6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Mức độ quyết định của họcsinh THPT về việc chọn trường đại học
Kết quảkiểm định T–Test (bảng 3.20) cho thấy kiểm định đạt mức ý nghĩa Sig. =
0.000 < 0.05 và giá trị trung bình của thang đo chọn trường đại học của học sinh THPT
được đánh giá ở mức không cao (giá trị trung bình = 3.6612), dù cao hơn so với giá trị điểm giữa (trung lập = 3) nhưng chưa đạt mức đồng ý = 4 trong thang điểm Likert của mô hình nghiên cứu. Tỷlệ học sinh THPT đánh giá: việc chọn trường đại học từ điểm 4 trởlên chỉ đạt 45.4%.
Bảng 3.20 Giá trị trung bình của thang đo chọn trường đại học
Nhân tố Giá trị kiểm định = 3 Giá trị trung bình T Sig. (2-tailed) Độ lệch chuẩn Chọn trường đại học 3.6612 20.305 0.000 0.77471 3.4. Tóm tắt chương
Chương này trình bày thực trạng của việc chọn ngành/nghề, trường đại học – cao
đẳng dự thi của học sinh THPT tại TP. HCM năm 2013 và những đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
trường đại học của học sinh THPT thông qua công cụ kiểm định hệ số Cronbach’s
Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013
Alpha và hệsố tương quan biến tổng r, tiến hành phân tích nhân tố (EFA) và đã rút ra
được 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh đó là: đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học, cơ hội trúng tuyển, cơ hội tương lai, phân tích hồi quy đa biến, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết, kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu,…cũng cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thu thập và cũng đánh giá đư ợc mức độ ảnh hưởng của từng biến trong mô hìnhđối với việc chọn trường đại học của học sinh THPT. Cụ thể, yếu tố đặc điểm và truyền thông của
trường đại học, cơ hội trúng tuyển và cơ hội tương lai đều là những yếu tố tác động mạnh đến việc chọn trường và mỗi sự thay đổi tốt hơn của những yếu tố này càng làm
tăng thêm việc chọn trường đại học của học sinh.
Qua kiểm định mô hìnhđa nhóm, cụ thể kiểm định Independent Sample T –Test
cho đặc tính nhân khẩu học với việc chọn trường của học sinh cho thấy không có sự
khác biệt về việc chọn trường đại học giữa giới tính nam và nữ và không có sự khác biệt về việc chọn trường đại học giữa trường THPT công lập và ngoài công lập. Với kiểm định ANOVA cũng cho thấy không có sự khác biệt về thời gian tìm hiểu về trường, tình trạng quyết định và dự định thi với việc chọn trường đại học. Còn thuộc tính ngành/ nghềdự thi có sựkhác biệt trong việc chọn trường. Tuy nhiên, sự khác biệt của thuộc tính này là không đáng kể.
Qua phân tích giá trị bình quân, chương này cũng đánh giá cảm nhận của học sinh về các thang đo thành phần của các yếu tố ảnh hưởng và yếu tốchọn trường đại học chỉ đạt mức trên trung bình (lớn hơn 3), nhưng chưa cao (chưa đạt mức đồng ý = 4).
Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt, đánh giá tổng hợp về kết quả nghiên cứu, thảo luận và kiến nghị một số giải pháp đối với các trường đại học nhằm thu hút học sinh THPT trong việc chọn trường đại học nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT trong việc nắm bắt thông tin để chọn trường đại học một cách thích hợp nhất.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ ĐỊNH HƯỚNG
CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHO HỌC SINH THPT 4.1. Kết luận
Mục tiêu chính của đề tài là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn TP. HCM dựa trên hai
nhóm đối tượng chính đó là học sinh các trường THPT công lập và học sinh THPT các
trường ngoài công lập. Trên cơ sở đó, đưa ra một sốkiến nghị đối với các cơ quan chức
năng trong việc tư vấn, định hướng nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại TP. HCM trong việc lựa chọn ngành/nghề, trường đểhọc một cách tốt nhất.
