6. Kết cấu của đề tài
1.4. Các nghiên cứu trước có liên quan
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton (2004), trên cơsở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đãđãđưa ra kết luận: Cảnhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể
xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích HS tham gia các hoạt
động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan nhữngcơsởsản xuất. Phụ huynh HS có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong giađình, bạnbè…
Michael Borchert (2002), trên cơ sở khảo sát 325 HS trung học của trường Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính
ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghềnghiệp của HS trung học.
Trong nghiên cứu của mình D.W.Chapman (1981) cho rằng các yếu tố cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh ảnh hưởng của nỗlực của các trường đến quyết định chọn trường của HS. D.W.Chapman còn cho rằng, các yếu tố tự thân cá nhân HS là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của bản thân họ.
M.J.Burns và các cộng sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009), đã cho rằng mức độ nổi tiếng và uy tín của trường,đội ngũgiáo viên danh tiếng cũng là những yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn trường của HS, họcho rằng: “tỷlệchọi”
đầu vào, điểm chuẩn của trường là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS.
Theo Cabera và La Nasa (dẫn theo Marvin J. Burns, 2006), ngoài mongđợi về
học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của HS. S.G.Washburn và các cộng sự (2000) còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của HS.
D.W.Chapman, trong việc chọn trường, các HS bị tác động mạnh mẽ bởi sự
thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) còn cho rằng các cá nhân tại trường học cũngcó ảnh hưởng không nhỏ đến quyếtđịnh chọn trường của HS.
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
1.4.2.1. Nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009):
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi đã tổng hợp các nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000), Mario và Helena (2007) và
đưa ra mô hình gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của HS THPT
đó là: (1) các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS, (2)
đặc điểm của trường đại học, (3) bản thân cá nhân HS, (4) cơ hội học tập cao hơn trong tương lai, (5) cơ hội làm việc trong tương lai, (6) nỗ lực giao tiếp với HS của các
trường đại học và (7) đặc điểm vềgiới tính.
Có 4 yếu tốquyết định bao gồm: bản thân cá nhân HS, các cá nhân cóảnh hưởng,
đặc điểm của trường đại học, nỗ lực giao tiếp với HS của các trường đại học. Do đó,
trong mô hình nghiên cứu Trần Văn Quí và Cao Hào Thi cũng đãđưa 4 yếu tốtrên vào mô hình nghiên cứu vì những yếu tốmang tính phổbiến và đãđược kiểm chứng thông qua nhiều nghiên cứu trước. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo
luận tay đôi với 4 đối tượng khảo sát (HS THPT) và phát thử 50 bảng câu hỏi để điều chỉnh từ ngữ, văn phong. Nghiên cứu định lượng với việc khảo sát 227 bảng câu hỏi cho HS lớp 12 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi năm 2008 – 2009 nhằm đánh giá thang đo và kiểm định giảthuyết.
Kết quảnghiên cứu của 2 tác giả này đã xác định được 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS THPT theo mức độ giảm dần như sau: yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường đại học với HS THPT, yếu tố bản thân cá nhân HS, yếu tố đặc điểm của trường đại học và yếu tốcác cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HS. Mô hình nghiên
cứu giải thích được 21.5% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với biến lựa chọn trường đại học của HS. Quyết định chọn trường đại học dựthi Yếu tốvềcá nhân cóảnh hưởng đến quyết định của HS H1+ Yếu tốvề đặc điểm củatrường đại học H2+ Yếu tốvềbản thân cá nhân HS H3+
Yếu tốvề cơ hội học tập cao hơn trong tương lai
H4+
Yếu tốvề cơ hội học việc làm
trong tương lai
H5+ Yếu tốvềnỗlực giao tiếp với HS của các trường đại học H6+ Yếu tốvề đặc trưng giới tính của HS H7
Nguồn tin: Tạp chí phát triển KH&CN, tập 12, số15 - 2009
Hình 1.4: Mô hình chọn trường đại học của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)
1.4.2.2. Mô hình của Nguyễn Phương Toàn (2011)
Nguyễn Phương Toàn cũng đã dựa vào nghiên cứu của Chapman (1981), Cabrera và La Nasa (2000), Trần Văn Quý (2009) và mô hình banđầu tác giả đề xuất gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học đó là: (1) đặc điểm trường đại học, (2) sự đa dạng và hấp dẫn ngành nghề đào tạo của trường, (3) cơ hội làm việc trong tương
lai, (4) nỗ lực giao tiếp với các HS của các trường đại học, (5) danh tiếng của trường,
(6) cơ hội trúng tuyển, (7) định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng và (8) sự tương
thích với đặc điểm của cá nhân.
