Chọn trường đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Chọn trường đại học

Theo Nguyễn Minh Hà (2011) khái niệm chọn trường đại học được định nghĩa là một “Quá trình phức tạp, đa giai đoạn. Trong đó, một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục được giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học, cao đẳng cụ thể hoặc quá trình đào tạo của một tổchức hướng nghiệp tiên tiến”.

Với các em HS lớp 12, trước khi chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông trung học

thường được nhà trường, gia đình, người thân, thầy/cô giáo,…tư vấn cho việc chọn

trường đại học dự thi tương ứng với một ngành nghề nào đó phù hợp với năng lực, sở

thích của bản thân; thông thường thỏa một số tiêu chí sau: sở thích, năng lực, chỉ tiêu tuyển, điểm chuẩn, vị trí địa lý nhà trường, nhu cầu xã hội vềngành nghề, việc làm khi

ra trường, điều kiện kinh tế gia đình, uy tín trường đại học,…Sau đo làm các thủ tục

đăng ký dựthi. Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học để đăng ký dựthi sau khi tốt nghiệp THPT của các em HS lớp 12.

1.3. Mô hình chọn trường đại học của HS: 1.3.1. Mô hình của Chapman (1981)

Chapman cho rằng việc chọn trường đại học của HS THPT là do ảnh hưởng của 2 thành phần: thành phần nhóm yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm các yếu tố ảnh hưởng

như: tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, kết quả học tập ở THPT, mức độ giáo dục

mong đợi và thành phần các yếu tố bên ngoài nhóm thành 3 loại nói chung: (1) người

thân, (2) nhóm đặc điểm của trường đại học; (3) nỗ lực giao tiếp của trường đại học trong giao tiếp với HS THPT.

Tình trạng kinh tếxã hội: Tầm quan trọng của tình trạng kinh tếxã hội được biểu thị

theo những cách khá phức tạp. Những sinh viên thuộc những gia đình có tình trạng kinh tếxã hội khác nhau không chỉ bước vào cấp giáo dục cao hơn với tỷlệkhác nhau, mà họcòn tự phân bốkhác nhau qua các trường đại học, cao đẳng. Cụthể, những sinh viên thuộc gia đình có tình trạng kinh tếxã hội cao thì có khả năng hơn đểhọcở những

trường đại học và cao đẳng bốn năm so với những HS thuộc gia đình có tình trình trạng kinh tế xã hội trung bình hoặc thấp hơn. Thu nhập gia đình, một phương diện quan trọng của tình trạng kinh tếxã hội. Nó có tác động trực tiếp đến việc chọn lựa trường

đại học vì nó tương tác đến chi phí tổ chức giáo dục và hỗ trợ tài chính. Những HS thuộc gia đình có thu nhập cao hơn thường chọn trường đại học tư, những HS thuộc gia

đình có thu nhập trung bình thì có khuynh hướng chọn những đại học công, và những HS thuộc gia đình có thu nhập thấp hơn thì có khuynh hướng chọn trường cao đẳng cộng đồng tư hoặc công lập.

Năng lực: Năng lực ảnh hưởng thành quả THPT và thành tích về việc thực hiện những bài kiểm tra có liên hệchặt chẽvới những kỳthi tuyển sinh vào đại học. Vì cả2 loại này thường được sử dụng rộng rãi bởi những trường đại học mô tả phạm vi các

ứng viên cạnh tranh và cuối cùng như một điều cơ bản là đểsàn lọc các ứng viên. Bên cạnh đó, HS thường có khuynh hướng tự chọn lựa các trường đại học phù hợp với năng

lực của họ(chọn trường đại học với HS có năng lực tương tựhọ).