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm học sinh của các trường. Kết quả nghiên cứu định tính kết hợp với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước như: Chapman (1981), Jackson (1982),
Litten (1982), Hossler và Gallagher (1987), Cosser và Toit (2002), Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Phương Toàn (2011), Nguyễn Minh Hà (2011) nhằm đưa
ra các mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT tại TP. HCM bao gồm: (1) Mối quan hệ ảnh hưởng, (2) Đặcđiểm của trường đại học, (3) Cơ hội trúng tuyển, (4)Năng lực– điều kiện bản thân cá nhân của học sinh, (5) Cơ hội tương lai, (6) Truyền thông tiếp thị của trường đại học.
Dựa trên thông tin thu thập được từ nghiên cứu đính tính và việc khảo sát thử, nghiên cứu định lượng chính thức đãđược thực hiện trên mẫu có kích thước N = 566
được phân bố cho 8 trường THPT công lập (mỗi trường 46 mẫu) và 5 trường THPT ngoài công lập (mỗi trường 46 mẫu) với 27 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm, liên quan đến Mối quan hệ ảnh hưởng (5 biến quan sát), Đặc điểm của trường đại học (4 biến quan sát), Cơ hội trúng tuyển (4 biến quan sát), Năng lực – điều kiện
bản thân cá nhân của học sinh (5 biến quan sát), Cơ hội tương lai (5 biến quan sát),
Truyền thông tiếp thị của trường đại học (4 biến quan sát) và yếu tố chọn trường đại học (4 biến quan sát). Ngoài ra, 10 biến quan sát còn lại sử dụng thang đo định danh để
hỗtrợ cho việc thống kê mô tảcác thuộc tính liên quan đến đối tượng khảo sát. Sau khi loại bỏra các mẫu không hợp lệ, mẫu khảo sát thực sự N = 566. Dữ liệu khảo sát được xử lý thông qua việc kiểm tra độ tin cậy các thang đo (Cronbach’s Alpha, hệ số tương
quan biến tổng), phân tích hệnhân tố khám phá (EFA), kiểm định độ phù hợp của mô hình (R2, Sig. của hệ số F), kiểm định các giả thuyết (hệ số β), phân tích hồi quy đa biến,…
Kết quảcho thấy trong 6 nhân tố ban đầu đề xuất, sau khi xử lý trích lọc lại còn 5 nhân tố. Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh tại TP. HCM gồm 3 nhân tố: đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học (0.397), cơ hội tương lai (0.173) và cơ hội trúng tuyển (0.285). Mức độ phù hợp của
mô hình là 53.4% hay mô hình nghiên cứu giải thích được 53.4% cho tổng thể về mối
liên hệ của 3 nhân tố trên với biến chọn trường đại học của học sinh THPT.
Qua kiểm định mô hình đa nhóm cho đặc tính nhân khẩu học với quyết định chọn trường của học sinh THPT thì thấy không có sự khác biệt về việc chọn trường đại học
giữa giới tính nam và nữ và không có sự khác biệt về việc chọn trường đại học giữa
trường THPT công lập và ngoài công lập và cũng cho thấy không có sự khác biệt về
thời gian tìm hiểu về trường, tình trạng quyết định và dự định thi với việc chọn trường
đại học. Còn thuộc tính ngành/ nghềdự thi có sựkhác biệt trong việc chọn trường. Tuy nhiên, sự khác biệt của thuộc tính này là không đáng kể.
Qua phân tích giá trị bình quân cho thấy cảm nhận của học sinh về các thang đo
thành phần của các yếu tố ảnh hưởng và chọn trường đại học của học sinh tại TP. HCM chỉ đạt trên mức trung bình (lớn hơn 3), nhưng chưa cao (chưa đạt mức đồng ý = 4)
trong thang đo Likert 5 mức.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác nhận được 3 yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCM. Tuy nhiên, mỗi yếu tố có mức
độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau (phương trình hồi quy) cũng như giá trị bình quân mỗi biến quan sát là khác nhau. Dựa vào giá trị bình quân của các biến quan sát trong mỗi yếu tố (phụlục 11), tác giảphân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT chọn được ngành/nghềcũng như trường đại học phù hợp.
