Đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa sang thị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 74)

II. Nhóm giải pháp vĩ mô từ phía các bộ ngành và Nhà nƣớc

1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

1.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa sang thị

nước ta là rất cần thiết, và để làm tốt việc này cần có sự thỏa thuận cam kết của nhà nước Việt Nam với chính phủ các nước thị trường xuất khẩu thông qua các điều ước song phương và đa phương. Nhà nước ta đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương với các quốc gia trên thế giới và cũng tham gia vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương. Điều này đã góp phần lớn trong việc tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trên trường quốc tế.

1.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu

1.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước nước

Thứ nhất, nhà nước cần phải hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới thông qua các công cụ và biện pháp kinh tế. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu của nhà nước với các doanh nghiệp xuất khẩu gồm các ba bộ phận cơ bản: hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, tiếp thị thị trường và đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ khuyến khích về tài chính và tín dụng thông qua thuế xuất khẩu, và các loại quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Từ nhiều năm nay, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, hầu hết thuế xuất khẩu với nhiều mặt hàng của Việt Nam áp dụng là 0% hoặc miễn thuế, chỉ có một số mặt hàng như hạt điều thô, dầu thô, gỗ rừng tự nhiên… bị áp thuế suất xuất khẩu. Chính vì thế để có thể khuyến khích xuất khẩu, các biện pháp phi thuế như các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, thưởng xuất khẩu có vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi nước ta đã là thành viên của WTO thì các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu một cách trực tiếp như các quỹ hỗ trợ tài chính hay các hình thức thưởng xuất khẩu đều bị cấm, do đó, việc đổi mới các hình thức này cho phù hợp với quy định của WTO là vấn đề đặt ra cho các cơ quan nhà nước. Nhà nước cũng có thể hình thành và phát triển các Quỹ bảo hiểm xuất khẩu hay bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp khi tiếp cận các thị trường nhiều rủi ro. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu chia sẻ và giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp

68

cận các thị trường mới, có độ rủi ro cao. Thêm vào đó, có thể phát triển cả các quỹ bảo hiểm rủi ro của các hiệp hội ngành hàng. Các trường hợp rủi ro có thể dễ thấy như rủi ro trong thanh toán khi người mua không có khả năng hay không muốn thanh toán, rủi ro thương mại, rủi ro ngoại tệ, rủi ro sau khi giao hàng như trường hợp hợp đồng cung cấp hàng hóa bị hủy bỏ trước khi giao hàng.

Thứ hai, các bộ ngành liên quan và nhà nước cần hoàn thiện chính sách thị trường xuất khẩu. Bản thân chính các doanh nghiệp và chính phủ, các cơ quan liên quan phải nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới, giữ vững mức độ tăng trưởng của thị trường đã có, phát triển thị trường theo chiều sâu. Thực tế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta còn yếu nên nhà nước cần phải chủ động để giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thâm nhập thị trường, tìm kiếm bạn hàng…

Chính sách mặt hàng xuất khẩu cũng cần phải được xây dựng phù hợp. Các mặt hàng xuất khẩu cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả quốc gia trong xuất khẩu, thống nhất giữa việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu cũng cần được phân loại theo khả năng cạnh tranh để định hướng cho các doanh nghiệp lực chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh của mình.

Từ đó có thể thấy chính sách xuất khẩu cần phải được nhà nước xây dựng phù hợp theo cách khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra mặt hàng xuất khẩu mới, đạt giá trị gia tăng cao và tìm được thị trường phù hợp cho các mặt hàng đó. Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu nhằm mục tiêu tăng nhanh các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao là điều cần phải thực hiện nhanh chóng. Trong đó, nhà nước và các bộ ngành liên quan cần tập trung hướng đến phát triển các ngành hàng công nghiệp sáng tạo, nhóm hàng dễ dàng đưa ra ý tưởng vào cuộc sống như trong lĩnh vực may mặc, giày dép, thời trang…Đây là tiềm năng lớn của nước ta mà vốn đầu tư không quá cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)