1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5

87 643 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 440 KB
File đính kèm bai-tap-day-nghia-tu-lop-5.rar (63 KB)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1 MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 NỘI DUNG 7 Chư¬¬ơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 7 1.1. Cơ sở lí luận 7 1.1.1. Khái niệm nghĩa của từ 7 1.1.2. Vấn đề dạy nghĩa từ ở tiểu học 10 1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5 15 1.2. Cơ sở thực tiễn 17 1.2.1. Các bài MRVT ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 17 1.2.2. Thực trạng dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5 qua bài MRVT 19 1.2.3. Thực trạng nắm nghĩa từ của học sinh lớp 5 23 1.2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên 25 1.3. Tiểu kết chương 1 27 Chư¬ơng 2: Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT trong SGK Tiếng Việt 5 28 2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài tập dạy nghĩa từ 28 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 28 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 28 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 30 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 30 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 30 2.2. Các bước xây dựng bài tập dạy nghĩa từ 30 2.3. Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 31 2.4. Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ trong sử dụng 50 2.5. Tiểu kết chương 2 54 Chương 3: Dạy học thử nghiệm 55 3.1. Mục đích thử nghiệm 55 3.2. Đối tượng thử nghiệm 55 3.3. Cách thức tiến hành thử nghiệm 55 3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm 55 3.5. Phân tích kết quả thử nghiệm 56 3.5.1. Đánh giá mức độ nắm nghĩa từ của học sinh 56 3.5.2. Hứng thú học tập cuả học sinh 57 3.6. Kết luận từ dạy học thử nghiệm 58 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 63

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THÚY

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY

NGHĨA TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS CHU THỊ THỦY AN

VINH, 2007

Trang 2

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

NỘI DUNG 7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Khái niệm nghĩa của từ 7

1.1.2 Vấn đề dạy nghĩa từ ở tiểu học 10

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Các bài MRVT ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 17

1.2.2 Thực trạng dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5 qua bài MRVT .19

1.2.3 Thực trạng nắm nghĩa từ của học sinh lớp 5 23

1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng trên 25

1.3 Tiểu kết chương 1 27

Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT trong SGK Tiếng Việt 5 28

2.1 Các nguyên tắc xây dựng bài tập dạy nghĩa từ 28

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 28

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 28

Trang 4

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 30 2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 30

Trang 5

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 30

2.2 Các bước xây dựng bài tập dạy nghĩa từ 30

2.3 Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 31

2.4 Hệ thống bài tập dạy nghĩa từ trong sử dụng 50

2.5 Tiểu kết chương 2 54

Chương 3: Dạy học thử nghiệm 55

3.1 Mục đích thử nghiệm 55

3.2 Đối tượng thử nghiệm 55

3.3 Cách thức tiến hành thử nghiệm 55

3.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm 55

3.5 Phân tích kết quả thử nghiệm 56

3.5.1 Đánh giá mức độ nắm nghĩa từ của học sinh 56

3.5.2 Hứng thú học tập cuả học sinh 57

3.6 Kết luận từ dạy học thử nghiệm 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 63

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Xuất phát từ thực trạng dạy nghĩa từ ở trường tiểu học, nhận thấyđược tầm quan trọng của hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5,

chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5".

Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,tôi đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp, tận tình của giáo viên hướng dẫn

Tiến sĩ Chu Thị Thuỷ An, sự quan tâm của các thầy giáo cô giáo trong khoa

Giáo dục tiểu học và sự động viên rất lớn từ gia đình, bạn bè

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và giađình, bạn bè Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới cô

giáo - Tiến sĩ Chu Thị Thuỷ An.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cô giáo và học sinh ở trườngtiểu học Hưng Dũng I (thành phố Vinh), trường tiểu học Sơn Lâm, Sơn Giang(Hương Sơn - Hà Tĩnh)

Do hạn chế về thời gian và lần đầu tiên làm quen với công việc nghiêncứu khoa học nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn

Vinh, tháng 5 năm 2007

Tác giảNguyễn Thị Thuý

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiếng Việt tiểu học là dạy cho HSmột công cụ để giao tiếp và học tập Nhưng để có thể sử dụng tiếng Việt nhưmột công cụ giao tiếp và học tập thì HS phải nắm được nghĩa của từ Vì vậy,việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.Mặt khác, với HS tiểu học, các em học từ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống

và cách hiểu tự nhiên nên vốn từ còn hạn chế Đa số các em chỉ mới nắm đượcmột số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa từ một cách chung chung, chưa đầy

đủ và chưa chính xác Do vậy, cần tiến hành dạy nghĩa từ để qua đó chính xáchóa vốn từ và mở rộng vốn từ cho HS

Nhưng việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học không phải là một việc làmđơn giản Các nhà nghiên cứu từ vựng và phương pháp dạy học từ ngữ trướcđây đã đề xuất một số phương pháp dạy nghĩa từ cho HS tiểu học như: dùngtrực quan, dùng ngữ cảnh, giảng giải…Ở nhà trường tiểu học, hầu hết GV đều

sử dụng những phương pháp truyền thống đó Tuy nhiên, thực tế cho thấy,hiệu quả của việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học vẫn chưa cao Trong giờ Mởrộng vốn từ (MRVT), GV vẫn là người hoạt động chủ yếu, HS vẫn chưa pháthuy được tính tích cực, chủ động Vì thế, việc học về nghĩa của từ, mở rộngvốn từ ngữ vẫn chưa phải là công việc hứng thú đối với HS

Hiện nay, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trungtâm, tích cực hoá hoạt động của HS, việc tổ chức cho HS nắm kiến thức, hìnhthành kĩ năng thông qua các bài tập tiếng Việt rất được chú trọng Trong dạy

từ, những bài tập giải nghĩa từ có tác dụng giúp HS nắm nghĩa từ một cáchchủ động và sâu sắc hơn, hứng thú hơn với việc mở rộng vốn từ Thực tế cũngcho thấy, nếu GV sử dụng bài tập giải nghĩa từ và tổ chức hợp lí thì HS thamgia tích cực vào quá trình học tập và giờ học đạt kết quả cao hơn

Trang 8

Hiện nay, ở tiểu học, bên cạnh những thuận lợi của chương trình TiếngViệt mới, GV và HS gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong việcgiải nghĩa từ Chương trình Tiếng Việt 5 vừa được thực thi trên phạm vi cảnước còn rất mới mẻ với GV và HS Các bài MRVT ở lớp 5 cung cấp mộtvốn từ phong phú, phục vụ cho nhu cầu học tập và giao tiếp của HS, nhưng đaphần là từ Hán Việt Nếu GV không tổ chức tốt giờ học, chỉ sử dụng nhữngphương pháp dạy nghĩa từ truyền thống thì HS khó có thể nắm được nghĩacủa từ, giờ học sẽ trở nên khô khan, nặng nề Có một số GV đã nhận thứcđược tầm quan trọng của việc giải nghĩa từ nhưng do kiến thức về từ vựngchưa sâu và chưa có kĩ năng xây dựng bài tập nên các bài tập giải nghĩa từvẫn chưa phong phú và cách sử dụng còn nhiều hạn chế

Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy cần phải có một hệ thống bàitập giải nghĩa từ cho giờ MRVT ở lớp 5, để giúp GV thuận lợi hơn trong việcdạy nghĩa từ, giúp HS nắm nghĩa từ tốt hơn, sâu sắc hơn, vận dụng vào giaotiếp hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghĩa từ nói riêng vàdạy bài MRVT nói chung

Đây chính là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho học sinh lớp 5”

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề dạy nghĩa từ đã được đề cập đến ở khá nhiều công trình Cácnhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều biện pháp giải nghĩa từ phù hợp với HStiểu học

- Theo các tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tĩnh [20 tr 55-57], khi đã xácđịnh được từ cần giải nghĩa, chúng ta cần có các biện pháp thích hợp để giúp

HS nắm được nghĩa của từ Giải nghĩa từ có mấy cách sau:

+ Dùng vật thực hoặc tranh ảnh (phương pháp trực quan)

+ Dùng yếu tố từ vựng (như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, nghĩa của cácyếu tố trong từ ghép gốc Hán…) để giải nghĩa

Trang 9

+ Giải thích bằng miêu tả lôgic (dùng định nghĩa).

