6. Kết cấu của đề tài
1.2.2 Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của họcsinh
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) (Homans, 1961):
Thuyết này cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ đểlựa chọn một cách hợp lý nhằm đạt được kết quảtối ưu với chi phí tối thiểu. Thuyết
này được biểu diễn theo công thức toán như sau: C = P x V = Max.
Công thức trên được diễn đạt như sau: khi lựa chọn trong số các hành động có thể
có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là (C) là kết quả của tích số giữa xác suất thành công của hành động đó (P) với giá trị phần thưởng của hành động đó (V). Còn theo John Elster (dẫn theo Lê Ngọc Hùng, 2009) thì “Khi đối diện với một số hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệvới cảhệthống xã hội của nó.
1.2.2. Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh (NguyễnVăn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006): Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006):
Đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách
Hoạt động học tập: như đã nói, HS THPT có tuổi từ 15 đến 18. Ở lứa tuổi này, kinh nghiệm sống của các em ngày càng phong phú, các em cũng đã nhận thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do đó thái độ nhận thức học tập ngày càng chính chắn hơn trong việc lựa chọn đối với các môn học gắn với khuynh hướng chọn ngành nghề trong tương lai. Thái độ học tập của các em được thúc đẩy bởi động
thức, ý nghĩa xã hội rồi mới đến động cơ khác. Chính thái độ học tập có ý thức, đã hình thành tính chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của các em trong hoạt động học tập cũng như việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Sựphát triển của trí tuệ: ởHS THPT, tính chủ định được phát triển mạnhở tất cả
các quá trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Do cấu trúc và chức năng của não bộphát triển cùng với sự phát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập dẫn đến hoạt động tư duy của các em có sự thay đổi. Các em có khả năng tư duy logic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cáchđộc lập, sáng tạo, tư duy có sự chặt chẽcó
căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những
đặc điểmđó tạo điều kiện cho HS thực hiện các tư duy toánhọc phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được các mối quan hệnhân quảtrong tự
nhiên và xã hội…đó là cơ sở hình thành thế giới quan. Tuy nhiên, nhiều khi các em
chưa chú ý phát huy đến năng lực suy nghĩ độc lập của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Như vậy, ở lứa tuổi này các em rất dễ mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn ngành nghề. Nhưng nếu được định hướng một cách nghiêm túc, tư vấn một cách khoa học, thì hoàn toàn có thểgiúp các em lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân.
Phát triển của tự ý thức: đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT. Điểm quan trọng trong sựtựý thức của lứa tuổi này là xuất phát từ
các yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, những quan hệvới thếgiới xung quanh buộc các em phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức vềvị trí của mình trong xã hội, trong tương lai. HS THPT không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn tuổi thiếu niên về
Nhưng nhận thức người khác bao giờ cũng đỡ khó khăn hơn là nhận thức bản thân.
HS THPT thường dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá, hoặc các em đánh
giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc đánh giá quá cao nhân cách
của mình. Từ đó, tỏra tự cao dẫn đến coi thường người khác. Tuy nhiên, việc đánh giá trên cơ sở tự nhiên có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đềcủa sự tự giáo dục có mục đích.
Sựhình thành thếgiới quan: Lứa tuổi thanh niên mới lớn (HS THPT) là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự
nhiên, các nguyên tắc và qui tắc cư xử... Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng chính trị, đạo đức. Chính nội dung các môn học ở phổ thông trung học giúp các em xây dựng được thế giới quan tích cực về tự nhiên, xã hội. Việc hình thành thếgiới quan không chỉ giới hạn ở
tính tích cực nhận thức mà còn thể hiệnở phạm vi nội dung nữa. HS THPT quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình
cảm. Vấnđề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của HS THPT. Tuy vậy, một bộ phận HS chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, họ có những quan niệm lệch lạc vềlối sống do chịu sự tác động từ mặt trái của thời mở cửa, hội nhập văn hoá với thếgiới, mặt trái của cơ chếthị trường... đã khiến họ có lối sống không lành mạnh, đánh giá cao cuộc sống hưởng thụ, sống gấp, sống lại, ham chơi hơn là học hành... Một bộ phận khác lại chưa chú ý vấn đề xây dựng thế giới quan cho mình, sống thụ động.