Kết quả nghiên cứu qua việc khảo sát 402 HS của 8 trường THPT tại địa bàn tỉnh Tiền Giang năm học 2011, tác giả này đã xác định được 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của HSTHPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau:yếu tốvềmức độ đa dạng và hấp dẫn ngành nghề đào tạo, yếu tố về đặc điểm của trường đại học, yếu tố vềkhả năng đáp ứng sựmong đợi sau khi ra trường (cơ hội làm việc trong tương lai), yếu tốvềnỗ lực giao tiếp của trường đại học với HS THPT và yếu tốdanh tiếng của trường đại học. Mô hình nghiên
cứu giải thích được 27.6% cho tổng thẻ về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với biến lựa chọn trường đại học của HS.
Hình 1.5: Mô hình chọn trường đại học của Nguyễn Phương Toàn (2011)
Quyết định dựthi vào trường đại học Yếu tốvề đặc điểm của trường đại học Yếu tốvềsự đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo Yếu tốvề cơ hội việc làm
trong tương lai
Yếu tốvềnỗlực giao tiếp với HS của các trường đại học Yếu tốvềdanh tiếng của trường đại học Yếu tốvề cơ hội trúng tuyển Yếu tốvềsự định hướng của cá nhân cóảnh hưởng Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân
1.4.2.3. Mô hình của Nguyễn Minh Hà (2011):
Nguyễn Minh Hà đã kết hợp một sốmô hình của Chapman (1981), Litten (1982), Jackson (1982), Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và Nasa (2000) trên cơ sở điều chỉnh một số yếu tố cho phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên năm nhất của 3 khối ngành: Kinh tế- Quản trịkinh doanh, Khoa học kỹthuật và Khoa học xã hội nhân
văn của Đại học MởTP. HCM vềviệc chọn trường Đại học Mở TP. HCM và đãđưa ra
mô hình banđầu gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đó là: (1) yếu tố người thân, (2) yếu tố đặc điểm của trường đại học, (3) yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên, (4) yếu tố công việc trong tương lai và (5) yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến HS.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi với 5 sinh viên năm
thứ nhất hệchính quy của trường Đại học Mở TP. HCM thuộc các khoa khác nhau, sau
đó xây dựng bảng phỏng vấn sơ bộ đểkhảo sát thử 30 sinh viên để điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp. Nghiên cứu định lượng với việc khảo sát 1894 sinh viên năm
thứ nhất thuộc các khoa khác nhau đang học tại các cơ sở của Đại học Mở tại TP. HCM.
Hình 1.6: Mô hình chọn trườn đại học Mở của Nguyễn Minh Hà (2011)
Việc sinh viên chọn trường Đại học MởTP. HCM Yếu tố người thân
Yếu tố đặc điểm của trường đại học
Yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên
Yếu tốcông việc trong tương lai
Yếu tốnỗlực của nhàtrường để đưa thông tin đến HS sắp tốt nghiệp THPT
Sau khi phân tích nhân tốvà kiểm định thang đo, kết quảtác giả đãđưa ra 7 yếu tố
có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Mở TP. HCM của sinh viên năm
thứ nhất với mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) yếu tốnỗlực của nhà trường để đưa thông tin đến với HS, (2)yếu tố khả năng vào được trường, (3) yếu tố chất lượng dạy–học, (4) yếu tốcông việc trong tương lai, (5) yếu tố đặc điểm bản thân sinh viên, (6) yếu tố người thân trong gia đình và (7) yếu tố người thân ngoài gia đình. Mô hình
nghiên cứu giải thích được 61.68% cho tổng thể về mói liên hệ của 7 yếu tố trên với biến chọn trường Đại học MởTP. HCM của sinh viên năm thứnhất của nhà trường.
1.5. Tóm tắt chương
Chương này trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu, một số nghiên cứu trước về chọn trường của HS do các tác giả trong và
ngoài nước: Chapman (1981), Jackson (1982),Litten (1982), Cosser và Toit (2002),
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), Nguyễn Minh Hà (2011), Nguyễn Phương Toàn
(2011). Trên cơsởkếthừa và chọn lọc, tác giả đềxuất mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của HS THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh”
bao gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của HSđó là:(1)yếu tốmối quan hệ ảnh hưởng, (2) yếu tố đặc điểm trườngđại học, (3) yếu tố cơ hội trúng tuyển, (4) yếu tố năng lực - điều kiện bản thân cá nhân, (5) yếu tố cơ hội tương lai và (6) yếu tốtruyền thông tiếp thị của trường đại học với HS.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1, trong chương này sẽ trình bày chi tiết hơn về phương pháp luận nghiên cứu bao gồm: khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu
(định tính, định lượng), cách xây dựng thang đo, chọn mẫu, thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu, đánh giá và kiểm định các thang đo cũng như mô hình nghiên
cứu,…
2.1. Khung nghiên cứu
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG Các mối quan hệ ảnh hưởng. Đặc điểm trường đại học. Cơ hội trúng tuyển. Năng lực -điều kiện bản thân cá nhân
Cơ hội tương
lai. Nỗlực truyền thông tiếp thị của trường đại học. QUÁ TRÌNH Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh. Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng. Đưa ra một sốkiến nghị.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Học sinh cân nhắc hơn trong
việc chọn trường đại học.
