Phân tích mối liên hệ giữa các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 99)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.4.4.Phân tích mối liên hệ giữa các biến trong mô hình

nhóm)

Kiểm định mô hìnhđa nhóm được thực hiện nhằm kiểm định sự khác biệt về việc

chọn trường đại học của học sinh THPT đối với các yếu tố ảnh hưởng giữa các nhóm

học sinh được phân theo các đặc điểmn như: giới tính, loại trường THPT, lĩnh vực ưa thích, thời gian tìm hiểu về trường, ngành/nghề chọn dự thi, tình trạng quyết định, dự định thi. Phương pháp sử dụng là dùng kiểm định phương sai ANOVA một chiều

(Oneway - ANOVA) đối với tất cả các đặc điểm trên, ngoại trừ đặc điểm giới tính

loại trường THPT thì sử dụng kiểm định T – Test (vì giới tính và loại trường THPT

mỗi loại chỉ có 2 nhóm).

Sự khác biệt theo giới tính

Theo bảng mô tả (phụ lục 9.1) ta thấy có sự khác biệt không đáng kể về quyết định

chọn trường đại học của 2 nhóm giới tính, giá trị trung bình ở nhóm giới tính nam là 3.62 so với giá trị trung bìnhở nhóm nữ là 3.70. Kết quả kiểm định T – Test cho thấy

giá trị Sig. = 0.005 < 0.05 trong kiểm định Levene cho thấy phương sai giữa 2 nhóm

giới tính khác nhau. Do đó, sẽ sử dụng kết quả kiểm định t tại phần Equal variances not assumed (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mặt khác, giá trị Sig. =

0.242 > 0.05 trong kiểm định t nên ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa vềviệc chọn trường đại học giữa giới tính nam và nữ.

Sự khác biệt theo loại trường THPT

Theo bảng mô tả(phụ lục 9.2), ta thấy có sự khác biệt không đáng kể về quyết định

chọn trường đại học của 2 nhóm loại trường THPT, giá trị trung bình ở nhóm công lập

cho thấy giá trị Sig. = 0.006 < 0.05 trong kiểm định Levene cho thấy phương sai giữa 2

nhóm loại trường THPT khác nhau. Do đó, sẽ sử dụng kết quả kiểm định t tại phần

Equal variances not assumed (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mặt

khác, giá trịSig. = 0.292 > 0.05 trong kiểm định t nên ta kết luận không có sự khác biệt vềviệc chọn trường đại học giữa trường THPT công lập và ngoài công lập.

Sự khác biệt theo lĩnh vực yêu thích

Bảng mô tả (phụ lục 9.3) cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường đại

học của 5 nhóm lĩnh vực yêu thích, giá trị trung bình của 5 nhóm này lần lượt là: kỹ

thuật (3.63), khoa học tự nhiên (3.48), kinh tế (3.70), xã hội nhân văn (3.79) và lĩnh

vực khác (3.60). Kiểm định Leneve với mức ý nghĩa Sig. = 0.279 > 0.05 cho thấy phương sai của việc chọn trường đại học của 5 nhóm lĩnh vực yêu thích này là không khác biệt nhau một cách có ý nghĩa thống kê nên kết quả phân tích ANOVA có thể sử

dụng tốt. Kết quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.111 > 0.05 của hệ số F

không có ý nghĩa thống kê giữa 5 nhóm lĩnh vực yêu thích đối với việc chọn trường đại

học của học sinh. Do đó, không có sự khác biệt về việc chọn trường của 5 nhóm này.

Sự khác biệt theo thời gian tìm hiểu về trư ờng

Bảng mô tả (phụ lục 9.4) cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường đại

học của 5 nhóm thời gian tìm hiểu về trường, giá trị trung bình của 5 nhóm này lần lượt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là: trước lớp 10 (3.63), lớp 10 (3.61), lớp 11 (3.73), lớp 12 (3.62) và không nhớ (3.69).

Kiểm định Leneve với mức ý nghĩa Sig. = 0.539 > 0.05 cho thấy phương sai của việc

chọn trường đại học của 5 nhóm thời gian này là không khác biệt nhau một cách có ý

nghĩa thống kê nên kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả ANOVA

cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.652 > 0.05 của hệ số F không có ý nghĩa thống kê giữa 5

nhóm thời gian tìm hiểu về trường đối với việc chọn trường đại học của học sinh. Do đó, không có sựkhác biệt về việc chọn trường của 5 nhóm này.

Sự khác biệt theo ngành/nghề chọn dự thi

Bảng mô tả (phụ lục 9.5) cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường đại

học của 5 nhóm lĩnh vực ngành nghề, giá trị trung bình của 5 nhóm này lần lượt là: kỹ

thuật (3.68), khoa học tự nhiên (3.66), kinh tế (3.78), xã hội nhân văn (3.40) và lĩnh

vực khác (3.65). Kiểm định Leneve với mức ý nghĩa Sig. = 0.905 > 0.05 cho thấy phương sai của việc chọn trường đại học của 5 nhóm ngành nghề này là không khác biệt nhau một cách có ý nghĩa thống kê nên kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng

tốt. Kết quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.046 < 0.05, nếu chấp nhận độ tin

cậy là là 95% (mức ý nghĩa = 0.5) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 5 nhóm lĩnh vực ngành nghề đối với việc chọn trường đại học của học sinh. Do đó, có sự khác biệt về việc chọn trường của 5 nhóm này.

Sự khác biệt theo tình trạng quyết định

Bảng mô tả (phụ lục 9.6) cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường đại

học của 5 nhóm tình trạng quyết định, giá trị trung bình của 5 nhóm này lần lượt là: rất

sẵn sàng (3.76), sẵn sàng (3.63), phân vân (3.55), chưa sẵn sàng (3.71) và chưa hề nghĩa tới (3.67). Kiểm định Leneve với mức ý nghĩa Sig. = 0.677 > 0.05 cho thấy phương sai của việc chọn trường đại học của 5 nhóm tình trạng quyết định này là

không khác biệt nhau một cách có ý nghĩa thống kê nên kết quả phân tích ANOVA có

thể sử dụng tốt. Kết quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.259 > 0.05 của hệ số

F không có ý nghĩa thống kê giữa 5 nhóm tình trạng quyết định đối với việc chọn trường đại học của học sinh. Do đó, không có sự khác biệt về việc chọn trường của 5

nhóm này.

Sự khác biệt theo dự định thi

Bảng mô tả (phụ lục 9.7) cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường đại

học của 5 nhóm dự định thi, giá trị trung bình của 5 nhóm này lần lượt là: đại học (3.68), cao đẳng (3.74), thi lại (3.43), THCN, học nghề (3.42) và ngành nghề khác

(3.64). Kiểm định Leneve với mức ý nghĩa Sig. = 0.389 > 0.05 cho thấy phương sai

của việc chọn trường đại học của 5 nhóm dự định thi này là không khác biệt nhau một

cách có ý nghĩa thống kê nên kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt. Kết quả

ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.465 > 0.05 của hệ số F không có ý nghĩa thống

kê giữa 5 nhóm dự định thi đối với việc chọn trường đại học của học sinh. Do đó,

không có sự khác biệt về việc chọn trường của 5 nhóm này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 99)