Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
491,08 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN LƯU THỊ THANH HUẾ THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lí luận văn học, Khoa Ngữ văn. Tôi xin gửi tới các thầy, cô lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Tiến sĩ Phùng Gia Thế, người thầy đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lưu Thị Thanh Huế LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết luận trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lưu Thị Thanh Huế MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của khóa luận 7. Bố cục khóa luận NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIAN TỰ SỰ 1.1. Về khái quát thời gian tự sự 1.1.1. Khái luận về thời gian 1.1.2. Các loại thời gian trong tự sự 1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự 10 1.2. Các cấp độ của thời gian tự sự 12 1.2.1. Trình tự kể chuyện 12 1.2.2. Tốc độ nhịp điệu kể 15 1.2.3. Tần suất kể 16 CHƯƠNG 2. TRÌNH TỰ KỂ 2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện 19 19 2.1.1. Trình tự kể biên niên 21 2.1.2. Phi tuyến tính hóa trình tự kể 28 2.2. Trình tự kể ở cấp độ văn bản 33 Chương 3. TỐC ĐỘ NHỊP ĐIỆU KỂ CHUYỆN VÀ TẦN SUẤT KỂ CHUYỆN 34 3.1. Tốc độ kể chuyện 34 3.2. Nhịp điệu kể chuyện 45 3.3. Tần suất kể trong Giã biệt bóng tối 48 3.3.1 Tự sự đơn nhất 48 3.3.2. Tự sự trùng lặp 55 3.3.3. Tự sự khái quát 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Văn học, hiểu theo ý nghĩa rộng nhất của từ này, là tấm gương phản ánh, tái tạo đời sống. Nó có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với đời sống, là nơi in dấu cuộc sống con người trong quá trình vận động, biến thiên lịch sử. Bởi vậy, khi hiện thực cuộc sống thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của văn học Sau Tổng khởi nghĩa Mùa xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một trang sử mới, một kỉ nguyên mới. Đổi mới trở thành nhu cầu bức thiết trên mọi lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật. Hiện thực đất nước tác động, những luồng văn học nước ngoài ảnh hưởng và ngay bản thân nhà văn cũng nhận thấy “không thể viết như cũ được nữa”. Thị hiếu của độc giả cũng thay đổi. Họ hào hứng với những cách viết, lối viết mới. Tất cả những yếu tố đó đã thôi thúc các nhà văn đổi mới tư tưởng, đổi mới cách viết của mình. Đội ngũ sáng tác, tác phẩm văn học không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Các nhà văn đã mang đến sự mới mẻ, phong phú đa dạng về nội dung phản ánh, hình thức thể hiện, thể loại 1.2. Đối với một nền văn học hiện đại, tiểu thuyết được coi là “cỗ máy cái”, là thể loại “cái”, nơi biểu hiện tập trung nhất trình độ tư duy văn học, nơi kết tinh quan trong nhất thành tựu của một thời đại văn học Ở nước ta, tiểu thuyết sau 1975 không phải “đoạn tuyệt” hẳn với truyền thống mà nó vẫn kế thừa, có điều ý thức “làm mới, làm giàu, làm khác” truyền thống đã trở thành nhu cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết. Người cầm bút phải đối diện với một đòi hỏi nghiệt ngã: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải áng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” (Alain Robbe Grillet) Tiểu thuyết Việt Nam đặc biệt nở rộ từ sau 1986 cao trào của công cuộc đổi mới mà nói như cách cảm nhận của Nguyễn Huy Thiệp thì thời bây giờ là “thời của tiểu thuyết”. Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết Việt Nam đã chứng minh được sức sống mãnh liệt của thể loại. “Số phận của tiểu thuyết” không còn là điều phải lo ngại. Tiểu thuyết đã trở thành nhân vật quan trọng bậc nhất trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại: giải khu biệt hóa và phi tâm hóa; tính chất hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự đời sống; sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái huyền bí siêu nhiên với đời thường; những kiểu cấu trúc mới: Mảnh vỡ tự sự, liên văn bản, gián cách; không gian, thời gian huyền ảo, mơ hồ về biên độ, Theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, một trong hai đặc điểm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là coi trọng cách kể phi tuyến tính hơn là cách kể tuyến tính. Với cách kể phi tuyến tính, buộc nhà văn phải có cách xử lí thời gian tinh vi hơn, thời gian được mở rộng biên độ, có xáo trộn, cách quãng, nhảy cóc, thế giới trong tác phẩm bị “đứt gãy” cả về không gian và thời gian Các yếu tố của hậu hiện đại đã được các nhà tiểu thuyết đương đại Việt Nam tiếp nhận và sáng tạo. Các yếu tố này trên thực tế đã góp phần vào việc đổi mới lối viết, nhất là việc tổ chức thời gian tự sự. Bởi vấn đề thời gian tính và nghệ thuật tự sự là những vấn đề cốt lõi của tiểu thuyết. Nhà cấu trúc chủ nghĩa Pháp Gérard Genette cho rằng: “Tiểu thuyết đặc biệt có khả năng nhấn mạnh quá trình thời gian hơn bất kì thể loại nào khác”. Và khi đi tìm định nghĩa cho khái niệm tự sự thì cách hiểu đơn giản nhất đó là: nghệ thuật xếp đặt các chuỗi tình tiết hay nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với thời gian. Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ thời gian tự sự là một lối đi mới giúp chúng ta đào sâu tác phẩm từ nhiều khía cạnh 1.3. Tạ Duy Anh là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1990. Tạ Duy Anh bắt đầu viết văn từ những năm 1990. Nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi một loạt tiểu thuyết ấn tượng: Khúc dạo đầu (1991), Lão khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008) Giã biệt bóng tối là cuốn tiểu thuyết gây nhiều sự chú ý trong giới phê bình thời gian gần đây: Nó đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn với những ý kiến khen chê thậm chí trái chiều về cuốn tiểu thuyết này. Tạ Duy Anh đã thực sự “làm mới” nghệ thuật tiểu thuyết trên một góc độ nhất định. Ông đã đem đến cho người đọc Việt Nam một “kiểu tiểu thuyết” khá mới so với những cuốn tiểu thuyết phổ biến trong xã hội Việt Nam đương đại 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu chung về Tạ Duy Anh Tạ Duy Anh sáng tác ở khá nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn Thời gian gần đây, nhà văn tập trung ngòi bút vào thể loại tiểu thuyết. Ông liên tiếp đưa tới cho bạn đọc những tiểu thuyết mới mẻ về hình thức. Sáng tác của ông thời gian gần đây đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, có thể kể đến Nguyễn Thị Mai Loan (2004) với Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ninh với Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Cảm thức về cái phi lí trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Cao Tố Nga. ; Nguyễn Thị Hồng Giang (2005) Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP, Hà Nội; Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lý trong sang tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Vũ Lê Lan Hương (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Võ Thị Thanh Hà (2006), Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An; Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, ĐHSP, Hà Nội; Nguyễn Tiến Hùng (2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội; Đào Thị Bích Thuỷ (2008), Biểu tượng trong cấu trúc tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội,… Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu về những bình diện như nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Tuy chưa đề cập trực tiếp tới vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn nhưng những bài viết này chính là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi soi chiếu tiểu thuyết Giã biệt bóng tối dưới góc độ thời gian tự sự 2.2. Tình hình nghiên cứu Giã biệt bóng tối Giã biệt bóng tối vừa ra đời đã gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi khen chê. Nhưng dường như khen chê của các nhà nghiên cứu đều có cái lý riêng của họ Ngoài 20 bản tham luận tham gia trong buổi tọa đàm về Giã biệt bóng tối còn rất nhiều bài báo, bài viết cảm nhận của những độc giả, những nhà nghiên cứu, phê bình, nêu những nhận xét, bình luận về cuốn tiểu thuyết này Trong bài báo giới thiệu về Giã biệt bóng tối mang tựa đề “Bóng tối hãy biến đi” trên báo Thanh niên, tác giả Ngô Thị Kim Cúc viết “cuốn tiểu thuyết vừa thật vừa không thật, không thật mà lại rất thật với không gian biến ảo mà tác giả dành để thi thố khả năng sử dụng ngôn từ của một người viết tiểu thuyết”. Tác giả bài báo đi vào nhấn mạnh tính luận đề của cuốn tiểu thuyết: “Giã biệt bóng tối khẳng định thêm một cách dựng tiểu thuyết luận đề của tác giả Tạ Duy Anh” Với bài “Vài suy nghĩ về sự đổi mới của tiểu thuyết nhân đọc Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh”, Hữu Đạt nhận định: “Đọc Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh ta thấy ông quả là đã gắng công tìm tòi, có thể nói là đến mức hì hục nhằm cố gắng thay đổi bộ mặt cấu trúc của tiểu thuyết truyền thống” và kết quả của sự cố gắng đó phần nào đã góp công vào sự “Trở mình” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trên Vietvan. vn có bài: “Giã biệt bóng tối và cách kể của tiểu thuyết hôm nay”. Bài báo cho rằng Giã biệt bóng tối đã dựng lên hình tượng thế giới bị lộn trái. Tuy nhiên tác giả bài báo cũng chỉ ra vết gợn đáng tiếc của cuốn tiểu thuyết. Đó là sự lạm dụng cái huyền ảo trong tác phẩm này Nhìn chung những tham luận, bài viết trên chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện về Giã biệt bóng tối nhưng đã phần nào phân tích, mổ xẻ, trình bày về các phương diện thành công của cuốn tiểu thuyết hấp dẫn này. Mặc dù có những hạt sạn nhỏ nhưng có thể nói Giã biệt bóng tối là một tiểu thuyết ghi nhận thành công nhất định của nhà văn trong việc “làm mới” nghệ thuật viết tiểu thuyết so với truyền thống 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài đã chọn, người viết xác định nhiệm vụ của khóa luận là đi sâu vào tìm hiểu vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, từ đó thấy được lối đi riêng của tác giả trong lãnh địa tiểu thuyết và những đóng góp của ông cho sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhất là từ sau 1990 Chúng tôi hi vọng qua việc tìm hiểu