Dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp vừa hướng được học sinh nắm được kiến thức lí thuyết về Tiếng Việt vừa chú ý đến rèn luyện phát triển bốn kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết t
Trang 1CÂU CẦU KHIẾN CHO HỌC SINH LỚP 4
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học:
TS HOÀNG THỊ THANH HUYỀN
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn Tiếng Việt, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Hoàng Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mong được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Trần Thị Diệu Ly
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS Hoàng Thị Thanh Huyền và sự cố gắng của bản thân tôi Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Trong khi nghiên cứu tôi đã
kế thừa các thành quả khoa học, nhà nghiên cứu
Các số liệu, căn cứ, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự cam đoan này
Hà nội, tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Trần Thị Diệu Ly
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc khóa luận 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
1.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Lí thuyết về giao tiếp 8
1.1.2 Lí thuyết về câu cầu khiến 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 32
1.2.1 Nội dung chương trình 32
1.2.2 Thực trạng dạy kiểu câu cầu khiến trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học 34
Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU CẦU KHIẾN CHO HỌC SINH LỚP 4 39
2.1 Hệ thống bài tập cầu khiến trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 39
2.1.1 Thống kê 39
2.1.2 Nhận xét 41
2.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 42
2.2.1 Nguyên tắc giao tiếp 42
2.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình 43
Trang 62.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của
học sinh 44
2.3 Quy trình xây dựng bài tập câu cầu khiến cho học sinh lớp 4 45
2.4 Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến cho học sinh lớp 4 47
2.4.1 Xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp gắn với chủ điểm và ngữ cảnh 47
2.4.2 Xây dựng hệ thống bài tập câu khiến theo quan điểm giao tiếp thông qua phân môn Tập làm văn 49
2.4.3 Xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp thông qua phân môn Tập đọc 50
2.4.4 Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận diện và sử dụng đúng mục đích diễn đạt của câu cầu khiến 51
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 53
3.1 Mục đích thực nghiệm 53
3.2 Đối tượng thực nghiệm 53
3.3 Nội dung thực nghiệm 54
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 7Đất nước ta đang thực hiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong việc đổi mới, con người là khâu đột phá, có tính quyết định Dĩ nhiên trong đó khẳng định vai trò của giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển của tương lai nhân loại, đặc biệt là giáo dục Tiểu học - bậc học nền tảng - nơi ươm mầm
và nuôi dưỡng những tài năng, chủ nhân tương lai của đất nước Ở bậc Tiểu học, các em có hiểu biết, có nền kiến thức vững chắc thì sau này các em mới
có đà phát triển
Ở bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác, Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm nhiều thời lượng và có tính tích hợp cao Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Môn Tiếng Việt còn là cơ sở để các em học các môn học khác Ngoài ra môn học này còn là công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hòa nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các
kĩ năng cơ bản ở Tiểu học Và cũng thông qua đó giáo dục các em tư tưởng,
Trang 82
tình cảm trong sáng, lành mạnh góp phần hình thành những phẩm chất quan trọng của con người để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của hệ thống giáo dục quốc dân
Hiện nay, chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng: dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp Trong dạy học Tiếng Việt, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là phương pháp phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Dạy Tiếng Việt theo định hướng giao tiếp vừa hướng được học sinh nắm được kiến thức lí thuyết về Tiếng Việt vừa chú ý đến rèn luyện phát triển bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong các hoạt động giao tiếp được cụ thể dần Dạy học theo định hướng giao tiếp sẽ tạo được các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ và nhu cầu giao tiếp của học sinh đồng thời góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, nâng cao vốn hiểu biết về Tiếng Việt, văn hóa, xã hội, tự nhiên của Việt Nam và nước ngoài Một trong những số đó phải kể đến những giờ dạy học về câu cầu khiến
Tuy nhiên, trong những giờ dạy lí thuyết về câu cầu khiến, giáo viên thường chú trọng đến việc hình thành cho học sinh khái niệm, cấu tạo của câu cầu khiến mà chưa quan tâm tới việc dạy học sinh kĩ năng sử dụng câu cầu khiến theo đúng mục đích Việc học của học sinh cũng nghiêng về hình thức, chủ yếu là nhận biết cấu tạo của câu cầu khiến mà không chú trọng đến việc
sử dụng câu cầu khiến đúng mục đích giao tiếp Điều này dẫn đến việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học chưa phù hợp, hiệu quả dạy và học chưa cao
Trên thực tế, đã có rất nhiều người dành thời gian để xây dựng hệ thống bài tập câu khiến, nhưng chưa có ai đi sâu vào nghiên cứu bài tập câu khiến theo quan điểm giao tiếp
Trang 93
Xuất từ tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Xây dựng
hệ thống bài tập câu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp"
làm đề tài nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu
Câu Tiếng Việt được phân chia theo nhiều tiêu chí: Theo cấu tạo ngữ pháp, có 4 kiểu: câu đơn, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt; theo mục đích dùng câu, có 4 kiểu: câu kể (câu tường thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán), câu khiến (câu cầu khiến), theo tình thái, có câu khẳng định, câu phủ định… Như thế, câu cầu khiến là một trong 4 kiểu câu phân chia theo mục đích nói
Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến chủ yếu xoay quanh vấn đề "phân loại câu theo mục đích phát ngôn" Đó là việc xác định mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và dấu hiệu hình thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu
Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam, vấn đề hành động ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học Các công trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói chung và hành động cầu khiến nói riêng đã được xem xét từ góc độ ngữ dụng Ngữ dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với người
sử dụng, mục đích sử dụng, cũng tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động giao tiếp mà câu cầu khiến là câu thể hiện hành động tương tác rất rõ
Về mặt lí luận, một số công trình khoa học của các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu các kiểu câu chia theo mục đích nói đã đề cập đến câu cầu
khiến như: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Đại cương ngôn ngữ học - tập 2, phần viết về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu [5], Câu trong Tiếng Việt
Trang 104
của Cao Xuân Hạo - Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tư Hoặc chọn câu cầu khiến làm đối tượng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau: Câu cầu khiến Tiếng Việt của PGS TS Chu Thị Thủy An [2], Ngữ pháp
- ngữ nghĩa của lời cầu khiến Tiếng Việt của PGS TS Đào Thanh Lan [8],
Về mặt dạy học, một số công trình nghiên cứu về câu, các kiểu câu chia
theo mục đích nói như : Câu Tiếng Việt và việc luyện câu cho học sinh Tiểu
học của Nguyễn Quý Thành, Dạy học dấu câu Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học của TS Trần Thị Hiền Lương, cũng đã đề cập đến việc dạy học câu cầu
khiến
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu đến
việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học như: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học (2 tập) của PGS Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Đại học Sư phạm Hà
Nội; Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt (2 tập) của GS.TS Lê
Phương Nga - GS.TS Lê A - TS Lê hữu Tính - TS Đỗ Xuân Thảo - Ths Đặng Kim Nga, Đại học Sư phạm Hà Nội [10],
Tác giả Nguyễn Trí với " Một số vấn đề dạy học theo quan điểm giao
tiếp ở Tiểu học" [25], tác giả Phan Phương Dung và Đặng Kim Nga với " Hoạt động giao tiếp với việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học", công trình
nghiên cứu " Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo quan điểm giao tiếp thông
qua hệ thống bài tập" của Đại học Vinh đã cụ thể hóa quan điểm giao tiếp
vào quá trình dạy học ở Tiểu học
Quan điểm của tác giả Hoàng Trọng Phiến về câu cầu khiến như sau:
So với câu kể và câu hỏi thì câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu
Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu của người nghe đáp lại hành động Do đó câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh
Trang 115
lệnh, cấm đoán và chúc tụng Về dạng thức câu cầu khiến cũng có khẳng định
và phủ định Phương tiện cầu khiến có 3 loại: hư từ, thực từ có nghĩa cầu khiến và ngữ điệu dung như nhau cho mọi ngôi của chủ ngữ Nội dung cầu khiến có 3 loại : mời mọc,yêu cầu; mệnh lệnh, cấm đoán; kêu gọi, chúc tụng.[8, 16]
Cách hiểu câu cầu khiến của Hoàng Trọng Phiến xuất phát từ nội dung
ý nghĩa nên phạm vi câu cầu khiến rộng hơn của Diệp Quang Ban, tỏ ra phù hợp với Tiếng Việt hơn, song việc nghiên cứu còn quá ít ỏi, mới chỉ là những nhận định chưa được chứng minh
Các tài liệu được dẫn ở trên đã đề cập khá nhiều vấn đề xây dựng bài tập Tiếng Việt cho học sinh theo quan điểm giao tiếp nhưng các tác giả chỉ tập chung nghiên cứu sâu về từng mảng kiến thức riêng biệt: cấu tạo của câu cầu khiến, dấu câu Tiếng Việt, việc dạy học câu khiến cho HS theo quan
điểm giao tiếp,… Nhưng vấn đề " Xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp" chưa được nghiên cứu thành
đề tài chuyên sâu và có tính hệ thống Vì vậy đây là một vấn đề mới, cần được nghiên cứu và thử nghiệm cải tiến việc xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến ở lớp 4 theo quan điểm giao tiếp một cách thích hợp nhằm hình thành
và rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh ở Tiểu học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài này là góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học câu cầu khiến, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học vấn đề về câu cầu khiến theo quan điểm
giao tiếp
- Từ đó, đề xuất phương hướng và nội dung xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 4
Trang 126
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết về câu cầu khiến giao tiếp, dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp để làm cơ sở lí luận cho đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 4
- Tiến hành thực nghiệm để thu thập kết quả
4 Đối tượng và phạm nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là hệ thống bài tập câu khiến theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 và thực nghiệm kết quả dạy học về câu khiến Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 4 tại một số trường Tiểu học ở tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: là phương pháp nhằm điều tra thực trạng dạy - học của GV và HS khi tiến hành giải quyết bài tập câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp và các tài liệu có liên quan nhằm xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài
- Phương pháp thống kê - phân loại: là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng Thống kê - phân loại phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: là phương pháp phân tích các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài
Trang 137
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xây dựng hệ thống bài tập câu cầu khiến cho học sinh lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 148
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Lí thuyết về giao tiếp
1.1.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội
để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và để bày tỏ thái độ của bản thân với
thế giới xung quanh
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu đặc biệt thiết yếu với con người Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi có con người và xã hội loài người, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển của con người và xã hội Con người và xã hội không thể thiếu hoạt động giao tiếp Nhờ có hoạt động giao tiếp, con người mới dần trưởng thành
để có được những đặc trưng xã hội và xã hội loài người mới dần hình thành
và phát triển Ðặc điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định, với những phương tiện nhất định và nhằm một mục tiêu nhất định
Giao tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, giữa các thành viên trong cộng đồng (giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể) Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ Con người sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Chính vì vậy mà nhà trường chủ yếu luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.1.2 Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
a Chức năng thông tin
Thông tin bày tỏ cho nhau về hiện thực khách quan Đây là chức năng phổ biến nhất của hoạt động giao tiếp Nhờ nó mà chúng ta biết được cuộc
Trang 159
sống muôn màu, muôn vẻ trên thế gian: tình hình chiến sự ở Irac, trùm khủng
bố IS, thời tiết các vùng trên cả nước,
b Chức năng bộc lộ (chức năng biểu hiện)
Trong giao tiếp, con người không chỉ thông tin cho nhau về hiện thực khách quan mà còn biểu lộ trạng thái tình cảm, cảm xúc, ước nguyện chủ quan của mình
Trạng thái tình cảm có thể được bộc lộ trực tiếp
Ví dụ: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! (Tiếng Việt 4)
Tình cảm, ước nguyện có thể được bộc lộ gián tiếp qua thông tin về một sự kiện bên ngoài ý thức chủ quan của con người
Ví dụ: Người mẹ dẫn người con đi chợ, đi qua hàng đồ chơi đẹp Người con chỉ vào một con búp bê và nói: “ con búp bê này mà được chơi cùng con chắc thích lắm mẹ nhỉ?”
Người mẹ mua con búp bê đó cho người con
Như vậy, câu nói của người con không nhằm tới sự xác tín của người
mẹ về con búp bê mà bộc lộ một ước muốn chủ quan Và người mẹ đã hiểu điều đó
c Chức năng tạo lập và duy trì quan hệ
Tạo lập và duy trì quan hệ là tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội giữa người với người; rất cần thiết cho sự gắn kết cộng đồng
Chẳng hạn những câu hỏi của người Việt kiểu như: " Chị đi chợ về đấy à?," " Bác ăn cơm chưa?", " Bác đi đâu đấy?" không nhằm đến sự trả lời về nội dung hỏi Chúng được dùng với chức năng để tạo lập, duy trì quan hệ xã hội
Với những câu hỏi như vừa nêu, thường có lời đáp: " Vâng, chào bác."
" Vâng, mời anh vào chơi.", " Vâng, chào cô."
d Chức năng giải trí
Giải trí, nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của con người Ta
có thể giải tỏa những mệt mỏi về sức lực, sự căng thẳng về tâm lí bằng nhiều
Trang 1610
cách, trong đó có cách tán chuyện phiếm với nhau Trong giờ ra chơi, bạn có thể nghe nhạc, chơi cờ caro, đánh bài tiến lên, hoặc tán chuyện phiếm với nhau Những câu chuyện phiếm như vậy không hề vô bổ Chúng có thể khiến bạn cười lên, giải tỏa được những căng thẳng về tâm lí
Trên đây là bốn chức năng giao tiếp cơ bản, chúng ta cần nắm vững để tiến hành giao tiếp có hiệu quả Bốn chức năng này cũng là cơ sở để ta đánh
giá những lời nói trong giao tiếp
1.1.1.3 Các nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp là nhân tố tham giao vào các hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động này
a Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào quá trình giao tiếp
Về mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, chúng ta cần lưu ý:
- Trong hội thoại, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm các vai nói và nghe, tạo nên sự cộng tác giao tiếp Những tình huống còn lại (chỉ một người nói, cả hai cùng im lặng, cả hai cùng nói) phản ánh tình trạng không bình thường trong quan hệ giữa hai bên)
- Những đặc điểm về tuổi tác, trình độ hiểu biết, địa vị gia đình, địa vị xã hội, trạng thái tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp đều chi phối hoạt động này
- Trong một cuộc giao tiếp, người nghe có thể vắng mặt, có thể đối diện trực tiếp hoặc gián tiếp;có thể là một người hoặc nhiều người; có thể đối đáp lại hoặc không đối đáp lại Người nói cần biết trình bày lời nói của mình cho phù hợp với các tình huống của vai nghe
b Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn, thời gian mà cuộc giao tiếp diễn ra Người ta thường chia hoàn cảnh giao tiếp thành hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp
Trang 17+ Thời điểm, thời gian, địa điểm giao tiếp
+ Nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, mùi vị,…
+ Trang phục, trang điểm; những yếu tố tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc giao tiếp
Ví dụ: Khi tiến hành kí kết một hợp đồng mua bán ngoại thương (mua bán giữa hai đối tác khác quốc tịch) người ta không thể không quan tâm đến những cơ sở pháp luật của hai quốc gia liên quan đến vụ mua bán
Dạy học trong một phòng kín, không quạt, nắng gắt buổi chiều “ luộc”
cả thầy lẫn trò “ mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày” thì chắc chắn hiệu quả
sẽ không cao cho dù thầy tổ chức giờ học với phương pháp tích cực, sinh động
c Hiện thực được nói tới
Hiện thực được nói tới là những điều được đề cập trong cuộc giao tiếp, tạo nên đề tài, nội dung giao tiếp
Hiện thực được nói tới chi phối việc sử dụng ngôn ngữ và cách truyền tin
d Ngôn ngữ giao tiếp
Ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ được các nhân vật giao tiếp dùng để sản sinh và tiếp nhận ngôn bản
Chẳng hạn, Nam biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga; Hoa biết tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Lào Ngôn ngữ giao tiếp của hai người khi nói chuyện với nhau chỉ có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Nga Nếu Nam nói tiếng Anh còn Hoa nói tiếng Lào thì giao tiếp ngôn ngữ không thực hiện được
Trang 1812
Trong giao tiếp, người nói cần biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với năng lực ngôn ngữ của người nghe Ở Tiểu học, nội dung khoa học không khó đối với người giáo viên, cái khó là ở chỗ diễn đạt như thế nào để học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng
e Mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp
Hầu như cuộc giao tiếp nào cũng có mục đích nhất định Khi mục đích đạt được thì cuộc giao tiếp đạt được kết quả Ngược lại, khi mục đích không đạt được thì cuộc giao tiếp không đạt kết quả
Trong giao tiếp, ta phải biết tổ chức ngôn bản và truyền đạt ngôn bản như thế nào đó để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất
f Kênh truyền tin
Kênh truyền tin là con đường liên lạc giữa người phát tin và người nhận tin Kênh truyền tin có thể là: làn sóng điện, chữ viết, môi trường không khí
Kênh truyền tin cũng chi phối hoạt động giao tiếp Chẳng hạn, khi nói chuyện điện thoại, ta cần chú ý đến thời lượng giao tiếp, gửi điện tín cần chú
ý đến độ dài văn bản, chữ viết trên bảng lớp cần rõ ràng, sạch đẹp, độ lớn của chữ hợp lí để học sinh ngồi cuối lớp đọc được
1.1.1.4 Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt
a Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học
Phương pháp là cách thức nghiên cứu lí luận hoặc thực hành nhằm đạt đến kết quả ứng với mục đích đã vạch ra
Phương pháp dạy học Tiếng việt là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh nhằm giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt văn hóa
Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp:
Trang 1913
Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng
là phương tiện quan trọng nhất của con người
Xuất phát từ mục đích của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Dạy Tiếng Việt trong nhà trường có hai mục đích cơ bản:
Truyền thụ những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, cụ thể là những khái niệm, công thức, quy tắc, cùng những hiểu biết khác nữa về một bộ môn khoa học, đó là Việt ngữ học
Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lí thuyết tiếp thu được trong bộ môn Việt ngữ học vào thực tế hoạt động giao tiếp
Đây là phương pháp dạy học dựa vào những lời nói sinh động, coi trọng việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp thể hiện ở các dạng bài tập tạo câu viết đoạn sử dụng câu trong từng tình huống giao tiếp cụ thể
Ví dụ: Bài tập 3, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 89
Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo)
Dạy Tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh Để thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp cần có môi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp Phương pháp này không chỉ hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, mà còn cung cấp lí thuyết cho học sinh trong chính quá trình giao tiếp Khi vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy học câu cầu khiến, chúng ta đã tận dụng vốn
Trang 20Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp
Bước 2: Phân tích tình huống giúp học sinh định hướng giao tiếp (nói cái gì, với ai, để làm gì, trong hoàn cảnh nào…)
Bước 3: Học sinh tạo lời cụ thể, trình bày hoặc thực hành giao tiếp Bước 4: GV và HS nhận xét, đánh giá
1.1.2 Lí thuyết về câu cầu khiến
1.1.2.1 Quan niệm về câu cầu khiến
Nhìn từ góc độ sử dụng thì câu cầu khiến là loại câu có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp Trong các hành vi ngôn ngữ, câu cầu khiến
là hành vi đặc biệt nhất bởi khi cầu khiến là người nói đã làm ảnh hưởng đến thể diện người nghe Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu cầu khiến
Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm về câu khiến như sau: “ Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu Nó nêu lên
ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động
Do đó, câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động”[14, 288-292]
Trang 2115
Tác giả Bùi Minh Toán quan niệm “ Câu cầu khiến thường được xác định là nêu yêu cầu mệnh lệnh đối với người nghê thực hiện được yêu cầu sai khiến hay khuyên bảo"
Dưới cách nhìn của tác giả Nguyễn Thị Thìn thì “ Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi cầu khiến.”
Về mặt cấu tạo, câu cầu khiến có thể được cấu tạo một cách đơn giản: Dùng một từ hay một cụm từ (chính phụ, đẳng lập, chủ- vị) với một ngữ điệu cầu khiến thích hợp
Ví dụ: Im lặng!
Trong một số trường hợp, câu cầu khiến được cấu tạo bằng cách dùng một số từ ngữ phục vụ cho mục đích cầu khiến:
đừng, chớ, nên, không được, )
Ví dụ: Đừng có nhảy lên boong tàu!
- Dùng các tình thái từ: đi, nào, nhé, thôi,… đặt ở cuối cấu:
Ví dụ: Con học giỏi nhé!
Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
Về mặt nội dung và mục đích, câu cầu khiến có thể biểu hiện những
phương diện sau:
- Thể hiện một mệnh lệnh hoặc một điều ngăn cấm Đây là mức độ cầu khiến cao Vì thế trong câu không chỉ sử dụng ngữ điệu mà còn dùng các phụ
từ, động từ mang ý nghĩa mệnh lệnh hoặc tình thái:
Mẹ cấm con chơi điện tử!
- Thúc giục người nghe hành động:
Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy nói gì nhé!
Trang 2216
Chạy đi! Voi rừng đấy!
- Bày tỏ lời yêu cầu, lời mời hoặc một nguyện vọng:
Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền
- Bày tỏ lời khuyên răn, dỗ dành:
Các cháu nên chia làm ba phần
- Thể hiện lời chúc, điều mong muốn:
Xin thần tha tội cho tôi!
Giống như các loại câu khác, việc xác định mục đích của câu không chỉ dựa vào những đặc điểm trong hình thức cấu tạo của câu, mà còn cần căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng câu, vào mối quan hệ của câu trong một ngữ cảnh, vào mối quan hệ của những người tham gia hoạt động giao tiếp,… Có nhiều câu mang hình thức của câu tường thuật hay câu nghi vấn nhưng lại nhằm mục đích cầu khiến
Ví dụ: Có nín đi không? (Câu nghi vấn nhưng nhằm mục đích thúc giục)
a Các quan điểm nghiên cứu câu cầu khiến:
- Quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống:
Câu cầu khiến là một kiểu câu chia theo mục đích nói, đây là cách phân loại của ngôn ngữ học truyền thống Để làm rõ khái niệm câu cầu khiến chúng
ta không thể không tìm hiểu hệ thống phân loại này
Câu chia theo mục đích nói gồm: Câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán Các loại câu này được phân biệt về mặt nội dung và mang những dấu hiệu hình thức riêng biệt
Ví dụ: Em đi mặc thêm áo (Câu trần thuật)
Em không lạnh à? (Câu hỏi)
Em mặc thêm áo vào đi! (Câu cầu khiến)
Em lạnh quá! (Câu cảm thán)
Trang 2317
Xét về nội dung nói và dấu hiệu hình thức, bốn ví dụ trên thuộc bốn kiểu câu Nhưng thực tế cho thấy, câu hỏi “em không lạnh à?” cũng có thể thực hiện chức năng thúc giục người nghe mặc áo vào Câu cảm thán “em lạnh quá” cũng có thể biểu thị người nói mong muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó (ví dụ: Đóng cửa hoặc lấy giúp áo lạnh…)
Có thể thấy rằng, cách phân chia theo mục đích nói thể hiện cách nhìn truyền thống về câu trong hoạt động Nhưng hoạt động của câu lại mới chỉ được xét trong quan hệ với người nói Câu vẫn chưa được xét trong quan hệ cới các câu trước và sau nó, bị tách khỏi tình huống và không được xét trong quan hệ với đối tượng giao tiếp (người nghe)
- Đặc trưng của câu cầu khiến theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống
Các nhà ngôn ngữ học truyền thống mô tả những đặc trưng của câu cầu khiến như sau:
+ Về mặt hình thức: Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi hình thái Vì vậy, dấu hiệu hình thức thể hiện câu cầu khiến gồm:
Các phụ từ mệnh lệnh: Hãy, đừng, chớ,
Các tình thái từ (cuối câu): Đi, lên, thôi, nào, đã, nhé
Các động từ tình thái: Nên, cần, phải,…
Các động từ có ý nghĩa cầu khiến: Cấm, mời, xin, yêu cầu,…
Các đặc trưng của câu cầu khiến như trên là khá bao quát Nhưng thực
tế, có khi câu cầu khiến không cần người nói phải nói to, nhấn giọng và có những câu không phải chỉ cần nói to, nhấn giọng là thành câu cầu khiến Thực
ra, điều kiện để quy định một phát ngôn có giá trị cầu khiến còn là ngữ cảnh chứ không phải hoàn toàn là ngữ điệu
Nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu hình thức đã nêu sẽ có nhiều câu cầu khiến không được thừa nhận là câu cầu khiến
Trang 2418
Ví dụ: Có câm mồm đi không? (1) [19, 70]
Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? (2) [18,155]
Nếu xét về mặt hình thức thì hai câu (1) và (2) là câu hỏi Nhưng nếu đưa vào ngữ cảnh thì những trường hợp nêu trên sẽ được hiểu là câu cầu khiến Ngữ cảnh của câu (1) là: Vì bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ nghe cách trị bệnh trong khi chúa tàu đã đập tay xuống bàn quát mọi người im lặng và mọi người ai nấy đã nín thít Do đó, Chúa tàu
trừng mắt nhìn bác sĩ và quát: Có câm mồm đi không? Ngữ cảnh của câu (2)
là: Khi đang ở trong Nhà văn hoá có hai bạn cứ say sưa trao đổi với nhau về
bộ phim đang xem làm ảnh hưởng đến người khác, do đó có người bên
cạnh bảo: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?
+ Về mặt nội dung: Có hai xu hướng quan niệm về nội dung câu cầu khiến:
Xu hướng quan niệm rộng: "Câu cầu khiến nhằm mục đích nói lên ý chí của người nói và đòi hỏi mong muốn đối phương thực hiện những điều nói Những điều nêu ra trong câu nói ở đây có thể là: ra trong câu nói" Mong muốn, đòi hỏi người nghe thực hiện một hành động, thể hiện một trạng thái, một phẩm chất
Xu hướng quan niệm hẹp cho rằng: " Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động Do
đó câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động"
Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc xác định nội dung câu cầu khiến
và vấn đề xác định "nội hàm khái niệm câu cầu khiến"
Tác giả Diệp Quan Ban cho rằng: "Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ vả hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu" [8, 15] Vì thế mà các nội dung: khuyên răn, dặn
Trang 25- Quan niệm của ngôn ngữ học hiện đại về câu khiến
+ Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và việc nghiên cứu câu cầu khiến : Theo lí thuyết về hành động ngôn từ thì khi giao tiếp người ta đã thể hiện các hành động bằng ngôn ngữ như hỏi, cầu khiến, cám ơn, xin lỗi,…và để diễn đạt những hành động nhất định, cộng đồng ngôn ngữ quy ước sử dụng những cấu trúc ngôn ngữ nhất định Hành động ngôn từ cầu khiến có thể là đề nghị một yêu cầu thực hiện hoặc không thực hiện do đó nó diễn tả mong muốn của người nói đối với người nghe về hành động trong tương lai
Như vậy, mỗi hành động ngôn từ được quy ước sử dụng những cấu trúc ngôn ngữ nhất định Có những cấu trúc ngôn ngữ chuyên dùng cho hành động cầu khiến, có cấu trúc ngôn ngữ chuyên dùng cho hành động hỏi, lại có những cấu trúc chuyên dùng cho hành động ngôn từ cảm thán hoặc trần thuật
Ví dụ: Cấu trúc ngôn ngữ để biểu đạt hành động cầu khiến thường có
các phụ từ khuyên bảo, ngăn cấm: hãy, đừng, chớ , các động từ phải, nên ; các tình thái từ cuối câu: đi, lên, thôi, nào ; ngữ điệu riêng
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, lời cầu khiến có thể được phân chia theo những tiêu chí khác nhau:
Nếu lấy mục đích phát ngôn làm tiêu chí thì có thể phân lời cầu khiến thành các tiểu loại nhỏ nhất (cấm, yêu cầu, xin phép, mời )
Ví dụ:
Cấm: Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại
Yêu cầu: Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài
Trang 2620
Xin phép: Thưa ba, con xin phép đi học nhóm
Nếu phân chia cách thể hiện lực ngôn trung của mệnh đề cầu khiến chính thì lời cầu khiến bao gồm hai loại cơ bản: lời cầu khiến trực tiếp và lời cầu khiến gián tiếp Với lời cầu khiến trực tiếp, người nói trực tiếp nói ra điều mình nghĩ và ý nghĩa cầu khiến được nhận biết qua bản thân các yếu
tố ngôn ngữ Còn ở hình thức gián tiếp người nói không trực tiếp nói thẳng ra điều mình nghĩ Lúc này ý nghĩa cầu khiến chỉ có thể hiểu được nhờ tính quy ước của cộng đồng trong sử dụng ngôn ngữ hoặc nhờ ngữ cảnh (Vấn đề ngữ cảnh chúng tôi xin trình bày ở mục sau) Chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa lời cầu khiến trực tiếp và lời cầu khiến gián tiếp qua bảng so sánh sau:
Lời cầu khiến trực tiếp
(1) Già ơi! Ta đi thôi!
Lời cầu khiến gián tiếp
(2) Già ơi, về nhà cháu còn xa đấy!
Thường thì cấu trúc đầy đủ của một lời cầu khiến gồm 3 thành phần sau đây:
- Thành phần báo hiệu,thường là một sự gọi ("Cậu ơi!") hoặc một lời hô với ngữ điệu nhất định ("Ê!","Này!")
- Thành phần biểu hiện mệnh đề chính Thành phần này không phụ thuộc vào các thành phần khác với tư cách là một lời cầu khiến
Ví dụ: Già ơi, ta đi thôi kẻo đường về nhà cháu còn xa đấy
- Thành phần bổ trợ Thành phần này nhằm thuyết phục người nghe thực hiện điều được cầu khiến, nó có thể làm giảm mà cũng có thể làm tăng
sự xúc phạm thể diện Sự phát ngôn sẽ có hiệu quả hơn trong trường hợp thành phần bổ trợ làm tăng sự xúc phạm thể diện
Ví dụ: Cậu mở cửa sổ ra cho nó mát mà ngủ
Trang 27b Vấn đề tình thái và việc nghiên cứu câu cầu khiến
Xuất phát từ quan niệm tình thái là một phạm trù cú pháp ngữ nghĩa, ngôn ngữ học hiện đại đã rất quan tâm đến vấn đề tình huống, đặc biệt là tình huống cầu khiến Có thể tóm lược như sau:
- Tình huống cầu khiến có các thành phần cơ bản sau:
+ Chủ thể ý chí (C1) (chủ thể cầu khiến)
+ Chủ thể thực hiện (C2) (chủ thể tiếp nhận)
+ Vị ngữ cầu khiến (hành động cầu khiến)
+Hướng (từ phi hiện thực đến hiện thực, từ hiện tại đến tương lai)
Như vậy, nội dung của tình huống cầu khiến là ý chí xuất phát từ C1 đến C2 và hướng đến sự biến đổi từ phi hiện thực thành hiện thực theo chiều thời gian từ hiện tại đến tương lai Trong tình huống cầu khiến bao gồm sự phản ánh một mối quan hệ nhất định đối với hiện thực, sự hoạt động của người nói hướng đến việc thay đổi thực tế, đến việc thay đổi một hiện thực mới
- Tiền đề của tình huống cầu khiến
Bondarco cho rằng tiền đề của tình huống cầu khiến là sự tồn tại của tình huống hiện thực có trước hành vi của lời cầu khiến Đó là những lý do, nguyên nhân rang buộc khả năng, nhu cầu, long mong muốn, nguyện vọng và
cả lợi ích của hành vi cầu khiến, kết quả của nó
Ví dụ: Nếu có tiền đề của tình huống cầu khiến là: “ Học sinh đang rất
ồn ào trong giờ học” thì sẽ có tình huống là cầu khiến là “Học sinh him lặng!”
Tiền đề của tình huống giao tiếp được xem là yếu tố hoàn cảnh môi trường Và khi nói đến các tiền đề của tình huống cầu khiến người ta chú ý
Trang 2822
đến tính khách quan của sự tình, đến tình huống chủ quan (cảm giác suy ý của người nói như là sự kích thích với người thực hiện) Trong một số trường hợp đặc biệt có sự biến đổi từ phi hiện thực đến hiện thực
Ví dụ: Đi đi!
Với ví dụ này tình huống hiện thực có thể hai trường hợp khác nhau:
a Người đi đang đi thì dừng lại: ý chí truyền đạt ở đây không phải là
“việc đi đi” mà là “việc chú ý tiếp tục đi”
b Người nghe chưa đi: ý truyền đạt là “hãy đi”
Việc nhận thức về tiền đề của tình huống cầu khiến sẽ giúp chúng ta nhìn nhận đúng về vai trò của ngữ cảnh khi phân tích về nội dung cũng như các biểu hiện câu cầu khiến Ngữ cảnh là tiền đề sản sinh ra các phát ngôn cầu khiến, quyết định việc phiên giải, tiếp nhận ý nghĩa của nó
- Tình huống cầu khiến và tình huống lời nói
Bondara cho rằng tình huống cầu khiến và tình huống lời nói có sự gắn
bó với nhau và không đồng nhất Tình huống lời nói sẽ trở thành tình huống cầu khiến khi có các tiêu chí thực tại hóa như:
+ Tình huống hiện tại, hiện thực
+ Các nhân vật (ngôi) biểu thị quan hệ cụ thể với người tham gia giao tiếp Cụ thể sự hiện tại hóa trong hiện thực là các dấu hiệu: tôi, anh, ở đây, bây giờ Đối tượng giao tiếp cụ thể, hình thức giao tiếp trực tiếp (ngôi 1 là ngôi của người nói, ngôi 2 là ngôi của người nhận), thời điểm giao tiếp là hiện tại, cuộc giao tiếp hiện thực đang diễn ra
Bondarco đưa ra kết luận về phương thức ngữ pháp biểu thị tính cầu khiến Ông cho rằng các tiêu chí để nhận diện về mặt hình thức của câu cầu khiến trong sự thống nhất với các đặc trưng về tình thái nội dung là:
Trang 2923
+ Ngôi: ngôi thứ hai tồn tại bên cạnh ngôi thứ nhất không chỉ đơn thuần
là hình thức cơ bản của ngôi mà còn chỉ ra sự tương ứng giữa những người tham gia vào tình huống và những người tham gia vào hành vi lời nói
+ Dạng: câu cầu khiến chỉ có dạng chủ động, không có dạng bị động + Thời: câu cầu khiến gắn với thời hiện tại, không có thời quá khứ
c Các tiêu chí xác định câu cầu khiến tiếng Việt
Tác giả Chu Thị Thủy An [2] có đưa ra một số tiêu chí xác định câu cầu Đó là: khiến có sức thuyết phục
- Một phát ngôn được coi là câu cầu khiến khi có một ngữ cảnh chứa tình huống hiện thực tác động đến khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói và lợi ích của người nói người nghe
Từ khi lí thuyết giao tiếp ra đời, vấn đè ngữ cảnh trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm Sự khác biệt của ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học so với ngôn ngữ học trước đây là sự coi trọng yếu tố ngữ cảnh khi nghiên cứu lời nói, cho rằng lời nói phải được đặt trong ngữ cảnh khi xem xét
Cao Xuân Hạo khẳng định: “ Một phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định kể cả tình huống bên ngoài lẫn tình huống bên trong của quá trình hội thoại (thương gọi là văn cảnh hay ngôn cảnh) [6]
Như vậy, để xác định và phân loại các phát ngôn cầu khiến phải ý đến ngữ cảnh Ngữ cảnh là một mảng hiện thực khách quan bao gồm những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xảy ra trước phát ngôn cầu khiến Nói cách khác đó là tình huống mà câu cầu khiến xuất hiện và cũng là tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng Mỗi phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định Nhưng tình huống xuất hiện câu cầu khiến có những đặc trưng riêng so với tình huống giao tiếp của các loại câu khác Vì vậy, nó là tiêu chí để nhận diện câu cầu khiến tiếng Việt
Trang 3024
Đối với một câu cầu khiến, tình huống xuất hiện của nó phải là một hiện thực chứa những lí do, nguyên nhân rằng buộc, thôi thúc khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói Hiện thực này có thể tác động đến lợi ích của người nói, lợi ích của người nghe
Ví dụ: Trong bài “Người mẹ” Lớp 3 – Tập 1: có câu cầu khiến sau: Hãy trả con cho tôi!
Tình huống xuất hiện câu cầu khiến đó là người mẹ bị bắt mất con, trên đường đi tìm con, bà phải trải qua bao nhiêu khó khan, gian khổ Cuối cùng, khi gặp Thần Chết – là người đã bắt con bà – chính tình mẫu tử, lòng yêu thương vô hạn đối với đứa con và sự nhớ nhung của người con của mình đã là
động lực thôi thúc bà phát ra câu: Hãy trả con cho tôi!
Như đã nói ở trên, khi nói đến tình huống xuất hiện của câu cầu khiến thì phải nói đến hai yếu tố: tình huống khách quan của sự tình và cảm giác suy nghĩ của người nói khi chịu tác động của tình huống khách quan đó Nghĩa là tình huống giao tiếp của một câu cầu khiến có hai mặt khách quan và chủ quan
Như vậy, ngữ cảnh cho phép sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, vì thế ngữ cảnh quyết định việc phiên giải ngữ nghĩa của các câu cầu khiến Để hiểu đúng bản chất của các hành vi cầu khiến được truyền tải trong câu không thể tách khỏi ngữ cảnh của nó khi nghiên cứu Tóm lại, một câu chỉ được gọi
là cầu khiến khi nó xuất hiện trong một ngữ cảnh chứa tình huống cầu khiến
- Một phát ngôn được gọi là câu cầu khiến khi người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của mình đến người nghe Các giáo trình nghiên cứu ngữ pháp theo quan điểm truyền thống khi nói đến đặc điểm giao tiếp của câu cầu khiến tiếng Việt đều nhấn mạnh: câu cầu khiến là loại câu chỉ dùng để giao tiếp trực tiếp, không xuất hiện trong giao tiếp gián tiếp Khi chịu sự thôi thúc của tình huống khách quan thì nội dung ý chí, nguyện
Trang 3125
vọng xuất hiện ở người nói Tuy vậy, nội dung “ý chí” chưa thể biến thành
“nội dung cầu khiến” nếu nội dung ấy chưa được chủ thể cầu khiến trực tiếp truyền đạt đến một người nghe cụ thể Nếu không trực tiếp hướng đến một người nghe thì nội dung ý chí chỉ tồn tại trong một câu trần thuật – trần thuật lại ý nguyện của người nói
Ví dụ: Trong bài: “ Chiếc áo len” Lớp 3 – Tập 1 có đoạn:
Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sang để nói với mẹ: “ con không thích chiếc áo ấy nữa Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em”
Ở ví dụ này, nội dung “ý chí” chưa thể biến thành nội dung “cầu khiến”
vì nội dung ấy chưa được chủ thể cầu khiến (là em gái trong truyện) trực tiếp truyền đạt đến người nghe cụ thể (người mẹ) Do đó, câu “Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em” là câu trần thuật – trần thuật lại ý nguyện của người nói, chứ không phải là một câu cầu khiến
1.1.2.2 Phân biệt câu khiến với câu kể và câu cảm
Các nhà Ngữ pháp học thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản để phân loại câu trong Tiếng Việt, đó là đặc điểm ngữ pháp của câu và mục đích nói (phát ngôn)
Theo nhận xét của Diệp Quang Ban (2000), sự khác biệt giữa các nhà ngữ pháp học truyền thống và nhà ngữ pháp học hiện đại là ở cách nhìn nhận
về vấn đề câu nói chung và những căn cứ để phân loại câu nói riêng Mặc dù cùng dựa vào hai tiêu chí phân loại câu nói trên nhưng các nhà ngữ pháp học truyền thống chủ yếu xem xét mỗi kiểu câu đã được phân loại trong thế cô lập Khác với họ những nhà Ngữ pháp học hiện đại nhìn nhận về câu trong mối quan hệ gắn bó giữa kết học, nghĩa học và dụng học Họ rất chú ý đến mối quan hệ giữa mục đích sử dụng câu với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả của câu trong việc thực hiện các chức năng giao tiếp Từ cách nhìn câu như vậy, một số tác giả đã bổ sung những tiêu chí phân loại câu theo mục đích nói [3]:
Trang 3226
Tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ về việc phân loại câu theo tinh thần của Ngữ pháp học hiện đại là Diệp Quang Ban Trong giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt (2000), ông đã đưa ra hai tiêu chuẩn sau để xem xét những câu được phân chia theo mục đích nói:
- Dựa vào mục đích sử dụng câu (nghĩa là dùng câu để thực hiện hành động nói nào, nhằm đảm nhiệm chức năng nào ?)
- Dựa vào tiêu chuẩn hình thức (nghĩa là dựa vào các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng để nhận diện câu)
- Câu đích thực là những câu mà hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó phù hợp với mục đích nói vốn có của nó Câu đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp
- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của một kiểu câu này nhưng lại được dùng với một mục đích nói khác với mục đích nói vốn có của nó Câu không đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói được dùng theo lối gián tiếp
* Giống nhau
Câu cầu khiến, câu kể, câu cảm giống nhau ở những đặc điểm sau: đều
có chức năng thông báo, thể hiện ở chỗ câu mang nội dung thông tin và thể hiện thái độ, đều tác động đến nhận thức người nghe, đều diễn đạt được ý của người nói
Ba kiểu câu trên đều có cấu trúc ngữ pháp độc lập, thể hiện ở chỗ câu thường có cấu trúc chủ - vị Đều có ngữ điệu kết thúc, đó là dấu hiệu giúp HS nhận biết câu về mặt hình thức Cả ba kiểu câu đều được gắn với một ngữ cảnh nhất định, gắn với hoàn cảnh giao tiếp phù hợp
Trang 3327
Cả ba kiểu câu đều hướng HS học tập ngôn ngữ gắn với những yếu tố ngoài ngôn ngữ như: hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, và các yếu tố cử chỉ, thái độ, điệu bộ…trong khi nói
* Khác nhau:
Các kiểu câu phân chia theo theo mục đích nói có sự khác nhau về nội dung, phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng và hình thức
Về nội dung
- Câu kể (câu trần thuật):
Câu kể là câu dùng để kể, xác nhận (có hay không), mô tả một vật với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó
Ví dụ: Từng cặp bướm trắng, bướm vàng dập dờn bay lượn trên các bụi cây ven đường
Xét về mặt logic: nội dung, ngôn ngữ học truyền thống chia câu kể làm hai loại: câu kể khẳng định và câu kể phủ định
+ Câu kể khẳng định thường nêu lên sự vật, hiện tượng được nhận định
là có tồn tại
Ví dụ: Cả nhà tràn ngập tiếng cười
+ Câu kể phủ định xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của sự vật hiện tượng Nói cách khác, đây là câu tường thuật lại một sự việc nhưng theo hướng phủ định
Ví dụ: Không ai lên tiếng cả
- Câu cảm (câu cảm thán):
Câu cảm dung để biểu thị mức độ tình cảm, thái độ đánh giá của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe
Ví dụ: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp!
- Câu khiến (câu cầu khiến):
Trang 3428
Câu cầu khiến là câu nhằm mục đích nêu lên ý chí của người nói và đòi hỏi, mong muốn người nghe thực hiện những điều nêu ra trong câu nói
Ví dụ: Hãy cố gắng học tập tốt em nhé!
Về phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng
- Câu kể (câu trần thuật)
Phương tiện biểu hiện câu kể thường không chứa các tiểu từ tình thái như à, ôi, nhỉ, nhé,…
- Câu cảm (câu cảm thán)
Câu cảm chứa tình thái từ: ôi chao, ôi, a ha, a…(thông thường là ở đầu câu); câu cảm chứa tiểu từ thay, nhỉ cuối câu; câu cảm chứa các phó từ lạ,
thật, quá, ghê, thế, dường nào, biết mấy, xiết bao, biết bao,…; câu cảm có cấu
trúc đặc biệt, tình thái được biểu đạt bằng khuôn hình câu; câu cảm còn có phương tiện biểu đạt ngữ điệu Giọng điệu của câu cảm thay đổi cho phù hợp với cảm xúc
Ví dụ: A! Cô giáo đến rồi
Thế này thì thật là tốt quá!
- Câu khiến (câu cầu khiến):
Các phụ từ có ý nghĩa cầu khiến: hãy, đừng, chớ,…đứng trước động từ làm vị ngữ; các tiểu từ tình thái có ý ngĩa cầu khiến đi, với, nào, nhé, đã, thôi,
lên,…đứng cuối câu; các động từ tình thái ở trung tâm vị ngữ: cần, phải, nên,…; ngữ điệu của câu cầu khiến là lên giọng và nhấn giọng cuối câu; các
động từ có ý nghĩa gây khiến: cấm, mời, xin, yêu cầu, đề nghị, khuyên,…
Trang 3529
Câu kể có ngữ điệu đi xuống ở cuối câu, trên chữ viết cuối câu có dấu chấm (.)
- Câu cảm (câu cảm thán):
Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than (!)
- Câu khiến (câu cầu khiến):
Về mặt hình thức, câu cầu khiến có những dấu hiệu riêng, biểu thị mục đích cầu khiến
Trên văn bản viết, cuối câu cầu khiến sử dụng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)
1.1.2.3 Phương tiện ngôn ngữ biểu hiện câu cầu khiến trong Tiếng Việt
Phương tiện là hình thức vật chất cụ thể được dùng để biểu hiện ý
nghĩa mà ngữ dụng học gọi là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung Ngữ pháp
truyền thống thường chia ra hai loại: phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp Thuật ngữ “ phương tiện từ vựng” được dùng để chỉ các phương tiện do thực từ đảm nhiệm, còn “phương tiện ngữ pháp” bao gồm các phương tiện không phải do thực từ đảm nhiệm, đó là hư từ, trật tự từ và ngữ điệu Như vậy, khi ý nghĩa cầu khiến của lời trong tiếng Việt được biểu hiện nhờ động
từ (một lớp thực từ), ta sẽ nói ý nghĩa cầu khiến ấy được diễn đạt bằng một
phương tiện từ vựng Hiện nay, các từ hãy, đừng, chớ được coi là vị từ tình
thái bởi chúng có các đặc trưng ngữ pháp của vị từ nhưng chúng là vị từ hư, không phải là vị từ thực (động từ, tính từ) cho nên chúng là phương tiện ngữ
pháp Còn các động từ, thậm chí cả động từ tình thái như nên, cần, phải đều là
những thực từ Chính nét nghĩa thực trong bản thân động từ là tiền đề để có thể biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định Do đó, động từ là phương tiện từ vựng, đề tài này gọi là vị từ
Trang 3630
Câu cầu khiến của Tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh
Các phụ từ mệnh lệnh hay đứng trước vị từ hay gặp là:
- Hãy: có ý nghĩa khẳng định và có sắc thái trung hòa
- Đừng (có, có mà), chớ (có, có mà): có ý nghĩa phủ định và sắc thái
trung hòa, cũng gặp không được ở đây với sắc thái thân mật, suồng sã
Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, thôi, đi thôi, nào,
đi nào: Sắc thái thân mật, suồng sã
Trang 3731
Theo ngôn ngữ học truyền thống, câu cầu khiến là một trong những kiểu câu phân chia theo mục đích nói gồm: câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu khiến
Về mặt hình thức, câu cầu khiến có những dấu hiệu riêng, biểu thị mục đích cầu khiến Phương tiện biểu hiện ý nghĩa cầu khiến trong câu cầu khiến khá đa dạng nên có thể chia câu cầu khiến ra thành các kiểu khác nhau
Tác giả Bùi Thị Kim Tuyến đưa ra một số cách phân chia kiểu câu cầu khiến đó là căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp phân câu cầu khiến ra làm bốn kiểu:
+ Câu mệnh lệnh: xét mặt ngữ nghĩa, nó buộc người khác phải thực hiện điều nó nói ra Còn về mặt cú pháp, câu thường do động từ hoặc từ tổ động từ đảm nhiệm, chủ ngữ trong câu thường bỏ tỉnh lược, câu rất ít sử dụng trợ từ mà nếu dùng thì trợ từ thích hợp là “đi” đặt ở cuối câu, ngữ điệu thường được xướng cao và mạnh
Ví dụ: Bên trái quay!
+ Câu yêu cầu: về ngữ nghĩa, nó đòi hởi làm hoặc không làm một điều
gì đó Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề - thuyết, và thuwongf sử dụng những từ tình thái như: hãy, đừng, chớ, đi, nào,…
Ví dụ: Ông hãy đi khỏi đây
+ Câu khuyên răn: về mặt ngữ nghĩa, nó bảo ban người khác về một điều gì đó Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề - thuyết và thường dùng những động từ tâm lí như: cần, cần phải, nên, phải,…
Ví dụ: Trò không nên liều mình như thế
+ Câu dặn dò: Về ngữ nghĩa, nó nhắc nhở người khác một điều gì đó
Về cú pháp, câu thường có kết cấu đề - thuyết và thường dùng động từ “nhớ”, phụ từ “hả” và những trợ từ “nhé, nghe,nghen,…”
Trang 381.2.1 Nội dung chương trình
Nội dung chương trình lớp 4 nhằm phát triển các kĩ năng đọc viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, trong đó yêu cầu viết hoàn chỉnh một số văn bản, yêu cầu đọc hiểu được đặc biệt coi trọng
Học sinh đã được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng Bên cạnh những bài học thực hành (ở các lớp đầu cấp Tiểu học), các em được học các bài về tri thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách ) Những bài học này cũng không phải là lí thuyết đơn thuần, được tiếp nhận hoàn toàn bằng con đường tư duy trừu tượng, mà chủ yếu vẫn bằng con đường nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đó mới khái quát thành khái niệm
Trang 3933
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt mỗi năm học 35 tuần Nó gồm
8 phân môn Số tiết học trong từng phân môn của các lớp được phân bố trong chương trình khung như sau:
Tổng cộng
Nội dung từng phân môn
Phân môn Tập đọc
Rèn cho HS kĩ năng đọc, nghe và nói Cũng như ở các lớp dưới, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS Tuy nhiên, các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện cũng nhiều hơn
Phân môn Chính tả
Rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc Nhiệm vụ của HS là làm các bài tập chính tả đoạn – bài (nghe - viết hoặc nhớ - viết một đoạn văn hay bài văn
Trang 40Phân môn Luyện từ và câu
Cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết) kĩ năng đọc cho HS Khác với các lớp dưới ở lớp 4 bắt đầu có những tiết học dành riêng để chuẩn bị kiến thức cho HS
Phân môn Kể chuyện
Rèn các kĩ năng nói nghe và đọc Trong giờ kể chuyện ở lớp 4 HS không kể lại những câu chuyện vừa được học trong bài tập đọc như ở lớp 2, 3 nữa mà tập kể những câu chuyện được nghe GV kể trên lớp hoặc được nghe, được đọc, được chứng kiến hoặc tham gia trong đời sống hàng ngày phù hợp với chủ điểm mà các em đang học
Phân môn Tập làm văn
Rèn cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết HS lớp 4 được dạy các kĩ năng kể chuyện và miêu tả đồ vật cây cối, con vật Bên cạnh đó, các em còn được rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi và nâng cao kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn đã được hình thành từ các lớp dưới
1.2.2 Thực trạng dạy kiểu câu cầu khiến trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
1.2.2.1 Nhận thức của giáo viên về dạy học câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp
Thực chất của việc dạy học câu cầu khiến theo quan điểm giao tiếp là
tổ chức các hoạt động học tập – hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong giờ học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) cho HS Do đó dạy học câu cầu khiến phải lấy giao tiếp làm môi trường và phương pháp dạy học (dạy thông qua giao tiếp, bằng giao tiếp), lấy việc phục vụ giao tiếp làm mục