MỤC LỤC
Vì thế, giờ dạy lí thuyết hay luyện tập kĩ năng cần được thực hiện theo tinh thần giao tiếp: kiến thức về từ, câu, dấu câu… phải được rút ra từ sự phân tích các mẫu lời nói; các bài thực hành kĩ năng cần tuân thủ yêu cầu luyện tập theo hệ thống các thao tác của hoạt động nói năng, xây dựng hệ thống bài tập phản ánh cơ chế sản sinh và lĩnh hội lời nói thông qua các tình huống giao tiếp. Rất nhiều lời khuyên đưa ra với GV như: người dạy cần linh hoạt tổ chức được các hình thức và hoạt động dạy học phong phú để người học trực tiếp tham gia thực hành giao tiếp, cần tạo điều kiện cho HS có nhu cầu giao tiếp, làm cho HS muốn và thích được nói, được viết, có tâm thế hào hứng tham gia nói, viết…; làm sao để HS dễ dàng xác định nội dung, mục đích giao tiếp, biết xác định và phân tích đặc điểm của hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp….
Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính chất xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập. Nhiệm vụ của GV là tập cho HS tâm thế để ghi nhớ, hướng dẫn HS thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho HS đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh để HS ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt.
Việc xây dựng nội dung dạy học câu kể ở lớp 4 như vậy là phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm lí.
Việc đưa nội dung dạy học kiểu câu có hình thức không chính danh vào chương trình là một điểm mới của chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4, góp phần làm cho ngữ pháp nhà trường gắn bó khăng khít hơn với ngữ pháp trong đời sống, tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với những kiểu câu có nghĩa hàm ẩn, giúp HS nâng cao hiệu quả giao tiếp, cảm thụ được các văn bản nghệ thuật một cách sâu sắc. Bài tập nhận diện gồm 17/33 bài tập thực hành (tỉ lệ 51.5%), được xây dựng nhằm mục đích giúp HS khắc sâu các kiến thức lí thuyết đã được hình thành trong bài (đối với các bài tập ở mục Luyện tập) và các kiến thức lí thuyết đã được hình thành ở các bài trước (với các bài tập ở kiểu bài Luyện tập thực hành), chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng sử dụng. Hay nói cách khác, loại bài tập này có mục đích giúp HS củng cố kiến thức lí thuyết thay cho việc đưa ra bảng hệ thống những nội dung lí thuyết như các bài ôn tập về câu theo chương trình trước đây. Yêu cầu của bài tập nhận diện là HS dựa vào những quy tắc, những định nghĩa lí thuyết vừa được học để nhận ra các hiện tượng ngôn ngữ đó trên các ngữ liệu mới mà bài tập đưa ra. Bài tập nhận diện về câu kể đa dạng và phong phú như nhận diện kiểu câu kể, nhận diện mục đích nói của câu kể, nhận diện các phương tiện hình thức biểu thị mục đích nói, nhận diện thành phần câu kể, nhận diện về tác dụng của câu kể, nhận diện về tính lịch sự hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp của câu kể. Những nội dung này có khi tổng hợp trong cùng một bài tập. Ví dụ: Bài tập nhận diện kiểu câu kể kết hợp nhận diện thành phần câu kể:. Đọc và trả lời câu hỏi:. Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo. a) Tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn trên. b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm được. c) Xác định vị ngữ của các câu vừa tìm được.
10 43.4 7 29.1 17 36.1 Theo đánh giá của GV, mức độ tích cực hoạt động của HS các trường trung tâm tốt hơn HS các trường vùng ven do những lí do sau: HS các trường trung tâm điều kiện học tập tốt hơn, môi trường giao tiếp đa dạng nên vốn ngôn ngữ của HS phong phú hơn, HS dạn dĩ trong việc trình bày ý kiến cá nhân trước đám đông nên việc diễn đạt trôi chảy, câu cú chặt chẽ, súc tích hơn. Trong quá trình viết câu, HS lớp 4 thường viết câu kể thiếu thành phần (thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ và vị), viết câu kể lặp một cách không cần thiết, cõu kể khụng phõn định rừ thành phần, viết cõu kể khụng rừ nghĩa, sai nghĩa, câu kể không phù hợp với các câu khác trong trong văn bản, câu kể không phù hợp với nhân vật giao tiếp, không phù hợp phong cách…. Thời điểm chúng tôi tiến hành điều tra là thời điểm HS vừa học xong phần câu kể trong chương trình Tiếng Việt hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy rằng, xét về mặt kiến thức, khoảng 90% HS lớp 4 đều nắm được những vấn đề lí thuyết cơ bản về các kiểu câu kể. HS nắm khá vững các kiểu cấu trúc câu kể và các dấu hiệu hình thức cơ bản của từng kiểu câu kể. Các kiểu bài tập nhận diện câu kể được HS tiến hành một cách nhẹ nhàng, thành thạo. Các kiểu bài tập biến đổi cấu trúc để được các câu có mục đích nói khác nhau hoặc đặt các câu kể theo mẫu cũng có 80% HS đạt yêu cầu. Tuy nhiên, HS gặp khó khăn ở việc nhận diện những câu kể mà phương tiện hỡnh thức khụng rừ ràng. Bên cạnh đó, những câu nêu lên sự mời mọc, yêu cầu, mong muốn như. Sự nhầm lẫn của HS, trước hết, có nguyên nhân từ việc GV lớp 4 chưa chú ý đến việc dạy các kiểu câu kể không chính danh - được dùng với mục đích nói của kiểu câu khác cho HS. HS chưa có thói quen đặt các câu kể cần xác định, nhận diện vào ngữ cảnh để xem xét. Đối với các bài tập trắc nghiệm kiểm tra kĩ năng vận dụng thì mức độ giải quyết của HS rất thấp, chỉ 45% HS đạt yêu cầu. HS lúng túng trong việc lựa chọn câu nói phù hợp với tình huống cho trước. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?". Đặc biệt là đối với loại bài tập cho tình huống, yêu cầu HS đặt các câu kể phù hợp, chỉ có 40% HS đặt được các câu kể phù hợp với tình huống đã cho. a) Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường. c) Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội".
Có nghĩa việc dạy câu kể cho HS lớp 4 nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo hình thức câu kể, quy luật hành chức của chúng, từ đó, hình thành cho HS kĩ năng sản sinh các câu kể đúng về mặt ngữ pháp, sử dụng câu kể hay, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với từng tình huống, lời nói sinh động, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. Quán triệt nguyên tắc trên cần xác định mục tiêu cơ bản của từng bài, từng tuần, từ đó, xác định nội dung các kĩ năng cơ bản, cần thiết, trên cơ sở đó mà đề xuất các biện pháp cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến các biện pháp rèn các kĩ năng cơ bản và các biện pháp để bổ sung bài tập còn thiếu trong SGK.
Như vậy, quá trình giải quyết vấn đề cũng chính là quá trình HS lĩnh hội những kiến thức cơ bản về các kiểu câu kể, cấu tạo của các kiểu câu kể, cách sử dụng câu kể vào từng mục đích giao tiếp cụ thể… Chính vì thế, phương pháp dạy học sử dụng tình huống có vấn đề tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia hoạt động, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới và phát triển tư duy sáng tạo cho HS nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và giao tiếp bằng tiếng Việt của HS. - Bước 4: Rút ra bài học (bài Hình thành kiến thức mới), khắc sâu kiến thức (bài Luyện tập, thực hành). Kết thúc thảo luận nhóm, GV có nhiệm vụ tổng kết các ý kiến của HS một cỏch khộo lộo, vừa rỳt ra bài học vừa giải thớch những điểm HS chưa rừ, hiểu sai vấn đề. Kết quả cuối cùng là xâu chuỗi ý kiến, phát hiện của HS về. từng kiểu câu kể, có như vậy mới khuyến khích HS hứng thú học tập, thảo luận. Yêu cầu: Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV phải “theo sát” để động viên tất cả HS trong nhóm đều tham gia thảo luận, khuyến khích HS trình bày kết quả một cách mạch lạc. Bảng 3.5: Một số điểm khác nhau giữa tổ chức thảo luận nhóm cho dạng bài Hình thành kiến thức mới với dạng bài Luyện tập, thực hành củng cố. kiến thức và rèn luyện kĩ năng Bước tiến. Hình thành kiến thức mới Luyện tập, thực hành củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Chia nhóm và. giao nhiệm vụ. - Cần xỏc định rừ mỗi nhiệm vụ sẽ có tác dụng gì trong việc gợi ý, dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới. - Nhiệm vụ nên có tính chất tổng hợp; yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng nào đó. Các nhóm tiến hành thảo luận. Tập trung vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết nhiệm vụ và rút ra bài học về câu kể. Vận dụng những kiến thức đã biết vào giải quyết các bài tập và rèn luyện kĩ năng phân tích cấu tạo câu kể, nhận diện các kiểu câu kể hay sử dụng câu kể vào giao tiếp. Rút ra bài học. Gợi ý HS thông qua trình bày kết quả, tự rút ra bài học mới. Gợi ý HS nhắc lại kiến thức cần củng cố, khắc sâu. Ví dụ 1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ở phần Hình thành kiến thức mới. - Bước 2: Phát phiếu giao việc, HS thảo luận cùng nhau giải quyết các câu hỏi trong phiếu. Đọc các câu sau:. a) Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. Hậu phương thi đua với tiền phương. HỒ CHÍ MINH. b) Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
Chúng tôi đánh giá kết quả học tập của HS (bằng điểm số) theo thang điểm 10, kết quả điểm số chia làm 4 loại:. - Dấu hiệu hình thức và công dụng của câu kể chính danh. - Tác dụng gián tiếp của câu kể, quy tắc đảm bảo phép lịch sự khi sử dụng. HS có kĩ năng:. - Nhận diện câu kể, mục đích nói của câu kể nhanh, đúng. - Đặt câu kể đúng ngữ pháp, sử dụng thành thạo các phương tiện hình thức. - Sử dụng câu kể vào các tình huống phù hợp với các nhân tố giao tiếp, hay, tế nhị. - Sử dụng thành thạo các phương thức, phương tiện giữ phép lịch sự khi nói, viết câu kể. - Dấu hiệu hình thức và công dụng của câu kể chính danh. - Tác dụng gián tiếp của câu kể, quy tắc đảm bảo phép lịch sự khi sử dụng. HS có kĩ năng:. - Nhận diện câu kể, mục đích nói của câu kể nhanh, đúng. - Đặt câu kể đúng ngữ pháp, biết sử dụng các phương tiện hình thức. - Biết sử dụng câu kể vào các tình huống phù hợp với các nhân tố giao tiếp. - Chưa thành thạo trong việc sử dụng các phương thức, phương tiện giữ phép lịch sự khi nói, viết câu kể. - Dấu hiệu hình thức và công dụng của câu kể chính danh. - Tác dụng gián tiếp của câu kể, quy tắc đảm bảo phép lịch sự khi sử dụng. HS có kĩ năng:. - Nhận diện câu kể, mục đích nói của câu kể đúng nhưng chưa nhanh. - Đặt câu kể đúng ngữ pháp, biết sử dụng các phương tiện hình thức nhưng thỉnh thoảng mắc lỗi về thành phần câu kể. - Biết sử dụng câu kể vào các tình huống phù hợp với các nhân tố giao tiếp. - Chưa biết sử dụng các phương thức, phương tiện giữ phép lịch sự khi nói, viết câu kể. - Hiểu được phần nào về dấu hiệu hình thức và công dụng của câu kể chính danh. - Chưa hiểu được tác dụng gián tiếp của câu kể, quy tắc đảm bảo phép lịch sự khi sử dụng. HS có kĩ năng:. - Nhận diện câu kể, mục đích nói của câu kể chưa thành thạo. - Đặt câu kể còn sai ngữ pháp, chưa biết sử dụng phương tiện hình thức. - Chưa biết sử dụng câu kể vào các tình huống phù hợp với các nhân tố giao tiếp. - Không biết sử dụng các phương thức, phương tiện giữ phép lịch sự khi nói, viết câu kể. Ngoài những đánh giá trên, chúng tôi còn sử dụng một số hình thức đánh giá hỗ trợ như: Hứng thú của HS, mức độ chú ý, mức độ hoạt động tích cực của HS trong khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong giờ học câu kể ở lớp 4. - Mức độ 1: Rất tích cực, hứng thú khi GV đưa ra các tình huống giao tiếp lời nói, HS say sưa để tìm cách giải quyết tối ưu nhất. - Mức độ 2: Có tham gia giải quyết các tình huống giao tiếp lời nói nhưng chỉ đưa ra được một vài ý kiến, không thực sự nhiệt tình. - Mức độ 3: Chưa tích cực, tiếp thu và giải quyết các tình huống giao tiếp lời nói một cách thụ động, không chịu suy nghĩ, tỏ ra thờ ơ. Phân tích kết quả thử nghiệm. Sau khi thu thập được các số liệu, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng các phương pháp khác nhau:. a) Phương pháp xử lí về mặt định lượng. - Tính tỉ lệ (%) nhằm mục đích phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm lớp thử nghiệm và nhóm lớp đối chứng. - Điểm trung bình cộng: Là điểm trung bình của tất cả các điểm số mà HS đạt được. Điểm trung bình cộng được tính theo công thức sau:. Xi: Một con điểm bất kì n: Tổng số HS thử nghiệm. Độ lệch chuẩn: là chỉ số thuận lợi nhất của sự biến thiên, ta phải sử dụng cả biến số để tính độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:. X1: Một con điểm bất kì n: Tổng số HS thử nghiệm b) Phương pháp xử lí về mặt định tính.
Trong quá trình dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp, GV cần chú ý xây dựng các biện pháp bảo đảm được mục tiêu môn học, đảm bảo mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động giao tiếp, góp phần tích cực hóa hoạt động học tập môn Tiếng Việt của HS, phù hợp thực tiễn dạy học câu kể ở lớp 4, phù hợp đặc điểm tư duy và trình độ ngôn ngữ của HS lớp 4, đảm bảo tính hấp dẫn. Qua việc tổ chức thử nghiệm sư phạm ở trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy các biện pháp dạy câu kể cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp đề xuất bước đầu đã thu được kết quả, có thể áp dụng vào quá trình dạy học ở tiểu học để nâng cao chất lượng dạy học câu kể ở lớp 4 hiện nay.
Mục đích của trò chơi này nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tạo tình huống có vấn đề để khai thác, hình thành kiến thức mới, ôn luyện kiến thức vừa học, rèn luyện cho HS thói quen dạn dĩ, tự nhiên trước đám đông, tạo tâm thế chủ động, tự tin cho các em. Lần lượt bạn số 1 của nhóm A nêu vế thứ nhất là tên người hoặc vật (vế Ai (con gì, cái gì)?), sau đó chỉ định một bạn bất kì của nhóm B, bạn bên nhóm B có trách nhiệm nói nhanh vế câu thứ hai (làm gì?) để tạo thành một câu kể kiểu Ai làm gì?.