đề này sẽ học tập và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong công việc nghiên cứu khoa học, giúp cho sự vững vàng trong nghề nghiệp của bản thân người viết sau này 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề khái quát về thời gian tự sự Tìm hiểu thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối 10 truyện chuyển sang ngôi kể mới ngôi kể thứ nhất người kể chuyện là thằng bé Thượng xưng “tôi”. Từ đây diễn ra cuộc tranh luận giữa Thượng và lão già, cuối cùng dẫn tới cái chết của cô giáo. Sự kiện này được miêu tả trong 10 trang giấy. Thời gian diễn ra sự kiện là 1 ngày 1 đêm. Ta có thể tính tốc độ của tiết đoạn này là: 24 tiếng/ 10 trang = 0,1 ngày/trang. Tốc độ này chậm gấp 14,6 lần so với tốc độ trung bình của cả mạch truyện. Như vậy nhịp điệu của mạch truyện thứ hai là chậm – nhanh rất chậm Mạch truyện thứ ba, chúng tôi khảo sát qua ba bloc truyện. Nhịp điệu kể ở đây là nhanh chậm rất chậm nhanh. Mở đầu Bính giới thiệu về bản thân và những công việc anh ta làm những ngày trên phố. Sự kiện bà lớn diễn ra như một bước ngoặt. Sự việc diễn ra trong thời gian vài tiếng được miêu tả trên 5 trang văn bản. Ngay sau đó thời gian trần thuật được gia tốc với tỉnh lược “làm ăn với bà chủ giàu có được độ nửa năm thì tớ đã có một số vốn kha khá” [1,tr.224]. Đến tiết đoạn kể về ả cave, tốc độ được hãm chậm lại. Tiết đoạn kể về cuộc gặp gỡ trong đồn cảnh sát diễn ra với một tốc độ rất chậm 12 tiếng/10 trang = 0,02 ngày/trang. Bloc truyện tiếp theo của mạch truyện này thời gian trần thuật diễn ra nhanh hơn: 1 năm/ 14 trang văn bản. Vậy nhịp điệu ở đây là nhanh chậm rất chậm rất nhanh Mạch truyện thứ tư gồm hai bloc. Bloc một: “ả cave bị bắt và áp tải lên trại phục hồi nhân phẩm” thời gian trần thuật là một ngày kéo dài chín trang. Vậy tốc độ kể là: 0,1 ngày/ trang. Bloc hai: “Trích tự truyện một cave” thời gian trần thuật khá mơ hồ. Tuy nhiên dựa vào sự kiện, số trang và các thủ pháp nghệ thuật xử lý thời gian ta có thể nhận thấy trong phần lớn thời gian của tự truyện, cốt truyện bị lược bỏ một cách tối đa thông qua lời giới thiệu của người dẫn truyện. Mặt khác, các lược thuật giúp gia tốc tối đa tốc độ truyện kể. Tại đây tốc độ kể nhanh. Bắt đầu từ đoạn kể về thằng bé Thượng, tự truyện giảm tốc song nó vẫn giữ tốc độ 1 năm/ 9 trang văn bản. Vậy nhịp 52 điệu khái quát là: Rất chậm rất nhanh nhanh. Mạch truyện cuối cùng: Làng Thổ Ô, nhịp điệu kể tương đối nhanh. Nó có tốc độ ổn định ở hầu hết các bloc truyện. Giã biệt bóng tối gồm năm mạch truyện lớn. Mỗi mạch truyện tuân theo một nhịp điệu không giống nhau. Các bloc của mỗi mạch truyện cũng được kể theo nhịp điệu riêng. Hơn nữa, các mạch truyện bị ngắt quãng, đảo tuyến, đặt xen kẽ. Chúng tạo thành sự kết hợp hỗn độn, rời rạc, tạo nên nhịp điệu phức hợp, gấp khúc ở cấp độ văn bản 3.3. Tần suất kể trong Giã biệt bóng tối Tần suất kể chuyện nghiên cứu mối quan hệ về mức độ lặp lại giữa câu chuyện và việc trần thuật nó. Tần suất biểu hiện trên ba dạng: tự sự đơn nhất, tự sự trùng lặp và tự sự khái khoát. Khảo sát Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy tự sự đơn nhất xuất hiện nhiều nhất, tự sự trùng lặp và tự sự khái quát xuất hiện ít hơn 3.3.1 Tự sự đơn nhất Tự sự đơn nhất là sự việc xảy ra một hay bao nhiêu lần thì trần thuật lại bấy nhiêu lần. Theo đó, tự sự đơn nhất sẽ có hai dạng: Một là, kể lại một lần điều xảy ra một lần và kể lại nhiều lần điều xảy ra nhiều lần, điều thú vị ở dạng này là sự việc có thể giống nhau nhưng mỗi lần kể là một lần khác Tự sự đơn nhất xuất hiện với tần số lớn trong Giã biệt bóng tối. Đó là những đoạn miêu tả đàn chuột, hình ảnh bà ngoại, bóng đêm. Chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm song mỗi lần đều mang sắc thái khác nhau * Hình ảnh bà ngoại: Hình ảnh bà ngoại xuất hiện rất nhiều lần trong tiểu thuyết, ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống lang bạt của Thượng. Trong tiểu thuyết hình ảnh bà ngoại được kể tới 16 lần 1. “Trước khi bỏ tôi lại một mình bà tôi làm trăm thứ nghề trong đó chủ yếu là nghề quét thóc vãi và lạy giời hóa ra đây lại là một nghề có thể sống khá giả”[1,tr.110] 53 2. “Buổi sáng tôi đến trường lang thang tới đâu bà cũng tìm cách cho tôi học dự tính ở trường sở tại và lời đề nghị của bà được chập nhận không mấy khó khăn còn bà cắp thúng và chiếc chổi làm bằng rễ tre ra đi. Ngay cả khi chưa đến mùa gặt bà cũng không rời chiếc chổi.” [1,tr.110, 111] 3. “Nếu trước kia tôi biết kiếm tiền thay bà có thể bà vẫn còn sống. Quanh năm bòn mót nhưng chả bao giờ bà tôi thừa ra một khoản nho nhỏ để mua cho tôi túp lều như bà thường mơ ước” [1,tr.114] 4. “Khi bà tôi còn sống bà tôi vẫn dặn nếu chẳng may gặp bước đường cùng, bị người khác ăn hiếp thì phải liều mạng” [1,tr.119] 5. “Tôi thấy nhớ bà ngoại, nếu bà không chết sẽ chẳng có ai khiến tôi phải sợ và tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện bà kể, trong đó cậu bé bị bắt cóc đã tự giải thoát mình bằng đủ mọi cách cho đến khi thoát được khỏi tay những kẻ xấu” [1,tr.157] 