Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

147 959 8
Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

K H Ĩ A 1 6 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Dương Trần Bình LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC T.P Hồ Chí Minh, 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, trên thế giới, xuất hiện một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới. Đó là việc nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức. Những thành tựu ngôn ngữ học này đã ảnh hưởng rất mạnh đến tình hình nghiên cứu của ngôn ngữ học Việt Nam. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu theo xu hướng này được công bố, như: Giáo trình tiếng Việt về ngữ dụng học [5] của tác giả Chu Thị Thủy An, Đại cương ngôn ngữ học - Ngữ dụng học [26] của tác giả Đỗ Hữu Châu, Sơ thảo ngữ pháp chức năng - Câu trong tiếng Việt [30] của tác giả Cao Xuân Hạo, Lôgic - ngữ nghĩa - cú pháp, Giáo trình Ngữ dụng học [36] của tác giả Đỗ Thị Kim Liên … Nhờ những công trình mang tính chất giới thiệu lí thuyết ngôn ngữ học này, làn sóng nghiên cứu ngôn ngữ học theo hướng ngữ dụng lan toả khắp đất nước. Trong đó, mảng thành tựu lớn và có ý nghĩa nhất là việc ứng dụng lí thuyết này vào nghiên cứu câu kể trong tiếng Việt. Các công trình thành công của mảng này cần kể đến: Dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học [7] của tác giả Chu Thị Thủy An; Dạy học ngữ pháp ở tiểu học [38] của tác giả Lê Phương Nga; Câu chủ vị tiếng Việt [44] của tác giả Lê Xuân Thại; Quan điểm về việc dạy học câu kể cho HS tiểu học của tác giả Nguyễn Minh Thuyết… Câu kểcâu được nghiên cứu từ góc độ sử dụng. Vì thế, thay đổi quan điểm từ nghiên cứu ngôn ngữ trong cấu trúc tĩnh tại sang nghiên cứu trong sử dụng, trong quan hệ với người nói, người nghe thì đây là hiện tượng ngôn ngữ chịu ảnh hưởng đầu tiên và cũng là lĩnh vực thu được nhiều thành công nhất. Ngôn ngữ học hiện đại đã có nhiều cái nhìn mới mẻ đối với loại câu kể này. Những thành tựu ngôn ngữ học này đủ để chúng ta xây dựng một nội dung mới về dạy học câu kể trong chương trình tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy tiếng hiện nay. 2 1.2. Xét từ góc độ lí luận dạy tiếng, việc dạy câu kể trong nhà trường tiểu học là một vấn đề luôn được quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay mục tiêu của việc dạy tiếng đang được xác định là dạy cho HS một công cụ giao tiếp và phương pháp dạy học tối ưu nhất được đề cao và có hiệu quả là dạy trong giao tiếp. Tuy nhiên trên thực tế, GV và HS gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi dạy học câu kể này. Phần lớn GV chỉ đang dừng lại ở việc dạy câu kể trong cấu trúc tĩnh tại vốn có của nó, chưa quan tâm đến việc đạt được mục đích cuối cùng của việc dạy câu kể là HS biết sử dụng câu hay, phù hợp với văn cảnh, phù hợp với văn hoá giao tiếp của người Việt. Nghiên cứu việc dạy học câu kể ở tiểu học nói chung và việc dạy học câu kểlớp 4 nói riêng theo quan điểm giao tiếp là một việc làm thiết thực, cấp bách để giải quyết những khó khăn, lúng túng trong dạy học tiếng Việt của GV và HS lớp 4 hiện nay, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn: “Dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc đánh giá lại thực trạng dạy câu kể ở tiểu học, trên cơ sở các thành tựu của ngôn ngữ học và lí luận dạy học tiếng Việt hiện đại, đề xuất các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong phân môn Luyện từ và câulớp 4. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3 Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thử nghiệm ở các trường tiểu học thuộc địa bàn Quận Gò Vấp và Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp thì kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể của HS sẽ được nâng cao, việc sử dụng câu kể trong giao tiếp của HS sẽ chính xác và tinh tế hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: câu kể trong tiếng Việt, quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, đặc điểm tâm lí của HS lớp 4. 5.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học câu kể ở nhà trường tiểu học hiện nay. 5.3. Đề xuất các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 5.4. Tổ chức thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp dạy học câu kể đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng ở phần cơ sở lí luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề gồm: 6.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để phục vụ cho đề tài. 6.