Xu hướng chọn ngành/nghề của họcsinh THPT tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 68)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Xu hướng chọn ngành/nghề của họcsinh THPT tại TP.HCM

Chọn nghề thực dụng

Nhìn vào cơ cấu ngành nghề và số lượng hồ sơ thí sinh đã nộp, các chuyên gia giáo dục nhận định, xu hướng chọn nghề của thí sinh ngày càng thực dụng. Theo đó, thí

sinh chỉ quan tâm đến nhóm ngành dễ tìmđược việc làm và có thu nhập cao.

Ở mùa tuyển sinh 2013, xu hướng chọn ngành của thí sinh ngày càng phân hóa rõ rệt. Thí sinh chỉ nhìn vào các ngành có mức lương cao, dễ xin việc làm. Còn các ngành mức lương thấp, ít cơ hội thăng tiến thì có rất ít hồ sơ. Nhìn nhận về vấn đề này, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc thí sinh ít chọn

các ngành Xã hội là do sinh viên học các ngành Xã hội ra trường thư ờng khó tìm việc, lương thấp. Vì vậy, thí sinh không mặn mà. Để thí sinh chọn các ngành Xã hội, BGDĐT nên tạo cơ chế để các trường đại học xét tuyển thay vì thi tuyển như hiện nay.

Chính phủ cũng cần có cơ chế nâng lương, tạo việc làm cho sinh viên ngành X ã hội để

thu hút thí sinh vào học. Ông Trần Anh Tuấn thông tin: Hiện tại, việc đào tạo các

ngành thuộc khối Xã hội chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu xã hội. Các ngành đang cần

nhiều nhân lực là Xã hội học, Lưu trữ, Công tác xã hội, Nhân học, Tâm lý học, Quản lý Văn hóa, Bảo tang, Địa lý, Lịch sử…Vì vậy, nếu thí sinh học những ngành này thì cơ

hội tìm việc làm sau khi ra trường rất dễ dàng.

Khối ngành Kinh tế không còn là chọn lựa hàng đầu của học sinh …

Tình hình nộp hồ sơ tại các trường THPT trên địa bàn thành phốcó nhiều thay đổi

so với năm 2012. Theo cán bộ thu nhận hồ sơ nhiều trường THPT, học sinh không nộp

nhiều vào nhóm ngành kinh tế như mọi năm mà có sự chuyển hướng sang các nhóm

ngành y dược, môi trường, kỹ thuật.

Tại các trường THPT trên địa bàn TPHCM, trung bình mỗi học sinh nộp từ 2-3 bộ

hồ sơ dựthi. Tùy khả năng, học sinh đã biết cân nhắc chọn nghề, chọn trường phù hợp. Nếu như các năm trước, học sinh nộp hồ sơ nhiều vào khối ngành kinh tế, ngân hàng thì năm nay đã giảm hẳn và cân bằng với nhiều ngành nghềkhác.

Điển hình tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) số hồ sơ vào ngành

kinh tế, ngân hàng giảm hẳn so với năm trước. Trong khi đó, hồ sơ vào các ngành sư

Thạch tăng rất nhiều (Theo Cô Trần Thị Tuyết Nhung – phòng học vụ Trường THPT

Nguyễn Thị Minh Khai).

Và tại Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12) thì lượng hồ sơ đăng ký dự thi

của trường năm nay tập trung vào một số trường ĐH như ĐH Sài Gòn, Công nghiệp

TP. HCM, Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM. Với khối ngành kinh tế, học sinh chủ

yếu chọn bậc CĐ, lượng hồ sơ ĐKDT vào bậc ĐH nhóm ngành kinh tế không nhiều,

tập trung chủ yếu vào nhóm ngành công nghệ. Lượng hồ sơ khối C khá ít.