6. “Liệu cây có những giấc mơ không nhỉ ? Bà bảo có còn nó thì chưa bao giờ nghe ai khác nói vậy… Giờ này bà đang ở đâu, có nhìn thấy nó không? Hẳn bà sẽ theo che chở cho nó qua mọi tai ương hoạn nạn. Thế là hôm nay nó không có cơ hội gặp bà trong giấc mơ” [1,tr.174] 7. “Người ta cũng đánh trống thổi kèn y như vậy để đưa bà nó ra đồng trong một buổi chiều ảm đạm bầu trời xám xịt mọng nước… Cả đêm ấy và nhiều đêm sau nó nằm khóc i ỉ gọi bà. Nó không chịu nổi với các hình dung bà nó ngập bủm trong nước, thứ nước đen đen đỏ đỏ tanh nồng mùi sắt” [1,tr.178, 179] 8. “Giá như bà ngoại còn sống bà sẽ giữ hộ nó theo cái cách của bà, đó là gói nhiều lần giấy nilon rồi vận vào trong chiếc bao luôn luôn thắt quanh người. Bà sẽ bất li thân với cái bọc tiền đó, kể cả lúc đi làm cũng như khi lên giường. Có cảm giác khi đó bà giống như một thành trì bất khả đột nhập. Bà sẽ không tiêu của nó một xu nhỏ ngay cả khi đói vàng mắt. Nhưng nó sẽ chủ 54 động mua cho bà những chiếc bánh thơm phức mà bà thường kể cho nó nghe nhưng chưa một lần trông thấy” [1,tr.189] 9. “Khi tỉnh dậy chả hiểu sao nó lại ôm chặt lấy bà, lau nước mắt vào yếm bà, Nó đã giấu không kể cho bà ngoại nghe giấc mơ của nó” [190] 10. “Hy vọng được trở về nơi tôi từng sống êm đềm với bà ngoại giờ đây càng trở nên xa vời” [1,tr.195] 11. “Thời còn bà ngoại, bà vẫn thường chờ tôi mỗi buổi tan học bằng vẻ mặt mãn nguyện lắm.”[1,tr. 201] 12. “Tôi nhớ những lần bà ngoại nấu cháo cho tôi những khi tôi ốm. Cháo bà nấu thường rất nhuyễn và thơm mùi hành. Bây giờ bà cũng tìm được cách để dỗ dành tôi ăn hết bát cháo. Bà vừa bón cho tôi vừa dùng tay vuốt những sợi tóc cứng quèo và tôi cảm thấy tất cả sự bình yên từ bàn tay chai sạm của bà, từ dáng bà ngồi hơi cúi xuống về phía tôi như che chở đứa cháu tội nghiệp… “[1,tr.296] 13. “Nhưng khi cháo rớt xuống cổ tôi, gã vội vã dùng khăn mặt lau y như bà tôi vẫn làm thế với tôi hồi bé” [1,tr.298] 14. “Y như nhân vật quan lớn trên sân khấu trong một vở kịch mà có lần tôi được bà ngoại cho đi xem”.[1,tr.119] 15. “Nhưng đúng vào lúc tôi chìm vào giấc ngủ với hy vọng mơ thấy bà ngoại thì nghe có tiếng xe phanh két sưới lòng đường” [1,tr.128] 16. “Đã lâu lắm từ ngày bà ngoại mất nó mới lại cảm nhận được chút tình người ấm áp như vậy” [1,tr.173] Bà ngoại không phải là một nhân vật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Bà hiện lên thông qua những giấc mơ, những hồi tưởng của Thượng về quá khứ cơ cực, nhọc nhằn mà tràn đầy hạnh phúc. Hình ảnh bà ngoại xuất hiện ở mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của thằng bé. Đó là khi nó bị giam hãm trong “ngôi nhà kín cổng cao tường” và chịu đựng sự đày đọa khủng khiếp của “những gã con trai”. Đó là khi nó kiếm được những đồng tiền nho nhỏ và 55 ước mơ mua cho bà những chiếc bánh thơm phức hoặc giữa đêm lang thang trên cánh đồng chờ trời sáng. Bà giống như đốm lửa ấm áp sưởi ấm tâm hồn nó giữa cuộc đời nghiệt ngã đầy cạm bẫy. Bà là ánh sáng, thứ ánh sáng nhiệm màu cứu dỗi tâm hồn cô đơn đến cùng cực của nó một đứa trẻ mồ côi lang bạt và cũng chính thứ ánh sáng ấy đã giữ gìn, nâng niu sự thánh thiện trong tâm hồn cậu bé thơ ngây và giữ cho nó không bị “tha hóa” trước sự bủa vây của một thế giới ngập tràn ác độc, tàn nhẫn và giả dối * Hình ảnh đàn chuột: 1. “Mùi chuột sộc vào mũi tôi gây gây. Thuở bé tôi rất sợ chuột nhưng khi ấy biết rõ một con chuột đang khụt khịt ngửi vào các ngón chân tôi cũng mặc kệ. Con chuột tiếp tục cà cà chiếc mũi vào chân tôi rồi quay đi” [1,tr.159] 2. “Con chuột mặc trang phục quan võ, đai nạm ngọc, giày đính xa phia, thắt lưng lủng lẳng thanh kiếm còn tay cầm cuốn sách, gật gù đi lại trong miếu…Người ta thấy hàng đoàn chuột, con nào con nấy béo múp mặt tí tởn như đi hội, nối đuôi nhau trên đường” [1,tr.165] 3. “Có người trông thấy một con chuột to như con chó, tay lúc nào cũng kè kè cắp cuốn sách bìa da đã sờn” [1,tr.245] 4. “Những kẻ đang ngoác miệng hát theo đều là những con chuột đủ cỗ, từ mốc đầu đến đỏ hon hỏn, cứ nhung nhúc, nhung nhúc. Những bước chân lũn cũn nhún nhảy, những thân hình mềm nhũn uốn éo, những cặp mắt ti hí chớp liên hồi, những cánh tay xương xẩu vung lên tạo thành hình lớp sóng” [1,tr.250] 5. “… Nhà dành cho chuột thôi chứ người ở đây thì thành ngợm à” [1,tr.263] 6. “… Chi chít vết chân chuột trong đó hằn lên một vết chân to khác thường” [1,tr.266] 56 7. “…Tôi thấy chậu nước sóng sánh làm tan ra chập lại bộ mặt một con chuột già mốc, đầy gian manh” [1,tr.294] 8. “Tiếng chuột chạy rậm rịch, trong đó có tiếng nện cô độc của một chiếc nạng thực ra là của một con vật móng guốc” [1,tr.295] 9. “Tôi tự hỏi những căn phòng kia cho người hay chuột ở nếu một khi căn nhà hoàn thành” [1,tr.299] 10. “Có một con vật mình lợn nhưng đầu chuột khá to nằm chết cạnh ngôi mộ vô chủ” [1,tr.306] 11. “…Trong miếu chỉ có lũ chuột. Đủ các loại chuột. Tin đồn về một con chuột thành tinh đêm đêm mò lên giường những người đàn bà góa trở thành câu chuyện làm quà đắt giá” [1,tr.165] 12. “Một con chuột thành tinh đêm đêm lại