1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng việt cho học sinh lớp 1

76 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 279,5 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Phần A: mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Bớc vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu cho một thiên niên kỷ mới, đất nớc chúng ta bớc vào thời kỳ CNH - HĐH. Đây là một quá trình đầy gian khổ, kéo dài nhiều năm dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất khoa học kỹ thuật, cơ cấu xã hội, thu nhập quốc dân Gần đây trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề mới nh: nền kinh tế tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hớng toàn cầu hoá trong kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những thay đổi đó trên thế giới đã phản ánh vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổi mới t duy trong phát triển và đào tạo. Trung Hoa đã đề ra 5 phơng h- ớng, Pháp đề ra 49 nguyên tắc cụ thể, Hoa Kỳ nêu 10 t tởng chỉ đạo để phát triển giáo dục. Nớc ta đã tiếp thu đổi mới giáo dục theo tinh thần Đại hội VII, Nghị quyết TW IV Khoá VII, Nghị quyết Hội nghị TW II Khoá VIII cũng nh Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. 1.2. Những thay đổi quan trọng trong kinh tế, xã hội, giáo dục dẫn tới những yêu cầu mới trong dạy học tiếng nói chung và dạy học tiếng mẹ đẻ nói riêng. Để tiếng Việt trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cho sự phát triển giáo dục. Việc dạy học tiếng Việt phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ (công cụ của t duy và phơng tiện của giao tiếp), phải chú trọng cả 4 kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết phải hớng vào giao tiếp. Cùng với sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, phơng pháp dạy học tiếng Việt là sự đổi mới về sách giáo khoa Tiếng Việt. Chơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt năm 2000 ra đời thay thế cho tất cả các chơng trình Tiếng Việt ở tiểu học đang tồn tại hiện nay ở nớc ta. Tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 1 Luận văn tốt nghiệp 1.3. Nhng trên thực tế dạy học tiếng Việt theo chơng trình năm 2000, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh - cha tạo đợc môi trờng thuận lợi cho việc giao tiếpcho việc rèn luyện 4 kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt, phát huy quan điểm dạy học tiếng Việt hớng vào hoạt động giao tiếp. Cần phải có những biện pháp cụ thể để tổ chức hoạt động giao tiếp cho học sinh ngay trong giờ học tiếng Việt, giải quyết những khó khăn vớng mắc cho giáo viên tiểu học. Qua tìm hiểu thực trạng dạy học tiếng Việt lớp 1 hiện nay ở các trờng tiểu học chúng tôi nhận thấy vấn đề tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh là một vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên và rất đợc quan tâm hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm đa ra một số biện pháp để tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Nâng cao chất lợng dạy học môn Tiếng Việt theo chơng trình năm 2000. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề dạy học tiếng Việtlớp 1 (chơng trình năm 2000). - Giới thiệu một số biện pháp tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. - Thực nghiệm s phạm. 4. Khách thể và đối tợng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tiếng Việt lớp 1 bậc ở tiểu học. Đối tợng nghiên cứu: Dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 hớng vào hoạt động giao tiếp. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 2 Luận văn tốt nghiệp 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Lớp 1lớp học đầu tiên của bậc học tiểu học, nó giữ vai trò hết sức quan trọng trong bậc học này. Vì vậy, cần đợc đầu t thích đáng, sự quan tâm của các nhà giáo dục, nhà s phạm. Bớc vào lớp 1 các em bắt đầu đợc học các môn khoa học trong đó môn Tiếng Việt là môn quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian nhất - là cơ sở, phơng tiện để có thể học các môn học khác. Do đó, ph- ơng pháp và hình thức tổ chức lớp học là một vấn đề đợc quan tâm hàng đầu. Năm học 2002 - 2003, chơng trình Tiếng Việt năm 2000 đợc đa vào giảng dạy ở tất cả các trờng tiểu học trong cả nớc. Song song với quá trình dạy học tiếng Việt lớp 1 theo chơng trình mới là việc nghiên cứu và biên soạn các tài liệu hớng dẫn dạy học. Bên cạnh những tài liệu mới còn có những tài liệu quý báu khác, đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề dạy học tiếng Việt lớp 1, cụ thể nh: 5.1. Phơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học (tập 1, 2 của tác giả Lê Phơng Nga - Nguyễn Trí, NXB trờng ĐHSP Hà Nội 1995). Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề: - Phần bàn về những vấn đề chung của phơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, vấn đề bài tập đợc nói đến trên phơng diện phơng hớng chung cho tất cả các phân môn Tiếng Việt. - Phần đi sâu vào phơng pháp dạy học cụ thể các phân môn: học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, tập làm văn, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện. 5.2. Phơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học (tập 1, 2) tác giả Lê Ph- ơng Nga - Nguyễn Trí xuất bản 1999. Đây là cuốn sách đợc biên soạn công phu trên cơ sở cuốn Phơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học NXB ĐHSP Hà Nội 1995, phần về những nội dung chung của dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên, vấn đề mà luận văn nghiên cứu cha đợc đề cấp đến một cách độc lập. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 3 Luận văn tốt nghiệp 5.3. Một số tài liệu hớng dẫn dạy học chơng trình Tiếng Việt lớp 1 năm 2000 nh: sách giáo viên, dạy học tiếng Việt lớp 1 của Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tơm. Nội dung chính là: hớng dẫn cách biên soạn giáo án và quy trình lên lớp. 5.4. Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chơng trình mới NXB GD tác giả Nguyễn Trí. Nội dung cuốn sách: - Nghiên cứu môn Tiếng Việt ở tiểu học trên quan điểm giao tiếp. - Đa ra một số lu ý về phơng pháp dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chơng trình mới. - Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chơng trình mới. - Giới thiệu chơng trình dạy tiếng mẹ đẻ của một số nớc trên thế giới. Đây là cuốn sách đề cập nhiều đến việc dạy và học tiếng Việt theo chơng trình mới. Tuy nhiên, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận và những lý thuyết chung cho tất cả các phân môn Tiếng Việt ở bậc học tiểu học, cha đi sâu nghiên cứu vấn đề mà luận văn đề cập. Góp phần vào việc giải quyết những khó khăn của giáo viên tiểu học trong dạy học tiếng Việt theo chơng trình mới - dạy học tiếng Việt hớng vào hoạt động giao tiếp, đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Đây là vấn đề mới có tính cấp thiết. 6. Giả thuyết khoa học. Nếu đa ra đợc những biện pháp để tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 sẽ nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt lớp 1 và tạo đợc môi trờng thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 4 Luận văn tốt nghiệp 7. Phơng pháp nghiên cứu 7.1. Phơng pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Nhằm thu thập thông tin về lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các công trình tài liệu đã công bố. 7.2. Phơng pháp quan sát, điều tra: Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.3. Phơng pháp thống kê: Nhằm sử lý các số liệu thu đợc từ thực nghiệm s phạm. 7.4. Phơng pháp thực nghiệm: Nhằm đánh giá kết quả của việc sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. 8. Bố cục của luận văn. Phần A: Mở đầu Phần B: Nội dung Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chơng II: Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Chơng II: Thực nghiệm s phạm và kết quả thực nghiệm. Phần C: Kết luận * Phụ lục Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 5 Luận văn tốt nghiệp Phần B: nội dung Chơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn I. Cơ sở lý luận. I.1. Khái niệm giao tiếphoạt động giao tiếp. I.1.1. Giao tiếp là gì ? Theo tâm lý học, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa ngời với ngời thông qua đó con ngời trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ ngời - ngời, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. I.1.2. Giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài ngời, có nhiều phơng tiện giao tiếp trong đó ngôn ngữ là phơng tiện quan trọng nhất, cơ bản nhất. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau, dùng ngôn ngữ để bày tỏ t tởng, tình cảm, trao đổi ý kiến, những hiểu biết, nhận xét về xã hội, con ngời, thiên nhiên Mỗi cuộc giao tiếp tối thiểu phải có hai ngời và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định. Giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu tác động đến ngời nghe (ngời nhận) nhằm làm thay đổi nhận thức, quan niệm, ý chí của họ. Có nhiều yếu tố giữa hai ngời này ảnh hởng đến kết quả giao tiếp: Trình độ và nghệ thuật nói năng của ngời nói, quan hệ (thân hay sơ, gần hay xa ) giữa ngời nói và ngời nghe. I.1.3. Hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngời với con ngời nhằm thông báo cho nhau, trao đổi với nhau những tin tức hoặc bộc lộ với nhau niềm vui, nỗi buồn nào đó bằng các hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 6 Luận văn tốt nghiệp giao tiếp đợc thực hiện nhờ phơng tiện cơ bản là ngôn ngữ, ngoài ra còn có các phơng tiện phụ trợ khác: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt Có những nhân tố nào tham gia vào hoạt động giao tiếp ? Ngời ta thờng nhắc đến các nhân tố sau đây: - Đích giao tiếp: Mỗi cuộc giao tiếp đều có đích giao tiếp, đều nhằm trả lời câu hỏi: Cuộc giao tiếp này nhằm mục đích gì ? Chính đích của cuộc giao tiếp sẽ quyết định toàn bộ diễn biến của cuộc giao tiếp. - Nhân vật giao tiếp: Đây là những ngời tham gia vào cuộc giao tiếp. Có thể chia họ thành hai nhân vật: ngời nói (ngời viết hoặc ngời nói theo lý thuyết thông tin là ngời phát) và ngời nghe (ngời đọc hoặc ngời nghe theo lý thuyết thông tin là ngời nhận). Trong hai đối tợng này, thờng ngời nói, ngời phát chi phối diễn biến của cuộc giao tiếp. - Hiện thực đợc nói tới tạo nên đề tài, chủ đề của các cuộc nói chuyện. - Hoàn cảnh giao tiếp: Cuộc giao tiếp nào cũng đợc diễn ra trong một bối cảnh cụ thể. Có hoàn cảnh rộng (bao gồm hoàn cảnh xã hội, kinh tế, môi tr- ờng văn hoá, phong tục tập quán ), có hoàn cảnh hẹp (địa điểm, thời gian, không gian ). Hoàn cảnh có ảnh hởng rất lớn đến cuộc giao tiếp. - Ngôn ngữ đợc sử dụng: Ngôn ngữ là công cụ, phơng tiện để hai bên tiến hành giao tiếp. Cuộc giao tiếp chỉ thực hiện đợc khi cả hai bên cùng sử dụng chung một ngôn ngữ. Chính năng lực dùng ngôn ngữ để giao tiếp ảnh h- ởng rất lớn đến kết quả giao tiếp. Con ngời dùng cả hai dạng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) để giao tiếp. Do đó, cần sử dụng cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. - Ngôn bản: là sản phẩm của lời nói đợc tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nhằm đạt đến mục đích giao tiếp. - Hoạt động giao tiếp gồm những mặt nào ? Mỗi cuộc giao tiếp đều gồm hai hoạt động: Hoạt động tạo lập (hoặc sản sinh) lời nói, hoạt động tiếp nhận (hoặc lĩnh hội lời nói). Mỗi hoạt động lại liên quan đến một số kỹ năng. Hoạt Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 7 Luận văn tốt nghiệp động sản sinh lời nói sử dụng kỹ năng nói và viết, hoạt động tiếp nhận lời nói sử dụng kỹ năng nghe và đọc. I.2. Đặc điểm hoạt động giao tiếp của học sinh lớp 1. Tâm lý học đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Vốn từ, vốn ngữ pháp đợc tăng lên nhanh nhờ các em đợc học nhiều môn, diện tiếp xúc ngày càng rộng, cách diễn đạt cũng ngày càng phong phú. Tuy nhiên, học sinh tiểu học còn mắc nhiều lỗi phát âm, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả và thờng lúng túng khi trình bày bài nói, bài viết. - Tâm lý học và tâm lý ngôn ngữ học khẳng định: Trẻ em trớc tuổi đến trờng đã có vốn tiếng mẹ đẻ đợc tích luỹ một cách tự phát trong sinh hoạt ở gia đình, vờn trẻ, lớp mẫu giáo Các em mang vốn ấy để tiếp tục học Tiếng Việttrờng phổ thông là các em mang cả những tri thức sơ giản về tiếng mẹ đẻ cùng những yếu tố tự nhiên, không tích cực do thói quen hoặc tập quán của địa phơng mình trong phát ngôn. Điều đó có nghĩa là học sinh ngời Việt trớc khi đến tr- ờng đã có một số lợng từ, một số kiểu câu, một số quy tắc giao tiếp Tuy nhiên học sinh tiểu học, do đặc điểm của tâm sinh lý của lứa tuổi nên các em thờng rất hồn nhiên khi giao tiếp, đối với các em nghĩ và nói là một, không chú ý đến thái độ của ngời nghe, lôgic, quy tắc giao tiếp. Vì vậy, trẻ th- ờng gặp khó khăn, lúng túng khi tham gia một hoạt động giao tiếp có yêu cầu về nội dung, mục đích cũng nh cách thức giao tiếp. Mặt khác, một số học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn trong việc phát âm, lựa chọn từ và dùng từ, khả năng tiếp nhận, phân tích xử lý thông tin. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt. Nhìn chung, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết của các em cha đạt đến mức thuần thục, còn nhiều hạn chế từ phát âm đến vốn từ, vốn cú pháp, từ việc giao tiếp trong gia đình mở rộng ra đến việc giao tiếp trong nhà trờngtrong xã hội. Do đó, dạy ngôn ngữ nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là một việc làm cần thiết. Mặc dù vậy, nhng điều kiện thuận lợi trong Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 8 Luận văn tốt nghiệp việc tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là các em rất thích nói, thích đọc, thích nghe, thích viết những gì mình biết, cha biết. I.3. Chơng trình Tiếng Việt lớp 1 và việc tổ chức hoạt động giao tiếp. Chơng trình Tiếng Việt lớp 1 yêu cầu dạy cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và dạy cả hai dạng của ngôn ngữ : ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, chơng trình u tiên cho ngôn ngữ viết nhằm giúp cho học sinh cuối lớp 1 có thể đọc, viết đợc tiếng Việt. Tiếng Việt lớp 1 gồm có hai tập : Tập 1 gồm 83 bài học vần, phân phối cho 18 tuần của học kỳ I. Mỗi tuần 5 bài, mỗi bài 2 tiết. Mỗi bài gồm có 3 mục: tập đọc, tập viết, và luyện nói/kể chuyện, ở bài ôn tập mục luyện nói đợc thay bằng kể chuyện. Tập 2 gồm 2 phần: phần học vần (tiếp theo) gồm 4 tuần nối tiếp chơng trình học kỳ I, phần luyên tập tổng hợp gồm 13 tuần tiếp theo trong học kỳ II. Nhìn chung, cấu trúc của chơng trình lặp lại mỗi tuần, củng cố đợc cho học sinh về: tập đọc, tập viết và tập nói. I.3.1. Chơng trình khẳng định: Dạy tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trờng hoạt động phù hợp lứa tuổi. Chơng trình Tiếng Việt lớp 1 năm 2000 rất coi trọng việc dạy học trong giao tiếp và để giao tiếp, xác định rõ ràng hai chức năng của ngôn ngữ: t duy và giao tiếp. Vì vậy, chơng trình Tiếng Việt lớp 1 xem việc dạy tiếng Việt lớp 1 là dạy sử dụng, dạy cách dùng tiếng Việt trong cả hai dạng ngôn ngữ (nói, viết) mà trọng tâm là 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Chơng trình sắp xếp việc học đọc và học viết song song việc việc học nghe và học nói. Đặc điểm này của chơng trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 9 Luận văn tốt nghiệp Chơng trình dùng hình thức giao tiếp bằng lời (nghe, nói) làm cơ sở để dạy hình thức giao tiếp bằng chữ (đọc, viết). Sau đó dùng hình thức giao tiếp bằng chữ làm cơ sở để hoàn thiện hình thức giao tiếp bằng lời và để tạo điều kiện cho trẻ học tiếp lên bậc học cao hơn. I.3.2. Dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt trên cơ sở các tri thức sơ giản về cấu trúc hệ thống và sử dụng tiếng Việt để giao tiếp. Chơng trình yêu cầu dạy cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết song song với nhau nhằm hình thành năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Dạy các em sử dụng tiếng Việt để giao tiếphọc tập cần chú trọng cả hai phơng diện: dạy học sinh lĩnh hội (hiểu) đợc lời nói, bài viết có sẵn và lời nói, bài viết trong một hoàn cảnh giao tiếp tự nhiên, trong các cuộc hội thoại và độc thoại hàng ngày. Mặt khác, còn dạy học sinh diễn đạt rõ ràng, chính xác ý nghĩa, tình cảm, nhận thức của các em bằng các lời nói và chữ viết. Dạy kỹ năng nghe nói trong độc thoại và hội thoại: - Tập cho học sinh nghe nhớ đợc lời ngời nói, hiểu đợc nội dung lời nói. - ở lớp 1 yêu cầu học sinh nói tự nhiên, phát âm rõ, to đủ cho cả lớp nghe. ở các vùng địa phơng không ép các em nói theo chuẩn làm mất tự nhiên, chỉ phải sửa chữa những lời ngọng, phát âm sai. Trong giờ luyện nói học sinh không đợc nói theo giọng làm dáng, làm nũng, cũng không yêu cầu diễn cảm, diễn xuất. - Về phần học âm vần, kể cả bài ôn vần có tất cả 80 chủ đề luyện nói trong đó : + Nói theo tranh : 20. + Nói theo từ ngữ thuộc chủ đề : 31. + Nói theo câu hỏi gợi ý : 20. + Nói theo mẫu câu cho sẵn : 9. Luyện Thị Vân - Lớp 40A 1 Tiểu học 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.  - Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng việt cho học sinh lớp 1
Bảng 1 Kết quả học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. (Trang 49)
Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng việt cho học sinh lớp 1
Bảng 1 Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Trang 49)
II. Sử dụng hình thức dạy học hớng vào hoạt động giao tiếp. .................................................................................................................................... - Tổ chức hoạt động giao tiếp trong giờ học tiếng việt cho học sinh lớp 1
d ụng hình thức dạy học hớng vào hoạt động giao tiếp. (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w