Cùng với xu hướng này tại Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) - những năm trước đây, hồ sơ ĐKDT vào trường, ngành kinh tế chiếm đa số. Tuy nhiên năm

nay, nhóm ngành kỹ thuật công nghệ lại thu hút rất nhiều thí sinh dự thi, trong khi

nhóm ngành kinh tế số hồ sơ giảm hẳn. Một số ngành như môi t rường, sư phạm, y

khoa, công nghệ sinh học có lượng hồ sơ tăng nhiều nhất. (Theo Cô Nguyễn Thị Phượng – giáo viên tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT Gia Định).

Một số ý kiếnxung quanh việc hướng nghiệp cho học sinh …

Theo ông Phạm Phước Thìn, giám đốc tru ng tâm tư vấn hướng nghiệp Tinh Hoa

thìđể giải bài toán về việc thiếu thông tin hướng nghiệp nên học sinh đổ xô vào một số

ngành học như hiện nay bên cạnh việc đẩy mạnh côn g tác hướng nghiệp cho học sinh,

BGDĐT cũng nên siết lại việc đào tạo ngành kinh tế ở các trường ĐH – CĐ vì quá nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế sẽ tạo điều kiện cho học sinh chạy theo trào lưu

gây mất cân đối ngành nghề.

Ở một khía cạnh khác, cô Hoàng Thị Diễm Trang, một chuyên gia tư vấn tuyển

sinh cho rằng tác động của xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chọn ngành nghề

của học sinhnên khi giới thiệu một ngành nghề nào đó cho học sinh nên giới thiệu cả

hai mặt phải, trái để học sinh hình dung rõ hơn.

TS Lê Thị Thanh Mai – Phó trưởng ban ĐH và sau ĐH, ĐHQG TP.HCM cho rằng hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay quá thiếu thực tiễn cho nên học sinh chỉ

nghiệp, trang bị những công cụ như phần mềm, thông tin ngành nghề… để giúp học

sinh hiểu rõ ngành mình chọn. Cô Mai đưa ra một mô hình hướng nghiệp hay của một trường THPT tại TP.HCM khi tạo điều kiện cho học sinh “tự phát hiện mình”: mỗi

nhóm tự tìm hiểu, làm gian hàng về một tr ường đại học nào đó với đủ ngành nghề và chia sẻ với nhóm khác. Quá trình tìm hiểu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành,

trường trước khi lựa chọn. Chỉ khi học sinh được trang bị đủ thông tin về ngành nghề,

hiểu rõ ngành mình chọn sẽ học những gì, học như thế nào, ra trường làm việc ở đâu,

làm cùng những ai, chịu những áp lực gì…khi ấy các em mới có thể mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình .

Những rào cản trong việc chọn ngành/nghề - trường

Rào cản của nhiều học sinh khi chọn ngành/nghề vì c ha/mẹ áp đặt việc lựa

chọn nghề nghiệpcho học sinh

Có nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc hướng nghiệp cho con, số khác thì lại hướng nghiệp theo chủ quan. Nhiều bậc cha mẹ hướng nghiệp cho con theo sự quen

biết, mối quan hệ xã hội của mìnhđể sau này dễ xin việc. Ch ính ý muốn chủ quan và kỳ vọng của cha mẹ đã làm cho học sinh quên mất nghề đó có phù hợp với mong

muốn, sở thích, sức khỏe, tâm lý… của mình hay không.

Hoặc khi chọn ngành/nghề - trường đại học, cha mẹ luôn muốn định hướng con đến cánh cửa mà mình cho là tốt nhất. Trong khi đó, lại bỏ qua câu hỏi quan trọng

mang yếu tố quyết định: “Liệu con mình có thực sự phù hợp với sự lựa chọn đó?”. Một

trong những sai lầm phổ biến nhất của các bậc phụ huynh là chọn nghề cho con theo mơ ước, nguyện vọng của bản thân mình. Đây là tâm lý gửi gấm ước mơ khi cha mẹ không có cơ hội thực hiện hoặc cha mẹ tự lấy kinh nghiệm sống của mìnhđể phân tích

rồi đưa ra những ngành nghề mà họ nghĩ là tốt nhất cho con.

