1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật thơ tế hanh

128 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 723 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh hoàng thị lan Thế giới nghệ thuật trong thơ Tế Hanh Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh - 2010 2 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh hoàng thị lan Thế giới nghệ thuật trong thơ Tế Hanh Chuyên ngành: lý luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Hạnh Vinh - 2010 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử vấn đề .7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12 5. Phương pháp nghiên cứu 12 6. Đóng góp của luận văn .13 7. Cấu trúc luận văn 13 Chương 1 THƠ TẾ HANH TRONG BỐI CẢNH THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .14 1.1. Vài nét về tiểu sử .14 1.2. Con đường thơ Tế Hanh 16 1.2.1. Tế Hanh trong phong trào Thơ mới .16 1.2.2. Tế Hanh với những tháng năm “ngày Bắc đêm Nam” 18 1.3. Những cảm hứng chủ đạo trong thơ Tế Hanh 22 1.3.1. Cảm hứng tình yêu .22 1.3.2. Cảm hứng đất nước 29 1.3.3. Cảm hứng suy tư 42 Chương 2 CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẾ HANH .50 2.1. Giới thuyết khái niệm 50 2.1.1. Cái tôi 50 2.1.2. Cái tôi trữ tình .51 2.2. Các dạng thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Tế Hanh .52 2.2.1. Cái tôi cảm thông, yêu mến chân tình 53 2.2.2. Cái tôi buồn đau, cô đơn 56 2.2.3. Cái tôi công dân - cái tôi hành động 59 2.3. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình 64 2.3.1. Linh hoạt trong lựa chọn thể tài .64 2.3.2. Tạo dựng những không gian đậm chất trữ tình .70 2.3.3. Sử dụng thời gian với nhiều chiều kích .81 Chương 3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ TẾ HANH .90 3.1. Ngôn ngữ thơ Tế Hanh 90 3.1.1. Sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc .90 3.1.2. Vần thơ và nhịp thơ 99 3.2. Giọng điệu thơ Tế Hanh 108 3.2.1. Giới thuyết khái niệm .108 3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong thơ Tế Hanh .109 KẾT LUẬN .121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trong đó có văn học. Một trong những thay đổi lớn của nền văn học nước nhà là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932- 1945). Phong trào Thơ mới phát triển trong một thời gian không dài nhưng đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học dân tộc, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tế Hanh - một gương mặt xuất hiện muộn của phong trào Thơ mới, nhưng đúng như nhận xét của Nhất Linh “có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài”. Trong gần 60 năm sáng tạo, ông đã khẳng định được tài năng và đóng góp của mình cho thơ ca dân tộc. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Tế Hanh, vì vậy, sẽ góp phần hiểu hơn về thơ ca hiện đại Việt Nam. 1.2. Thơ Tế Hanh được đông đảo bạn đọc biết đến và từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về ông còn khá khiêm tốn. Vì lẽ đó, đi vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng góp thêm một tiếng nói vào quá trình khám phá tài năng, cá tính sáng tạo của Tế Hanh, “đại biểu cuối cùng trong phong trào Thơ mới”. 1.3. Nói đến thơ ca là nói đến một thể loại văn học nghệ thuật gắn liền với thế giới tình cảm, tâm hồn của con người. Muốn hiểu được thơ ca nói chung và các sáng tác của nhà thơ nói riêng, phải xuất phát từ việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nó. Chính vì vậy, khi lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Tế Hanh”, chúng tôi tin rằng mình đã lựa chọn hướng đi đúng để giải mã thơ của một tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Sự ra đời của phong trào Thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” và nó đã làm thay đổi diện mạo văn học nước nhà. Chính điều đó đã thu hút 7 sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng như bạn đọc yêu mến văn chương, tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi về tác giả, tác phẩm Thơ mới, trong đó có Tế Hanh - người “đại biểu cuối cùng của phong trào Thơ mới”. Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông có những đóng góp đáng kể, để lại nhiều tập thơ có giá trị cho nền văn học nước nhà. Chính vì vậy, từ trước đến nay, việc nghiên cứu thơ ông đã được các nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà văn, nhà thơ và bạn đọc chú ý nghiên cứu dưới nhiều cấp độ và nhiều hướng khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều bài trên các sách, báo, tạp chí, trang web… viết về sáng tác của ông. Trong nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề cơ bản. Ngay từ khi mới xuất hiện trong làng Thơ mới, Tế Hanh đã gây được sự chú ý với nhiều nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi. Với cái nhìn nhạy cảm, tinh tế của một nhà phê bình tài hoa, Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã cảm được sự tinh tế trong hồn thơ Tế Hanh. Ông viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật…Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết” [78, 140]. Sau cách mạng tháng tám, nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu đã giành cho thơ Tế Hanh một sự quan tâm đặc biệt. Một trong số đó là Hà Minh Đức. Trong một bài viết của mình, ông viết: “Tế Hanh là nhà thơ luôn ở giữa cuộc đời mà suy nghĩ, cảm xúc yêu thương…Tế Hanh là nhà thơ của đời thường. Chất liệu đời thường gần gũi được Tế Hanh trân trọng khai thác” [37,25]. 8 Theo ông, “Tế Hanh không chỉ cảm nhận cuộc sống với lòng chân thực và cách nhìn bình dị, mà cũng luôn có ý thức phát hiện cái thi vị ở đối tượng miêu tả. Kết hợp cái thật và cái đẹp là một trong những đặc điểm chủ yếu của thơ Tế Hanh… Anh hướng thơ đến cái đẹp thi vị thanh cao lại vừa đưa thơ về với cuộc đời bình dị. Tế Hanh không thi vị hoá cuộc sống mà biết phát hiện chất thi vị đó đây trong đời, trong thơ” [37, 29-30]. Thơ Tế Hanh, theo Hà Minh Đức là thứ thơ thiên về cảm xúc. Ông viết: “Tế Hanh là một tâm hồn thơ giàu cảm xúc .Cảm xúc chân tình tha thiết đã đem đến trong thơ Tế Hanh một bản sắc riêng có sức lôi cuốn hấp dẫn tự bên trong, không ồn ào mà lay động, dễ đồng cảm, dễ đắm say…; tình cảm đã tạo nên sức mạnh chủ yếu trong thơ Tế Hanh…; tình cảm trong thơ Tế Hanh có nhiều sắc thái, giọng điệu nhưng có lẽ cái điệu cảm xúc trội hơn cả là điệu buồn” [58, 90-91-92]. Cùng cách nhìn ấy, Mã Giang Lân trong bài Tế Hanh - tinh tế - trong trẻo cũng nhận định “Tiếng vọng cuộc đời trong thơ Tế Hanh trước hết là tiếng vọng của quê hương… Quê hương là nguồn mạch chính xuyên suốt chảy dạt dào trong cả đời thơ ông và cũng là mạch thơ Tế Hanh có những bài thơ hay nhất, thành công nhất” [60, 31-32]. Và ông cũng phát hiện nét riêng trong phong cách Tế Hanh, đó là “một tâm hồn luôn nhạy cảm với cái đẹp. Ông muốn miêu tả hiện thực cuộc sống với một lí tưởng đẹp và vì vậy thường thiên về khai thác cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên” [60, 42] và “Hơn năm mươi năm sáng tạo với bấy nhiêu tập thơ, Tế Hanh thể hiện cuộc hành trình của cái Tôi khá trung thực" [60, 14]. Ngoài ra, chúng tôi còn có thể kể đến ý kiến của tác giả Vũ Tuấn Anh trong công trình nghiên cứu Tế Hanh tác phẩm chọn lọc với những lời đánh giá: “Nằm trong khí quyển chung của Thơ mới, thơ Tế Hanh cũng mang nỗi cô đơn của thi nhân, của một cá thể trước cõi người với rất nhiều ân tình sâu nặng” [7, 11], “Thơ Tế Hanh không mạnh về cấu tứ, về trí tuệ. Tính trữ tình tự nhiên, đằm thắm và thuần khiết làm nên vẻ đẹp của thơ ông” [7, 18]… Cũng bàn về thế giới nghệ thuật thơ Tế 9 Hanh nhưng Mai Hương lại quan tâm nhiều đến giọng điệu. Trong bài viết Giọng điệu thơ Tế Hanh, Mai Hương viết: “Cùng với giọng chủ đạo: tâm tình, thơ Tế Hanh dần có sự kết hợp bổ sung những giọng điệu khác: hoặc day dứt, trăn trở hoặc trầm tĩnh, suy tư” [58, 279]. Bàn về thơ Tế Hanh còn có thể kể đến một số bài báo trên những trang web trên mạng Internet. Chẳng hạn như ý kiến của nhà phê bình Vương Trí Nhàn “Tế Hanh có giọng thơ buồn buồn, nó hoà nhịp với cái tâm hồn vốn lặng lẽ chứ không quá nồng nhiệt của dân tộc này. Tế Hanh đã bắt nhịp được, là đại biểu cho dòng thơ đó, vì vậy mà thơ ông dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được cảm tình của người Việt Nam” [70]; hay ý kiến của tác giả Lưu Khánh Thơ “Thơ Tế Hanh vọt ra từ đáy giếng tâm tình mát rượi và sâu thẳm của anh, thật tự nhiên, thật hồn nhiên nhưng cũng rất điêu luyện nghệ thuật” [81]… Nghiên cứu đánh giá thơ Tế Hanh, không ít tác giả đặc biệt chú ý đến mảng thơ tình bởi nó chiếm một vị trí không nhỏ trong toàn bộ sáng tác của ông. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có thể kể đến một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn, trở lại với bài viết của Mã Giang Lân: Tế Hanh - tinh tế - trong trẻo: “Tế Hanh viết nhiều về thơ tình. Thơ tình Tế Hanh không bộc lộ sôi nổi, ồn ào. Nó sâu lắng, thủ thỉ, tâm tình, một tiếng nói nhỏ nhẹ, buồn buồn. Nhưng là cái tình thực, xúc cảm thực của nhà thơ” [60, 54-55]. Gần với ý kiến trên, tác giả Thanh Quế trong bài viết Có một tình yêu đi suốt thời gian lại so sánh: “Tôi thường nghĩ rằng, thơ tình của Xuân Diệu sôi nổi, rạo rực, có cái gì đó quyết liệt chiếm đoạt để hưởng thụ cuộc sống và tình yêu. Đó là tiếng nói của một người đi trong giai đoạn cuối của tình yêu. Thơ tình của Hàn Mặc Tử đau xót, quằn quại, nhưng hình như ông mượn thơ để nói những việc đời hơn là nói với người tình những chuyện yêu đương. Nguyễn Bính là nhà thơ của những mối tình trắc trở, dở dang…Còn thơ tình Tế Hanh thì hồn hậu, da diết, thủ thỉ, gần gũi với đời ta. Đấy là tiếng nói của một 10 . thuật thơ Tế Hanh. Thứ ba, trong một chừng mực nhất định, chỉ ra những tương đồng khác biệt giữa thế giới nghệ thuật thơ Tế Hanh với thế giới nghệ thuật thơ. nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Tế Hanh với hi vọng đem đến một cái nhìn hệ thống, đầy đủ và toàn diện hơn về thế giới nghệ thuật thơ Tế Hanh, từ đó

