6. Kết cấu của đề tài
1.1.5. Lựa chọn ngành nghề đào tạo
Việc lựa chọn ngành nghề của HS là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được biểu hiệnở những mức độkhác nhau ngay từ những lớp đầu của bậc THCS, ngày càng phát triển dần và hoàn thiện dầnởcấp bậc THPT, nhất làởlớp cuối cấp ba (lớp 12) của bậc THPT. Quá trình chọn lựa này gồm những đặc tính sau:
Tính chủthể:đối với HS THPT, quá trình lựa chọn ngành nghề được diễn ra với nhiều sự chi phối của những mối quan hệxã hội phức tạp như: gia đình, bạn bè, thầy cô
giáo, trường lớp, đoàn thể, các tổ chức xã hội,…Những mối quan hệ này tác động đến nhận thức, nhu cầu, động cơ, sựhứng thú của HS. Tuy nhiên, để đi đến một quyết định lựa chọn ngành nghề cho tương lai là do chính chủthể đưa ra và tự khẳng định (Theo Nguyễn Văn Hộvà Nguyễn ThịThanh Huyền, 2006).
Tính khách thể: Quá trình lựa chọn ngành nghề là sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do ngành nghề và xã hội đòi hỏi (không phải bất cứ
ngành nghề nào cũng được xã hội chấp nhận). Trong xã hội, mỗi cá nhân có một vị trí
xác định. Với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng quyền lợi cũng như ph ải có trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Mối quan hệgiữa quyền lợi và trách nhiệm trong việc lựa chọn ngành nghề được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với
đòi hỏi về số lượng và chất lượng mà nhu cầu về nguồn lực trong các lĩnh vực mà ngành nghề đòi hỏi (Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006). Khi
Tính cấu trúc: Trong quá trình tồn tại và phát triển, quá trình lựa chọn ngành nghề là một bộ phận, mắc xích trong cấu trúc đời sống con người. Khi xác định một
hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội là lúc con người ta lựa chọn ngành nghề. Quá trình lựa chọn ngành nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ
giữa chủthể(người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệtrực tiếp
đối với ngành nghề(Theo Nguyễn Văn Hộvà Nguyễn ThịThanh Huyền, 2006).