Yếu tố “Đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học”: được học
sinh đánh giá có tầm quan trọng cao nhất (β1 = 0.397). Tuy nhiên, điểm đánh giá của yếu tốnày chỉ đạt giá trịtrên trung bình (3.7594), yếu tốnày bao gồm các biến quan sát
như: NLDK2(3.85) – Vị trí của trường đại học thuận lợi, DDTH2 (3.87) – Chương trình đào tạo, DDTH3(3.72) – Đội ngũ giảng viên, NLDK1 (3.66) – Học phí của trường đại học, TTTT2 (3.71) – Hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT, TTTT4 (3.74)–Website của trường đại học.
Vị trí của trường đại học thuận lợi: Vị trí trường phù hợp góp phần không nhỏ
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập của các em. Các cơ sở của Trường nên đặt tại những địa điểm thuận lợi như các nơi mà việc đi lại dễ dàng bằng cả xe
máy hoặc xe buýt, đặt tại các nơi có an ninh trật tự tốt, dân cư đông đúc, các cơ sở
của trường gần nhau để sinh viên thuận lợi trong việc di chuyển học tập…
Chương trìnhđào tạo: đây là một trong những yếu tốhình thành nên chất lượng
đào tạo của một trường đại học.
Các trường cần linh hoạt trong thiết kế chương trìnhđào tạo, chương trìnhđào
tạo phải được thiết kếsao cho mang tính thực tiễn cao, một mặt phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh
trường hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường , các doanh nghiệp tuyển dụng phải mất thời gian đào tạo lại; mặt khác phải đáp ứng được những nhu cầu của
người học. Nên bên cạnh việc chương trình đào tạo phải được thường xuyên cập nhật cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo yêu cầu vềnội dung, chất lượng và phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và dựa vào nhu cầu của người học đểlập chương trình.
Lịch học, nội dung các môn trong chương trình đào t ạo phải cố định và hợp lý theo từng học kỳ, phải được thông báo thống nhất cho sinh viên ngay từ khi bắt đầu khóa học.
Thường xuyên có hoạt động giám sát và thanh tra đào tạo nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng tiến độ giảng dạy, thời lượng môn học, nội dung chương trình vàđề cương của các môn học.
Sắp xếp và bốtrí thời gian học tập hợp lý cho sinh viên cóđiều kiện học thêm
các văn bằng và kỹ năng chuyên môn hoặc có điều kiện để làm thêm kiếm thu nhập trang trãi sinh hoạt phí .
Đội ngũ giảng viên: là những người truyền đạt kiến thức đến cho sinh viên. Giảng viên có học hàm, học vị cao, kiến thức chuyên môn sâu rộng, phương pháp
truyền đạt tốt và nhiệt tình trong giảng dạy thì sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu được kiến thức dễ dàng. Vai trò của giảng viên góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất lượng đào tạo, uy tính, thương hiệu, của một trường đại học. Thực trạng hiện nay rất nhiều trường đại học thiếu rất nhiều giảng viên có trìnhđộ cao, kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và điều này gây ảnh hưởng rất nhiều cho chất lượng đào tạo của
trường đó. Do đó, để nâng cao uy tín, thương hiệu của một trường đại học nhằm thu hút học sinh chọn trường học thìđiều đầu tiên là các trường đại học phải chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, giỏi chuyên môn, có nhân cách, đạo
đức tốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các trường phải có giải pháp, chiến lược cụthể như:
-Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ: tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho
để bổ sung các nghiệp vụ còn thiếu trong công tác; tăng cường trìnhđộ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên coi đó vừa là động lực phấn đấu vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi giảng viên. Quan tâm công tác tập huấn
và đào tạo đội ngũ nhân viên khi đư ợc tuyển dụng vào trường.
- Có chính sách tiếp nhận những sinh viên giỏi của trường trong các khoa để tạo
đội ngũ kếthừa, đồng thời xem đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng đểphát triển những kỹ năng mới và tiếp cận những khoa học mới trong tương lai. Họ cũng là những người trẻ tuổi có nhiều cống hiến và sáng tạo trong đổi mới chất lượng giáo dục, nâng cao sự hài lòng của sinh viên.
- Cử và khuyến khích CBNV và giảng viên tham gia các chương trình đào tạo cao học và tiến sĩ: yêu cầu bắt buộc đối với những giảng viên dưới 45 tuổi phải có bằng thạc sỹvà tiếp tục học nghiên cứu sinh; hàng năm có kế hoạch tu nghiệp, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, tham quan kiến tậpở trong và ngoài nước đểvừa nâng cao kỹ năng chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.
-Nên có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện cho CBNV và giảng viên tiếp tục học
để nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ thời gian, học phí, tài liệu, hoặc giờ nghĩa
vụ…đểkhuyến khích tinh thần học tập. Một đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trìnhđộchuyên môn cao sẽluôn là sựhài lòng bậc nhất của sinh viên.
- Ưu tiên đón nhận và bổ nhiệm những nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao vào các cấp quản lý để thúc đẩy tinh thần tự giác học tập của đội ngũ CBNV trường; bên cạnh đó cần có những lớp đào tạo ngắn hạn và hiệu quảvềcông tác tiếp
đón và trả lời ý kiến của sinh viên, vìđa số sinh viên phàn nàn về thái độ và cách làm việc của những bộphận trực tiếp làm việc với sinh viên.
- Trong đó, đặc biệt cần chú trọng tăng cường, bồi dưỡng cho giảng viên, đặc biệt là những giảng viên trẻcà có chế độtuyển dụng , đãi ngộ đểtạo ra và duy trìđội
ngũ giảng viên và luôn nhiệt huyết trong giảng dạy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người học.
Học phí của trường đại học: Phần lớn các trường đại học thường thay đổi mức
học phí hàng năm (nhất là các trường đại học ngoài công lập) gây khó khăn cho việc dự trù kinh phí học tập cho phụhuynh học sinh. Do đó, các trường nên tính toán kỹ chi phí đào tạo suốt khóa học cho các em rồi công bố một lần vào đầu năm học và cốgắng giữ mức học phí suốt khóa học để gia đình các em có sự cân nhắc lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, các trường cũng nên có các chính sách hỗtrợ học phí (miễn giảm, học bổng, vay vốn,…) cho các em thuộc diện gia đình khó khăn và có các qu ỹ
học bổng cho học sinh giỏi đểkhuyến khích các em trong học tập.
Hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT: Kết quả thống kê cho thấy 69,9
% học sinh bắt đầu tìm hiểu về trường đại học từ lớp 11, 12 (phần lớn ở lớp 12). Điều này chứng hiệu quả công tác hướng nghiệp chưa cao, có lẽ do các trường đại
học chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trong công tác hướng
nghiệp. Trong công tác hướng nghiệp các trường nên có phần giới thiệu sâu về các nội dung ngành/nghề đào tạo, yêu cầu cần thiết để học các ngành/nghề đó, số lượng sinh viên có việc làm từ ngành/nghề đó, dựbáo tình hình việc làm của ngành/nghề đó trong tương lai,…và có các tài liệu gửi trước đến các trường THPT để học sinh nghiên cứu.
Website của trường đại học: Các trường đại học đều có những Website riêng để
cung cấp thông tin về trường mình. Tuy nhiên, hầu như thiếu nhiều thông tin cung
cấp cho các học sinh khi cần tham khảo, chẳng hạn như số liệu thống kê về điểm
tuyển sinh qua các năm, tỷ lệ chọi qua các năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc ở
các ngành/nghề mỗi năm, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, dự báo nghề
nghiệp…
Với những thực trạng như trên, các trường đại học muốn thu hút được nhiều học sinh chọn trường mình thì nên bắt tay vào xây dựng hệ thống cung cấp thông
tin riêng cho mình một cách chi tiết đầy đủvà cụthể hơn, chẳng hạn như: nâng cấp