Trong khi đó, cũng có không ít bậc phụ huynh luôn tạo ra áp lực buộc con phải đỗ

lệ đậu cao, được nhiều công ty săn đuổi sau khi tốt nghiệp, lương cao…mà không tìm hiểu năng lực thực sự và sở thích của con.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng mắc phải sai lầm khi chọn ngành nghề không

phù hợp với tính cách của con. Với những suy nghĩ một chiều, cảm tính, không ít cha

mẹ đã tạo nên những áp lực khiến các em rơi vào tâm lý căng thẳng, chán nản khi phải đối diện với một quyết định lớn trong cuộc đời.

Hướng nghiệp theo kiểu chắc đậu…

Một học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến (TP. HCM), ấm ức phản

ứng lại thầy chủ nhiệm của minh khi thầy một mực khẳng định em không nên thi khối B vào trường Y dược được vì chắc chắn sẽ rớt ĐH. Trong khi đó, nếu em tập trung ôn

khối A vào một ngành nào đó của trường ĐH Bách Khoa thì 100% là đậu. Em nói: “Sức học của em đạt khoảng 20 điểm nên thầy cô không muốn em thi y dược và bảo

biết sẽ rớt mà sao còn thi vào làm gì! Em cũng biết năm nay thi có thể sẽ rớt, nh ưng

nếu rớt thì năm sau sẽ thi lại vì bác sĩ là nghề em đam mê từ nhỏ” và cũng cho biết

thêm trong lớp có nhiều bạn cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong khi đó, giáo viên chủ nhiệm của em, người theo sát suốt ba năm học tại trường, khẳng định: với học lực của em thì thi khối A cơ hội đậu ĐH sẽ cao hơn rất nhiều so với khối B, vì thế đã tư

vấn cho em rất nhiều về chuyện tập trung thi khối A và chọn một trường dễ đậu.

Đây không phải là chuyện cá biệt ở các trường tư thục. Cô Nguyên Hương, chuyên

viên tâm lý hướng nghiệp (tổng đài 1080), cho biết: “Nhiều năm nay tôi đã gặp khá

nhiều trường hợp tương tự, tập trung chủ yếu ở các trường tư, có cả một số trường

công cũng can thiệp quá sâu vào việc làm hồ sơ dự thi ĐH của học sinh. Nhiều em gọi điện đến tổng đài bức bối vì nhà trường một mực muốn em thi vào một trường với điểm chuẩn “an toàn”, tìm mọi cách phản bác ý kiến của học sinh về chọn ngành/nghề

- trường và khăng khăng định hướng của thầy cô là đúng. Cũng tương tự như vậy, một

nhưng trường không luyện tiếng Anh, cũng không có thời gian ra ngoài học thêm nên không dám thi hai khối A1 và D1 mà đành chọn khối A”.

Hướng nghiệp ở trường học còn “lỏng”

Năm 2006, Bộ GD-ĐT ban hành quyết định về hoạt động hướng nghiệp cho HS

bậc THPT là 27 tiết/năm. Tuy nhiên, đến năm 2008 giảm xuống 1/3 thời lượng, còn 9 tiết/năm.

ThS Hồ Phụng Hoàng đánh giá, hướng nghiệp chưa có vị trí chiến lược trong giáo

dục, hoạt động này ở trường học còn mang tính đại trà, chưa bài bản. Đặc biệt, trong

công tác hướng nghiệp còn có ngăn cách, thiếu liên kết chặt chẽ giữ nhu cầu xã hội và

đào tạo.

Trong HS hiện nay có xu thế đối lập về định hướng nghề nghiệp đều được xem là bất ổn. Có nhiều em không biết mình ước mơ gì nhưng nhiều em lại ước mơ đủ thứ. Việc hướng nghiệp ở trường học còn mang tínhđại trà, chưa giúp các em hiểu sâu về

bản thân và ngành nghề phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Cải - Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung chia sẻ, thông

tin về nghề nghiệp hiện nay đã được nhiều HS biết đến, các em không hoàn toàn mù mờ như trước. Tuy nhiên, các em vẫn dễ chọn “lệch” nghề do xác định bản thân gắn bó

với nghề nghiệp chưa sâu do thiếu định hướng từ nhỏ.“Chúng ta đang thiếu những tác động để giúp các em nhận biết về hoài bão,ước mơ và lý tưởng của mình”.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh, cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại

TP. HCM cho hay hiện nay các trường trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nghề đào tạo

khoảng 300 ngành học. Trong 300 ngành học có đến hàng chục ngàn chuyên ngành.

HS hiểu biết về nghiệp chỉ mới là bề nổi như kiểu học Quản trị kinh doanh thì ra làm sếp, chứ chưa hiểu rõ ngànhđó thì học cái gì, làm cái gì. Ông Cường băn khoăn, liệu ở trường,giáo viên hướng nghiệp có nắm được sự đa dạng về ngành nghề để định hướng cho các em hay không. “Theo tôi, việc hướng nghiệp ở trường học phải giúp các em

hiểu về thế giới nghề nghiệp, có thái độ đúng đắn về nghề và chủ động đi học nghề. Đây cũng là cách giảm các tệ nạn xã hội”.

Một điều đáng ngại trong việc hướng nghề đối với HS chính là tâm lý hình thức,

bằng cấp phải vào được ĐH, chứ không đi học nghề. Chính điều này góp phần dẫn đến

nhiều em chọn sai nghề vì... bằng ĐH và xã hội mất cân đối nghề nghiệp cùng tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Chuyên gia nói gì về việc hướng nghiệp cho học sinh ?

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM, hệ thống giáo dục

sau THPT của ta hiện tại rất phức tạp, BGDĐT chỉ quản lý 30% các trường TCCN, CĐ, ĐH, 70% còn lại là do các bộ, ngành khác quản lý dù văn bằng do BGDĐT cấp.

Vì vậy, giáo viên THPT cần nắm rõ hệ thống giáo dục sau THPT để hướng nghiệp, giải

thích cho học sinh, phụ huynh.

Cô Dương Thu Trang, giáo viên Văn trường THPT Mạc Đĩnh Chi, phân tích: Giáo

viên phải nắm rõ học sinh muốn gì, vì sao muốn điều đó và đị nh hướng cho học sinh

làm gìđể đạt được điều đó. Học sinh cần được định hướng chọn công việc để làm chứ

không phải chọn trường để học. Với sự đam mê nghề nghiệp phù hợp với bản thân, học

sinh chọn ngành học mới thành công. Sau đó giáo viên khơi gợi, học sinh lên kế hoạch

tìm hiểu các trường có đào tạo ngành mình muốn làm, chọn lấy một trường mà mình có khả năng đáp ứng với năng lực của mình (khối thi, điểm chuẩn, địa điểm học, phương

thức đào tạo, học phí…) và lên kế hoạch thực hiện.

Theo TS Lê Thị Mai, Trưởng ban Công tác HS-SV ĐHQG TP. HCM, cho rằng: Trước nay chúng ta làm sai phương pháp hướng nghiệp, thay vì tư vấn định hướng

nghề nghiệp tương lai cho học sinh theo sơ đồ chọn nghề, chọn ngành rồi mới đến chọn trường. Nhưng lâu nay chúng ta cứ tư vấn cho học sinh chọn trường, chọn ngành rồi

mới chọn nghề, điều này là sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, công tác hướng nghiệp của

giáo viên THPT cần sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, một công cụ hết sức gần gũi,

doanh nghiệp và ngành nghề đào tạo của các trường cho các em học sinh qua email cá

nhân của học sinh, hay website của trường, của lớp để các em học sinh phân tích, lựa

chọn. Đương nhiên thông tin này giáo viên phải cập nhật từ các Sở GDĐT, BGDĐT,

các website của các trường ĐH và các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)