+ Đặt từ trong câu, trong bài… (dùng ngữ cảnh)

Đỗ Hữu Châu [6 tr.276-278] thì cho rằng việc dạy từ không nên chỉ thuhẹp trong giải nghĩa từ, mặc dù đó là việc then chốt Theo ông, cái lõi ngữnghĩa của từ là ý nghĩa biểu niệm, nên giảng nghĩa từ, trước hết, cần phải làmcho HS nắm được các nét nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp với các quan hệgiữa chúng Từ ý nghĩa biểu niệm, GV sẽ hướng dẫn HS phát hiện ra các thànhphần ý nghĩa khác Có những cách giảng nghĩa biểu niệm sau:

+ Giảng nghĩa biểu niệm theo các định nghĩa, khái niệm

+ Giảng nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa và trái nghĩa

+ Giảng nghĩa theo cách mô tả

- Tác giả Nguyễn Đức Tồn [10 tr 122-125] không những đưa raphương pháp dạy nghĩa từ cho HS mà còn đưa ra các phương pháp kiểm trakhả năng hiểu và sử dụng nghĩa từ của HS Ông đã đề xuất một hệ phươngpháp dựa trên hệ phương pháp thực nghiệm tâm lí ngôn ngữ học, đó là:

+ Thực nghiệm gọi tên

+ Thực nghiệm giải thích “X là gì ?”

+ Thực nghiệm về khả năng

+ Thực nghiệm kiểu “cái này được gọi là gì ?”

- Tác giả Lê Phương Nga [8 tr.57- 59] đã trình bày một cách có hệthống 6 biện pháp giải nghĩa từ cho HS tiểu học, đó là: giải nghĩa từ bằng trựcquan, bằng ngữ cảnh, bằng cách so sánh đối chiếu với những từ khác (từ đồngnghĩa, từ trái nghĩa), bằng cách phân tích từ thành từ tố (dùng cho từ HánViệt), bằng cách dùng định nghĩa

Tác giả đã đưa ra biện pháp giải nghĩa từ và cho rằng mỗi biện phápđều có thể xây dựng các dạng bài tập giải nghĩa từ tương ứng để HS tự giảinghĩa Thế nhưng, trong thực tế, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứuviệc xây dựng một hệ thống bài tập giải nghĩa từ để kích thích hứng thú học

Trang 10

tập của HS Luận văn chúng tôi, đi theo xu hướng này, nhằm xây dựng một hệthống bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5.

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là xây dựng hệ thống bài tập dạynghĩa từ cho HS lớp 5 Với hệ thống bài tập này, chúng tôi muốn góp phầngiúp GV tiểu học đổi mới phương pháp dạy nghĩa từ, giúp HS lớp 5 tích cực vàhứng thú hơn trong việc tìm hiểu về nghĩa của từ, mở rộng vốn từ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên chúng tôi xác định đốitượng nghiên cứu là: hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5.Trong khuônkhổ một đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiêncứu là xây dựng bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVT ở sách giáo khoa(SGK) Tiếng Việt 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nêu trên, đề tài đã thực hiện cácnhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan: nghĩa của từ,việc dạy nghĩa từ ở tiểu học, các biện pháp giải nghĩa từ cho HS tiểu học; đặcđiểm tâm sinh lý của HS lứa tuổi lớp 5 với việc nắm nghĩa từ

- Thứ hai, nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: khảo sát các bài MRVT ởSGK Tiếng Việt 5; nghiên cứu thực trạng nắm nghĩa từ, sử dụng bài tập dạynghĩa từ, sử dụng phương pháp giải nghĩa từ của GV dạy lớp 5; nghiên cứu thựctrạng nắm nghĩa từ của HS lớp 5; lý giải nguyên nhân của thực trạng

- Thứ ba, xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho các bài MRVTtheo chủ đề ở SGK Tiếng Việt 5

Trang 11

- Thứ tư, tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi của hệthống bài tập đã xây dựng

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phươngpháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: để nghiên cứu về các khái niệm lý

thuyết có liên quan đến đề tài: nghĩa của từ, dạy nghĩa từ, các biện pháp giảinghĩa từ, đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 5

- Phương pháp quan sát: để nghiên cứu thực trạng dạy và học về nghĩa

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Khái niệm nghĩa của từ

Từ là một đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngữ và trong cuộc sống

Nó chính là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ và là đơn vị quan trọng trực tiếptạo nên câu Từ có một vị trí quan trọng như vậy nhưng để có thể sử dụngđược từ đúng mục đích giao tiếp thì trước hết phải nắm được nghĩa của từ.Vậy nghĩa của từ là gì ?

Hiện nay, khi bàn về khái niệm “nghĩa của từ”, các nhà nghiên cứuđang có nhiều ý kiến khác nhau Nhưng nhìn chung có hai xu hướng quanniệm chủ yếu sau:

- Quan niệm thứ nhất: Xem nghĩa của từ như là một bản thể nào đó.

Theo quan niệm này có tác giả Phan Thiều, Bu-giơ-đốp…Tác giả Phan Thiều[20 tr 20-21] cho rằng: nghĩa của từ là cái mà từ nói lên hoặc chỉ ra

Ví dụ: Với từ “núi”, điều ta cảm nhận đầu tiên là mặt hình thức, đó là

âm ta nghe được nếu từ được dùng khi nói hoặc là chữ n-u-i và dấu sắc mà tađọc được khi viết ra Nhưng nói hoặc viết từ “núi”, mục đích cuối cùng khôngphải để người khác nghe hoặc đọc mà là để người ta hiểu rằng, “núi”, là chỗmặt đất lồi lên cao, có sườn dốc, cao khoảng 200 m trở lên” Đó chính lànghĩa của từ

Theo quan niệm này thì tác giả đã tách hình thức ra khỏi nội dung Nếutách như vậy, ta sẽ không nắm được đầy đủ nghĩa của từ và cũng không thể sửdụng từ một cách linh hoạt trong giao tiếp HS sẽ không thấy được tính nhiềunghĩa và chuyển nghĩa của từ, vì trong từng ngữ cảnh khác nhau, từ có ýnghĩa khác nhau Mặt khác, có những từ không phải chỉ dùng để biểu thị kháiniệm mà còn được dùng để biểu thị các sắc thái tình cảm Nếu theo quan điểmnày, khi dạy nghĩa từ, HS sẽ không nhận thấy nghĩa biểu thái của từ

Trang 13

Ví dụ: Các hư từ: than ôi, trời ơi

Quan niệm này không phù hợp để dạy nghĩa từ ở tiểu học

- Quan niệm thứ 2: Xem nghĩa của từ là sự phản ánh mối quan hệ nào

đó Nghĩa của từ là một hợp thể nhiều thành phần trong đó phản ánh nhiềumối quan hệ giữa hình thức âm thanh của từ vói sự vật (tồn tại trong kháchquan) với khái niệm (tồn tại trong tư duy) với các đơn vị khác (trong hệ thốngngôn ngữ) với người sử dụng Theo quan niệm này, nghĩa của từ không phải

là một khối không phân hóa mà là tập hợp nhiều thành phần ý nghĩa gồm:nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ pháp

+ Nghĩa biểu vật: Là nghĩa gắn liền với sự vật, hiện tượng đựơc từ gọitên Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại trong dạng cáthể: trong thực tế, chúng ta gặp từng chiếc bàn, từng cái cây, từng hoạt động

đi đứng… độc lập với nhau, riêng rẽ với nhau Chúng ta không gặp “loại”bàn, không gặp “loại” cây Thế nhưng, ý nghĩa biểu vật của các từ “bàn”,

“cây” lại là loại sự vật hiện tượng đó

Ví dụ: Nghĩa biểu vật của từ “cá” là biểu tượng chung về lòai động vậtnày, dù là cá mè, cá chim, cá thu… tất cả đều là cá cả

Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính khái quát, nhưng cáchkhái quát không giống nhau Sự khác nhau về mặt này thể hiện ở phạm virộng, hẹp của các loại mà từ biểu thị

Ví dụ: Các vận động mà các từ “đi”, “chạy”, “nhảy”…biểu thị nằmtrong vận động lớn “di chuyển” hoặc “dời chỗ”, bàn, ghế, giường…là loại hẹpnằm trong loại lớn: “đồ đạc”

Mặt khác quan niệm riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các

ý nghĩa biểu vật thành các loại cũng khác nhau Có loại được tạo lập nêntheo sự phân loại lôgic, ít nhiều phù hợp với nhận thức khoa học, như: loại

“dụng cụ” gồm “búa, đục, cưa ”, có loại sự khái quát dựa vào những tiêu

Trang 14

chí rất hình thức, không bản chất, như: “củ”, bao gồm cả rễ (củ khoai lang,

củ khoai sắn…)

Ý nghĩa biểu vật tuy bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khách quan, song

do sự tác động qua lại của các từ khác, do chịu sự khái quát hóa và chịunhững tác động của các quy tắc cấu tạo từ cho nên trở thành sự kiện ngôn ngữchứ không còn là sự kiện ngoài ngôn ngữ nữa

+ Nghĩa biểu niệm: Gắn liền với những đặc trưng, những thuộc tính,những bản chất của sự vật hiện tượng và được trình bày dưới dạng tập hợpmột số nét nghĩa

Ví dụ: “Bàn”: (đồ dùng) (có mặt phẳng được đặt cách mặt nền mộtkhoảng đủ lớn bởi các chân) (bằng nguyên liệu rắn) (dùng để đặt các đồ vật)

“Nói”: (hoạt động) (người) (của miệng) (phát ra các đơn vị dạng ngônngữ âm thanh)

Tập hợp một số nét nghĩa thành nghĩa biểu niệm là một tập hợp có quitắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định

Giữa nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm có mối quan hệ với nhau: sựvật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong tư duythành các khái niệm, được phản ánh vào ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật

và có các ý nghĩa biểu niệm tương ứng Các ý nghĩa biểu niệm một mặt thôngqua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ thực tế khách quan, mặt khác lại liên hệvới khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với sự vật hiện tượng ngoài ngônngữ

+ Nghĩa biểu thái: Là sự phản ánh mối quan hệ giữa từ với người nói(viết), là những nhân tố đánh giá hoặc thể hiện thái độ của người nói (viết)

Ví dụ: Trong câu: “Lan ôm quần áo đi giặt”, từ “ôm” trung hòa sắc thái

về nghĩa, còn trong câu “Cả ngày chỉ ôm lấy cái ti vi”, thì từ “ôm” đã mangthái độ chê trách

Trang 15

Nghĩa biểu thái thể hiện rõ nhất đối với các hư từ: than ôi, trời ơi…

Mặt khác, sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sựvật hiện tượng đã được nhận thức do vậy cùng với tên gọi, các từ đều cónghĩa biểu thái thể hiện cách đánh giá của con người mà có khi chính conngười cũng không biết

Ví dụ: “Núi” gợi ra cái to lớn, cao “Biển” gợi ra cái mênh mông, bao

la “Mặt trời” gợi ra cái chói chang…

Đối với nhân tố cảm xúc cũng vậy, có những từ giúp ta bày tỏ lòng tôntrọng: cao quí, ca ngợi Có những từ gợi cảm giác khoan khoái, dễ chịu: nhẹnhàng, dịu dàng, êm ái

+ Nghĩa ngữ pháp: là những ý nghĩa khái quát, chung cho nhiều từcùng loại

Ví dụ: Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, động từ là những từchỉ hoạt động

Nếu theo quan niệm thứ 2 này thì khi hiểu nghĩa từ cần phải đặt từtrong hoạt động ngôn ngữ, không thể để từ đứng cô lập để hiểu nghĩa mà cầnphải đưa từ vào trong ngữ cảnh hay trong đơn vị ngôn ngữ lớn hơn như: câu,đoạn, bài…

Khi dạy nghĩa từ cho HS tiểu học nếu đặt từ trong từng hoàn cảnhgiao tiếp thì sẽ giúp HS dễ dàng nắm được nghĩa của từ, đặc biệt là nghĩachuyển

Hiện nay các nhà nghiên cứu từ vựng học như: Đỗ Hữu Châu, NguyễnĐức Tồn… và một số nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học từ ngữ như LêPhương Nga đều đi theo quan niệm này Đây cũng là cơ sở lí luận về nghĩacủa từ được dùng để xây dựng chương trình SGK Tiếng Việt mới

Luận văn của chúng tôi cũng dựa trên quan niệm này để nghiên cứunghĩa của từ và xây dựng các bài tập dạy nghĩa từ

1.1.2 Vấn đề dạy nghĩa từ ở tiểu học

1.1.2.1 Quan niệm về nghĩa của từ và dạy nghĩa từ ở tiểu học

Trang 16

Ở tiểu học, nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là

sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tínhchất hay một quá trình) trong nhận thức được ghi lại bằng một tổ hợp âmthanh xác định

Dạy nghĩa từ là một nhiệm vụ then chốt của dạy từ ở tiểu học Nó góp

phần làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể sau:

+ Cung cấp cho HS nghĩa của những từ mới, bổ sung vào vốn từ của

về các lớp từ này

Ví dụ: Bài: Từ đồng nghĩa

Qua phân tích ví dụ HS sẽ nắm được: “Từ đồng nghĩa là những từ cónghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau” Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa củacác thành phần nghĩa của từ (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm…) để phân chiathành 2 loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn (có thể thay thế được tronglời nói) và đồng nghĩa không hoàn toàn (khi dùng phài cân nhắc để lựa chọncho đúng Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần…)

Mối quan hệ giữa nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm được thể hiện rõqua bài “Từ nhiều nghĩa” Chương trình Tiếng Việt 5 cũ đã đưa ra thuật ngữ

Trang 17

“nghĩa đen”, “nghĩa bóng”, cách gọi này không thể hiện được quá trình pháttriển ý nghĩa của từ Chương trình Tiếng Việt 5 đã thay thế bằng hai thuật ngữ

“nghĩa gốc” và “nghĩa chuyển”, cách gọi này giúp HS thấy được mối quan hệgiữa các nét nghĩa (từ nghĩa gốc, các nét nghĩa khác được hình thành trên cơ

sở nghĩa gốc được gọi là nghĩa chuyển) Từ đó đưa ra định nghĩa: “Từ nhiềunghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển”

Ví dụ: Trong hai câu:

a) Đôi mắt của bé mở to

a Các biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học

Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã dựa trên các biện pháp giảinghĩa từ của tác giả Lê Phương Nga để làm cơ sở xây dựng các biện pháp giảinghĩa từ cho HS tiểu học, có 6 biện pháp chủ yếu là:

- Biện pháp 1: Giải nghĩa từ bằng trực quan

Việc sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, tranh ảnh để giảinghĩa từ cho HS hoặc hỗ trợ việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học là một việclàm có tác dụng rõ rệt Thông qua việc quan sát các vật thực, tranh ảnh GVđưa ra, HS dễ dàng nhận thấy các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ Biệnpháp này chủ yếu được dùng để giải nghĩa các từ có tính cụ thể, xác địnhhoặc với những từ HS không thể hiểu bằng ngữ cảnh và cũng không có mộtkinh nghiệm nào liên quan đến từ Biện pháp này thích hợp cho HS đầu cấptiểu học

Trang 18

Ví dụ: Để giải thích từ “quả sầu riêng” cho HS miền Bắc hiểu, GV cóthể cho HS quan sát quả sầu riêng (nếu có) hoặc dùng tranh ảnh về quả sầuriêng

- Biện pháp 2: Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh

Ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩacủa từ, đặc biệt với những từ có nghĩa khái quát, trừu tượng, khó hiểu Vì vậybiện pháp này thường được dùng để giải nghĩa những từ có sắc thái nghĩa tinh

tế, trừu tượng mà ít nhiều đã có sự trải nghiệm của HS trong cuộc sống Mặtkhác, biện pháp ngữ cảnh còn giúp HS dễ dàng thấy được tính nhiều nghĩa vàchuyển nghĩa của từ Vì vậy, nó thường được dùng để giải nghĩa những từ cóquan hệ về nghĩa: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa…

Ví dụ: Để giải nghĩa từ “thoang thoảng” GV đưa ra câu: “Hương hoabưởi thoang thoảng trong gió”

- Biện pháp 3: Giải nghĩa từ bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác

Biện pháp này có thể giúp HS thấy được nghĩa của hai hay nhiều từcùng một lúc Qua so sánh đối chiếu nghĩa của từng từ, nhất là những nétnghĩa riêng, sắc thái riêng của từng từ được bộc lộ khá rõ

Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh với từ “núi”: đồi thấp hơnnúi, sườn đồi thoai thoải hơn sườn núi

- Biện pháp 4: Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa

Có nghĩa là, để giải nghĩa một từ, người ta đưa ra một từ đồng nghĩahoặc từ trái nghĩa với từ đó mà trong đó từ đồng nghĩa (trái nghĩa) với từ cầngiải nghĩa là một từ dễ hiểu, HS đã nắm đựơc nghĩa

Ví dụ: Trái nghĩa với “chăm chỉ” là lừơi biếng

- Biện pháp 5: Giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành từ tố Biện

pháp này thường thích hợp để giải nghĩa từ Hán Việt

Ví dụ: “tâm sự”: “tâm “có nghĩa là lòng, “sự”có nghĩa là nỗi niềm 

“tâm sự” có nghĩa là nỗi lòng

Trang 19

- Biện pháp 6: Giải nghĩa từ bằng cách làm rõ nội dung ý nghĩa từ bằng

một định nghĩa

Ví dụ: “Cô giáo” là người phụ nữ làm nghề dạy học

Biện pháp giải nghĩa này thường được dùng phổ biến nhất và là một cơ

sở quan trọng để xây dựng các dạng bài tập giải nghĩa từ

b Các dạng bài tập giải nghĩa từ ở tiểu học

Dựa trên các biện pháp giải nghĩa từ đó ở tiểu học, có các dạng bài tậpgiải nghĩa từ sau:

- Bài tập giải nghĩa từ bằng trực quan (thường được đề cập ở nội dung

Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ)

Ví dụ 1: Nói tên các loài chim có trong những tranh sau:

(Đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)

(Tiếng Việt 2, tập 1, trang 35)

Ví dụ 2: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các tranh sau:

(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 147)

- Bài tập giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh

Dạng bài tập này thường có các kiểu bài tập như: điền từ, đặt câu…

Ví dụ: Chọn từ “tưng bừng” hay “náo nức” để điền vào chỗ trống chothích hợp:

Ai cũng ….chờ đón tết

Ngoài đường không khí rất…… náo nhiệt

- Bài tập giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 18)

Ví dụ 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “hạnh phúc”

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 146)

- Bài tập giải nghĩa từ bằng định nghĩa

Bài tập này có 3 dạng bài tập chủ yếu sau:

Trang 20

+ Dạng 1: Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng(nối cột A - B, lựa chọn ý…).

Ví dụ 1: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ở cột A:

Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người tham dự theo

phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt

Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một

sự kiện có ý nghĩa

Ví dụ 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình”?

a Trạng thái bình thản

b Trạng thái không có chiến tranh

c Trạng thái hiền hòa, yên ả

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 47)+ Dạng 2: Cho nghĩa của từ, yêu cầu tìm từ

Ví dụ: Khoanh tròn trước từ gần nghĩa với từ: “thảng thốt”:

a Lo sợ

b Lo âu

c Hoảng hốt

+ Dạng 3: Cho từ yêu cầu xác lập nghĩa

Loại này xuất hiện ít hơn nhưng là một dạng bài tập khó

Ví dụ: Em hiểu “dũng cảm” có nghĩa là gì?

Các biện pháp giải nghĩa từ và các bài tập giải nghĩa từ rất phong phú

đa dạng GV phải biết lựa chọn hoặc kết hợp nhiều biện pháp sao cho phù hợpvới việc dạy nghĩa từ cho HS tiểu học

1.1.3 Đặc điểm tâm lí của HS lứa tuổi lớp 5 với việc nắm nghĩa

từ

Trang 21

Việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi

sự phát triển tâm, sinh lí ở từng lứa tuổi Dạy tiếng Việt nói chung, dạy nghĩa

từ nói riêng, chúng ta cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của HS để cónhững phương pháp dạy nghĩa từ thích hợp HS lớp 5 có những biến đổi tolớn về mặt tâm sinh lí và nhận thức, cụ thể:

- Về đặc điểm phát triển ngôn ngữ:

So với HS đầu bậc tiểu học thì ngôn ngữ của HS lớp 5 phong phú hơnnhiều, khả năng nắm ngôn ngữ cũng nhanh hơn (kể cả ngôn ngữ nói và ngônngữ viết) Các em có thể dựa vào kinh nghiệm sống để hiểu nghĩa từ hay có thểlập luận, phán đoán nghĩa của từ (tuy mức độ chưa cao) Điều này giúp các emhiểu được tương đối đầy đủ những gì người khác nói (viết) và diễn đạt chongười khác hiểu cũng ngắn gọn và chính xác hơn nhiều Các em đã biết lựachọn những từ phù hợp với mục đích giao tiếp đồng thời dùng các yếu tố phingôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) để thể hiện rõ hơn điều cần diễn đạt

- Về nhận thức:

Nếu như HS đầu bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) nhận thức của các em cònmang tính cụ thể trực quan, các em dễ nắm được nghĩa của những từ chỉ các

sự vật, hiện tuợng cụ thể thì đến lớp 5, nhận thức lí tính đã bắt đầu phát triển

Vì vậy mà hoạt động học tập của các em cũng như việc nắm nghĩa từ cũngkhác nhiều so với giai đoạn trước Các em đã biết dựa trên các dấu hiệu bảnchất bên trong, và những dấu hiệu chung của hàng loạt sự vật, hiện tượng đểkhái quát thành khái niệm, quy luật của hiện tượng tuy ở mức độ còn thấp Cónghĩa là các em đã có thể nắm được nghĩa biểu niệm hay nghĩa của những từ

có tính chất trừu tượng Điều này thuận lợi cho HS trong việc nắm tính nhiềunghĩa và chuyển nghĩa của từ

- Về ghi nhớ:

Trang 22

Ở lứa tuổi HS lớp 5, ghi nhớ không có chủ định giảm dần và tăng dầnghi nhớ có chủ định Nhờ vậy các em ghi nhớ từ một cách khoa học hơn,logic hơn Từ đó nắm nghĩa từ cũng nhanh hơn, chắc chắn hơn

- Về tư duy:

Dạy từ ngữ ở trường tiểu học có nhiệm vụ phát triển năng lực tư duytrừu tượng cho HS nên việc dạy nghĩa từ cho HS phải được tiến hành từ dễđến khó, từ đơn giản đến phức tạp Quá trình nắm nghĩa từ đồng thời là quátrình HS nắm được các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đốichiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa Mặt khác ở lớp 5, tư duy trừu tượngbước đầu phát triển, thuận lợi hơn cho việc nắm nghĩa từ, đặc biệt là các từtrừu tượng, Hán Việt

- Về hứng thú học tập:

Đối với trẻ em, đặc biệt là HS tiểu học, khi làm một việc gì đó màkhông có hứng thú thì sẽ không thể tập trung chú ý Ngược lại, khi có hứngthú thì các em thường hướng toàn bộ quá trình nhận thức của mình vào đólàm cho sự quan sát, tư duy, suy nghĩ tinh tế hơn, nhớ nhanh và lâu bền hơn.Việc dạy nghĩa từ nói chung và dạy nghĩa từ trong bài MRVT ở lớp 5 chủ yếu

là từ Hán Việt nói riêng là một công việc không đơn giản chút nào Nếu GVkhông biết cách khơi nguồn hứng thú học tập của HS thì giờ sẽ trở nên khôkhan, tẻ nhạt thậm chí là nặng nề với HS và HS sẽ không tham gia tích cực,chủ động trong việc giải nghĩa từ

Như vậy, người GV tiểu học cần phải nắm bắt được những sự thay đổi

về tâm sinh lí đó của HS lớp 5 để có những phương pháp dạy học tiếng Việtnói chung và dạy nghĩa từ nói riêng phù hợp để kích thích được hứng thú họctập của HS và nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học, đặc biệt là trong vấn đềlựa chọn phương pháp dạy nghĩa từ

Đây cũng chính là một cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng hệthống bài tập dạy nghĩa từ

Trang 23

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Các bài MRVT ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5

Ở lớp 5, phân môn Luyện từ và câu gồm 62 tiết, trong đó các bài MRVT chiếm

số lượng nhiều nhất, với 19 tiết được dạy trong 19 bài, gồm 13 chủ đề sau:

7 12 Bảo vệ môi trường

8 13 Bảo vệ môi trường

Trang 24

được mở rộng và hệ thống hoá bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thànhngữ, tục ngữ thông dụng.Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5 cũ, các bài MRVT,chỉ đưa ra một hệ thống bảng từ liên quan đến nội dung, chủ đề bài học, chưa

có căn cứ để lựa chọn từ ngữ và số lượng từ ngữ nên việc chọn từ còn mangtính ngẫu nhiên, võ đoán, chủ quan, gần như áp đặt với GV và HS Vốn từ mởrộng cho HS bị hạn chế Khắc phục được điều này, ở SGK Tiếng Việt mớikiểu bài MRVT đã được xây dựng thành hệ thống các bài tập, gồm các dạngbài tập chủ yếu sau:

Để HS có thể thực hiện các bài tập hệ thống hoá vốn từ và bài tập sửdụng từ thì HS cần phải nắm được nghĩa của những từ liên quan đến chủ đềbài học SGK đã xây dựng khá nhiều bài tập giải nghĩa nhưng như thế vẫnchưa đủ để giúp HS mở rộng vốn từ Mặt khác, hệ thống từ mở rộng cho HS

là hệ thống mở Các từ ngữ trong một chủ đề không có số lượng xác định.Tuỳ theo đặc điểm từng vùng, miền, đặc điểm nhận thức mà vốn từ ngữ tiềmtàng ở mỗi HS là không đồng đều và không hoàn toàn giống nhau Cách xây

Trang 25

dựng chương trình như thế giúp GV chủ động hơn trong việc lựa chọn từ đểdạy nghĩa Theo thống kê của chúng tôi, trong 19 bài MRVT ở SGK TiếngViệt 5, GV cần phải giúp HS nắm được nghĩa của hơn 150 từ và khoảng 40câu thành ngữ, tục ngữ Như thế, mới có thể góp phần mở rộng được một vốn

từ phong phú, thoả mãn nhu cầu học tập và giao tiếp cho HS lớp 5

1.2.2 Thực trạng dạy nghĩa từ cho HS lớp 5 qua bài MRVT

1.2.2.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát đánh giá thực trạng dạy nghĩa từ ở giờ MRVT lớp 5 từ đó xácnhận cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra hệ thống bài tập dạy nghĩa từ nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học bài MRVT lớp 5

1.2.2.2 Đối tượng khảo sát

- GV các trường tiểu học trong thành phố Vinh: 18 người

- GV các trường tiểu học trong huyện Hương Sơn: 18 người

1.2.2.3 Nội dung khảo sát

- Thực trạng nắm nghĩa từ

- Thực trạng sử dụng bài tập dạy nghĩa từ

- Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy nghĩa từ

a Thực trạng nắm nghĩa từ của GV

Để kiểm tra mức độ nắm nghĩa từ của GV (GV), chúng tôi dựa trên kếtquả phiếu điều tra Chúng tôi đã yêu cầu GV thực hiện 5 bài tập trắc nghiệm

về nghĩa từ và thu được kết quả sau: (Xem bảng 1, tr.22)

Dựa vào bảng kết quả trên chúng ta thấy đa số GV nắm nghĩa từ vàthực hiện bài tập tương đối tốt Ở thành phố có 61,1% GV thực hiện đúngđược cả 5 bài tập Ở miền núi, số lượng ít hơn, chiếm 44,4% Số GV thựchiện được 3-4 bài tập ở thành phố và miền núi bằng nhau Tuy nhiên vẫn cònmột số GV do nắm nghĩa từ còn chưa tốt nên thực hiện bài tập còn sai Số GV

Trang 26

thực hiện đúng 1 - 2 bài tập, ở thành phố là 2 người (chiếm 11,1%), ở miềnnúi có tới 5 GV, chiếm 27,8 %

Bảng 1: Mức độ nắm nghĩa từ của GV dạy lớp 5

Mức độ nắm nghĩa từ Thành phố Miền núi

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Số GV thực hiện đúng cả 5 bài tập 11 61,1% 8 44,4%

Số GV thực hiện đúng 3 - 4 bài tập 5 27,8% 5 27,8%

Số GV thực hiện đúng 1 - 2 bài tập 2 11,1% 5 27,8%

Số GV thực hiện sai cả 5 bài tập 0 0% 0 0%

Như vậy, nhiều GV vẫn còn nắm nghĩa từ thiếu chính xác, thực hiệncác bài tập giải nghĩa từ còn sai, đặc biệt là các GV ở miền núi Điều nàycho thấy mức độ nắm nghĩa của GV ở miền núi còn hạn chế hơn so với GV

ở thành phố

b Thực trạng sử dụng bài tập dạy nghĩa từ của GV lớp 5

Qua điều tra, chúng tôi có bảng 2

Khi phân tích chương trình MRVT lớp 5 ta thấy, hệ thống từ trong bài

là hệ thống mở Do vậy GV cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn từ để giảinghĩa cho HS Thế nhưng, bảng điều tra lại cho thấy: Số GV chỉ sử dụng bàitập giải nghĩa từ trong SGK ở thành phố là 44,2%, ở miền núi là 66,6%

Như vậy hầu hết GV chỉ mới sử dụng bài tập trong SGK để giải nghĩa

từ cho HS Nhưng số lượng bài tập giải nghĩa từ trong một bài MRVT thườngchỉ có 1-2 bài tập Nếu chỉ hướng dẫn HS làm bài tập giải nghĩa từ trong SGKthì HS chỉ có thể hiểu thêm 1 - 2 từ mới qua bài học mà thôi Vì vậy, sẽ hạnchế số lượng từ cần mở rộng cho HS Số GV này vẫn chưa nắm được mụcđích xây dựng chương trình SGK nên thực hiện giờ dạy vẫn chưa có hiệu quảcao

Trang 27

Bảng 2: Thực trang sử dụng bài tập dạy nghĩa từ của GV lớp 5

Mức độ sử dụng Thành phố Miền núi

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệChỉ sử dụng bài tập giải nghĩa

Sử dụng bài tập giải nghĩa từ

trong SGK kết hợp giải nghĩa

từ H còn thắc mắc, chưa hiểu

Sử dụng bài tập giải nghĩa từ

trong SGK kết hợp giải nghĩa

từ H còn thắc mắc, chưa hiểu

và những từ sách GV (SGV)

yêu cầu

Một GV ở trường tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) tâm sự:

“Giờ MRVT tôi chỉ hướng dẫn các em lần lượt làm bài tập trong SGK mà

thôi” Đa số các GV này đều ngại phải suy nghĩ, ngại đầu tư cho giờ dạy và

chưa nhận thức được tầm quan trọng của viêc giải nghĩa từ thêm cho HS

Một số GV đã dựa vào đặc điểm nhận thức của HS trong lớp để có biệnpháp giải nghĩa những từ khó khác mà HS chưa hiểu hoặc còn hiểu nghĩa lơ

mơ Số GV này ở thành phố có 33,3%, ở nông thôn 22,3%

Những từ SGV yêu cầu giải nghĩa thường là những từ đa số HS lớp 5còn chưa hiểu nghĩa hoăc hiểu nghĩa chưa chính xác GV cần tham khảo sách

GV để giờ dạy đi đúng mục tiêu nội dung bài học Số GV sử dụng bài tập giảinghĩa từ trong SGK, kết hợp giải nghĩa những từ HS thắc mắc và SGV yêucầu vẫn còn ít Ở thành phố có 22,3%, ở nông thôn số lượng ít hơn, chiếm11,1%

Nhìn chung số GV nắm được mục đích chương trình SGK vẫn còn ítnên hầu hết các GV vẫn còn dựa vào SGK khi giải nghĩa từ cho HS, chưa linh

Trang 28

động trong việc lựa chọn từ ngữ để giải nghĩa cho HS, giúp HS mở rộng thêmvốn từ

c Thực trạng sử dụng phương pháp giải nghĩa từ trong giờ MRVT

Nhìn vào bảng 3, chúng ta thấy, phần lớn GV đã sử dụng phương phápgiảng giải và đặt câu Chúng tôi đã điều tra 18 GV ở thành phố Vinh thì có 15

GV thường sử dụng phương pháp giảng giải (chiếm 83,3%) và 14 GV thường

sử dụng phương pháp đặt câu (chiếm 72,2%)

Bảng 3: Các phương pháp dạy nghĩa từ GV lớp 5 thường sử dụng

Phương pháp thường sử

dụng

Thành phố Miền núi

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệGiảng giải (định nghĩa) 15 83,3% 17 94,4%

Đặt câu (ngữ cảnh) 14 37,8% 13 72,2%Bài tập giải nghĩa từ 3 16,7% 1 5,5%

Do các từ ngữ được mở rộng trong bài MRVT lớp 5 đa phần là từ HánViệt nên phương pháp trực quan ít được sử dụng Ở thành phố, điều kiện cơ

sở vật chất tốt hơn nên có 6 GV khi dạy nghĩa từ dùng phương pháp trựcquan, chiếm 33,3% trong khi ở nông thôn điều kiện cơ sở vật chất hạn chếhơn nên chỉ có 2 người sử dụng, chiếm 11,1 %

Các phương pháp giảng giải (dùng định nghĩa) đặt câu (dùng ngữ cảnh)

và dùng trực quan là các phương pháp truyền thống, giúp HS hiểu được nghĩacủa từ tương đối đầy đủ và sinh động Nhưng HS không được chủ động trongviệc nắm nghĩa Giờ dạy vẫn chủ yếu là GV giảng giải, không phát huy đượctính tích cực chủ động của HS

Trang 29

Một số GV tiểu học tâm sự: “Chúng tôi đã tìm hiểu về phương phápgiải nghĩa từ cho HS bằng bài tập dạy nghĩa từ, nhưng để xây dựng bài tậpnhư thế nào thì chúng tôi chưa biết”

Một số GV khác nói rằng: “Chúng tôi thấy bài tập dạy nghĩa từ giúp HSnắm nghĩa từ một cách chủ động, HS tham gia giờ học rất tích cực, sôi nổi,nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để ngồi suy nghĩ, xây dựng bài tập”

Thực tế điều tra cho thấy, một số GV đã nhận thức được tầm quantrọng của việc dạy nghĩa từ bằng bài tập dạy nghĩa từ Tuy nhiên, GV vẫnchưa thực sự đầu tư cho giờ dạy và chưa mạnh dạn sử dụng phương pháp nàynên hầu hết vẫn chỉ dựa vào các phương pháp dạy nghĩa từ truyền thống nênhiệu quả giờ học chưa cao Số GV xây dựng bài tập dạy nghĩa từ cho HS còn

ít Trong 18 GV ở thành phố thì có 3 người thực hiện phương pháp này Ởmiền núi có 1 GV Hầu hết những GV này đều là GV dạy giỏi

Qua việc dự giờ mở rộng vốn từ của GV các trường tiểu học, chúng tôicũng thấy rằng, nếu GV xây dựng được những bài tập dạy nghĩa từ và biết cách

sử dụng hợp lí thì bài học MRVT có kết quả cao hơn, kích thích được hứng thútìm hiểu nghĩa từ của HS hơn Tuy nhiên, các bài tập dạy nghĩa từ do GV xâydựng vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng về cả hình thức và nội dung,bên cạnh đó cũng chưa có tính hệ thống, vì thế, hiệu quả dạy học chưa cao

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 150 hoc sinh ở khối 5 của trường tiểuhọc Hưng Dũng 1 (TP Vinh), yêu cầu các em thực hiện 10 bài tập giải nghĩa

từ và đã thu được kết quả sau (Xem bảng 4)

Trang 30

Như vậy, chúng ta thấy rằng, số HS thực hiện đúng, đầy đủ đươc 10 bàitập chỉ có 12 HS chiếm 8% Số lượng HS thực hiện được bài tập tương đối tốt(từ 8 - 9 bài tập) là 58% Số HS thực hiện được rất ít bài tập (dưới 5 bài tập)

là 7,3% Từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng, khả năng nắm nghĩa từcủa HS lớp 5 hiện nay tương đối tốt Tuy nhiên, số HS còn chưa hiểu nghĩahoặc hiểu nghĩa từ sai vẫn còn nhiều Điều này đòi hỏi GV cần phải có biệnpháp thích hợp trong dạy nghĩa từ để nâng cao hơn khả năng nắm nghĩa từcủa HS

Bảng 4: Mức độ nắm nghĩa từ của HS lớp 5

Thực hiện được 10 bài tập 12 8%

Thực hiện được 8-9 bài tập 87 58%

Thực hiện được 5-7 bài tâp 40 26,7%

Thực hiện được 0-5 bài tập 11 7,3%

Khi tìm hiểu các phương pháp giải nghĩa từ mà các em HS thích khitìm hiểu nghĩa của một từ mới chúng tôi thu được kết quả ở bảng 5

Qua kết quả điều tra trên, chúng ta thấy hầu hết HS đều mong muốnđược làm những bài tập giải nghĩa từ (62,6%) để tìm hiểu nghĩa của những từmới Các em đều muốn chủ động trong việc nắm nghĩa từ Và thực tế cũngcho thấy, sau khi tự mình hoàn thành xong bài tập giải nghĩa từ, tự mìnhkhám phá ra nghĩa của từ, các em đều hiểu và nắm được nghĩa của từ sâu sắchơn so với khi GV sử dụng những phương pháp giải nghĩa từ truyền thống

Có rất ít HS muốn được ngồi nghe GV giảng giải (18,4%) hay được đặt câu(14%) Phần lớn số HS này học còn yếu và đã quen với lối truyền thụ của GVnên ngại phải suy nghĩ Số HS này nắm nghĩa của từ còn rất lơ mơ, khi yêucầu giải nghĩa chỉ có thể trả lời một cách chung chung…

Trang 31

Qua điều tra hứng thú của HS lớp 5 với các phương pháp dạy nghĩa từcủa GV, chúng tôi có bảng sau:

Bảng 5: Mức độ hứng thú của HS lớp 5 với các phương pháp dạy nghĩa từ

Giảng giải (nêu định nghĩa) 28 18,7%

Hướng dẫn làm bài tập giải nghĩa từ 94 62,6%

HS lớp 5, các em đang có nhu cầu muốn trau dồi thêm ngôn ngữ làmphong phú vốn từ để phục vụ cho học tập và giao tiếp Vì vậy GV cần hướngdẫn các em nắm nghĩa của từ thông qua các bài tập dạy nghĩa từ với nhiềuhình thức khác nhau góp phần nâng cao chất lượng dạy nghĩa từ

1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng trên

Trước hết, phải nói tới nguyên nhân từ phía GV, đó là:

+ Vốn từ của bản thân GV chưa phong phú, nhất là vốn từ Hán Việt

GV chưa có ý thức tích luỹ vốn sống, vốn văn hoá, ngại đọc sách báo, xem từđiển… Do vậy, GV nắm nghĩa từ còn thiếu chính xác, chưa đầy đủ, đặc biệt

là nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ Vì vậy, họ còn gặp nhiều khó khăn, lúngtúng khi dạy nghĩa từ và hướng dẫn HS giải nghĩa từ, làm bài tập dạy nghĩa từchưa đạt hiểu quả cao

Ví dụ: Nhiều GV đã cho rằng, trong câu: “Sống ở đây chúng tôi được

ăn ngon, ngủ ngon nên sức khoẻ tốt hơn nhiều” Từ “ngon” trong "ăn ngon"

và "ngủ ngon"đều là nghĩa gốc

Ví dụ: Một số GV cho rằng, từ “che” trong từ “che mắt” có nghĩa là

“bảo vệ”

Trang 32

+ GV chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy MRVT, thời gian chuẩn bị bàichưa nhiều, đặc biệt là việc dạy nghĩa từ cho HS Hầu hết GV chưa thấy đượctầm quan trọng của việc dạy nghĩa từ cho HS bằng hệ thống bài tập Các GVchỉ mới sử dụng phương pháp giảng giải và đặt câu là chủ yếu khi giải nghĩa

từ nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động học tập của HS, giờ họccòn tẻ nhạt, không gây được hứng thú học tập cho HS Một số GV tuy đãnhận thấy sự cần thiết của bài tập dạy nghĩa từ nhưng do kỹ năng xây dựngbài tập còn hạn chế, chưa được thường xuyên rèn luyện nên các bài tập vẫncòn đơn giản, chưa phong phú

+ Kiểu bài MRVT lớp 5 hiện nay, có nhiều điểm mới nên kinh nghiệm

tổ chức, kinh nghiệm giảng dạy của GV còn hạn chế

- Nguyên nhân từ phía HS:

+ Đối với HSTH, nghĩa của từ thường được hình thành dựa trên kinhnghiệm sống và cách hiểu tự nhiên Do kinh nghiệm sống của HSTH ít ỏi nênvốn từ bị hạn chế Các em có thể đã nghe đến các từ qua quá trình giao tiếpcủa người khác nhưng nghĩa của các từ thì vẫn chưa nắm được đầy đủ vàchưa thấy được tính nhiều nghĩa của từ Các chủ đề trong bài MRVT lớp 5 có

tính trừu tượng (thiên nhiên, hạnh phúc…), từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên

các em nắm nghĩa của từ còn thiếu chính xác

Ví dụ: Khi được yêu cầu tìm từ đồng nghĩa với từ” chung sức” nhiều

HS cho rằng đó là từ “hợp nhất”

Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5, tư duy trừu tượng đã bước đầu pháttriển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Nhìn chung, các em nhanh nhớ nhanhquên, nên nếu GV chỉ giảng giải một cách khô khan thì HS sẽ không nắmđược nghĩa của từ một cách sâu sắc, không gây được hứng thú học tập cho

HS Các em dễ cảm thấy mệt mỏi nên không tập trung vào giờ học được Mặtkhác, có một số HS còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nêu những từ còn chưahiểu nghĩa nên gây khó khăn cho GV trong việc lựa chọn từ để giải nghĩa

Trang 33

Ngoài ra, các đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảinghĩa từ ở trường tiểu học vẫn còn nhỉều hạn chế, ngoài SGK, SGV, các tàiliệu tham khảo, bổ trợ cho GV trong việc dạy nghĩa từ hầu như chưa có Điềunày khiến cho giờ học thiếu sinh động gây khó khăn cho GV trong viêc dạynghĩa từ

1.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1 Từ những kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận về nghĩa của từ, vấn đềdạy nghĩa từ và đặc điểm tâm, sinh lí của HS tiểu học chúng tôi nhận thấyviệc dạy nghĩa từ cho HS lớp 5 là một việc làm rất quan trọng, phù hợp vớinhận thức và nhu cầu tìm hiểu nghĩa từ, làm giàu vốn từ của HS Đây cũng là

cơ sở để chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5

2 Qua thực trạng dạy nghĩa từ ở lớp 5 và mức độ nắm nghĩa từ của HS,chúng tôi thấy:

Hầu hết các GV đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạynghĩa từ cho HS Nhưng do một số GV nắm nghĩa từ còn thiếu chính xác, vàchưa nhận thức được vai trò của hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho HS nên khidạy nghĩa từ vẫn chủ yếu dựa vào các phương pháp truyền thống (giảng giải,đặt câu ), chất lượng của giờ học chưa cao, không kích thích được hứng thúhọc tập của HS

HS tiểu học rất thích được tự mình tìm tòi khám phá Khi hiểu nghĩamột từ mới các em rất thích được làm các bài tập dạy nghĩa từ dưới nhiềuhình thức phong phú khác nhau.Tuy nhiên, khi dạy nghĩa từ, GV sử dụng bàitập giải nghĩa từ vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, nếu có xâydựng thêm thì cũng chỉ là những bài tập đơn điệu, chưa phong phú, đa dạng

về hình thức và nội dung nên chất lượng dạy nghĩa từ chưa được nâng cao

Những thực trạng đó cho thấy, việc xây dựng một hệ thống bài tập đểdạy nghĩa từ cho HS lớp 5 là một việc làm rất quan trọng và cấp thiết

Trang 34

Chương 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY NGHĨA TỪ CHO CÁC BÀI MRVT TRONG SGK TIẾNG VIỆT 5

2.1 CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BÀI TẬP DẠY NGHĨA TỪ

Bài tập dạy nghĩa từ thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc dạy nghĩa

từ ở trường tiểu học Nhưng để xây dựng được một hệ thống bài tập dạy nghĩa

từ đảm bảo tính khoa học, tính khả thi ở tiểu học chúng ta cần phải tuân thủmột số nguyên tắc

Phương pháp dạy học tiếng Việt luôn vận dụng các nguyên tắc của líluận dạy học (bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức, tính sư phạm, tính thựctiễn…) theo đặc trưng riêng của mình Các nguyên tắc này luôn được vậndụng, cụ thể hóa thành những căn cứ để xây dựng chương trình Tiếng Việt,chi phối việc soạn thảo từng bài tập tiếng Việt Đây cũng là cơ sở để chúng tôixây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các bài MRVT được sắp xếp theo một trật tự có hệ thống với từng nộidung, chủ đề bài học phù hợp với từng đơn vị học Vì vậy, khi xây dựng hệthống bài tập dạy nghĩa từ, người xây dựng cũng phải tuân thủ tính hệ thốngcủa nội dung các bài học và nội dung trong từng bài học Những từ trong cùngmột chủ đề phải xây dựng thành một nhóm các bài tập để giúp HS hệ thốnghoá vốn từ dễ dàng hơn

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Yêu cầu về khoa học hay tính đúng đắn của một bài tập dạy nghĩa từnói riêng và bài tập tiếng Việt nói chung là sự vận dụng nguyên tắc khoa họcvào việc xây dựng bài tập Một bài tập dạy nghĩa từ cũng như một bài tậptiếng Việt thường có 2 bộ phận: lệnh bài tập và ngữ liệu Lệnh bài tập là yêu

Trang 35

cầu mà bài tập đưa ra buộc HS phải thực hiện Ngữ liệu là những từ, câu,đoạn văn, bài được đưa ra trong bài tập để HS phân tích, tiếp nhận (nghehoặc đọc) Một bài tập có tính khoa học khi các bộ phận trong bài tập phảiđảm bảo được tính đúng đắn, chính xác, khoa học Vì vậy khi xây dựng bàitập giải nghĩa từ cần chú ý đến lệnh bài tập và ngữ liệu

* Đối với lệnh bài tập:

+ Lệnh bài tập phải đúng, không mơ hồ và phải có đầy đủ dữ kiện

Ví dụ 1: Đặt câu với từ “chạy” có nghĩa là “đưa thức ăn vào miệng” Lệnh bài tập này sai, HS sẽ không thực hiện được vì từ “chạy” không

có nét nghĩa “đưa thức ăn vào miệng”

Ví dụ 2: Xếp các từ cho dưới đây thành 2 nhóm: Đoàn kết, náo động,liên hiệp, náo loạn, liên kết

Lệnh bài tập này chưa đủ dữ kiện, HS không biết sắp xếp các từ trênthành 2 nhóm dựa trên cơ sở nào

+ Ngôn từ “lệnh” bài tập vi phạm chuẩn bài tập, sai văn phạm

Ví dụ: Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”?

Lệnh bài tập này đã sử dụng sai dấu câu Đây là câu mệnh lệnh, phảighi dấu chấm

+ Lệnh bài tập không tương hợp với dữ liệu

Ví dụ: Gạch chân dưới những từ trái nghĩa với “dũng cảm”:

Gan dạ, chăm chỉ, mạnh dạn, cần cù

Bài tập này có “lệnh” không tương hợp với ngữ liệu Lệnh bài tập yêucầu tìm từ trái nghĩa với “dũng cảm” nhưng trong ngữ liệu thì lại không có

* Đối với ngữ liệu:

+ Ngữ liệu phải đảm bảo tính đúng đắn, phản ánh đúng hiện thực

Ví dụ: Xác định nghĩa của từ “chạy” trong câu sau

“Bé hoa đang tập đi nên bé chạy rất nhanh”

Ngữ liệu này không phản ánh đúng hiện thực

Trang 36

Do vậy không nên yêu cầu HS thực hiện vì sẽ khiến HS dễ sử dụng saimục đích giao tiếp

Đó là một số yêu cầu cần lưu ý khi xây dựng lệnh bài tập và chọn ngữliệu

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng một bài tập dạynghĩa từ cho HS Đối với bài tập dạy nghĩa từ cho HS lớp 5 cần phải phù hợpvới trình độ nhận thức và tâm lí lứa tuổi của HS lớp 5 Bài tập phải không quákhó hoặc không quá dễ để tránh làm giảm hứng thú cho HS

Ví dụ 1: Em hiểu "trừu tượng" có nghĩa như thế nào?

Bài tập này là quá khó đối với các em HS lớp 5, các em chưa thể hiểu

và trình bày đầy đủ nghĩa của từ nàyvì nó đòi hỏi mức nhận thức cao hơn

Ví dụ 2: Không nên đưa ra bài tập yêu cầu HS lớp 5 giải nghĩa từ “bố”,

“mẹ” Vì những từ này đã thuộc vào vốn từ của bản thân HS, đã được các emnắm nghĩa từ ở những lớp dưới

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các bài tập dạy nghĩa từ phải góp phần nâng cao chất lượng của giờhọc MRVT ở lớp 5 mà cụ thể là phải giúp HS nắm được đầy đủ chính xácnghĩa của từ Từ đó, HS có thể sử dụng từ để phục vụ nhu cầu giao tiếp vàhọc tập

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các bài tập dạy nghĩa từ phải phù hợp với cơ sở vật chất, điều kiện dạynghĩa từ của nhà trường và kiến thức chung về nghĩa từ của GV tiểu học theođặc điểm từng vùng, miền Đặc biệt là dễ sử dụng và được sử dụng rộng rãi,phổ biến trong thực tiễn dạy học MRVT ở lớp 5

2.2 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI TẬP DẠY NGHĨA TỪ

Trang 37

Hiện nay, một số GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thốngbài tập, nhưng do chưa có kĩ năng xây dựng hoặc đã biết cách xây dựng bàitập nhưng do chưa được rèn luyện nhiều nên các bài tập đưa ra còn đơn giản,chưa phong phú Theo chúng tôi, để xây dựng được một bài tập đảm bảo đầy

đủ các nguyên tắc trên cần tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Lựa chọn từ cần giải nghĩa

Bước 2: Chọn nghĩa thích hợp cho những từ cần giải nghĩa.

Một từ có thể có nhiều nét nghĩa Chúng ta cần lựa chọn những nétnghĩa của từ theo mục đích giải nghĩa Thường đây là những nét nghĩa cơ bảncủa từ phù hợp với trình độ nhận thức của HS tiểu học

Bước 3: Lựa chọn hình thức phù hợp với từ cần giải nghĩa

Hình thức bài tập phải phù hợp với từ cần giải nghĩa Chú ý trong cùngmột bài học cần thay đổi các hình thức bài tập dạy nghĩa từ để tránh sự nhàmchán và giảm sự hứng thú của HS

Ví dụ: Để giúp HS hiểu nghĩa của từ, cần xây dựng những bài tập dạynghĩa từ bằng ngữ cảnh hoặc bằng tình huống giao tiếp

Bước 4: Xây dựng bài tập hoàn chỉnh.

Để xây dựng một bài tập hoàn chỉnh cần tuân thủ những nguyên tắc nêutrên Đặc biệt, lệnh bài tập phải rõ ràng, chính xác Khi đã xây dựng xong bàitập cần kiểm tra lại tính khả thi của bài tập rồi mới sử dụng

Dựa trên những nguyên tắc xây dựng bài tập và quy trình xây dựng nêutrên, chúng tôi đã đề ra một hệ thống bài tập dạy nghĩa từ cho sinh lớp 5

Trang 38

2.3 HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY NGHĨA TỪ CHO CÁC BÀI MRVT TRONG SGK TIẾNG VIỆT 5

Chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ và trình bày theochủ đề các bài MRVT trong SGK Tiếng Việt 5 nhằm giúp GV và HS đượcthuận tiện hơn khi sử dụng

Trang 39

(1) Mở rộng vốn từ: Tổ quốc

Đánh dấu (V) vào ô trước sự lựa chọn của em:

[1] 1 Bài hát chính thức của một nước dùng trong nghi lễ trọng thể, gọi là:

 a.Quốc hiệu  c Quốc ca

 b Quốc kì  d Quốc huy

[2] 2 Cờ tượng trưng cho một nước gọi là:

 a.Quốc hiệu  c Quốc ca

 b Quốc huy  d Quốc kỳ

[3] 3 Huy hiệu tượng trưng cho một nước, gọi là:

 a Quốc hiệu  c Quốc kì

 b Quốc huy  d Quốc ca

[4] 4 Tên gọi chính thức của một nước gọi là:

 a Quốc hiệu  c Quốc khánh

 b Quốc huy  d Quốc ca

[5] 5 Cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước gọi là:

 a Quốc học  c Quốc phòng

 b Quốc ngữ  d Quốc hội

[6] 6 Từ đồng nghĩa với từ “vua” là:

 a Quốc dân  c Quốc phòng

 b Quốc hội  d Quốc vương

[7] 7 “Quốc tế” là gồm một số nước trong một khu vực nhất định.

 a Nhân dân trong một nước

 b Chính sách quan trọng của nhà nước

Trang 40

 c Cơ quan cao nhất của một nước.

 d Tiếng nói chung của một nước

[10] 10 Nối các từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:

Quốc gia Huy hiệu tượng trưng cho một nướcQuốc hội Tên gọi chính thức của một nướcQuốc huy Cờ tượng trưng cho một nướcQuốc hiệu Là nước nhà

Quốc kỳ Cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất [11] 11 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

Vào dịp lễ tết, có rất đông Việt Kiều trở về………để sum họp gia đình

(quê mẹ, quê cha, đất tổ, quê hương)

 a Là những người làm nghề kinh doanh, buôn bán nói chung

 b Là những người làm nghề kinh doanh, buôn bán lớn

 c Là những người làm nghề kinh doanh, buôn bán nhỏ, vừa.[14] 3 Đánh dấu V vào ô trống trước câu trả lời đúng nghĩa của từ “quân nhân”:

 a Là những người làm trong nghề cảnh sát nói chung

 b Là những người làm trong nghề bộ đội nói chung

 c Là những người làm trong nghề công an nói chung

[15] 4 Đánh dấu V vào ô trống trước câu trả lời đúng nghĩa của từ “trí thức”

Ngày đăng: 04/08/2019, 16:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Huệ (995), Tâm lí học tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học tiểu học
2. Chu Thị Thủy An(2000), Lí luận dạy học tiếng Việt và văn học ở tiểu học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học tiếng Việt và văn học ở tiểuhọc
Tác giả: Chu Thị Thủy An
Năm: 2000
3. Đái Xuân Ninh (1987), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của từ tiếng Việt
Tác giả: Đái Xuân Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học xã hội
Năm: 1987
4. Đặng Mạnh Thường (2006), Luyện từ và câu 5, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện từ và câu 5
Tác giả: Đặng Mạnh Thường
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
Năm: 2006
5. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục Hà Nội
Năm: 1999
7. Hoàng Phê (chủ biên)(2000), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển Đà Nẵng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2000
8. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1995), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, tập 2,Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việtở tiểu học, tập 2
Tác giả: Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Năm: 1995
9. Lê Phương Nga (2004),”Những sai phạm cần tránh khi xây dựng bài tập tiếng Việt cho HS tiểu học”, Tạp chí giáo dục, Số 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Những sai phạm cần tránh khi xây dựng bàitập tiếng Việt cho HS tiểu học”
Tác giả: Lê Phương Nga
Năm: 2004
10. Nguyễn Đức Tồn (2003), Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy họctừ ngữ tiếng Việt trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2003
11. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang(1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực, Lương Văn Đang
Nhà XB: Nhàxuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1978
12. Nguyễn Minh Thuyết (2006), Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt 5, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nhàxuất bản giáo dục Hà Nội
Năm: 2006
13. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1978
14. Nguyễn Thị Kim Dung, Hồ Thị Vân Anh (2006), Thực hành luyện từ và câu 5, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành luyện từvà câu 5
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung, Hồ Thị Vân Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004),”Bàn về hệ thống bài tập dạy học Tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp”, Tạp chí Giáo dục, Số 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hệ thống bài tập dạy học TiếngViệt theo nguyên tắc giao tiếp”
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Yến
Năm: 2004
16. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004),”Qui trình tổ chức thực hành các bài giao tiếp trong dạy hội thoại cho HS tiểu học’, Tạp chí Giáo dục, Số 111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui trình tổ chức thực hành các bàigiao tiếp trong dạy hội thoại cho HS tiểu học’
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Yến
Năm: 2004
17. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004),”Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho HS đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp”, Tạp chí Giáo dục, Số 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng bài tập dạy học hội thoạicho HS đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp”
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Yến
Năm: 2004
18. Nguyễn Văn Đạm (1993), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 1993
19. Nguyễn Văn Tu (1985), Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Tu
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học và THCN
Năm: 1985
20. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh (2000), Dạy học từ ngữ ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học từ ngữ ở tiểu học
Tác giả: Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w