Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Cục thuế tỉnh Lâm Đồng
CÁC ĐỘI THUẾ TRỰC THUỘC CÁC CHI CỤC THUẾ
Đội thuế số 1 Đội thuế số 2 Đội thuế số 3 Đội thuế số 4 Đội thuế số 5 ……. ….. ……. …….. ……. ……. …….
CÁC CHI CỤC THUẾ TRỰC THUỘC CỤC
Chi cục thuế Thành Phố Đà Lạt Chi cục thuế Thành Phố Bảo Lộc Chi cục thuế Huyện Bảo Lâm Chi cục thuế Huyện Đức Trọng Chi cục thuế Huyện Đơn Dương Chi cục thuế Huyện Di Linh Chi cục thuế Huyện Lâm Hà Chi cục thuế Huyện Đạ Huoai Chi cục thuế Huyện Đạ Tẻh Chi cục thuế Huyện Cát Tiên Chi cục thuế Huyện Lạc Dương Chi cục thuế Huyện Đam Rông CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG 1 (GĐCL) PHÓ CỤC TRƯỞNG 2
KHỐI CÁC PHÒNG BAN – VĂN PHÒNG CỤC
Quản lý thuế thu nhập cá nhân Hành chính quản trị tài vụ ấn chỉ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Tổng hợp nghiệp vụ dự toán Kê khai và kế toán thuế Kiểm tra nội bộ Tổ chức cán bộ Kiểm tra thuế số 1 Kiểm tra thuế số 2 Thanh tra Tin học
Ngoài Ban lãnh đạo cục, bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng gồm có các phòng ban chức năng và các chi cục thuế trực thuộc như sau:
- Các phòng ban ở khối văn phòng Cục thuế:
Phòng Hành Chính Quản Trị -Tài Vụ - Ấn Chỉ Phòng Tuyên Truyền & Hỗ trợ Người nộp thuế Phòng Thuế Thu nhập cá nhân
Phòng Tổng Hợp - Dự Toán Phòng Tổ Chức Cán Bộ Phòng Tin học Phòng Thanh Tra Phòng Kiểm Tra thuế số 1 Phòng Kiểm Tra thuế số 2 Phòng Kiểm tra Nội bộ
Phòng Quản lý kê khai & Kế toán thuế
Phòng Quản Lý thu Nợ và cưỡng chế nợ thuế
- Các chi cục thuế trực thuộc:
Chi cục thuế Thành Phố Đà Lạt Chi cục thuế Thành Phố Bảo Lộc Chi cục thuế Huyện Bảo Lâm Chi cục thuế Huyện Đức Trọng Chi cục thuế Huyện Đơn Dương Chi cục thuế Huyện Di Linh Chi cục thuế Huyện Lâm Hà
Chi cục thuế Huyện Đạ Huoai Chi cục thuế Huyện Đạ Tẻh Chi cục thuế Huyện Cát Tiên Chi cục thuế Huyện Lạc Dương Chi cục thuế Huyện Đam Rông
- Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng trực thuộc Cục thuế Lâm Đồng:
Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế, tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế.
Phòng Tổng hợp dự toán: Tham mưu về công tác tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện dự toán thu thuế, phí, lệ phí và thu khác do Cục thuế quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế của Cục thuế.
Phòng Tuyên truyền - hỗ trợ: Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý.
Phòng Hành chính, Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Đảm bảo về công tác hậu cần cho hoạt động của Cục thuế; tổ chức công tác văn thư, lưu trữ của Cục thuế; quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về ấn chỉ thuế.
Phòng thanh tra: Thực hiện và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức, cá nhân nộp thuế và thanh tra nội ngành thuế trong việc chấp hành Pháp luật thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng chế về thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.
Phòng Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
Các phòng Kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục thuế.
Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế.
Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Quản lý thu thuế các cá nhân có thu nhập cao làm việc tại các văn phòng đại diện, những cá nhân hành nghề tự do, các cá nhân làm việc ở các đơn vị không thuộc diện kê khai nộp thuế theo phương thức ủy nhiệm thu.
Phòng Quản lý kê khai & Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.
Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
- Chức năng, nhiệm vụ chính của các Chi cục thuế trực thuộc:
Các chi cục thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh Lâm Đồng có cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ được xem gần như một mô hình thu nhỏ của Cục thuế, có chức năng nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức của các chi cục thuế trực thuộc: Ngoài ban lãnh đạo chi cục, cấp chi cục thuế cũng có các cấp đội thuế chính trực thuộc như sau: a) Đội Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế;
b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; c) Đội Thanh tra thuế;
d) Một số đội Kiểm tra thuế;
đ) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; e) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; f) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; g) Đội Kiểm tra nội bộ;
h) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; i) Đội Trước bạ và thu khác;
k) Một số đội thuế liên xã, phường.
2.3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ISO 9000 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CỦA CỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG
2.3.1. Quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng
Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đã nhận thức tốt sự tích cực, cần thiết của việc áp dụng ISO 9000 đồng thời cũng nghiêm túc thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2006 về việc triển khai xây dựng và áp dụng ISO 9000 vào công tác quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể các cơ quan có cung cấp dịch vụ hành chính công.
Năm 2008, lãnh đạo Cục thuế đã chỉ đạo và tổ chức tham quan học tập mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 đã được triển khai xây dựng và áp dụng tại các Cục thuế ở các tỉnh bạn, đồng thời cử các cán bộ có năng lực học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các tổ chức có kinh nghiệm, uy tín trong việc tư vấn, đào tạo xây dựng và áp dụng ISO 9000.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức có nhiều kinh nghiệm, uy tín hàng đầu được chỉ định trong việc tư vấn, đào tạo xây dựng và áp dụng ISO 9000 cho các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, năm 2008 Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đã chính thức ký hợp đồng mời Quatest 3 là Tổ chức tư vấn, đào tạo xây dựng và áp dụng ISO 9000 cho khối văn phòng Cục thuế và 03 chi cục thuế trực thuộc là các chi cục thuế Đà Lạt, chi cục thuế Bảo Lộc và chi cục thuế Đức Trọng.
Năm 2010, sau gần hai năm được tư vấn, đào tạo xây dựng và áp dụng ISO 9000, các đơn vị nêu trên đã chính thức được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 bởi Trung tâm Chứng nhận Sự phù hợp (Quacert) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam đối với hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng và áp dụng của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng.
Sau đó, Ban lãnh đạo Cục thuế tiếp tục ký hợp đồng mời Quatest 3 là Tổ chức tư vấn, đào tạo xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 cho tất cả 09 chi cục thuế trực thuộc còn lại. Đến nay, tất cả các chi cục thuế còn lại của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đều đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 bởi Tổ chức chứng nhận nêu trên.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng của toàn bộ Cục thuế đang được tiếp tục duy trì, xem xét và cải tiến để hoàn thiện hơn và thiết thực hơn, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về cải cách hành chính nhà nước, nhằm thoả mãn các yêu cầu chính đáng, hướng về người nộp thuế như phương châm đã cam kết tại chính sách chất lượng của ngành thuế
tỉnh Lâm Đồng “Thỏa mãn cao nhất mọi yêu cầu chính đáng của Người nộp thuế theo đúng pháp luật”.
2.3.2. Kết quả cung cấp dịch vụ thuế trước và sau khi áp dụng ISO 9000
So sánh kết quả thống kê giữa hai thời điểm của hai năm trước và sau khi áp dụng ISO 9000 đối với các phòng ban, đơn vị, nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ trong kết quả đạt được qua số lượng các hồ sơ trả kết quả chậm cho khách hàng đã được giảm thiểu đáng kể. Điều này cũng đã phản ánh được ISO 9000 đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, mong đợi chính đáng của khách hàng là người nộp thuế.
Bảng 2.1 - Thống kê số lượng cung cấp dịch vụ thuế năm 2010
Số lượng (lượt) Trả kết quả chậm TT Tên dịch vụ thuế Tổng số Trả kết quả đúng hạn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Đăng ký thuế 4.563 4.318 245 5,37 2 Khai thuế 9.765 9.454 311 3,18
3 Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 215 215 0 0,00
4 Gia hạn nộp thuế 115 115 0 0,00 5 Xoá nợ thuế 5 5 0 0,00 6 Bán hoá đơn 1.452 1.440 12 0,83 7 Hỗ trợ Người nộp thuế 655 646 9 1,37 8 Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế 105 105 0 0,00 9 Hoàn thuế 122 117 5 4,10 Tổng cộng 16.997 16.415 582 3,42
Bảng 2.2 - Thống kê số lượng cung cấp dịch vụ thuế năm 2012 Số lượng (lượt) Trả kết quả chậm TT Tên dịch vụ thuế Tổng số Trả kết quả đúng hạn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Đăng ký thuế 5.525 5.508 17 0,31 2 Khai thuế 12.785 12.751 34 0,27
3 Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 325 325 0 0,00
4 Gia hạn nộp thuế 452 452 0 0,00 5 Xoá nợ thuế 27 27 0 0,00 6 Bán hoá đơn 2.215 1.440 5 0,23 7 Hỗ trợ Người nộp thuế 753 753 0 0,00 8 Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế 117 117 0 0,00 9 Hoàn thuế 187 186 1 0,53 Tổng cộng 22.386 21.559 57 0,25
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng)
2.4. ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.4.1. Mô tả mẫu
Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 150 phiếu, thu về là 135 phiếu. Trong số 135 phiếu thu về có 10 phiếu không hợp lệ do bị thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 125 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu.
