6. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Xu hướng chọn trường đại học của họcsinh THPT tại TP.HCM
Sở GDĐT TP. HCM cho thấy trong mùa tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013 này, học
sinh đã biết cân nhắc hơn trong việc chọn trường dự thi như: chọn trường dự thi vừa
sức với sức học (dễ đậu), chọn trường có vị trí thuận tiện để tiết kiệm chi phí (gần nhà), xem học phí để chọn trường.
Theo thống kê của Phòng tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tạiTP.HCM,
tính đến cuối ngày 11/4 /2013, đơn vị này đã nhận gần 12.000 hồ sơ đăng ký dự thi.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, cho biết, so với năm 2012, lượng hồ sơ năm 2013 có tăng nhẹ. Các trường được nhiều thí sinh lựa chọn đến
thời điểm này vẫn là ĐH Y Dược TP. HCM với hơn 400 hồ sơ, ĐH Sài Gòn gần 1.000
hồ sơ, ĐH Sư phạm TPHCM gần 600 hồ sơ; kế đến là các trường trên 300 hồ sơ,
gồm: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Nông Lâm TP.
HCM…
Ông Nguyễn Quốc Cường, Phòng Tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT, cho
biết những trường ĐH có số lượng TS nộp vào nhiều là: ĐH Sài Gòn,ĐH Kinh t ế, ĐH
Tài chính– Marketing; ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Sư phạm, ĐH Y Dược TPHCM… Theo ông Cường, năm nay, lượng hồ sơ nộp vào trường ĐH ngoài công lập rất ít, ngoài
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM có trên 100 hồ sơ, còn lại các trường khác chỉ vài chục hồ sơ, như Trường ĐH Hồng Bàng: 13 bộ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: 44 bộ…
Cũng theo ông Cường, năm nay lượng hồ sơ đăng ký thi CĐ giảm mạnh và hồ sơ
đăng ký thi liên thông (thí sinhmhọc tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chưa đủ 36
Tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, chỉnhững học sinh chuyên mới đăng ký dự thi vào các trường thường có điểm chuẩn trúng tuyển cao như ĐH Y Dược TPHCM và
các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM. Số còn lại chọn những trường vừa sức. Một số trường như ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Nông Lâm, CĐ Công Thương TPHCM, CĐ Công nghệThủ Đức… được nhiều em lựa chọn đểthi.
Với học sinh của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, sức học của học sinh ở đây thuộc hạng khá, giỏi nên nhiều em dự thi vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Dược hay các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP. HCM.
Tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, có 9 trường ĐH, CĐ nhận được từ 110 hồ sơ trở
lên, trong đó ĐH Sài Gòn cao nhất với 338 hồ sơ; các trường còn lại như: ĐH Tài
chính – Marketing, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm, ĐH Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ĐH Bách khoa, ĐH Tôn Đức Thắng dao
động từ110-178 hồ sơ.
Cũng theo đại diện các trường, học sinh đăng ký dự thi vào khối A, A1 và khối B nhiều. Trung bình mỗi học sinh nộp từ 2-3 bộhồ sơ. Số lượng như vậy là không nhiều bởicó 3 đợt thi ĐH, CĐ.
Qua các bức tranh toàn cảnh tuyển sinh năm 2013 ở trên cho thấy việc chọn trường
cũng chính là chọn nghề, chọn hướng phát triển cho tương lai của các em học sinh THPT, do đó việc phải tự bơi trong “nước đến chân mới nhảy” sẽ khiến cho nhiều học
sinh bị thụ động. Để học sinh không bối rối trước ngưỡng của đại học cũng như không
lựa chọn “nhầm” nghề nghiệp tương lai, bên cạnh sự chủ động của bản thân, các em rất
cần sự đồng hành, quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh, nhà trường THPT, các chuyên gia tư vấn…
Các trường THPT nên chủ động tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh cuối
cấp sao cho vừa đảm bảo số lượng nhưng cũng phải đảm bảo sự chuyên nghiệp. Bởi
thực tế, hiên nay, nhiều nhà trường tổ chức hướng nghiệp nhưng khá sơ sài, mang tính
trường ĐH – CĐ để tư vấn chuẩn xác cho học sinh. Còn về phía gia đình, phụ huynh
cũng nên đồng hành cùng con em mình, chủ động tìm hiểu thông tin, lắng nghe nguyện
vọng để đưa ra lời khuyên phù hợp với học lực, sở thích của các con.
Hơn ai hết, mỗi học sinh nên chuẩn bị tâm lý bình tĩnh để lựa chọn cho mình
trường ĐH – CĐ phù hợp với năng lực thực tế của bản thân. Bên cạnh việc tập trung
ôn tập kiến thức, các em cũng nên giữ gìn sức khỏe để đảm vượt “vũ môn” một cách dễ
dàng. Các em cũng nên nhớ rằng, ĐH – CĐ không phải là “lối đi” duy nhất để các em bước vào cuộc sống tương lai.