Đời sống tình cảm: đời sống tình cảm của HS THPT cũng rất phong phú. Đặc
điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc. Ở lứa tuổi này, nhu cầu vềtình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn rất nhiều so với tuổi thiếu niên. Các em có nhu cầu cao đối với tình bạn (sự chân thật, long vị tha, tin tưởng, hiểu biết tôn trọng
và giúp đỡlẫn nhau,…).Quan hệvới bạn bè chiếm một vị trí lớn hơn hẳn so với những mối quan hệ khác, điều này do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Tình bạn HS THPT rất bền vững nó có thểvượt qua mọi thửthách và có thểkéo dài suốt cuộcđời. Quan hệ tình bạn khác giới ở lứa tuổi này cũngđã được tích cực hoá một cách rõ rệt, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, xuất hiện nhiều các nhóm pha trộn (cảnam và nữ) bên cạnh những nhóm thuần nhất.
Hoạt động lao động và sựlựa chọn ngành nghề: hoạtđộng lao động có vai trò rất lớn trong sự hình thành nhân cách của HS THPT. Hoạt động lao động nếu được tổ
chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, yêu lao động, tôn trọng
người lao động và thành quả lao động, đặc biệt có nhu cầu và nguyện vọng lao động.
Điều quan trọng là việc chọn lựa ngành nghề đã trở thành công việc khẩn cấp của các
em (đặc biệt là HS lớp 12). Các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời tự lập, cho nên ngành nghề trong tương lai có một vị trí rất quan trọng trong suy nghĩ của các em. Ngày nay, khi lựa chọn ngành nghề các em cũng có một số thuận lợi nhất định, đó là
một số trường THPT đã chú trọng nhiều đến vấn đề hướng nghiệp cho các em. Các em
được tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của xã hội và nhà trường nhằm giúp họ việc chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng sở trường của mình, vừađáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, khi lựa chọn ngành nghềHS THPT bị tác động từ nhiều yếu tố: Yếu tốbên trong (yếu tốchủquan): sởthích, nguyện vọng, khả năng học tập,…
Yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan): dư luận xã hội, lời khuyên người thân,
hướng nghiệp nhà trường, sức khỏe bản thân, điều kiện kinh tếxã hội, gia đình và
địa phương,…
Trong thực tế, khi chọn ngành nghềHS THPT thường thiên vềcác lĩnh vực đòi hỏi tri thức mới, những nghềmới lạ được xã hội chú ý đến nhiều, chẳng hạn như những ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế, những ngành nghề hoạt động sôi nổi,…Mặc khác, các em gặp rất nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị
trường. Nhiều nghiên cứu vềviệc chọn ngành nghềcủa các HS THPT của các nhà giáo dục cho thấy nó rất phức tạp và luôn thay đổi tùy theo điều kiện xã hội, đặc biệt là điều kiện kinh tế văn hóa và giáo dục. Cụthể, có những ngành nghề không được các em yêu
thích, nhưng chỉ sau một vài năm có khi chúng trở thành vị trí hàng đầu trong sự lựa chọn ngành nghềcủa HS. Có thểkhẳng định rằng không phải HS nào cũng chọn ngành nghề cho bản thân mà mình yêu thích, mà việc lựa chọn này chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố: gia đình, bạn bè, công tác hướng nghiệp của nhà trường, các
phương tiên thông tin đại chúng…Do đó rất cần sự định hướng, tư vấn giúp đỡ thông qua giáo dục hướng nghiệp của các trường phổ thông, các trường đại học, các tổchức xã hội có uy tín.