Mức độ giáo dục mong đợi/kỳ vọng giáo dục: Mức độ giáo dục mong đợi và kỳ

vọng giáo dục đềuảnh hưởng đến kế hoạch học đại học của HS. Tuy vậy, chúng hoạt

động ở những cách khác nhau. Kỳvọng nói vềviệc một người nhận thức sẽlàm hoặc sẽhoàn tất việc gìđó trong tương lai, nó bao gồm một con số ước tính của tính thực tế, một sự đánh giá về thành tích trong tương lai. Mức độ giáo dục mong đợi là những ao

ước hoặc những ước muốn bày tỏ những hy vọng của một cá nhân về tương lai. Mức

độgiáo dục và kỳvọng giáo dục có liên quan đến việc chọn trường đại học.

Người thân: Trong việc lựa chọn trường đại học, HS được thuyết phục mạnh mẽbởi lời nhận xét và lời khuyên của bạn bè và gia đình của họ. Ảnh hưởng của nhóm này hoạt động theo 3 cách: (1) những lời nhận xét hình thành kỳvọng của sinh viên trường

đại học đó sẽ ra sao; (2) họ đưa ra lời khuyên trực tiếp về việc nên học đại họcở đâu; (3) trong trường hợp bạn bè thân thiết thì nơi chốn những người bạn học đại học này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của HS.

Đặc điểm trường đại học: Địa điểm, chi phí, môi trường khuôn viên đại học và các

chương trìnhđào tạo sẵn có trong mô hình này như là những đặc điểm cố định tương đối của trường đại học. Những đặc điểm này có khuynh hướng định nghĩa trư ờng đại học trong ngắn hạn.

Địa điểm:những HSởkhu vực có nhiều trường đại học thì ít có khuynh hướng đi

học xa đến trường đại học như những HSởvùng nông thôn không có nhiều trường đại học. Những HS có khả năng cao mà ít có nhu cầu vềtài chính thì xem xét một phạm vi

trường đại học rộng lớn hơn so với những HS có khả năng ít hơn mà cần sựtrợ giúp về

mặt tài chính.

Chi phí: Chi phí có lẽcó ảnh hưởng nhiều đến việc chọn trường đại học của HS.

HS thường có khuynh hướng chọn lựa trong số nhiều truờng đại học dựa vào điều cơ

bản là thu nhập gia đình. Tại những trường đại học tư nhân, HS thường xuyên nhận diện chi phí là nhân tốquan trọng trong quyết định chọn trường của họ.

Hỗ trợ về tài chính: Ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là một trong những vấn đề được nghiên cứu rộng rãi trong việc chọn trường đại học. Nếu những chi phí tạo ra vật cản cho việc học đại học, thì hỗtrợ tài chính được giả định phải làm tăng các chọn lựa

trường đại học của HS.

Các chương trình đào tạo sẵn có:HS chọn những trường đại học mà họ tin tưởng rằng có thể nhận được những khóa học mà họ cần để học tiếp lên cao hoặc tìmđược việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực vậy, những khóa học là có sẵn và những lợi ích họ

nhận được từ khóa học đó là những đặc điểm quan trọng nhất mà HS tìm kiếm khi chọn trường đại học.

Nỗ lực của trường đại học trong việc giao tiếp với HS: Việc thu thập thông tin từ

những HS năm cuối THPT có tác động tích cực đến kỳvọng của họ. Điều này có nghĩa

là những HS có hy vọng đi học tiếp lên đại học thì có khuynh hướng tích cực tìm kiếm thông tin về trường đại học đó. Tương tự như vậy, những chuyến viếng thăm trường trung học bởi các nhân viên làm công tác tuyển sinh và những chuyến viếng thăm

trường đại học bởi những HS được đánh giá là họat động tuyển sinh hiệu quả nhất. Ngoài ra, Chapman cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng cụ thể của các tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học sẵn có. Ông cho rằng, các tài liệu tuyển sinh đại học nên được đặc biệt quan tâm, vì nóđóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chọn trường

đại học của HS. Mức độ khó hiểu của các tài liệu này cũng sẽ là một rào cản lớn cho HS khi họmuốn hiểu được nội dung của các thông tin được cung cấp.