ngồi chồm hỗm trong ngôi miếu thành hoàng, đọc những lời sấm truyền bằng thứ giọng nửa đàn ông nửa đàn bà” [1,tr.95] Hình ảnh đàn chuột trở đi trở lại trong tác phẩm dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Đó là hình ảnh những con chuột của hiện thực song cũng chính là những con chuột bí ẩn của thế giới vô hình. Chuột ở đây không chỉ được tả một con, một đàn mà là cả một cộng đồng chuột: Có vua chuột, hiện thân của lão già, có quan đại thần, ban thư kí và bọn đầy tớ. Dưới ngòi bút nhà văn chuột trở thành cả một xã hội, chúng làm chủ nhân bóng tối. Chuột trong quan niệm dân gian vốn được xem như sự ẩn dụ cho cái xấu, sự phá hoại. Tạ Duy Anh đã xây dựng chuột thành một biểu tượng nghệ thuật từ biểu tượng dân gian. Hình ảnh đàn chuột xuất hiện trong những giai thoại, nó gắn chặt với đời sống tâm thức dân làng như một phần cố hữu * Hình ảnh bóng đêm: 1. “Bóng tối bọc chặt lấy tôi. Tôi thấy mình cứ chìm mãi vào khoảng đen ngòm, y như lúc tôi rơi xuống hố nước thải.” [1,tr.159] 57 2. “Nỗi sợ lớn nhất của tôi là bóng đêm. Có cảm giác đêm tối mênh mông hơn, nhiều tai họa đang ẩn nấp hơn” [1,tr.195] 3. “Chùm lên tôi vẫn nguyên vẹn là bóng tối mênh mông nơi tôi sẽ chỉ là một kẻ yếu đuối, cô độc, bị lão già điều khiển theo kiểu ngồi trong xó tối giật dây” [1,tr.213] 4. “Không còn bóng tối thì tao cũng tiêu đời luôn” [1,tr.246] 5. “Ngay lập tức bộ mặt nhơn nhởn của lão hiện ra từ bóng đêm” [1,tr.209] 6. “Thế mới là cuộc đời một giọng nói vang lên trong bóng đêm [1,tr.195] 7. “ ngày ngày lão cũng ở trong chiếc miếu hoang này với tôi, theo chân tôi mỗi bước, đọc được mọi ý nghĩ của tôi, tỏa bóng tối che mắt tôi” [1,tr.200] 8. “Đây là cơ hội để tôi lật mặt kẻ gian trá ẩn mình trong bóng tối” [201] 9. “Tôi thấy rõ lão bám sát tôi như bám sát một con mồi, kéo tôi vào bóng tôi mênh mông do lão trùm lên” [1,tr.203] 10. “Dừng lại đi, không ai được nghi ngờ quyền năng của bóng tối” [1,tr.202] 11. “Quả là tôi thấy từ trong bóng tối hiện dần ra một người” [1,tr.210] 12. “Đó là nguyên tắc tồn tại của bóng tối và quyền năng của bóng tối”[1,tr.212] 13. “Rồi tao nghiện đêm tối. Chỉ ở trong đêm tối tao mới thấy mình được nể sợ” [1,tr.244] 14. “Cái gì cũng phải có quá trình tao nói cho những thằng muốn làm chúa tể bóng tối như tao biết” [1,tr.244] 15. “Bóng tối đen đặc trải ra mênh mông” [1,tr.251] 58 16. “Phía sau lão là một khoảng tối hun hút. Thực lòng tôi không muốn chìm mãi trong bóng tôi mà lão già trùm lên” [1,tr.266] 17. “Đó là điều tôi đinh ninh khi chấp nhận cả những việc chỉ có quỷ sứ mới giám làm mà chỉ có thể làm trong bóng tối” [1,tr.282] 18. “Tôi mệt mỏi nhìn ra cửa sổ nơi bóng tối vẫn bao trùm … tôi lại nhắm mắt và lại chìm vào bóng tối” [1,tr.295] 19. “Tao phải cám dỗ, rủ rê càng nhiều người ra nhập bóng tối thì tao càng mau thành chúa tể, chúa tể của chính bóng tối ấy” [1,tr.150] 20. “Nhưng tôi không còn cảm giác sợ hãi như khi chìm trong bóng tối nữa” [ 1,tr.295] 21. “Đêm qua trong bóng tối mênh mông tôi thấy lão đi đi lại lại một cách nôn nóng” [1,tr.297] 22. Tôi ngồi bật dậy trong bóng đêm [1,tr.320] 23. “Tôi nghe thấy trong bóng đêm vọng ra những lời mang âm hưởng từ biệt như sau” [1,tr.301] 24. “Hình như tôi đang ở rất gần ranh giới của ánh sáng và bóng tối” [1,tr.303] 25. “Tôi chỉ mong ở lại trong bóng tối mới thoát được chính cái bóng tối ấy” [1,tr.303] 26. “Tôi nhớ là mình đã nhẹ nhàng nằm xuống trong cái ý thức bóng tối đang tàn lụi” [1,tr.304] 27. “Tôi chụm tay, hướng về phía mặt trời, hét lên một tiếng thay cho lời giã biệt bóng tối” [1,tr.304] Hình ảnh bóng đêm xuất hiện với tần số lớn nhất trong tiểu thuyết này. Nó được lặp đi lặp lại tới 27 lần. Ngay từ nhan đề, hình ảnh bóng tối xuất hiện như một biểu tượng. Nó chứa đựng ẩn dụ nhiều tầng nghĩa mà nhà văn dầy công xây dựng. “Bóng tối” được đặt cạnh từ “Giã biệt” thể hiện sự chối bỏ, từ 59 giã. Như vậy bóng tối được đặt trong thế giới đối lập với ánh sáng. “Giã biệt bóng tối” để trở về ánh sáng tức từ bỏ cái xấu xa, ác độc trở về lương thiện, tình thương. Luận đề Giã biệt bóng tối được cụ thể hóa bằng hình ảnh bóng tối trong toàn bộ tác phẩm. Bóng tối trước hết là thời gian vật lý.Trong khoảng thời gian này, nhân vật tồn tại và hành động “Tôi mệt mỏi nhìn ra cửa sổ nơi bóng tối vẫn bao trùm… tôi lại nhắm mắt và lại chìm vào bóng tối” [1,tr.295]. Không đơn giản chỉ là thời gian vật lý, hình ảnh bóng tối đặc biệt giàu ý nghĩa. Bóng tối ở đây là một thế giới đối lập với thế giới của ánh sáng. Bóng tối dung nạp cả một xã hội – xã hội của chuột, của quỷ, ma. Bóng tối có quyền năng ma quỷ chi phối thế giới ánh sáng, hiện thực, làm cho nó khuynh đảo hoặc bình yên, phi nhân hoặc bất nhân. Hình ảnh bóng tối gắn chặt với lão già. Lão xuất hiện ở đâu bóng tối ngự trị nơi đó. Bóng tối mang lại cho lão sức mạnh, quyền năng. Ngược lại, Thượng sợ hãi bóng tối. Nó cố vùng vẫy, chiến đấu để thoát khỏi sự bủa vây của bóng tối đang bọc chặt lấy nó. Xuất hiện với tần số dày đặc, bóng tối lấn át hoàn toàn ánh sáng thể hiện xã hội ô hợp, đen