Đánh giá việc áp dụng ISO9000 đối với Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 2008 đối với cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Trang 67)

Kết quả chạy mô hình hồi quy, từ bảng các hệ số tương quan nêu trên (Bảng 2.3) cho ta thấy rằng thành phần Kiểm soát về hệ thống QLCL (beta = 0,601) có tác động mạnh mẽ nhất đến việc áp dụng HTQLCL theo ISO 9000, tiếp đó là các thành phần Tạo sản phẩm (beta = 0,226), thành phần Trách nhiệm của lãnh đạo (beta =

0,204), thành phần Quản lý nguồn lực (beta = 0,062) và ít tác động nhất là thành phần

Đo lường, phân tích và cải tiến (beta = 0,057).

Thực tế cho thấy sự tác động mạnh nhất của thành phần Kiểm soát về hệ thống

QLCL và sau đó là thành phần Tạo sản phẩm, Trách nhiệm của lãnh đạo đến HTQLCL theo ISO 9000 là hợp lý. Đây chính là những vấn đề có sự tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện công việc, chất lượng dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế. Qua đó cũng cho thấy những thứ bậc ưu tiên cần được cải tiến đối với HTQLCL của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn này để nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các yêu cầu, mong đợi chính đáng của người nộp thuế.

Cũng từ kết quả nghiên cứu nêu trên, ta nhận thấy rằng việc kiểm soát hệ thống các văn bản pháp quy chuyên ngành trong lĩnh vực thuế cũng như việc quản lý, phân loại và sắp xếp các loại hồ sơ thuế trong quá trình tác nghiệp ở tất cả các đơn vị, phòng ban, chi cục thuế là vấn đề khá phức tạp, mang đậm nét đặc thù không chỉ đối với Cục thuế tỉnh Lâm Đồng mà còn đối với hệ thống hành chính nước ta hiện nay. Bên cạnh việc có quá nhiều các văn bản chi phối cho việc áp dụng của một quy trình thuế, còn phải chịu sự ảnh hưởng rất lớn của việc thường xuyên phải cập nhật sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật, điều này rất dễ dẫn đến các sai lỗi trong quá trình tác nghiệp xử lý công việc của CBCC. Đồng thời, với áp lực công việc ngày càng nhiều và sự giới hạn về biên chế CBCC của ngành, dẫn tới việc kiểm soát hệ thống tài liệu và hồ sơ thiếu tính chặt chẽ, rõ ràng là điều khó tránh khỏi. Kết quả này cũng đã phản ánh rất xác thực tế đối với thực trạng hiện tại của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nói riêng và đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ hành chính công nói chung. Qua đó, đòi hỏi cần có một sự cải tiến hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trong việc kiểm soát mang tính hệ thống trong quá trình tác nghiệp tạo sản phẩm của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cũng đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt hơn nữa từ phía các cấp lãnh đạo trong phân cấp, quản lý và trao quyền cho cấp dưới trong quá trình thực hiện công việc.

Tuy nhiên, HTQLCL theo ISO 9000 là một chuỗi các liên kết chặt chẽ, có sự tác động qua lại và không ngừng vận động của năm thành phần nêu trên. Vì vậy, để đảm bảo sự cải tiến đạt được hiệu quả tốt nhất cần có sự điều chỉnh đồng bộ ở tất cả các thành phần của HTQLCL kết hợp với các công cụ cải tiến chất lượng cần thiếtđể đạt được mục đích đề ra, đáp ứng và thoả mãn tốt nhất các yêu cầu chính đáng của người nộp thuế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính nước ta.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 2008 đối với cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)