Giúp cho các trường đại học nắm bắt được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh, từ đó hoàn thiện sản phẩm dịch vụ đào tạo, gia tăng
hiệu quả cho trường trong việc xây dựng các chiến lược
marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển sinh phù hợp.
Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp,
tư vấn tuyển sinh của các đơn
vịcó liên quan.
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả, 2013
Hình 2.1 Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT
2.2. Quy trình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu / giả thuyết Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các mô hình có liên quan
Dàn bài thảo luận Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm n=10) Bảng phỏng vấn sơ bộ Khảo sát thử (mục đích điều chỉnh bảng phỏng vấn, mẫu=30) Bảng phỏng vấn chính thức
Nghiên cứu định lượng(mẫu = 600)
Khảo sát 600 học sinh thuộc 13trường THPT (8 trường công lập, 5
trường ngoài công lập), tỷlệmẫu là 2/3.
Mã hóa, nhập liệu.
Làm sạch dữliệu.
Kiểm định thang đo Cronbach Alpha & hệsố tương quan biến tổng r
Phân tích yếu tốkhám phá EFA.
Phân tích hồi quy và kiểm định.
Phân tích t-test, ANOVA.
Viết báo cáo
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả, 2013
2.3. Mô hình đề xuất trong nghiên cứu
Mô hình Chapman (1981) đề cập đến hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT đó là: nhóm yếu tố bên trong (nhóm yếu tố cá nhân) và nhóm yếu tốbên ngoài (người thân, đặc điểm trường đại học, nỗlực giao tiếp của nhà trường). Tuy nhiên, Chapman thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học ở
Mỹnên có sự sàng lọc các ứng viên từ các tiêu chuẩn do nhà trường quy định. Với mô hình của Cosser và Toit (2002) nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển và kết quả cũng xác định được hai nhóm có ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh
THPT đó là nhóm đặc tính nhà trường và nhóm các ảnh hưởng khác được thểhiện gồm 10 yếu tố(danh tiếng nhà trường, danh tiếng khoa, ký túc xá, tiện ích hoạt động TDTT, học bổng, học qua thư tín, vịtrí thuận lợi, có mối quan hệvới người thân, bạn bè gợi ý và học phí thấp). Tuy nhiên, có một sốyếu tốkhông phù hợp với thực tiễnởViệt Nam
như: cho phép học qua thư tín hay các tiện ích cho sinh hoạt thể dục thểthao. Với mô hình của Jackson, Litten nhấn mạnh và lý giải quá trình đưa ra quyết định chọn trường của học sinh. Còn với các mô hình nghiên cứu khácở Việt Nam như:
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) cho thấy: Việc chọn trường đại học của học sinhởmô hình 1ảnh hưởng 5 yếu tố:cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm cố định của trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, các cá nhân có ảnh hưởng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh có quan hệ đồng biến với biến chọn lựa chọn
đại học của học sinh tương ứng với hệ số hồi quy có giá trị dương, phù hợp với giả
thuyết của mô hình. Tuy nhiên, kết quảchỉgiải thích được 20.07% cho tổng thểsự liên hệcủa 5 yếu tố trên (thấp). Còn với mô hình 2, khi thêm vào 2 yếu tố: cơ hội học tập cao hơn trong tương lai và giới tính (tổng cộng 7 yếu tố) thì có quan hệ nghịch biến với biến chọn trường đại học và sự giải thích tổng tăng lên nhưng không đáng kể
(21.5%).
Nguyễn Phương Toàn (2011) cho thấy: Việc chọn trường đại học của học sinh ảnh
học, khả năng đáp ứng mong đợi sau khi ra trường, nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh và danh tiếng của trường đại học. Tuy nhiên mô hình chỉ giải thích
được 27.6% cho tổng thể5 yếu tốtrên (thấp).
Nguyễn Minh Hà (2011) cho thấy: Việc chọn trường Đại học Mở TP. HCM của học sinhảnh hưởng bởi 7 yếu tố: yếu tốnỗlực của nhà trường để đưa thông tin đến với học sinh, yếu tố khả năng vào được trường, yếu tốchất lượng dạy –học, yếu tố công việc trong tương lai, yêu tố đặc điển bản thân sinh viên, yếu tố người thân trong gia đình và yếu tố người thân ngoài gia đình. Mô hình nghiên cứu giải thích được 61.683% (khá cao) cho tổng thểvề mối liên hệ của 7 yếu tố trên với biến chọn trường Đại học Mở TP. HCM của sinh viên năm thứnhất của trường. Tuy nhiên đối tượng khảo sát ở đây là sinh viên năm nhất (không thích hợp với đối tượng khảo sát của tác giảlà học