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: nhằm phân tích, khái quát các quan điểm về câu kể trong tiếng Việt; xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng ở phần thực trạng vấn đề, biện pháp giải quyết vấn đề gồm: 4 6.2.1. Phương pháp quan sát: tổ chức quan sát các hoạt động giảng dạy, học tập trong nhà trường liên quan đến việc dạyhọc câu kểlớp 4, từ đó rút ra một số kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng dạyhọc câu kểlớp 4 hiện nay. 6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến các GV trực tiếp giảng dạy lâu năm, ý kiến các chuyên gia về thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạyhọc câu kểlớp 4. 6.2.4. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 6.3. Phương pháp thống toán học: nhằm xử lí các số liệu thống liên quan đến thực trạng dạyhọc câu kể, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 7. Đóng góp của đề tài Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp, có thể coi là những đóng góp mới cho việc nâng cao chất lượng dạy học câu kểlớp 4 tại các trường tiểu học hiện nay. 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Cơ sở thực tiễn. Chương 3: Các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp. 5 Chương 1 Cơ sở lí luận 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề dạy câu chia theo mục đích nói nói chung và dạy câu kể nói riêng trong chương trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học được nhiều nhà nghiên cứu sư phạm quan tâm và thu được nhiều kết quả mới mẻ. Có thể kể đến các tác giả và công trình tiêu biểu như: - Chu Thị Thủy An, Bàn về nội dung dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học [1], Một số suy nghĩ về việc dạy các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học hiện nay [4], Giáo trình tiếng Việt 1 [5], Những quan điểm cơ bản về “Câu phân loại theo mục đích nói” trong chương trình Tiếng Việt 4 [6], Dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học [7], Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học [8]. - Lê Thị Bích Hợi, Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS tiểu học thông qua hoạt động ngoại khóa Tiếng Việt [32]. - Lã Thị Trà My, Dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học [37]. Các tác giả này đã nghiên cứu vấn đề dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói ở tiểu học, đề xuất việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói. Trong đó, tác giả Chu Thị Thủy An đã đề xuất quy trình cụ thể để dạy học các kiểu bài về câu chia theo mục đích nói [6, tr.49], phương pháp hướng dẫn HS thực hành về câu phân loại theo mục đích nói [8, tr.134]. Về thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu nội dung, phương pháp như: 6 - Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh, Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học [8, tr.34]. - Chu Thị Hà Thanh - Lê Thị Thanh Bình, Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học [42, tr.22]. - Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học [52, tr.73]. - Nguyễn Thị Xuân Yến, Bàn về hệ thống bài tập dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp [58, tr.19]. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học tiếng Việt ở tiểu học thông qua hoạt động giao tiếp, vấn đề dạy học các kiểu câu chia theo mục đích nói theo quan điểm giao tiếp. Đây là những đóng góp rất cần thiết trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, dù quan điểm giao tiếp đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong những năm gần đây nhưng chưa có công trình nghiên cứu cách ứng dụng quan điểm giao tiếp vào dạy ở một kiểu câu, cụ thể là câu kể ở tiểu học. Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành tìm hiểu ở một khía cạnh cụ thể hơn, đó là việc dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp bằng việc đề xuất các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 với mong muốn giúp HS có kĩ năng đặt câu kể, sử dụng câu kể hay, tinh tế, đảm bảo phép lịch sự trong các tình huống đời sống phong phú, sinh động mà HS gặp phải. 1.2. Câu kể trong ngôn ngữ học 1.2.1. Câu kể trong ngôn ngữ học truyền thống Trong ngôn ngữ học truyền thống, hệ thống câu chia theo mục đích nói nói chung và câu kể nói riêng là vấn đề được hầu hết các nhà ngữ pháp học quan tâm nghiên cứu. Theo cách nhìn phổ quát của ngôn ngữ học truyền thống, câu chia theo mục đích nói bao gồm bốn kiểu: 7 - Câu trần thuật (còn gọi là câu kể). - Câu nghi vấn (còn gọi là câu hỏi). - Câu cầu khiến (còn gọi là câu khiến). - Câu cảm thán (còn gọi là câu cảm). Các kiểu câu này không chỉ được phân biệt về mặt nội dung (mục đích giao tiếp) mà còn mang những dấu hiệu hình thức riêng biệt. Trong đó, câu kể được phát biểu như sau: Câu kể (câu trần thuật) là câu được dùng để kể, xác nhận (là có hay không có), mô tả một vật với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó. Ví dụ: • Tuần tới, có một buổi biểu diễn văn nghệ ở trường ta. • Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. • Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Khi nói, câu kể được hạ giọng ở cuối câu. Khi viết, cuối câu kể có dấu chấm, chấm lửng hoặc hai chấm, chấm than. Ví dụ: • Nhà cửa dựng dọc theo bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. • Vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây: cam, xoài, cóc, ổi, mận… • Bác sĩ đáp: - Bốn mươi mốt độ. • Cầu vồng đã hiện lên rồi! Câu kể là loại câu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Xét về mặt lô - gíc nội dung, ngôn ngữ học truyền thống chia câu kể làm hai loại: câu kể khẳng định và câu kể phủ định. Câu kể khẳng định thường nêu lên sự vật, hiện tượng được nhận định là có tồn tại. Ví dụ: • Phong cảnh vịnh Hạ Long thật là đẹp. 8 • Mùa xuân, trăm hoa đua nở. Câu kể phủ định xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của sự vật, hiện tượng hay sự kiện, xác nhận sự vắng mặt của đối tượng, đặc trưng của đối tượng trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng bằng những phương tiện hình thức xác định. Nói cách khác, đâycâu tường thuật lại một sự việc nhưng theo chiều phủ định. Ví dụ: • Không gì vui bằng dạy dỗ trẻ con. • Cả năm nay, tôi không được về thăm quê. Xét về mặt hình thức, phương tiện biểu hiện câu kểcấu trúc cú pháp cơ bản hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc một thành phần chính biểu thị nội dung mệnh đề. Có điều, hình thức này không phải của riêng câu kể. Câu cầu khiến, câu nghi vấn đều có nội dung mệnh đề nên đều có cấu trúc cú pháp cơ bản. Tuy nhiên, so với các loại câu khác, cấu trúc câu kể phản ánh rất sát cấu trúc mệnh đề. 1.2.2. Câu kể trong ngôn ngữ học hiện đại Ngôn ngữ học hiện đại không phủ nhận những thành tựu đạt được của ngôn ngữ học truyền thống. Tuy nhiên, sự ra đời của lí thuyết hành vi ngôn ngữ đã bổ sung kịp thời những khoảng trống của ngôn ngữ học truyền thống. 1.2.2.1. Hành vi ngôn ngữ và câu kể Theo lí thuyết ngữ dụng học, nói năng là một hoạt động, khi ta nói một câu là ta đang thực hiện một hành động ngôn ngữ - J.L.Austin (1962) cho rằng: “Hành vi ngôn ngữ gồm có: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời”. Hành vi ở lời là những hành vi lời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng tương ứng ở người nhận [26, tr.240]. Việc phát hiện ra hành vi ở lời có thể xem là một thành tựu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học theo hướng chức năng giao tiếp. 9 Nh cú lớ thuyt hnh vi li, ng phỏp hin i thy c rng: hi, k, cu khin, cm thỏn l cỏc hnh vi ngụn ng. Cỏc hnh vi li ny c chuyn ti bng cỏc phng tin hỡnh thc nht nh m ngi ta gi l cõu. H thng cõu phõn loi theo mc ớch núi núi chung v cõu k núi riờng trong ng phỏp truyn thng thc cht ó c phõn loi da trờn hai tiờu chớ: hnh vi li (hnh ng ngụn trung) v du hiu hỡnh thc. Theo J.R.Searle, cú th chia hnh vi ngụn ng thnh nm nhúm: - Xỏc nhn: l nhng hnh vi li cung cp thụng tin v hin thc khỏch quan, kốm theo thỏi tin tng v trỏch nhim ca ngi núi m bo tớnh chõn lớ ca nhng thụng tin ú. Vớ d: Hnh vi miờu t, thụng bỏo, nhn nh, xỏc nhn, chng thc, - Ha hn: l nhng hnh vi li cam kt thc hin mt ngha v, mt hnh ng no ú trong tng lai. Vớ d: Hnh vi ha, hn, th, . - Cu khin: l nhng hnh vi li yờu cu ngi nghe thc hin mt ngha v, mt hnh ng no ú. Vớ d: Hnh vi ra lnh, yờu cu, ngh, khuyờn can, ngn cm, xin phộp, - Tuyờn b: l nhng hnh vi li lm nờn nhng thay i trong th gii hin thc ngay c khi thc hin hnh vi ú. Vớ d: Hnh vi tuyờn b, tuyờn ỏn, tuyờn ngụn, buc ti, - Biu l: l nhng hnh vi li by t tỡnh cm, cm xỳc, thỏi ca ngi núi i vi s vt, s vic no ú hoc i vi ngi nghe. Vớ d: Hnh vi phn nn, cm thỏn, cm n, xin li, Nh vy, t nhng kt qu nghiờn cu trờn ó giỳp cho cỏc nh ngụn ng hc hin i thy c quan nim sai lm, phin din khi phõn loi cõu theo mc ớch núi gm: cõu k, cõu hi, cõu cu khin, cõu cm. Mục đích nói của con ngời thực chất rất phong phú, đa dạng. Khi phân ra bốn kiểu kể, hỏi, cầu khiến, cảm thán là đã căn cứ nhiều vào dấu hiệu hình thức của câu. Thc ra, 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: í kiến của GV lớp 4 về dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp trong giờ Luyện từ và cõu - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 2.1.

