1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh

71 3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 424,5 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn --- --- Nguyễn thị hiền Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học việt nam 1 Vinh, 2010 Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn --- --- Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học việt nam Giáo viên hớng dẫn: PGS.TS. Biện Minh Điền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền Lớp : 47B1 - Ngữ văn VINH, 2010 2 Mục lục Trang mở đầu .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .3 3. Đối tợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài .7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .8 5. Phơng pháp nghiên cứu .8 6. Đóng góp và cấu trúc của Khoá luận 8 Chơng 1. Giã biệt bóng tối trên hành trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh .10 1.1. Khái niệm tiểu thuyết .10 1.2. Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam đơng đại 12 1.3. Hành trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh .16 1.4. Vị trí của Giã biệt bóng tối trên hành trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh .20 Chơng 2. Hình tợng con ngời và thế giới trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh .23 2.1. Hình tợng con ngời trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh .23 2.1.1.Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học và trong tiểu thuyết. .23 2.1.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời .23 2.1.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngời trong sáng tác của Tạ Duy Anh .24 2.1.2. Các dạng thái con ngời trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối .25 2.1.2.1. Con ngời của huyền thoại ma quái .25 2.1.2.2. Con ngời phi nhân tính .29 2.1.2.3. Những tâm hồn thánh thiện ẩn dới những hình hài rách nát 31 3 2.1.3. Quan niệm về con ngời của Tạ Duy Anh qua tiểu thuyết Giã biệt bóng tối 34 2.2. Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối .36 2.2.1. Khái niệm không gian và thời gian trong văn chơng 36 2.2.1.1. Khái niệm không gian 36 2.2.1.2. Khái niệm thời gian 36 2.2.2. Không gian và thời gian trong tiểu thuyết Tạ Duy Anhtrong Giã biệt bóng tối 37 2.2.3. Các kiểu không gian và thời gian trong Giã biệt bóng tối .38 2.2.3.1. Không gian thời gian mang màu sắc huyền thoại bí ẩn 38 2.2.3.2. Không gian thời gian có cấu trúc đan xen 40 Chơng 3. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh .42 3.1. Đa dạng, năng động trong bút pháp .42 3.1.1. Khái niệm bút pháp và những biểu hiện củatrong văn xuôi tự sự .42 3.1.2. Cốt truyện phân mảnh và những mảnh vỡ của hiện thực .42 3.1.3. Khám phá tính cách nhân vật trong sự chuyển dịch điểm nhìn 46 3.1.4. Sử dụng các yếu tố kỳ ảo, bút pháp huyền thoại hoá 48 3.2. Phong phú, độc đáo trong giọng điệu và tổ chức giọng điệu .50 3.2.1. Khái niệm giọng điệu và vai trò của giọng điệu trong sáng tạo văn học .50 3.2.2. Giọng tra vấn riết róng .51 3.2.3. Giọng triết lý, suy ngẫm .52 3.2.4. Giọng châm biếm, giễu nhại 53 3.3. Sắc sảo, linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ 56 3.3.1. Ngôn ngữ đời thờng trần trụi 57 3.3.2. Ngôn ngữ trong trẻo, thánh thiện thể hiện cái thiện, cái đẹp .59 3.3.3. Ngôn ngữ độc thoại mang tính chất đối thoại .60 4 KÕt luËn .61 Tµi liÖu tham kh¶o .63 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XX đã ở phía sau lưng chúng ta, một thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới đang mở ra trước mắt ta với một nền văn học đang không ngừng phát triển theo nhiều xu hướng mới, nhiều cách tân so với trước. Văn xuôi đương đại nước nhà đang diễn ra vô số những thử nghiệm, tìm tòi. Đặc biệt tiểu thuyết là một thể loại đang vận động, rất nhạy cảm với những biến chuyển của thời đại mới. Nhiều nhà văn đã làm mới ngòi bút của mình bằng sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức sáng tác . Những nỗ lực đó bước đầu tạo ra một diện mạo mới cho văn học, làm nên “một trào lưu có tên là đổi mới” với những nhà văn: Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Tha ́ i Trong muôn ngàn cái mới đó có không ít những điều khiến công chúng thất vọng vì “mới ta” nhưng “cũ người”, cũng không ít sự ồn ào được khuấy lên bởi những thứ chưa phải là nghệ thuật đích thực . nhưng cũng không ít những “trang viết lạ” đáng chú ý, không ít những thông điệp không dễ gì giải mã. Điều đó đòi hỏi người đọc hôm nay phải tỉnh táo hơn, phải nâng cao tầm đón nhận “hàng trăm chân lý tương đối” (chữ dùng của M.Kundea) trong thế giới nghệ thuật của các nhà văn. Trong hàng loạt những tên tuổi được chú ý trên văn đàn, cái tên Tạ Duy Anh được xem là một hiện tượng nổi bật, tiêu biểu cho những sáng tạo,góp phần vào công cuộc đổi mới tiểu thuyết hiện nay. 1.2. Tạ Duy Anh đã có cả một hành trình tiểu thuyết phù hợp với xu hướng chung của tiểu thuyết hiện đại - xu hướng “đập vỡ thành từng mảnh những hình ảnh, ý niệm, hệ thống và giá trị của trật tự cũ và kế đến là xếp 6 những mảnh vụn ấy theo một trật tự mới-một trật tự chủ quan đầy tính sáng tạo và bất khả đoán” [ 31 ]. Với Tạ Duy Anh, mỗi tiểu thuyết là một sự nỗ lực, phá cách thật sự. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông là Khúc dạo đầu cũng đúng với tên tác phẩm, đây là một bản nhạc dạo đầu êm ái, nhẹ nhàng nhưng không gây được ấn tượng nhiều cho bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết thứ hai, Lão Khổ ra mắt công chúng năm 1992 đã nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá cao của một số nhà phê bình, đây được xem là một bước ngoặt trong sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Sau gần 10 năm vắng bóng Tạ Duy Anh trở lại với tiểu thuyết và cho xuất bản cuốn Đi tìm nhân vật. Khi cuốn sách được tái bản, bị thu hồi và dường như chính điều này lại làm cho người ta quan tâm và chú ý đến Tạ Duy Anh nhiều hơn. Trải qua nhiều thăng trầm, trắc trở trong sáng tác nhưng Tạ Duy Anh vẫn bền bỉ, không ngừng sáng tác khẳng định quan điểm thẩm mỹ của mình trên văn đàn. Năm 2004 tiểu thuyết Thiên thần sám hối ra đời, các ý kiến khen - chê lại bùng lên sôi nổi. Đến năm 2008 ông lại cho xuất bản tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Và gần đây là cuốn Sinh ra để chết được in tại Mỹ. Trên hành trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anhthể nói Giã biệt bóng tối là một tiểu thuyết như là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết của nhà văn. 1.3. Với Giã biệt bóng tối Tạ Duy Anh đã tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo và phức tạp khiến cho sự tiếp nhận cuốn tiểu thuyết diễn ra nhiều chiều. Không lâu sau khi cuốn tiểu thuyết ra mắt công chúng nó đã tạo lên một “cơn sốt” đối với bạn đọc và tạo lên một làn sóng phê bình với nhiều ý kiến khác nhau thậm chí trái chiều nhau. Ngay tháng 5 năm 2008 một buổi toạ đàm về cuốn Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh đã được Phòng Văn học Việt Nam hiện đại thuộc Viện văn học tổ chức mang tên “Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại”. Hầu hết các nhà nghiên cứu gặp nhau ở nhận định: Không thể đọc Giã biệt bóng tối theo 7 cách đọc truyền thống. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng còn cho rằng đây là một cuốn tiểu thuyết khó đọc. Bởi nó như một khối rubic với ma trận điểm nhìn, người kể chuyện và do vậy sẽ khó tiếp cận với người đọc thông thường. Sự khó giải mã của Giã biệt bóng tối không phải là sự “khước từ sự đồng cảm” của độc giả mà chính điều đó đã làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Bởi lẽ Giã biệt bóng tối là sự cộng hưởng thành công từ nhiều phương diện: luận đề mang tính nhân văn sâu sắc, cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật với giọng điệu và ngôn ngữ biến ảo đa dạng, kết cấu lồng ghép theo xu hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo . Rõ ràng với tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, với Giã biệt bóng tối thì “một số cuốn tiểu thuyết lạ lẫm, khó đọc . nhưng chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại” và do đó người đọc tìm thấy nhiều hứng thú bất ngờ hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu chu đáo về cuốn tiểu thuyết này. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh chính là một cách đánh giá, nhìn nhận một thành công của tác giả, đồng thời cũng là ghi nhận những thành tựu và đóng góp của ông cho văn học Việt Nam, cho nền tiểu thuyết nước nhà đương đại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Tạ Duy Anhtiểu thuyết của ông nói chung Là “một hiện tượng văn học nổi bật”, “một gương mặt nhà văn tiêu biểu năm 2004” văn chương Tạ Duy Anh không những được nhiều người tìm đọc mà còn “gây men” cho những cuộc tranh luận, trao đổi đầy hứng thú. Trước hết, trong các trường đại học có một số luận văn Thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về các tác phẩm của Tạ Duy Anh. Có thể kể như Nguyễn Thị Mai Loan (2004), Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Ninh (2005), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Giang 8 (2005) Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lý trong sang tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Vũ Lê Lan Hương (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHV, Nghệ An; Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Đào Thì Bích Thuỷ (2008), Biểu tượng trong cấu trúc tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội, . Và một số bài viết hoặc giới thiệu, phát biểu cảm nhận trên báo chí, trên các trang web điện tử như Tạ Duy Anh Môtíp “tội ác và trừng phạt”sẽ còn ám ảnh các nhà văn, http://www.eva.com.vn /thứ 5.27.5.04, Việt Hoài (2004), Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, http://www.eva.com.vn, Đoàn Ánh Dương, Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết), http://www.vannghequandoi.com.vn/th2.16.3.09 . Tạ Duy Anh đến với văn chương cũng thật tình cờ. Ông bắt đầu viết từ năm năm 1980, năm 1981. Tác phẩm đầu tay của ông được in trên báo Lao động với bút danh Tạ Duy Anh. Tạ Duy Anh vốn là một cây bút truyện ngắn nhưng sau thành công đầu tay và sau tiểu thuyết Khúc dạo đầu không gây được tiếng vang, nhà văn lại nổi lên với bộ ba tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và mới gần đây là tiểu thuyết Giã biệt bóng tối. Theo Hoàng Ngọc Hiến: “Tạ Duy Anh bước qua lời nguyền để đi đến Lão Khổ”, thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam. Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng”. Báo Pháp luật số 140, năm 2004 nhận định “Hầu hết những tác phẩm của ông (Trừ truyện viết cho thiếu nhi và tản văn) đều rất gai về nội dung thể 9 hiện dưới cái nhìn hiện thực ở góc khuất”, Đi tìm nhân vật là “bức tranh hiện thực ngọt ngào của quyền lực, cái chết, sự đồi bại . Còn Thiên thần sám hối là cuốn tiểu thuyết rất hay, gần đây viết về nổi đau làm người và chưa được làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm hay không làm”, “ông là một tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Khi đánh giá chung về sáng tác Tạ Duy Anh, các bài viết đều nhận thấy tác phẩm của ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sinh nhân bản, số phận con người. Báo Pháp luật số 140 năm 2004 khẳng định: “Ông là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kíng đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người.” Báo Thể thao và Văn hoá số 47-2004 viết: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình cảm trong sạch bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ”. Đây là ý kiến tiêu biểu cho những người tán đồng, khẳng định giá trị ngòi bút Tạ Duy Anh. 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Giã biệt bóng tối Giã biệt bóng tối vừa ra đời đã làm xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi khen - chê. Nhưng dường như khen - chê của các nhà nghiên cứu đều có cái lý riêng khi mà việc đọc-giải mã cuốn tiểu thuyết này không phải ai cũng chạm đến được “chân lý tương đối” của nó. 10 . thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh. Cuối cùng rút ra một số kết luận về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh; khẳng. thế giới trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh. Chương 3. Nghệ thuật tạo dựng hình tượng con người và thế giới trong tiểu thuyết Giã biệt bóng

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh,(2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh, (1991), Khúc dạo đầu, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc", Nxb Thanh niên, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh, (1991), "Khúc dạo đầu
Tác giả: Tạ Duy Anh,(2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2. Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1991
3. Tạ Duy Anh, (2004), Lão Khổ - Thiên thần sám hối - Đối thoại văn chương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Khổ - Thiên thần sám hối - Đối thoại vănchương
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2004
4. Tạ Duy Anh, (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 5. Tạ Duy Anh, (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm nhân vật", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội5. Tạ Duy Anh, (2008), "Giã biệt bóng tối
Tác giả: Tạ Duy Anh, (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 5. Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2008
6. Tạ Duy Anh, “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, Tuổi trẻ online 19.9.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”
7. Tạ Duy Anh, “Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”, http:// www.vnexpress.net/vanhoa/guongmatnghesi Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”
8. Nguyễn Thị Bình, “Về một phương diện nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi sau 1975 - Ngôn ngữ và giọng điệu”, Tạp chí văn hoá nghệ thuật tháng 4.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một phương diện nghệ thuật trần thuật trong vănxuôi sau 1975 - Ngôn ngữ và giọng điệu”
9. Nguyễn Thị Bình, (1996), Những đổi mới cuả văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới cuả văn xuôi nghệ thuật ViệtNam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
10. Lê Chí Dũng, “Phải chăng “Chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam” ?, http:// www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải chăng “Chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽtrở nên phổ biến ở Việt Nam”
11. Ngô Văn Giá, “Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây”, http:// www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam nhữngnăm gần đây”
12. Nguyễn Thị Hồng Giang, (2005), Tạ Duy Anh về vấn đề làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, Khoá luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh về vấn đề làm mới nghệthuật tiểu thuyết
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Giang
Năm: 2005
13. Phạm Thị Hương, (2005), Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn, Khoá luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đếnnhững đổi mới trong sáng tác truyện ngắn
Tác giả: Phạm Thị Hương
Năm: 2005
14. Trịnh Thị Duyên, (2007), Đặc điểm tiểu thuyết “Thiên thần sám hối”của Tạ Duy Anh, Khoá luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tiểu thuyết “Thiên thần sám hối”"của Tạ Duy Anh
Tác giả: Trịnh Thị Duyên
Năm: 2007
19. Phạm Xuân Nguyên, Tôi đi tìm tôi (Tiệp kí khi đọc “Đi tìm nhân vật” - tiểu thuyết của Tạ Duy Anh), www.talawas.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi đi tìm tôi (Tiệp kí khi đọc “Đi tìm nhân vật” -tiểu thuyết của Tạ Duy Anh)
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuậtngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
21. Lại Nguyên Ân, (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2003
22. Trần Quang, “Đọc tiểu thuyết “ Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh”, www.talawas.org,2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc tiểu thuyết “ Đi tìm nhân vật” của Tạ Duy Anh”
23.Dương Thuấn, “Nét đặc sắc của Thiên thần sám hối là không mượn mồm người biết nói”, www.talawas.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đặc sắc của Thiên thần sám hối là không mượnmồm người biết nói”
24.Lê Thị Bích Hạnh, Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm văn xuôi ViệtNam thời kì đổi mới
25.Bùi Việt Thắng, (2005), Tiểu thuyết đương đại (Tiểu luận và phê bình), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết đương đại (Tiểu luận và phê bình)
Tác giả: Bùi Việt Thắng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2005
26. Nguyên Trường, “Tạ Duy Anh - gương mặt nổi bật trên văn đàn”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 2/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tạ Duy Anh - gương mặt nổi bật trên văn đàn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w