YẾU TỐ ĐẶC THÙ CÁ NHÂN

Tình trạng kinh tếxã hội

Năng lực

Mức độgiáo dục mong đợi

Kết quảhọc tậpởTHPT

YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Các cá nhân cóảnh hưởng (cha mẹ, bạn bè, người

thân,…)

Đặc điểm của trường đại học (vịtrí, học phí, chính sách,

ngành nghề,…)

Nỗlực của trường đại học trong việc giao tiếp với HS (Tài liệu có sẵn, tham quan

trường đại học,…) Kỳvọng về trường đại học Chọn trường đại học

Nguồn tin: Chapman, 1981

1.3.2 Mô hình của Jackson (1982):Mô hình này hướng vềHS, theo đó việc lựa chọn

trường của HS bao gồm 3 giai đoạn: tùy chọn, loại trừ và đánh giá. Giai đoạn tùy chọn nhấn mạnh những tác động của xã hội ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học, trong

khi giai đoạn loại trừ và đánh giá nhấn mạnh đến chi phí học đại học và những đặc

điểm của trường đại học.

Giai đoạn tùy chọn: HS phát triển suy nghĩ về trường đại học mà họ dự định theo học. Ngoài ra HS học tập như thếnào tại trường THPT cũng có tác động lớn đến quyết

định chọn trường đại họcđể học, những HS mà học tập tốt thường phát triển một tùy chọn đểtheo học một trường đại học. Hoàn cảnh gia đình như tình trạng kinh tếxã hội, học vấn của cha mẹ, những người thân được bao gồm trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, biến sốhoàn cảnh gia đình rất quan trọng.

Giai đoạn loại trừ: HS thực hiện một lựa chọn để theo học một trường đại học,

nhưng sự lựa chọn bằng cách xem xét lại ngồn lực của chính bản thân, những sự lựa chọn vềtài chính khảthi và thông tin học được từ những người khác để loại trừ những lựa chọn không khả thi. Những thành phần chính trong giai đoạn này bao gồm: địa

điểm trường đại học, chi phí học, chất lượng của trường đại học, … Tại giai đoạn này, HS THPT rút ngắn danh sách chọn lựa những trường đại học của họ dựa trên những thành phấn. Theo Jackson, HS thường loại bỏ những trường đại học mà họ nhận được

ít thông tin hơn và cũng cho rằng địa điểm và tính khảdụng của những thông tin chính xác thì cóảnh hưởng mạnh đến việc chọn trường đại họcở giai đoạn này.

Giai đoạn đánh giá: Đây là giai đoạn cuối cùng trong mô hình này mà HS bắt đầu

đánh giá từ một danh sách hẹp những trường đã học do họchọn dựa trên đặc điểm của

trường và chi phí học. Đây là giai đoạn HS THPT lựa chọn trường đại học cuối cùng của họ.

Với mô hình này, kết quảhọc tậpởTHPT là mối tương quan mạnh nhất đến những khát vọng của HS khi chọn một trường đại học nào đó, kế đến là những biến số bối cảnh xã hội như: người thân, trường đại học, hoàn cảnh gia đình.

1.3.3. Mô hình của Litten (1982)

Litten cho rằng quyết định chọn trường là một qua trình diễn ra liên tục gồm 5

bước: (1) có những khát vọng về trường đại học, (2) tìm kiếm, (3) thu thập thông tin, (4) gửi đơn xin nhập học và (5) ghi danh vào học. Năm bước này có thểrút ngắn thành 3 giai đoạn: (1) quyết định tham gia vào quá trình giáo dục sau trung học; (2) tìm hiểu về các trường đại học; (3) phát triển một tập hợp các trường đại học để xem xét và quá trình nộp đơn và đăng ký học. Mô hình này nhận diện một tập hợp những tác động đến

