Thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua việc gửi phiếu khảo sátđến các đơn vị/ phòng ban trực thuộc Cục thuế tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian phát phiếu khảo sát được tiến hành trong thời gian từ ngày 15/6/2012 đến 31/8/2012.
Địa bàn khảo sát: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và các thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Đối tượng khảo sát: CBCC tại các Chi cục thuế và các phòng ban trực thuộc Cục thuế tỉnh Lâm Đồng.
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 22. Nếu theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 110 (22 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 150 bảng câu hỏi được phát ra để khảo sát. Sau khi nhận và kiểm tra, số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu là 125 bảng, số lượng này đạt yêu cầu số lượng mẫu tối thiểu theo phân tích ở trên. Toàn bộ dữ liệu từ 125 bảng trả lời này đều được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel để tiến hành nghiên cứu.
Thang đo ĐGAP TCVN ISO 9001:2008 sẽ được đánh giá sơ bộ qua phần mềm SPSS, thông qua việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó tiến hành chạy hồi qui để kiểm định sự phù hợp của mô hình và xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi thành phần lên việc ĐGAP TCVN ISO 9001:2008.