tối, bất nhân, góc khuất của xã hội đương đại mà con người đang sống 3.3.2. Tự sự trùng lặp Là kể lại nhiều lần việc xảy ra một lần. Dạng tự sự này xuất hiện khá nhiều trong Giã biệt bóng tối. Trong tác phẩm, cái chết của các nhân vật được soi chiếu bởi nhiều điểm nhìn khác nhau. Dưới mỗi góc độ, những nhân vật và kết cục xấu số của họ lại hiện lên với nhiều sắc thái ý nghĩa. Cái chết của “San chó” được soi chiếu dưới ba điểm nhìn khác biệt: điểm nhìn của người tường thật trên bản tin thới sự “Anh San chuyên làm nghề chôm chỉa chỉ kịp lăn từ bụng vợ xuống là tắt thở,cơ thể tím tái, mặt méo xẹo” [1,tr.101]; điểm nhìn dư luận “Nhiều người nghiên về giả thuyết San chó nốc đẫy vào rồi lên cơn thèm đàn bà, lại phải hôm vợ gã khát nước thì chết là cầm chắc” [1,tr.105]; điểm nhìn người kể chuyện giấu mặt “Một lúc sau nó nghe thấy 60 tiếng thằng San rú lên, rồi sau đó là tiếng vợ hắn cũng rú lên. Khi dân làng kéo đến, nó nghe ai đó mắng vợ thằng San như tát nước” [1,tr.170]. Cái chết của mụ Hường cũng được kể lại dưới các góc nhìn tương tự: lời người tường thật “Hai tay nạn nhân còn đưa lên che mặt chứng tỏ trước đó chị ta không thấy tai họa tiến thẳng về phía mình. Đặc biệt là trên thi thể chị Hường không có máy may một dấu vết gì chứng tỏ nạn nhân bị hành hung. Nạn nhân chết trong tình trạng rớt rãi ứ đầy miệng, còn hậu môn thì phòi ta một ít phân” [1,tr.102]; dư luận “Quanh đi quẩn lại vẫn là ba cái tính xấu đàn bà, làm gì đến mức động tới thiên đình. Hay có đứa nào bờm xơm rồi quá mù sang mưa đành bịt đầu mối” [1,tr.106]; người kể chuyện giấu mặt “Mụ vào nhà vệ sinh tụt quần đái như tháo cống nhưng mụ thấy mông mình như bị hút chặt xuống bệ xí. Mụ nhìn thấy rõ khuôn mặt to bè của mụ dưới bồn nước tiểu, phủ đầy lông lá. Mụ vội ngẩng lên định kéo quần đứng dậy thì một cái bồ cào loáng vung lên, nhè mặt mụ bổ xuống. Theo phản xạ mụ vội đưa cả hai tay che, miệng rú lên “nhưng chẳng có vật gì chạm vào người mụ cả” [1,tr.187]. Qua khảo sát ta có thể nhận thấy cái chết của các nhân vật được chiếu rọi chủ yếu dưới ba điểm nhìn. Giống như “lăng kính vạn hoa” rọi chiếu sự kiện trong nhiều chiều của nó, ở mỗi phương diện đơn lẻ lăng kính cho thấy một mặt của vấn đề. Các mặt ấy liên quan chặt chẽ với nhau, mặt này làm sáng tỏ mặt kia. Bởi vậy từ sự kết hợp điểm nhìn bạn đọc sẽ có được một cái nhìn tổng thể và đầy đủ về bí mật đang ẩn dấu. Có thể khẳng định với Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã đạt được thành công nhất định trong nghệ thuật xây dựng ma trận điểm nhìn. Sự cách tân nghệ thuật này đã phá vỡ quan niệm nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết truyền thống. Mặt khác, hình thức kể chuyện mới mẻ với nhiều điểm nhìn đơn diện tô đậm ám ảnh về một cuộc sống đương đại đầy góc khuất bí ẩn và những điều không thể giải thích. Mỗi 61 con người nhỏ bé, cô đơn chỉ có thể nhận thức một mặt của vấn đề mà không thể biết toàn bộ sự thật về vấn đề ấy 3.3.3. Tự sự khái quát Tự sự khái quát là kể lại một lần sự việc xảy ra nhiều lần. Dạng tự sự này xuất hiện khá nhiều trong Giã biệt bóng tối. Ta có thể dễ dàng bắt gặp tự sự khái quát ở mỗi phần của tác phẩm. Đó là những đoạn miêu tả thói quen, hành động đã thành lối sống của nhân vật.ở bolc truyện “Lời tác giả bị chen ngang” trong phần ba tự sự khái quát xuất hiện bốn lần trong đó ba lần kể về thói quen của Thượng: “Ngày ngày, người ta thấy thằng bé câm lặng làm theo mọi yêu cầu tai quái của anh ta. Vậy mà nó vẫn không ngớt bị anh ta quát mắng, bạt tai,bắt bưng bê cả nước cho anh ta rửa chân” [1,tr.263], “Mỗi sáng trở dậy tôi lại thấy chi chít vết chân chuột, trong đó hằn lên một vết chân to khác thường” [1,tr.266]. Với tự sự khái quát, nhà văn tô đậm tính cách nhân vật. Chịu sự hành hạ của gã Bính như một thói quen và câm lặng như một thói quen, Thượng không một lời oán hận. Thằng bé kiên cường chống lại kẻ thù bóng tối. Tự sự khái quát còn lại ám ảnh về một công việc đầy ma mị: “Công việc đào móng mất đến cả năm trời vì cứ hoàn chỉnh đoạn sau thì đoạn trước đất lại lấp đầy. Tuy nhiên, anh ta cho thấy không ai có thể khiến anh ta nản chí” [1,tr.262, 263] Tóm lại, tần xuất kể chuyện trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh sử dụng đa dạng các dạng tự sự. Dạng tự sự đơn nhất xoáy vào tâm thức nhân vật, đi sâu khám phá nhân vật ở tầng sâu nhất đồng thời với dạng tự sự này, nhà văn tái hiện lại một thế giới bóng tối ma mị, khủng khiếp. Tự sự trùng lặp soi chiếu biến cố, nhân vật dưới nhiều góc độ tạo ra cái nhìn đa chiều. Con người được nhìn nhận một cách toàn diện nhất. Tự sự khái quát chủ yếu có vai trò tô đậm thói quen, hành động thường ngày của nhân vật song cũng tạo nên lớp nghĩa nhất định 62 KẾT LUẬN Tạ Duy Anh là một cây bút sung sức, không chỉ thành công với thể loại truyện ngắn, tản văn mà còn và đặc biệt thành công với tiểu thuyết. Trong các luồng dư luận nhiều chiều, tiểu thuyết Tạ Duy Anh nổi lên như một hiện tượng lạ. Với ý thức luôn tìm cách thoát khỏi chính mình trong sáng tạo văn chương, từ Khúc dạo