Sau khi thu thập kết quả khảo sát, tác giả đã phân tích số liệu sơ bộ theo giới tính và vị trí công tácở một số chỉ tiêu định tính, như sau:
- Giới tính: Trong 125 người khảo sát thì có đến 71 người là nữ (chiếm 56,8%), còn lại là nam giới (chiếm 43,2%). Điều này cho thấy các CBCC nữ đã tham gia rất nhiều vào quá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL theo ISO 9000. Đây là lực
lượng rất cần thiết, quan trọng bởi tính cẩn thận, tỷ mỷ của họ và cũng chính là một lợi thế lớn góp phần xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL theo ISO 9000 đối với ngành thuế tỉnh Lâm Đồng (Biểu đồ 2.1).
56,80% 43,20% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Nữ Nam
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ về giới tính trong kết quả khảo sát
- Vị trí công tác: Trong 125 phiếu thu được trong quá trình khảo sát, có 17 người là lãnh đạo các cấp (chiếm 13,6%), còn lại là các chuyên viên (chiếm 86,4%). Điều này cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với HTQLCL đang được áp dụng tại Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, sự quan tâm này đã góp phần tạo sự xuyên suốt và thành công trong quá trình chỉ đạo triển khai áp dụng HTQLCL theo ISO 9000 (Biểu đồ 2.2).
Lãnh đạo các cấp Chuyên viên
13,60% 86,40%
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ về vị trí công tác trong kết quả khảo sát
- Các chỉ tiêu định tính khác: Kết quả khảo sát định tính về những chuyển biến, thay đổi tích cực của việc áp dụng ISO so với trước khi áp dụng thì đa số cho rằng đã có những chuyển biến rất rõ rệt, tích cực và triệt để (109 phiếu, chiếm 87,2%),
12 phiếu (chiếm 9,6%) cho rằng có những chuyển biến nhất định, nhưng chưa rõ nét và còn lại 3 phiếu (chiếm 3,2%) cho rằng rườm rà, phức tạp hơn, hao tốn giấy mực hơn hoặc chưa thấy được những ưu điểm cụ thể, rõ ràng (Biểu đồ 2.3).
87,20% 3,20%
9,60%
Chuyển biến rất rõ rệt, tích cực và triệt để
Chuyển biến nhất định, nhưng chưa
rõ nét
Rườm rà, phức tạp hơn, hao tốn giấy mực hơn
Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát định tính về những chuyển biến, thay đổi tích cực trước và sau khi áp dụng ISO
2.4.2. Đánh giá thang đo ĐGAP TCVN ISO 9001:2008 thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được dùng để loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến-tổng (Item-Total correlation) nhỏ hơn 0,40 và từng thành phần của thang đo sẽ được chọn nghiên cứu nếu có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,60. Bên cạnh đó, khi xét độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nếu biến quan sát nào bị loại mà làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên chứng tỏ biến đó không cần thiết, cần phải loại bỏ.
Theo kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Phụ Lục 5) cho thấy: - Đối với thành phần Kiểm soát về hệ thống QLCL: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,916 cho 4 biến từ B1 đến B4 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.
- Đối với thành phần Trách nhiệm của lãnh đạo: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,796 cho 4 biến từ B5 đến B8 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.
- Đối với thành phần Quản lý nguồn lực: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,783 cho 5 biến từ B9 đến B13 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào .
- Đối với thành phần Tạo sản phẩm: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,746 cho 4 biến từ B14 đến B17 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.
- Đối với thành phần Đo lường, phân tích và cải tiến: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,942 cho 5 biến từ B18 đến B22 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng