6. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Cảm nhận của họcsinh THPT về các thang đo thành phần ảnh hưởng
Với kết quả kiểm định T – Test so sánh giá trị trung bình của các thành phần ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT đối với giá trị điểm giữa của thang đo (trung lập = 3) để đánh giá mức độ quyết định của học sinh về các thành phần
của mô hình nghiên cứu. Kết quả (bảng 3.19) cho thấy học sinh THPT đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường không cao, với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 ở tất
cả các nhân tố. Mặc dù, kết quả các giá trị trung bình của những nhân tố này đều cao hơn điểm giữa của thang đo, nhưng không đạt giá trị đồng ý = 4 của thang điểm Likert.
Kết quả cũng chỉ ra đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học là yếu tố được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình = 3.7594) trong 3 nhân tố của thang đo các
yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến việc chọn trường đại học
của học sinh cũng là cao nhất (β1= 0.397); tiếp theo yếu tố cơ hội tương lai được đánh
giá cao thứ 2 (giá trị trung bình = 3.4739) trong 3 nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố này đến việc chọn trường đại học
của học sinh cũng là yếu nhất (β3 = 0.173) và cuối cùng là yếu tố cơ hội trúng tuyển
được đánh giá thấp nhất (giá trị trung bình = 3.3600), trong khi đó mức độ tác động của
yếu tố này đến việc chọn trường đại học của học sinh lại thứ 2 (β2 = 0.285) (phụ lục 8
Bảng 3.19 Giá trị trung bình của các thang đo thành phần ảnh hưởng Nhân tố Giá trị kiểm định = 3 Giá trị trung bình T Sig. (2-tailed) Độ lệch chuẩn
Đặc điểm và truyền thông
của trường đại học 3.7594 26.242 0.000 0.68850
Cơ hội trúng tuyển 3.3600 11.018 0.000 0.77727
Cơ hội tương lai 3.4739 15.584 0.000 0.72341