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên An (1996), “Đi với Tế Hanh trong chiều Hà Nội”, Nhà văn của các em, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi với Tế Hanh trong chiều Hà Nội”, "Nhà văn củacác em
Tác giả: Nguyên An
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
2. Hoài Anh (1974), “Đọc câu chuyện quê hương”, Tạp chí Tác phẩm mới, (35) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc câu chuyện quê hương”, "Tạp chí Tác phẩm mới
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 1974
3. Trần Hoài Anh (1995), “Về một nét riêng trong thơ tình Tế Hanh”, Tạp chí Cẩm Thành (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một nét riêng trong thơ tình Tế Hanh”, "Tạpchí Cẩm Thành
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 1995
4. Trần Hoài Anh (1995), “Và cơn bão lòng ta thổi mãi”, báo Giáo dục và thời đại, (63) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Và cơn bão lòng ta thổi mãi”, báo "Giáo dục vàthời đại
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 1995
5. Trần Hoài Anh (1996), “Hương vị tình yêu trong bài thơ Mía của Tế Hanh”, Tạp chí Cẩm Thành, số Xuân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương vị tình yêu trong bài thơ Mía của TếHanh”, "Tạp chí Cẩm Thành
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 1996
6. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
Năm: 1997
7. Vũ Tuấn Anh (2009), Tế Hanh tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tế Hanh tác phẩm chọn lọc
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2009
8. Mai Bá Ấn (1997), “Hoa trong thơ Tế Hanh”, Văn nghệ Quảng Ngãi, xuân Đinh Sửu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa trong thơ Tế Hanh”, "Văn nghệ Quảng Ngãi
Tác giả: Mai Bá Ấn
Năm: 1997
9. Mai Bá Ấn (1998), “Cây trong thơ Tế Hanh”, báo Giáo dục và thời đại, (100) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây trong thơ Tế Hanh”, báo "Giáo dục và thời đại
Tác giả: Mai Bá Ấn
Năm: 1998
10. Lê Bảo (biên soạn) (2003), Thế Lữ - Hàn Mặc Tử - Tế Hanh, Tác phẩm trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế Lữ - Hàn Mặc Tử - Tế Hanh, Tác phẩmtrong nhà trường
Tác giả: Lê Bảo (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
11. Lê Bảo (2001), Thơ Việt Nam, tác giả, tác phẩm, lời bình (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam, tác giả, tác phẩm, lời bình
Tác giả: Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
12. Nguyễn Thanh Bình (1998), “Có một tình yêu đi suốt cuộc đời …”, báo Đại đoàn kết, (85) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có một tình yêu đi suốt cuộc đời …”, "báoĐại đoàn kết
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 1998
13. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
14. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca
Tác giả: Huy Cận, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
15. Hoàng Minh Châu (1963), “Đọc Hai nửa yêu thương - Tình cảm trong thơ Tế Hanh”, báo Văn nghệ, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Hai nửa yêu thương - Tình cảm trong thơTế Hanh”, báo "Văn nghệ
Tác giả: Hoàng Minh Châu
Năm: 1963
16. Hồng Diệu (1977), “Đọc Giữa những ngày xuân của Tế Hanh”, báo Văn nghệ, (175) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Giữa những ngày xuân của Tế Hanh”, báo "Vănnghệ
Tác giả: Hồng Diệu
Năm: 1977
17. Phan Huy Dũng (1994), "Thiên nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ Mới", Tạp chí Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữtình trong Thơ Mới
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1994
18. Phan Huy Dũng (2000), "Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình", Thông báo khoa học Đại học Vinh, (24) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 2000
19. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
20. Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn, 2005), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử tuyển tập
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w