6. Kết cấu của đề tài
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Yếu tố mối quan hệ ảnh hưởng đến quyết định của học sinh
Theo Chapman (1981), việc lựa chọn trường đại học của học sinh bị tác động mạnh bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ, tư vấn của gia đình (cha, mẹ, anh, chị,…), bạn
bè,…Sự ảnh hưởng ngày đến các cá nhân học sinh theo 3 cách: (1) ý kiến của họ ảnh
hưởng đến mong đợi vềmột trường đại học cụ thể nào đó là như thế nào, (2) cũng có
thể họ khuyên trực tiếp nơi mà học sinh nên tham dự thi hoặc (3) trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009)
không nhỏ đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Dựa vào nhóm yếu tốcác cá nhânảnh hưởng này, giảthuyết H1 được phát biểu như sau:
H1: Sự định hướng từ các mối quan hệ của các thân nhân học sinh về việc chọn
trường đại học nào đó càng lớn thì xu hướng học sinh chọn trường đại học đó càng
cao.
Yếu tố đặc điểm của trường đại học
Trong nghiên cứu của mình, Chapman cho rằng các yếu tố như vị trí địa lý, các chính sách, học phí, ký túc xá, chương trình đào t ạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,…sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh; M.J.Burns và các cộng sự (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) cũng đã bổsung thêm một số
yếu tố như học bổng, các chính sách hỗtrợ, sự đa dạng ngành nghề, mức độ nổi tiếng và uy tín của trường (thương hiệu), việc tổchức quản lý,… cũng ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của học sinh. Dựa vào nhóm yếu tố này, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
H2: Đặc điểm trường đại học càng tốt thì xu hướng học sinh sẽ chọn trường đó
càng cao.
Yếu tố về cơ hội trúng tuyển
Chapman, Cabrera và La Nasa (M.J.Burns, 2006) cho rằng sự mong đợi vềhọc tập
trong tương lai, Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) cũng đã bổ sung thêmtỷlệchọi
đầu vào và điểm trúng tuyển của trường là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Dựa vào nhóm yếu tố này, giảthuyết H3 được phát biểu như sau:
H3:Trường đại học có điểm tuyển sinh phù hợp, cơ hội trúng tuyển càng cao thì xu
Yếu tố về năng lực và điều kiện bản thân cá nhân của học sinh
Chapman cho rằng, các yếu tố của tự cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường đại học của họ.Trong đó, yếu tố
về năng lực và sởthích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc chọn
trường đại học rõ nhất. Dựa trên cơ sở của 2 yếu tố này, giảthuyết H4 được phát biểu
như sau:
H4: Sự phù hợp của ngành học với khả năng của học sinh hay sở thích của học sinh càng cao thì học sinh sẽ có xu hướng chọn trường đại học đó càng lớn.
Yếu tố về cơ hội tương lai
Cabrera và La Nasa (M.J.Burns, 2006) cho rằng ngoài việc mong đợi được học tập
trong tương lai thì việc mong đợi có cơ hội việc làm trong tương lai cũng là yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn trường của học sinh, S.G.Washburn (dẫn theo Trần Văn Quí và
Cao Hào Thi, 2009) cũng cho rằng công việc và cơ hội có được việc làm trong tương
lai cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Từ những yếu tốtrên, giả
thuyết H5 được phát biểu như sau:
H5: Tỷlệtiếp cận với môi trường thực tếtrong trình học và cơ hội có việc làm trong các ngành nghề đào tạo của trường đại học nào mà cao hơn các trường đại học khác thì học sinh sẽchọn trường đại học đó nhiều hơn.
Yếu tố truyền thông tiếp thị của các trường đại học
Trong nghiên cứu của mình, Chapman cũng đãđ ặc biệt nhấn mạnhảnh hưởng của sự truyền thông tiếp thị của các trường đại học để đưa thông tin đến với học sinh sẽ
quyết định việc chọn trường của học sinh. Trong sự nỗ lực đó, việc cải thiện hình ảnh của trường thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh trường đến các học sinh, các chiến lược thu hút học sinh như: giới thiệu học bổng, chính sách hỗ
trợ,…được đăng lên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, tạp
chí,…) hoặc thông qua các hoạt động văn hóa thểthao nhằm thu hút và lôi kéo sự quan tâm của học sinh và gia đình họ. Hossler và Gallagher (dẫn theo Trần Văn Quí và Cao
Hào Thi, 2009) còn cho rằng việc tham gia giao lưu trực tiếp trường học (THPT) hay các buổi giới thiệu về trường (đại học) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn
trường của học sinh. Bên cạnh đó, Chapman cũng cho rằng những tài liệu có sẵn về trường (Brochure, website, các tài liệu in khác,…) sẽ là một hỗtrợkhông nhỏvào việc chọn trường của học sinh. Trên cơ sởnhững yếu tố nêu trên, giảthuyết H6 được phát biểu như sau:
H6: Sự nỗ lực tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh, cung cấp các thông tin của
trường đại học càng nhiều đến với học sinh thì học sinh sẽ chọn trường đó càng
nhiều.
Việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCM Yếu tốmối quan hệ ảnh hưởng H1 Yếu tố đặc điểm trường đại học H2 Yếu tố cơ hội trúng tuyển H3 Yếu tố năng lực -điều kiện bản thân cá nhân của học sinh
H4
Yếu tố cơ hội tương lai
H5
Yếu tốtruyền thông tiếp thị của
các trường đại học
H6
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả, 2013