cửa nền kinh tế hơn nữa, phát triển các thị trường phụ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường tài chính, thị trường lao động, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo lập môi trường thể chế có hiệu quả theo hướng khuyến khích cạnh tranh và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế. Thêm vào đó, nhà nước cũng cần đổi mới cung cách quản lý doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, củng cố và phát triển một số doanh nghiệp xuất khẩu quan trọng, các tổng công ty thương mại chủ chốt.

Về phía các doanh nghiệp, việc nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình là điều cần thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách: đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối tốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp

65

theo hướng hiện đại, tăng hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Không những thế, các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong việc tự vận động tìm hướng kinh doanh thích hợp với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, giá bán phải chăng để có thể cạnh tranh với các hàng hóa tương tự của các đối thủ khác. Thêm vào đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số nhóm sản phẩm trọng điểm, giữ vững thị phần thị trường đã có và mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu để phát huy lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của hàng hóa nước ta ở các thị trường xuất khẩu truyền thống như : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, phấn đấu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như các nước Châu Âu, Mỹ, Nga… và nhiều thị trường khác trong giai đoạn sắp tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)