Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 84)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học và thang đo quyết định chọn trường của học sinh THPT.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT

thông qua 6 thành phần bao gồm: mối quan hệ ảnh hưởng (QHAH), đặc điểm trường đại học (DDTH), cơ hội trúng tuyển (CHTT), năng lực – điều kiện bản thân (NLDK), cơ hội tương lai (CHTL), truyền thông tiếp thị của trường đại học (TTTT).

 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thành phần của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT bằng phần mềm SPSS 20.0

được thể hiện như sau:

Thang đo các mối quan hệ ảnh hưởng

Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha của thang đo mối quan hệ ảnh hưởng đạt yêu cầu, cụ thể: hệ số α= 0.872 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này

đều lớn hơn 0.3. Do vậy, 5 biến quan sát của thang đo này được gi ữ lại trong phân tích

EFA kế tiếp (bảng 3.5).

Bảng 3.5 Cronbach’s Alpha của thang đo mối quan hệ ảnh hưởng Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

QHAH1 14.54 13.254 0.606 0.866 QHAH2 14.53 12.551 0.736 0.837 QHAH3 14.70 11.377 0.766 0.827 QHAH4 14.73 12.046 0.718 0.840 QHAH5 14.75 12.109 0.675 0.851 Cronbach’s Alpha = 0.872 Số biến quan sát = 5

Thang đo đặc điểm của trường đại học

Ở lần kiểm định đầu tiên, thang đo đặc điểm của trường đại học gồm 4 biến quan

sát có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.798 > 0.6 và hệ và các hệ số tương quan biến tổng

của thang đo này đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, nhìn vào cột Cronbach’s Alpha nếu loại biến ta thấynếu loại biến DDTH1 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng từ 0.798 lên 0.814 nên ta tiến hành loại biến DDTH1 (phụ lục 5.2).

Ở lần kiểm định thứ hai, sau khi loại biến DDTH1, ta có hệ số Cronbach’s Alpha =

0.814 > 0.6 và hệ và các hệ s ố tương quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3.

Điều này cho thấy tính nhất quán thang đo cao hơn và 3 biến quan sát của thang đo này

được giữ lại trong phân tích EFA kế tiếp (phụ lục 5.3và bảng 3.6)

Bảng 3.6 Cronbach’s Alpha của thang đo đặc điểm của trường đại học Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

DDTH1 7.76 2.829 0.641 0.771

DDTH2 7.92 2.894 0.682 0.727

DDTH3 7.59 2.968 0.673 0.737

Cronbach’s Alpha = 0.814

Số biến quan sát = 3

Thang đo cơ hội trúng tuyển

Thang đo các thành phần cơ hội trúng tuyển có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.853 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3cho thấy thang đo này đạt độ tin cậy. Do đó, 4 biến quan sát của thang đo này được giữ lại trong phân tích EFA kế tiếp (bảng 3.7)

Bảng 3.7 Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội trúng tuyển Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CHTT1 10.30 5.306 0.747 0.790 CHTT2 10.42 5.603 0.693 0.814 CHTT3 9.88 5.859 0.670 0.823 CHTT4 9.72 6.049 0.670 0.823 Cronbach’s Alpha = 0.853 Số biến quan sát = 4 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013

Thang đo năng lực điều kiện bản thân

Bảng 3.8 cho thấy thang đo đặc điểm bản thân cá nhân có hệ số Cronbach’s Alpha

= 0.771 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3 cho

thấy thang đo này đạt độ tin cậy. Do đó, 5 biến quan sát của thang đo này được giữ lại

trong phân tích EFA kế tiếp.

Bảng 3.8 Cronbach’s Alpha của thang đo năng lực điều kiện bản thân Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

NLDK1 12.53 9.425 0.421 0.681 NLDK2 12.35 10.115 0.348 0.707 NLDK3 13.51 8.827 0.464 0.665 NLDK4 13.09 8.671 0.546 0.630 NLDK5 13.31 8.316 0.563 0.621 Cronbach’s Alpha = 0.771 Số biến quan sát = 5

Thang đo cơ hội tương lai

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội tương lai = 0.884 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo này đạt độ

tin cậy. Do đó, 5 biến quan sát của thang đo này được giữ lại trong phân tích EFA kế

tiếp (bảng 3.9)

Bảng 3.9 Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội tương lai Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CHTL1 13.74 8.085 0.738 0.857 CHTL2 13.80 8.556 0.755 0.852 CHTL3 13.92 8.910 0.715 0.861 CHTL4 14.04 8.572 0.715 0.861 CHTL5 13.99 8.954 0.692 0.866 Cronbach’s Alpha = 0.884 Số biến quan sát = 5 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013

Thang đo truyền thông tiếp thị của trường đại học

Kết quả bảng 3.10 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.772 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo này đạt độ

tin cậy. Do đó, 4 biến quan sát của thang đo này được giữ lại trong phân tích EFA kế

tiếp.

Bảng 3.10 Cronbach’s Alpha của thang đo truyền thông tiếp thị của trường đại học Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

TTTT1 10.89 4.778 0.531 0.746 TTTT2 10.62 4.604 0.621 0.692 TTTT3 10.90 5.464 0.592 0.715 TTTT4 10.59 5.120 0.576 0.717 Cronbach’s Alpha = 0.772 Số biến quan sát = 4

Thang đo chọn trường đại học của học sinh THPT

Kết quả bảng 3.11 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.898 > 0.6 và các hệ số tương

quan biến tổng của thang đo này đều lớn hơn 0.3 cho thấy thang đo này đạt độ tin cậy. Do đó, 4biến quan sát của thang đo này được giữ lại trong phân tích EFA kế tiếp.

Bảng 3.11 Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định chọn trường đại học của học sinh Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

QDCT1 10.83 5.714 0.726 0.885 QDCT2 11.07 5.670 0.791 0.862 QDCT3 11.17 5.489 0.762 0.872 QDCT4 10.87 5.472 0.813 0.853 Cronbach’s Alpha = 0.898 Số biến quan sát = 4 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013 Nguồn: Phân tích tổng hợp của tác giả, 2013

Như vậy, thông qua việc kiểm định Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến

tổng cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu (hệ số Cronbach’s Alpha >0.6 và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3). Tất cả các biến quan sát của thang đo thành phần đều được giữ lại trong phân tích EFA tiếp theo. Kết quả này được thể hiện tóm tắt

trong bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12 Cronbach’s Alpha của các thang đo

TT Thang đo Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất

1 Mối quan hệ ảnh hưởng 5 0.872 0.606

2 Đặc điểm trường đại học 3 0.814 0.641

3 Cơ hội trúng tuyển 4 0.853 0.670

4 Năng lực – điều kiện bản

thân 5 0.711 0.348

5 Cơ hội tương lai 5 0.844 0.692

6 Truyền thông tiếpthị của

trường đại học 4 0.772 0.531

7 Quyết định chọn trường 4 0.898 0.726

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)