í kiến của GV lớp 4 về dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp trong giờ Luyện từ và cõu Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.3: í kiến nhận xột của GV lớp 4 về những bài tập trong SGK - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 2.3.

í kiến nhận xột của GV lớp 4 về những bài tập trong SGK Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4: í kiến của GV lớp 4 về mức độ hoạt động giao tiếp của HS trong giờ học Luyện từ và cõu - phần cõu kể - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 2.4.

í kiến của GV lớp 4 về mức độ hoạt động giao tiếp của HS trong giờ học Luyện từ và cõu - phần cõu kể Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sỏt về nhận thức và việc dạy cõu kể của GV lớp 4 - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 2.5.

Kết quả khảo sỏt về nhận thức và việc dạy cõu kể của GV lớp 4 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Kết quả khảo sỏt được chỳng tụi thống kờ vào bảng sau: - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

t.

quả khảo sỏt được chỳng tụi thống kờ vào bảng sau: Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng tổng hợp cho thấy, hầu hết HS đều nhầm lẫn khi phõn loại, nhận diện cõu kể. Chẳng hạn trong trường hợp cõu kể: “Cuối buổi chiều, Huế thường - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng t.

ổng hợp cho thấy, hầu hết HS đều nhầm lẫn khi phõn loại, nhận diện cõu kể. Chẳng hạn trong trường hợp cõu kể: “Cuối buổi chiều, Huế thường Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 3.1: Cỏc bài Luyện từ và cõu cú nội dung về cõu kể trong SGK Tiếng Việt lớp 4 cần sử dụng phương phỏp phõn tớch ngụn ngữ - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 3.1.

Cỏc bài Luyện từ và cõu cú nội dung về cõu kể trong SGK Tiếng Việt lớp 4 cần sử dụng phương phỏp phõn tớch ngụn ngữ Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 3.5: Một số điểm khỏc nhau giữa tổ chức thảo luận nhúm cho dạng bài Hỡnh thành kiến thức mới với dạng bài Luyện tập, thực hành củng cố  - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 3.5.

Một số điểm khỏc nhau giữa tổ chức thảo luận nhúm cho dạng bài Hỡnh thành kiến thức mới với dạng bài Luyện tập, thực hành củng cố Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 3.6: Cỏc bài Luyện từ và cõu cú nội dung về cõu kể trong SGK Tiếng Việt lớp 4 cần sử dụng phương phỏp trũ chơi học tập tiếng Việt - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 3.6.

Cỏc bài Luyện từ và cõu cú nội dung về cõu kể trong SGK Tiếng Việt lớp 4 cần sử dụng phương phỏp trũ chơi học tập tiếng Việt Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 3.7: Chất lượng đầu vào ở lớp đối chứng và lớp thử nghiệm - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 3.7.

Chất lượng đầu vào ở lớp đối chứng và lớp thử nghiệm Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 3.9: Kết quả học tập của HS lớp đối chứng và lớp thử nghiệm - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng 3.9.

Kết quả học tập của HS lớp đối chứng và lớp thử nghiệm Xem tại trang 104 của tài liệu.
Qua bảng 3.9, bảng 3.10 và hỡnh 3.1, ta thấy lớp thử nghiệm cú kết quả lĩnh hội tri thức cao hẳn so với lớp đối chứng - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

ua.

bảng 3.9, bảng 3.10 và hỡnh 3.1, ta thấy lớp thử nghiệm cú kết quả lĩnh hội tri thức cao hẳn so với lớp đối chứng Xem tại trang 105 của tài liệu.
- 1 HS làm trờn bảng phụ. Cả lớp dựng bỳt chỡ làm vào phiếu học tập. - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

1.

HS làm trờn bảng phụ. Cả lớp dựng bỳt chỡ làm vào phiếu học tập Xem tại trang 123 của tài liệu.
- Bảng phụ ghi bài tập 1, 2. - Dạy câu kể cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

Bảng ph.

ụ ghi bài tập 1, 2 Xem tại trang 132 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan