6. Kết cấu của đề tài
2.3. Mô hình đề xuất trong nghiên cứu
Mô hình Chapman (1981) đề cập đến hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT đó là: nhóm yếu tố bên trong (nhóm yếu tố cá nhân) và nhóm yếu tốbên ngoài (người thân, đặc điểm trường đại học, nỗlực giao tiếp của nhà trường). Tuy nhiên, Chapman thực hiện nghiên cứu tại các trường đại học ở
Mỹnên có sự sàng lọc các ứng viên từ các tiêu chuẩn do nhà trường quy định. Với mô hình của Cosser và Toit (2002) nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển và kết quả cũng xác định được hai nhóm có ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh
THPT đó là nhóm đặc tính nhà trường và nhóm các ảnh hưởng khác được thểhiện gồm 10 yếu tố(danh tiếng nhà trường, danh tiếng khoa, ký túc xá, tiện ích hoạt động TDTT, học bổng, học qua thư tín, vịtrí thuận lợi, có mối quan hệvới người thân, bạn bè gợi ý và học phí thấp). Tuy nhiên, có một sốyếu tốkhông phù hợp với thực tiễnởViệt Nam
như: cho phép học qua thư tín hay các tiện ích cho sinh hoạt thể dục thểthao. Với mô hình của Jackson, Litten nhấn mạnh và lý giải quá trình đưa ra quyết định chọn trường của học sinh. Còn với các mô hình nghiên cứu khácở Việt Nam như:
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) cho thấy: Việc chọn trường đại học của học sinhởmô hình 1ảnh hưởng 5 yếu tố:cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm cố định của trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, các cá nhân có ảnh hưởng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh có quan hệ đồng biến với biến chọn lựa chọn
đại học của học sinh tương ứng với hệ số hồi quy có giá trị dương, phù hợp với giả
thuyết của mô hình. Tuy nhiên, kết quảchỉgiải thích được 20.07% cho tổng thểsự liên hệcủa 5 yếu tố trên (thấp). Còn với mô hình 2, khi thêm vào 2 yếu tố: cơ hội học tập cao hơn trong tương lai và giới tính (tổng cộng 7 yếu tố) thì có quan hệ nghịch biến với biến chọn trường đại học và sự giải thích tổng tăng lên nhưng không đáng kể
(21.5%).
Nguyễn Phương Toàn (2011) cho thấy: Việc chọn trường đại học của học sinh ảnh
học, khả năng đáp ứng mong đợi sau khi ra trường, nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh và danh tiếng của trường đại học. Tuy nhiên mô hình chỉ giải thích
được 27.6% cho tổng thể5 yếu tốtrên (thấp).
Nguyễn Minh Hà (2011) cho thấy: Việc chọn trường Đại học Mở TP. HCM của học sinhảnh hưởng bởi 7 yếu tố: yếu tốnỗlực của nhà trường để đưa thông tin đến với học sinh, yếu tố khả năng vào được trường, yếu tốchất lượng dạy –học, yếu tố công việc trong tương lai, yêu tố đặc điển bản thân sinh viên, yếu tố người thân trong gia đình và yếu tố người thân ngoài gia đình. Mô hình nghiên cứu giải thích được 61.683% (khá cao) cho tổng thểvề mối liên hệ của 7 yếu tố trên với biến chọn trường Đại học Mở TP. HCM của sinh viên năm thứnhất của trường. Tuy nhiên đối tượng khảo sát ở đây là sinh viên năm nhất (không thích hợp với đối tượng khảo sát của tác giảlà học sinh THPT).
Tóm lại, tổng hợp các mô hình nghiên cứu về việc chọn trường đại học của học
sinh THPT đã nêu ở trên, mà nhất là các mô hình nghiên cứu trước đây tại Việt Nam (phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam) cùng với một số điều chỉnh chính là cơ sở đểhình thành mô hình nghiên cứu đềtài của tác giả(hình 2.3)