Hoàn cảnh gia đình Bối cảnh xã hội Thành tích học tập Khát vọng Nguồn lực Chọn lựa đã thực hiện Kếhoạch đánh giá Chọn lựa

Giai đoạn tùy chọn

Giai đoạn loại trừ

Giai đoạn đánh giá

Hình 1.2: Mô hình chọn trường đại học của Jackson (1982)

quá trình chọn lựa trường đại học như: hoàn cảnh kinh tế gia đình, môi trư ờng xã hội,

đặc tính cá nhân, đặc điểm trường đại học, đặc điểm trường THPT,…Theo Litten,

những thuộc tính của trường trung học và những chính sách đã có ảnh hưởng lớn nhất trong suốt quá trình tìm kiếm.

Hoàn cảnh gia đình của HS và những thuộc tính ảnh hưởng đến quyết định theo học một trường đại học và giúp đỡ đểphát triển những khát vọng về trường đại học của HS. Những hoạt động của trường đại học như: tuyển sinh, những hoạt động cụ thể, chính sách tuyển sinh và công nghệ/phương tiện truyền thông tác động đến HS trong suốt giai đoạn thu thập thông tin. Những đặc điểm của trường đại học và công nghệ/phương tiện truyền thông tác động thực tế và đáp lại bằng việc gửi đơn xin nhập học của HS.

Ông cũng khẳng định học vấn của cha mẹ HS có ảnh hưởng mạnh hơn đến việc tiến hành quá trình chọn lựa trường đại học so với những thuộc tính như: chủng tộc, giới tính.

1.3.4. Mô hình Cosser và Toit (2002)

Cosser và Toit đã vận dụng mô hình của Chapman (1981) với một ít thay đổi để

nghiên cứu ở một sốquốc gia đang phát triển (Nam Phi và Ấn Độ) để nghiên cứu các

ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của HS lớp 12. Kết quảnghiên cứu của hai tác giảnày có 10 yếu tốchia thành 2 nhómảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS trường THPT. Một nhóm yếu tố thể hiện “đặc tính của nhà trường” và nhóm

còn lại thể hiện “những ảnh hưởng khác” (người thân, gia định, bạn bè, thầy, cô

giáo,…), mười yếu tốnày bao gồm: danh tiếng của trường, danh tiếng của khoa, có ký

Gửi đơn xin học Đăng ký, ghi danh học Khát vọng về trường đại học Quá trình tìm kiếm Thu thập thông tin

Nguồn tin: Litten, 1982

túc xác tốt, có các tiện ích sinh hoạt thểthao, khả năng có học bổng, cho phép học qua

thư tín, vịtrí thuận tiện, học phí thấp, có mối quân hệvới người thân và bạn bè gợi ý.

1.4. Các nghiên cứu trước có liên quan1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới: 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới:

Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton (2004), trên cơsở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đãđãđưa ra kết luận: Cảnhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể

xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích HS tham gia các hoạt

động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan nhữngcơsởsản xuất. Phụ huynh HS có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong giađình, bạnbè…

Michael Borchert (2002), trên cơ sở khảo sát 325 HS trung học của trường Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính

ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghềnghiệp của HS trung học.

Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman (1981) cho rằng các yếu tố cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh ảnh hưởng của nỗlực của các trường đến quyết định chọn trường của HS. D.W.Chapman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân HS là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của bản thân họ.

M.J.Burns và các cộng sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009), đã cho rằng mức độ nổi tiếng và uy tín của trường,đội ngũgiáo viên danh tiếng cũng là những yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn trường của HS, họcho rằng: “tỷlệchọi”

đầu vào, điểm chuẩn của trường là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS.

Theo Cabera và La Nasa (dẫn theo Marvin J. Burns, 2006), ngoài mongđợi về

học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS. S.G.Washburn và các cộng sự (2000) còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định chọn trường của HS.

D.W.Chapman, trong việc chọn trường, các HS bị tác động mạnh mẽ bởi sự

thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)