III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp
4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý và chất lượng nguồn nhân lực của
4.1. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý
4.1.1. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với xu thế mới
Để có thể hoạt động và kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần có cơ cấu quản lý hợp lý và khoa học, thích ứng nhanh nhạy với sự biến đổi của môi trường kinh doanh và tạo được sự nối kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp giúp thúc đẩy các nguồn lực phát triển và giúp doanh nghiệp đạt đến mục tiêu. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp cần phải gọn nhẹ, năng động và mang lại kết quả cao hơn. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý càng cần thiết bởi môi trường kinh doanh quốc tế biến đổi không ngừng, nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có một cơ cấu quản lý linh hoạt và hiệu quả thì sẽ không theo kịp được sự biến động của thị trường và khả năng cạnh tranh trên trường quốc
87
tế sẽ bị giảm sút nhiều. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào một số biện pháp cơ bản để điều chỉnh cơ cấu quản lý hiệu quả:
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp để sắp xếp công việc cho hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban và cũng để tạo điều kiện cho việc quản lý tập trung hơn và đảm bảo hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được thống nhất và hiệu quả.
- Việc xây dựng tốt mạng lưới thông tin nội bộ trong doanh nghiệp xuất khẩu cũng là yếu tố quan trọng vì việc dảm bảo thông tin tốt làm mọi thành viên trong công ty biết rõ được mục đích và các nhiệm vụ của công ty, từ đó giúp họ chủ động hơn trong làm việc, sẵn sàng phối hợp với công ty để đạt kết quả cao nhất và tránh tình trạng bất đồng hay trục trặc do thông tin không đầy đủ.
- Doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý đến quan hệ giữa các phòng chức năng trong công ty vì hoạt động của tất cả các bộ phận đều ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Công ty kinh doanh tốt không đồng nghĩa với việc chỉ quan tâm đến phòng kinh doanh mà để có được kết quả tốt cần có sự phối hợp từ các bộ phận khác như bộ phận nghiên cứu phát triển, bộ phận sản xuất, bộ phận nhân sự trong việc quản lý và tuyển dụng nhân viên… Với tốc độ biến đổi của môi trường kinh doanh ngày càng nhanh như hiện nay thì doanh nghiệp lại càng cần thiết phải củng cố và tăng cường tác động qua lại và sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong công ty để có thể tạo được sự liên kết chặt chẽ và sức mạnh để phản ứng linh hoạt với môi trường biến động.
4.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp
Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý doanh nghiệp xuất khẩu cũng là một yếu tố cần thiết để nâng cao được năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này, có một số biện pháp sau:
- Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật các kiến thức hiện đại để có thể kinh doanh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Một số kỹ năng cần phải chú ý nâng cao và cập nhật thường xuyên như kỹ năng quản trị hiệu
88
quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo của chủ doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình và đàm phán hiệu quả… Các kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả khác sẽ giúp đội ngũ quản lý nâng cao được trình độ và từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc nâng cao các kỹ năng trên và cập nhật kiến thức đội ngũ quản lý doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu và học hỏi nhưng cũng có thể tham gia học tại nhiều công ty đào tạo kỹ năng đang xây dựng và phát triển nhiều khóa học như trên.
- Năng lực quản trị chiến lược của các cán bộ quản lý cũng cần được phát triển và nâng cao. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh và một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong dài hạn. Có doanh nghiệp mặc dù hoạt động thành công trong quy mô nhỏ nhưng lại gặp thất bại khi mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có chiến lược hiệu quả để xây dựng và phát triển bền vững nếu không sẽ khó khăn trong cạnh tranh quốc tế. Để đội ngũ giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp phát triển được năng lực quản lý và tư duy chiến lược cần chú trọng đến các kỹ năng như phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lượcm lý thuết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro… Về chiến lược cạnh tranh, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ cần phải hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế.