Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định mức độ tương quan giữa các thành phần trong thang đo ĐGAP TCVN ISO 9001:2008 với ĐGAP cho ra phương trình sau:
Y= 4,384 + 0, 348*X1 + 0, 118*X2 + 0,036*X3 + 0,131X4 + 0,033*X5
Trong đó:
Y : ĐGAP TCVN ISO 9001:2008
X1: Thành phần Kiểm soát về hệ thống QLCL
X2: Thành phần Trách nhiệm của lãnh đạo
X3: Thành phần Quản lý nguồn lực
X4: Thành phần Tạo sản phẩm
X5: Thành phần Đo lường, phân tích và cải tiến
Mô hình nghiên cứu ban đầu ở chương I đưa ra 5 nhân tố chính làm ảnh hưởng đến việc đánh giá áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 đó là: Kiểm soát về
hệ thống QLCL, Trách nhiệm của lãnh đạo, Quản lý nguồn lực, Tạo sản phẩm và Đo lường, phân tích và cải tiến.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng, kết quả phân tích mô hình hồi quy bằng cách kiểm định và đo lường sự phù hợp đã xác định được tình trạng áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng được tác động bởi 5 thành phần: Kiểm soát về hệ thống QLCL, Trách nhiệm của lãnh đạo, Quản lý nguồn lực, Tạo sản phẩm và Đo lường, phân tích và cải tiến. Thứ tự mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào hệ số Beta. Hệ số Beta của nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó sẽ tác động mạnh nhất đến việc áp dụng HTQLCL.
Bảng 2.3: Các hệ số tương quan trong mô hình hồi quy
Hệ số tương quan
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa Mô hình B Độ lệch chuẩn Beta Giá trị t Mức ý nghĩa (Constant) 4,384 ,039 112,960 ,000 Kiểm soát về hệ thống QLCL ,348 ,039 ,601 8,930 ,000
Trách nhiệm của lãnh đạo ,118 ,039 ,204 3,028 ,000
Quản lý nguồn lực ,036 ,039 ,062 ,919 ,000
Tạo sản phẩm ,131 ,039 ,226 3,363 ,000
1
Đo lường, phân tích và cải tiến ,033 ,039 ,057 ,846 ,000
Biến độc lập: ĐGAP đối với HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng
(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu)