* Hình thức: Bánh thuốc sau đông khô phải có hình thức đẹp không bị co ngót, màu vàng nhạt, cấu trúc bánh xốp, mịn.
* Thời gian phân tán lại: Hút chính xác 2 ml nước cất vào mỗi lọ đông khô rồi lắc. Cứ mỗi khoảng 10 giây thì quan sát 1 lần.
* Hình thức cảm quan mẫu sau khi phân tán lại
Là hỗn dịch màu vàng nhạt, không có lắng cặn tinh thể, không có các tiểu phân có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường
* pH: Mẫu sau khi phân tán lại đánh giá theo DĐVN IV. ∆pH = |pHsauđk – pHtrướcđk|.
* Hình thái: Sau khi phân tán lại, tiến hành tương tự mục 2.3.3.1 * KTTP và PDI: Sau khi phân tán lại, tiến hành tương tự mục 2.3.3.1.
* Hàm lượng AMB
Xác định hàm lượng AMB trong hỗn dịch liposome bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV – VIS. Phương pháp đã được thẩm định theo khóa luận trước [4]. - Điều kiện đo:
+ Máy đo quang Hitachi U – 1800 (Nhật Bản). + Cuvet: thạch anh.
+ Bước sóng: 405 nm. + Dung môi: methanol.
- Khoảng nồng độ tuyến tính: 1 – 6 µg/ml - Pha mẫu chuẩn và mẫu thử:
+ Mẫu chuẩn:
Cân khoảng 0,01 g AMB hòa tan bằng methanol trong bình định mức 50 ml, bổ sung methanol đến vạch, thu được dung dịch gốc có nồng độ 200 µg/ml. Hút chính xác một thể tích dung dịch gốc, pha loãng bằng dung môi methanol đến khi thu được dung dịch chuẩn có nồng độ thích hợp.
+ Mẫu thử:
Hút chính xác 1 ml mẫu thử, hòa tan bằng hỗn hợp dung môi methanol:chloroform tỉ lệ 3:1 v/v trong bình định mức 10 ml, bổ sung thể tích đến vạch. Hút chính xác 1 ml dung dịch trên, pha loãng bằng dung môi methanol trong bình định mức 25 ml, bổ sung thể tích đến vạch.
Hàm lượng AMB được xác định bằng công thức: CT = 𝐴𝑡
𝐴𝑐 x mc x k. Trong đó:
CT : nồng độ AMB trong hỗn dịch liposome (mg/ml). At : độ hấp thụ quang của mẫu thử.
Ac : độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn. mc : khối lượng cân của mẫu chuẩn (mg). k : hệ số pha loãng.
* Hiệu suất liposome hóa
Định lượng AMB toàn phần: nồng độ AMB trong hỗn dịch liposome sau phân tán lại. Hút chính xác 1 ml hỗn dịch liposome, pha loãng mẫu như mô tả ở mục “Hàm lượng AMB trong mục 2.3.3.2”. Đo quang mẫu ở bước sóng 405 nm thu được độ hấp thu quang là A1.
Định lượng AMB gắn trong lớp lipid của liposome: Để đánh giá được lượng AMB gắn với lipid cần loại bỏ phần AMB tự do. AMB tự do không tan trong nước ở dạng kết tủa và bị loại đi khi lọc mẫu sau khi phân tán lại qua màng 100 nm. Hỗn dịch thu được sau khi đã loại AMB kết tủa: Hút chính xác 1 ml hỗn dịch liposome, pha loãng mẫu như mô tả ở mục “Hàm lượng AMB trong mục 2.3.3.2”. Tiến hành đo quang mẫu ở bước sóng 405 nm thu được độ hấp thụ quang A2.
- Hiệu suất liposome hóa được xác định bằng công thức: H1 = 𝐴2
𝐴1 x 100%.
* Tỷ lệ dược chất rò rỉ sau đông khô được tính như sau: H2 = 100% - H1
* Độ ẩm: Tiến hành theo phương pháp mất khối lượng do làm khô: - Cân cả lọ đông khô rồi cho vào tủ sấy ở 100oC trong vòng 1 giờ.
- Sau khi sấy, làm nguội lọ tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm có silicagel rồi cân ngay. Sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy so với lần trước đó không được quá 0,5 mg.
- Sau khi sấy lọ đến khối lượng không đổi, rửa sạch lọ, đem sấy khô rồi cân khối lượng lọ để tính toán lượng thuốc có trong lọ ban đầu.