đầu, Lão Khổ đến Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và nhất là ở Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đã thực hiện một bước tiến dài trên con đường tìm đến một y phục tối tân cho tiểu thuyết. Với Giã biệt bóng tối, nhà văn của “ Bước qua lời nguyền” đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trên phương diện cách tân hình thức 1. Giã biệt bóng tối được xây dựng bởi kết cấu phân mảnh. Cả thiên tiểu thuyết là sự lắp ghép của một chuỗi các câu chuyện nhỏ (bloc). Mỗi mảnh ghép kể về một cuộc đời, một số phận gắn với những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên chúng cùng xoay quanh chủ đề chính: cuộc đời lang bạt của thằng bé mồ côi tên Thượng và những cái chết bí ẩn liên quan đến nó. Bởi vậy từ các bloc truyện rời rạc, người đọc vẫn có thể liên kết lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn. mặt khác, kết cấu phân mảnh chi phối mạnh tới trình tự kể chuyện của nhà văn. Ở đây, Tạ Duy Anh đã kể chuyện theo cả trật tự biên niên và phi tuyến tính. Trật tự biên niên xuất hiện trong hầu hết các bloc truyện, tái hiện lại cuộc sống đương đại đang trôi chảy với bao biến cố. Phi tuyến tính hóa trình tự kể được thực hiện thông qua các đảo thuật, dự thuật. Hơn nữa, các mạch truyện bị xé lẻ, chặt đứt, xếp xen kẽ nhau đã phá vỡ trật tự tuyến tính ở cấp độ mạch truyện và toàn văn bản. Trên những nét lớn có thể khẳng định Giã biệt bóng tối được kể theo trật tự phi tuyến tính 2. Tốc độ và nhịp điệu kể chuyện trong Giã biệt bóng tối có những điểm riêng biệt. Tốc độ kể chuyện khá nhanh. Câu chuyện kéo dài trong 63 khoảng hơn ba năm được kể lại trong 214 trang văn bản. Tốc độ kể chuyện nhanh song nhịp điệu của tác phẩm khá phức tạp. Mỗi mạch truyện có nhịp điệu riêng. Mạch truyện kể về cuộc đời lang thang của Thượng là: chậm –nhanh rất chậm nhanh, mạch truyện kể về những cái chết kì lạ lại có nhịp: chậm – nhanh rất chậm. Như vậy có thể thấy tiểu tác phẩm mang nhịp điệu phức hợp 3. Giã biệt bóng tối có sự xuất hiện của cả ba dạng tự sự: tự sự đơn nhất, tự sự trùng lặp và tự sự khái quát. Tự sự đơn nhất xuất hiện nhiều nhất. Đó là hình ảnh bà ngoại, hình ảnh đàn chuột, bóng đêm lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Hình ảnh bóng đêm và đàn chuột tô đậm ám ảnh về một thế giới ma mị, khủng khiếp. Đặc biệt trong tác phẩm là sự xuất hiện của tự sự trùng lặp. Cái chết của những nạn nhân xấu số được soi chiếu dưới nhiều điểm nhìn, từ đó sự việc được hiện lên toàn diện và chân thực. Tự sự khái quát chủ yếu miêu tả công việc hàng ngày hoặc thói quen của nhân vật 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạ Duy Anh (2009), Giã biệt bóng tối Tác phẩm và bình phẩm, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội Tạ Duy Anh, “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, Tuổi trẻ online 19.9.2004 Tạ Duy Anh,“Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm”, http:// www.vnexpress.net/vanhoa/guongmatnghesi Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, ( Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb. Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Thị Bình, (1996), “Những đổi mới cuả văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975”, Luận án PTS khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam 10 Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, (2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 11 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 65 12 Lê Thị Tuyết Hạnh (2003), Thời gian tự sự như một yếu tố cấu trúc văn bản tự sự (Qua các truyện ngắn giai đoạn 1975 1995), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 13 Phùng Hữu Hải (2003), “Thời gian tự sự trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 14 Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 15 Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 16 Nguyễn Thị Hoàn (2010), Thời gian tự sự trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” của Dương Hướng, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 17 Nguyễn Thị Hiền (2010), “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Giã bệt bóng tối của Tạ Duy Anh”, Khóa luận Khoa học Ngữ văn, Đại học Vinh 18 Nguyễn Thị Mai Loan, (2005), Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 19 Đ. X. Likhachốp (1989), “ Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học” ( La Khắc Hòa dịch), Tạp chí văn học, (3), tr.6065 20 Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb. Văn học, Hà Nội 21 Cao Tố Nga (2006), Cảm thức về cái phi lý trong sáng tác của Tạ Duy Anh, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP, Hà Nội 22 Nguyễn Thị Ninh, (2005), Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội 23 Nguyễn Mạnh Quỳnh (2007), “Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Tiếp cận qua lí thuyết thời gian giả của D. Genette)”, Tạp chí Ngiên cứu văn học, (6), tr.3135 24 Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, Nxb.Giáo dục, Hà Nội 66 [...]... 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và sự hạn chế của khả năng làm chủ tư liệu, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu thời gian tự sự ở tất cả các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mà chỉ giới hạn tìm hiểu vấn đề này trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của nhà văn 5. Phương pháp nghiên cứu... Khái quát về thời gian tự sự Chương 2: Trình tự kể trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh Chương 3: Tốc độ nhịp điệu và tần suất kể trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIAN TỰ SỰ 1.1. Về khái quát thời gian tự sự 1.1.1. Khái luận về thời gian Đối với triết học, thời gian là một phạm trù phức hợp, mỗi nhà triết học lại có một cách hiểu, cách luận giải riêng của mình về nó... lại những sự kiện đã thuộc về “hoài niệm”, về quá khứ Sự khác nhau giữa thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt được G. Genette cụ thể hóa ở các cấp độ khác nhau của thời gian tự sự 1.2. Các cấp độ của thời gian tự sự Thời gian thật sự có tính nghệ thuật, đó là thời gian của hành động kể chuyện và thời gian của văn bản” [8,tr.88] hay đó chính là thời gian tự sự. Tiếp cận, khám phá thời gian tự sự của ... chung thời gian tự sự và thời gian phát ngôn vào thời gian của truyện. Những đổi mới trong việc xử lí thời gian của truyện có khả năng lớn trong việc hiện đại hóa các sự kiện. Thời gian thực sự có tính nghệ thuật là thời gian tự sự và thời gian phát ngôn 1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự Nếu thời gian của nhân vật, của các sự kiện trong tác phẩm là đối tượng quan tâm của bộ môn Thi pháp học thì đối tượng quan tâm của bộ môn Tự sự ... thời gian của cái biểu đạt”. Không phải thời gian nào xuất hiện trong truyện cũng là thời gian nghệ thuật. Đi vào khám phá thời gian nghệ thuật của một tác phẩm tức là đi vào tìm hiểu cả thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật (thời gian tự sự) và Tự sự học quan tâm chủ yếu đến thời gian tự sự nghệ thuật xử lí thời gian của nhà văn Thời gian tự sự (narrative time), còn được gọi là thời gian giả” (pseudo temporal) theo cách nói của G. Genette, để phân biệt với thời gian ... chuyện và truyện kể, thời gian câu chuyện được kể và thời gian truyện kể Theo E. Benveniste, thời gian của truyện bao gồm thời gian của cái được kể thời gian quy chiếu và thời gian kể, thực hiện hành động kể truyện thời gian phát ngôn” [15, tr.109] Chiristan Metz lại viết: “Truyện là một chuỗi thời gian hai lần thời gian có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện (thời gian của cái ... trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện với trình tự thời gian 17 giả được sắp xếp trong trần thuật. Nghĩa là trình tự kể chuyện xác định mối quan hệ tiếp nối của các sự kiện trong câu chuyện với cái cách mà chúng được sắp xếp trong truyện (sự sắp xếp thời gian giả). Trong tự sự cổ trung đại, thường thì trình tự thời gian tiếp nối các sự kiện và trình tự thời gian giả được ... sắp xếp lại, phân bố lại theo chủ quan của người kể. Thời gian của truyện thể hiện tài năng của người viết trong việc xử lí thời gian, thể hiện khả năng nhìn nhận và phản ánh cuộc đời của họ. Thời gian của truyện có khi trùng với thời gian của câu chuyện, có khi không. Đó là khi trật tự thời gian trong truyện bị xáo trộn, không theo trật tự thời gian niên biểu của các sự kiện, nhân vật, sự việc xảy ra sau đưa lên trước, sự việc xảy ra ở quá khứ lại đưa về sau, quá ... quan tâm của bộ môn Thi pháp học thì đối tượng quan tâm của bộ môn Tự sự học lại là thời gian của truyện, thời gian kể. Họ phân biệt thời gian cốt truyện (thời gian được trần thuật) và thời gian truyện kể (thời gian trần thuật, thời gian tự sự) vốn gắn liền với người kể chuyện. Giữa hai loại thời gian này có mối tương quan với nhau và “Mối tương quan giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật đã được các nhà hình thức Nga và Vưgôtxki phát hiện từ ... lâu. G. Genette có công lập ra công thức để phân tích như là một phép tu từ của trần thuật” [24, tr.94]. G. Genette đã tìm ra “độ lệch văn bản thông qua mối liên hệ của hai lớp thời gian này” Dưới quan niệm tự sự học, G. Genette đã đưa ra định nghĩa về thời gian như sau: thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt”. Không phải thời gian nào xuất hiện trong truyện ... CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIAN TỰ SỰ 1.1. Về khái quát thời gian tự sự 1.1.1. Khái luận về thời gian 1.1.2. Các loại thời gian trong tự sự 1.1.3. Khái niệm thời gian tự sự 10 1.2. Các cấp độ của thời gian tự sự. .. Chương 1: Khái quát về thời gian tự sự Chương 2: Trình tự kể trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh Chương 3: Tốc độ nhịp điệu và tần suất kể trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh 11 NỘI DUNG... chiếu tiểu thuyết Giã biệt bóng tối dưới góc độ thời gian tự sự 2.2. Tình hình nghiên cứu Giã biệt bóng tối Giã biệt bóng tối vừa ra đời đã gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi khen chê. Nhưng dường như khen chê của các nhà nghiên cứu đều