Hướng nghiệp của gia đình và người thân
Gia đình là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của HS
THPT, trong đó có cả vấn đề định hướng ngành nghề cho các em. Trong gia đình, cha mẹ luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất cho nên có thểbiết được sở thích, năng lực của các em ra sao, thậm chí có thể lấy nghề nghiệp bản thân của mình ra để định hướng việc chọn nghề nghiệp cho các em vì cha mẹ là những người đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các em. Chình vì vậy, các em có sự ảnh hưởng và tin tưởng rất lớn từ cha mẹ trong việc chọn ngành nghề của mình. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tếtài chính của
gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghềnghiệp của HS.
Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn ngành nghề của HS sẽ có tác động hai mặt: mặt tích cực đối với trường hợp cha mẹ hiểu rõ
năng lực, sở thích của con cái, hiểu biết rõ nhu cầu các ngành nghềtrong xã hội…nên hướng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Ngược lại, mặt tiêu cực là có một bộphận các phụ huynh lại áp đặt con cái của mình lựa chọn ngành nghề theo ý mình,
bất chấp năng lực, sởthích của con cái dẫn đến việc chán nãn trong học hành, học một
cách gượngép,…dẫn đến sựthất bại trong nghềnghiệp của các em.
Bạn bè
Quan hệ bạn bè là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu và rất được các em coi trọng. Bởi thông qua mối quan hệnày, các em có thểgiải bày tâm sự, chia sẽniềm vui, những dự định nghềnghiệptrong tương lai của chính mình. Chính vì vậy, bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một yếu tốquan trọngảnh hưởng đến sựlựa chọn ngành nghề
của các em.
Hướng nghiệp của nhà trường
Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đóng một vai trò chủ đạo trong việcđịnh
hướng và lựa chọn ngành nghềcủa HS THPT. Hướng nghiệp cho HS trong trường phổ
thôngđược thể hiện như là một hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệp một cách hợp lý. Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS. Thông qua hoạt động này, mỗi HS có thể lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ
thống các yêu cầu của từng nghềcụ thể mà mình muốn chọn, có kĩ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động...Thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho HS lựa chọn ngành nghềmột cách phù hợp với nhu cầu, sở thích, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi HS, phù hợp với điều kiện của mỗi HS cũng như chu cầu vềnhân lực cho xã hội. Do đó, có thể nói giáo dục hướng nghiệp và
tư vấn hướng nghiệp học đường là việc không thểthiếu trong các hoạt động giáo dụcở các trường THPT.
Phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự hỗ trợ của sách báo, phim
ảnh, truyền hìnhđặc biệt là mạng thông tin internet đã tácđộng không nhỏ đến việc lựa chọn ngành nghề của các em HS THPT, không thểphủnhận về mặt tích cực là chúng
giúp cho các em nắm bắt, tiếp thu các thông tin một cách đa dạng vềmọi mặt trong các lĩnh vực ngành nghề, nguồn nhân lực, đời sống xã hội,… Tuy nhiên, cho dù đa dạng
hóa đến đâu thìđây cũng là những thông tin một chiều, rất có ít cơ hội để các em trao
đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết, đặc biệt là trong vấn đề tư vấn và định hướng nghềnghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây có sựkết hợp giữa các hội, đoàn,
các tổchức xã hội (báo tuổi trẻ, báo thành niên,…) phối hợp với BộGiáo dục đào tạo,
các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã tổchức các chương trình hướng nghiệp
và tư vấn mùa thi trên truyền hình, báo chí hoặc thậm chí đến tận nơi học của các em
(các trường THPT) để tư vấn, trảlời thắc mắc của các em. Tuy nhiên, nội dung vẫn còn hạn chế, cụthể chỉ xoay quanh ở các vấn đề thi cử, các thông tin đào tạo ở các trường
đại học, cao đẳng,…mà thiếu hẳn phần giới thiệu chuyên sâu về các trường như: nội dung các ngành nghề đào tạo, yêu cầu cần thiết đểhọc ngành nghề đó, số lượng có việc làm về ngành nghề đó trong tương lai, ngành nghềgì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi HS, thiếu các trắc nghiệm khách quan giúp HS bước đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những ngành nghềmà các emđang lựa chọn…