Đánh giá thang đo ĐGAP TCVN ISO 9001:2008 thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 2008 đối với cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Trang 62)

Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được dùng để loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến-tổng (Item-Total correlation) nhỏ hơn 0,40 và từng thành phần của thang đo sẽ được chọn nghiên cứu nếu có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,60. Bên cạnh đó, khi xét độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nếu biến quan sát nào bị loại mà làm cho hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên chứng tỏ biến đó không cần thiết, cần phải loại bỏ.

Theo kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Phụ Lục 5) cho thấy: - Đối với thành phần Kiểm soát về hệ thống QLCL: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,916 cho 4 biến từ B1 đến B4 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.

- Đối với thành phần Trách nhiệm của lãnh đạo: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,796 cho 4 biến từ B5 đến B8 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.

- Đối với thành phần Quản lý nguồn lực: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,783 cho 5 biến từ B9 đến B13 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào .

- Đối với thành phần Tạo sản phẩm: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,746 cho 4 biến từ B14 đến B17 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.

- Đối với thành phần Đo lường, phân tích và cải tiến: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,942 cho 5 biến từ B18 đến B22 và các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,40 nên không cần loại bỏ biến nào.

Như vậy, tất cả 22 biến quan sát đều đạt yêu cầu sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo ĐGAP TCVN ISO 9001:2008 thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 2008 đối với cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)