Quan niệm nghệ thuật về con người của nam cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám

64 3.1K 23
Quan niệm nghệ thuật về con người của nam cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Vinh Khoa Ngữ văn === === Khóa luận tốt nghiệp quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám Bộ môn: Văn học Việt Nam II Hệ: Cử nhân khoa học chính quy GV hướng dẫn: TS. Đinh Trí Dũng SV thực hiện: Hồ Thị Nga Lớp: 40B 2 - Ngữ văn Vinh, 5/2003 = = Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga Lời nói đầu Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, điều này đợc chứng minh bởi những tác phẩm có giá trị vĩnh hằng của ông. Trong các tác phẩm của mình, Nam Cao thờng bộc lộ quan niệm của mình về cuộc sống, về con ngời, về xã hội và cả về nghệ thuật. Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi chỉ xin trình bày "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám". Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam hiện đại - khoa Ngữ văn - trờng Đại học Vinh, thầy giáo phản biện và đặc biệt là thầy giáo hớng dẫn Đinh Trí Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Vì cha có kinh nghiệm viết văn và năng lực còn hạn chế nên không tránh khỏi những điều thiếu sót, tôi kính mong các thầy cô giáo bỏ lỗi và góp ý cho tôi. Tôi xin cảm ơn ! 2 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Nam Cao (1917 - 1951) là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc đã góp phần đáng quý vào quá trình cách tân và hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ. Ông là một trong số những nhà văn có vị trí vững vàng, ổn định và có tầm quan trọng trong nền văn học sử dân tộc. Chỉ với mời lăm năm cầm bút (1936 - 1951), nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã để lại một sự nghiệp văn chơng không thật đồ sộ về số lợng nhng lại luôn ẩn chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chơng đích thực, có sức vợt lên trên "các bờ cõi và giới hạn", tìm đến đợc sự tri kỷ tri âm và tạo đợc sự ám ảnh kỳ lạ đối với nhiều thế hệ công chúng. Suốt đời văn của ông, Nam Cao đã gắn ngòi bút mình, sự nghiệp văn chơng của mình với cuộc đời. Khơi những tầng vỉa sâu xa của đời sống "những nguồn cha ai khơi", bằng tài năng, tâm huyết và sự say mê đầy trách nhiệm của một trái tim lớn, một ngời nghệ sĩ lớn luôn thức đập với những buồn vui, đau khổ của con ngời, Nam Cao đã tạo dựng đ- ợc một nền văn nghiệp lớn. Chúng tôi chọn tác giả Nam Cao để làm luận văn với đề tài: "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám" trớc tiên xuất phát từ lòng say mê, yêu mến một nhà văn có tài, có đức trong văn học Việt Nam hiện đại. Nam Cao là một tác gia có nhiều sáng tác đợc tuyển chọn vào chơng trình phổ thông từ trớc đến nay. Những tác phẩm tiêu biểu đợc đa vào chơng trình phổ thông nh "Lão Hạc", "Chí Phèo", "Đời thừa", "Một đám cới", "Đôi mắt" . Đó là những tác phẩm xuất sắc khẳng định vị trí nhà văn trong văn chơng nhà trờng. Tìm hiểu đề tài "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám" là một trong những cơ sở để hớng cho học sinh hiểu đợc thêm về tấm lòng và tài năng của một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam, giúp cho học sinh thấy đợc những cái nhìn mới mẻ của nhà văn trong việc xây dựng các hình tợng nghệ 3 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga thuật. Mặc dù viết về những vấn đề khác nhau, ngời nông dân trong xã hội cũ, ngời trí thức nghèo, rồi dân nghèo thành thị . nhng thực chất là Nam Cao viết về con ngời. Cuộc đời chân thực gần gũi hiện ra hàng ngày và ấn t- ợng sâu sắc nhất chính là thân phận con ngời đang từng ngày kiếm sống, bị lăng nhục và chịu đựng vô vàn những đắng cay. Một lý do nữa là tuy đời văn Nam Cao không dài nhng Nam Cao đã dể lại nhiều tác phẩm có giá trị. Thời gian trôi qua, tác phẩm của Nam Cao ngày càng bộc lộ thêm những phẩm chất mới, những giá trị mới. Tuy nhiên, do thời gian và khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ đi vào vấn đề "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm tr- ớc Cách mạng tháng Tám". Chúng tôi hy vọng rằng, khoá luận này sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu con ngời và sáng tác của Nam Cao, khẳng định những đóng góp của Nam Cao trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. II. lịch sử nghiên cứu vấn đề. Nam Cao là một trong những nhà văn sớm đợc nghiên cứu và cũng là một trong những nhà văn có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Theo nh thống kê trong "Th mục về Nam Cao" (Sách "Nam Cao - về tác gia và tác phẩm" của Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu - NXB Giáo dục năm 2001) thì tác giả đã thống kê đợc khoảng 200 công trình lớn nhỏ viết về ông và tác phẩm của ông. Đặc biệt trong thập niên cuối thế kỷ, đã diễn ra hai cuộc hội thảo khoa học về nhà văn. Tháng 11/1991, Viện Văn học phối hợp với Hội nhà văn, Hội văn nghệNam Ninh và trờng ĐHSP Hà Nội I tổ chức Hội thảo khoa học nhân 40 năm ngày mất của Nam Cao (1951 - 1991). Kết quả của hội thảo là một cuốn sách giới thiệu những suy nghĩ và nhận thức mới về nhà văn với tựa đề "Nghĩ tiếp về Nam Cao" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 1992. Đến tháng 10/1997, Hội thảo khoa học nhân 80 năm ngày sinh Nam Cao (1917 - 1997) do Viện Văn học tổ chức đã khẳng định rõ vị trí và vai trò của nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. 4 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga Nhà nghiên cứu Phong Lê trong cuốn "Nam Cao trong những hồi ức và suy nghĩ hôm nay" (Tạp chí văn học số 11/1997) đã tâm sự: "Tôi nghiện đọc Nam Cao, với nhu cầu chiêm nghiệm các ý tởng của Nam Cao, cùng với cách thể hiện và dẫn dắt chúng, thể hiện câu văn và cách viết Nam Cao, trong lúc nội dung tất cả những gì Nam Cao viết gần nh đều đã thuộc cả rồi. Nói cách khác, đọc ông không phải chỉ để biết "nội dung" - và đó mới là "bí quyết" cho một sự hấp dẫn thực sự dài lâu". Lê Đình Kỵ trong báo Văn nghệ số 54/1964 đã nhận xét: "Có những chủ đề Nam Cao và có những nhân vật Nam Cao. Nam Cao bị ám ảnh bởi cái cảnh tợng cuộc sống vô lý, những con ngời bị tha hoá, bị biến chất, bị hoá thành cái ngợc lại với nó. Ngòi bút Nam Cao đặc biệt sắc sảo là khi vẽ lại những con ngời quặt quẹo, méo mó, đần độn, cục súc, táng tận lơng tâm .", "Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh lạ thờng quá trình lu manh hoá của một số quần chúng cơ bản trong hoàn cảnh bị đè nén, áp bức, bóc lột của xã hội cũ". Nguyễn Đăng Mạnh với bài viết "Nhớ Nam Cao và những bài học của ông" (in trong "Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn" - NXB Giáo dục, in lần 2, H, 1998) thì đã nói về sức hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao trong việc phân tích tâm lý và thái độ của nhà văn: "Nam Cao là ngời hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con ngời. Ông thờng dễ bất bình trớc tình trạng con ngời bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đờng. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực diện đặt ra vấn đề này và ông quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con ngời bị miệt thị một cách bất công". Nguyễn Văn Hạnh với bài viết "Nam Cao và khát vọng về một cuộc sống lơng thiện, xứng đáng" (in trong "Nghĩ tiếp về Nam Cao" - Hội nhà văn, H, 1992) đã nhận xét: "Trong tác phẩm của Nam Cao, con ngời sống trong một xã hội dữ dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh nh muốn nghiền nát con ngời đi, nhng con ngời vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tính cách, để làm ngời". 5 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga Rất nhiều bài nghiên cứu Nam Cao về phơng diện con ngời nh Hà Minh Đức "Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao"; Đinh Trí Dũng "Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao"; Phong Lê "Tình cảnh ngời nông dân và tình cảnh cái làng quê Việt Nam tiền cách mạng" . Các bài nghiên cứu đã đề cập đến nhiều mặt thành công trong việc thể hiện con ngời của Nam Cao, nhng nhìn chung những bài nghiên cứu này thờng là những bài viết ngắn, cha đi sâu phân tích một cách hệ thống quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao. Bởi vậy trong khoá luận này, chúng tôi sẽ cố gắng đa ra một cách tiếp cận mới, hình thành nên một cái nhìn tổng quan về "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám". Từ đó, chúng tôi chỉ ra những đóng góp độc đáo cũng nh hạn chế lịch sử trong quan điểm của Nam Cao, hình dung vị trí của ông trong tiến trình văn học hiện đại của dân tộc. III. nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ của khoá luận là chỉ ra các phơng diện trong quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao, chỉ ra đợc những biện pháp nghệ thuật thể hiện con ngời của nhà văn. Đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời và sự thể hiện nhân vật cũng là để khẳng định chiều sâu nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao. IV. Phạm vi nghiên cứu. "Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám" không chỉ thể hiện trong các truyện ngắn mà còn thể hiện một cách rõ nét trong tiểu thuyết "Truyện ngời hàng xóm", mà đặc biệt là tiểu thuyết "Sống mòn". Tác phẩm của Nam Cao trớc cách mạng gồm 2 tập với 41 truyện, trong khoá luận này chúng tôi không đi sâu vào phân tích tất cả các truyện đó mà 6 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga chọn các truyện đặc sắc để rút ra nét phổ quát mang tính t tởng trong sáng tác của Nam Cao. V. Phơng pháp nghiên cứu. ở khoá luận này, chúng tôi sử dụng phơng pháp phân tích - tổng hợp để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao. Chúng tôi còn sử dụng phơng pháp thống kê trong một số trờng hợp. Trong một chừng mực nào đó, chúng tôi cũng dùng phơng pháp so sánh, đặt Nam Cao bên cạnh các nhà văn hiện thực phê phán nh Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng . để thấy đợc những nét chung và riêng đồng thời thấy đợc những đóng góp to lớn của Nam Cao cho nền văn học nớc nhà. VI. Cấu trúc luận văn. Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung Chơng 1: Con ngời xã hội - giai cấp. Chơng 2: Con ngời cá nhân. Chơng 3: Con ngời tự ý thức. Chơng 4: Nghệ thuật thể hiện nhân vật. Phần kết luận 7 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga Phần nội dung Ch ơng 1: Con ngời xã hội - giai cấp 1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời. Mọi ngời đều biết "văn học là nhân học" (M.Gorki), là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngời. Con ngời là đối tợng chủ yếu của văn học, là "điểm nhìn" chính yếu của chủ thể sáng tạo nghệ thuật. C.Mác cũng từng khẳng định: "Con ngời là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Có thể nói, con ngời là trung tâm của mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con ngời "là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngời đã đợc hoá thân thành các nguyên tắc, phơng tiện, biện pháp thể hiện con ngời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tợng nhân vật trong đó" [11 - 41]. Quan niệm nghệ thuật về con ngời chi phối sáng tác của nhà văn, vì thế khi nghiên cứu về con ngời không phải nhìn nhận ở góc độ khách thể mà phải xem xét con ngời dới lăng kính chủ quan của nhà văn và việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời tức là đi vào khám phá cách cảm thụ và biểu hiện thế giới chủ quan của ngời sáng tạo trong tác phẩm văn học. Quan niệm nghệ thuật về con ngời là một phạm trù của thi pháp học, nó hớng chúng ta nhìn về một đối tợng chính yếu của văn học, về quan niệm thẩm mỹ của ngời nghệ sĩ. Hình tợng nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm văn học bao giờ cũng mang tính quan niệm, tức là phản ánh, miêu tả, thể hiện nhân vật - con ngời luôn mang trong nó quan niệm của tác giả. Quan niệm về con ngời là một sản phẩm của lịch sử, của văn học và t tởng. Mỗi một thời đại thờng có một quan niệm riêng về con ngời. Khrapchencô đã từng nói: "Quan niệm con ngời là hình thức đặc thù nhất cho 8 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác", và mỗi thời đại văn học ra đời bao giờ cũng làm nảy sinh "con ngời mới" (J.Bêsơ). Dẫu mỗi thời đại văn học quan niệm về con ngời có đa dạng, phong phú, song vẫn có những điểm chung nhất định: đó là những con ngời in dấu ấn xã hội, mang đậm dấu ấn của ngời nghệ sĩ gắn với cái tôi của chủ thể sáng tạo, con ngời còn đợc gắn vmi từng thể loại riêng và ở mỗi thể loại có một chức năng, phơng tiện biểu hiện riêng biệt. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học là tiêu chuẩn đánh giá giá trị nhân đạo vốn có của văn học. Ngời sáng tạo nghệ thuật càng đi sâu khám phá, phân tích, lý giải cặn kẽ mọi ngõ ngách của đời sống con ngời thì càng thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm nghệ thuật. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời thì phải xuất phát từ nhân vật, bởi vì nhân vật là phơng tiện chính để nhà văn thể hiện quan niệm về con ngời. 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học trung đại, trong Tự lực văn đoàn, trong Thơ mới. Trong văn học Việt Nam, từ khi nền văn học viết mới ra đời cho đến những năm 20 của thế kỷ XX, cái nhìn nghệ thuật chung nhất về con ng ời là sự khám phá con ngời trong mối tơng quan "thiên nhân tơng cảm" cổ xa. ở phơng Đông với văn học Trung Quốc, Việt Nam do ảnh hởng hoặc mô hình vũ trụ thiên, địa, nhân và cũng do cuộc sống dựa vào nền tảng nông nghiệp, ngời ta quan niệm con ngời là một cá thể vũ trụ. Do đó con ngời trong văn học trung đại là con ngời vũ trụ, họ không phải là một hiện tợng xã hội mà là một bộ phận của tự nhiên. Thiên nhiên trở thành những chuẩn mực của cái đẹp, chuẩn mực của mọi tài năng sức mạnh, phẩm chất của con ngời. Nói về những ngời con gái đẹp, các nhà văn, nhà thơ thờng sử dụng hình ảnh dáng liễu, dáng mai. Nói chí thì "đội trời đạp đất" với hình ảnh cây tùng, cây trúc. Rồi khi mô tả cái tài của con ngời thì nhà văn trung đại giải thích do 9 Khóa luận tốt nghiệp Hồ Thị Nga mạch đất của trời, do khí thiên sông núi tạo nên. Tài đánh đàn của Kiều, rồi tài làm thơ cũng đợc nhìn từ kích thớc tự nhiên. Con ngời trung đại coi thiên nhiên là sức mạnh to lớn vĩnh hằng, có sức thống trị con ngời cho nên con ngời khao khát mình cũng có sức mạnh đó. Con ngời trung đại cũng coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp và cái vĩnh hằng do đó con ngời luôn thể hiện khát vọng vơn tới giá trị vĩnh hằng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong văn học đã có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngời. Điều này bắt nguồn từ một loạt cách tân mới về mặt hình thức văn học và sự thay đổi trong hệ t tởng của tác giả. Con ngời từ đây đã đợc khám phá đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Cái nhìn con ngời ở góc độ xã hội của Phạm Duy Tốn rồi Hồ Biểu Chánh là những dự báo cho sự khám phá mới mẻ này. Đến giai đoạn văn học 1930 - 1945, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện một quan niệm con ngời, đó là con ngời cá nhân, mạnh mẽ khẳng định vai trò con ngời cá nhân trong sự xung đột với gia đình truyền thống, với khát vọng tìm lối thoát trong tình yêu, thế giới nội tâm, thậm chí muốn thoát ly mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn tự do bản năng. Nhân vật thờng là những cô gái mới ra đời trong những gia đình bảo thủ. Họ đã không đầu hàng mà kiên quyết đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc của mình tuy cuộc đời họ không đ- ợc hạnh phúc trọn vẹn. Mai trong "Nửa chừng xuân" là một nạn nhân đau khổ và tự trọng, chỉ biết đem cái nhân hậu, thanh cao ra chống đỡ. Mai đã chống đến cùng chế độ đa thê, đã nói thẳng vào mặt bà án "nhà tôi không có mã lấy lẽ" và bảo vệ tình yêu lý tởng. Nhất Linh ca ngợi tình yêu tự do của lứa đôi, chủ trơng giải phóng hoàn toàn ngời phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến (Đoạn tuyệt), giải phóng họ khỏi những quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo (Lạnh lùng) . Tự lực văn đoàn đã bắt đầu đi vào miêu tả thế giới nội tâm con ngời, trình bày thế giới cảm giác của con ngời đối với môi trờng xung quanh, đối với ng- ời khác và đối với chính mình. Xã hội phong kiến không chấp nhận đề cao cái "tôi", đề cao bản ngã cá nhân nh trong thơ văn Hồ Xuân Hơng, Cao Bá Quát. Văn xuôi Tự lực văn 10 . Khóa luận tốt nghiệp quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám Bộ môn: Văn học Việt Nam II Hệ: Cử nhân khoa. tôi chọn tác giả Nam Cao để làm luận văn với đề tài: " ;Quan niệm nghệ thuật về con ngời của Nam Cao qua các tác phẩm trớc Cách mạng tháng Tám& quot;

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan