0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đối thoại và độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 52 -55 )

Khắc họa tâm lý nhân vật, Nam Cao thờng xuyên sử dụng các đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm. Đó là lúc nhân vật bộc bạch tất cả nỗi niềm tâm sự, những vui buồn, những nỗi đớn đau, day dứt trào lên từ đáy sâu tâm hồn con ngời.

4.3.1. Đối thoại.

Đối thoại cũng là một trong những biện pháp nghệ thuật để thể hiện tính cách nhân vật của Nam Cao. Qua những cuộc đối thoại tính cách, phẩm chất của nhân vật cũng đợc bộc lộ rõ hơn.

Khi miêu tả những cuộc đối thoại, Nam Cao thờng để các nhân vật chất vấn nhau, có khi hoà hợp, có khi khích bác nhau, có khi bàn luận, có khi chọc tức nhau, thách đố nhau. ở mỗi trờng hợp họ bộc lộ một khía cạnh tâm tính mình.

Thứ vẫn khao khát cái mộng văn chơng, muốn đi nhiều nơi học tập những cái hay để giúp ích cho đời. Vì thế khi phải làm một anh giáo trờng t, Thứ bàn với San về văn chơng, các nhà văn, nhắc đến những kỷ niệm Sài Gòn:

- "Thế nào rồi tôi cũng phải đi Sài Gòn chuyến nữa. Tôi còn phải đi nhiều. Tôi không thể để tôi mục ra ở cái trờng này".

Rồi "y chép miệng":

- Giá chúng mình cha có vợ con gì cả !..."

Đó là sự ao ớc của Thứ, là sự khao khát sự đổi thay cho cuộc đời, cho gia đình của mình.

Chúng ta còn nhận ra sự do dự của Thứ khi đối thoại với San về chuyện đến nhà cụ Nam Hải, rồi sau đó nói đến chuyện vợ con và cái sự làm việc:

- "Rất rõ ràng. Tôi chỉ yêu sự làm việc và những ngời làm việc mà thôi. Theo ý tôi thì phải diệt cho hết những kẻ ngồi không hởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra đợc cái gì. Ai cũng phải làm, ai cũng phải đợc no đủ, tự do, mà chỉ những ai làm mới đợc no đủ, tự do" [6 - 143].

Khi San hỏi: "Vợ chúng mình ở nhà có thể ngoại tình không ?" thì Thứ cố làm ra vẻ lạnh lùng:

- "Cha bao giờ tôi nghĩ thế bởi vì tôi không hay nghĩ lôi thôi đến những câu chuyện ấy làm gì. Nhng tôi tởng sự ấy cũng là thờng" [6 - 144].

- "Tôi tởng chả có gì đáng cáu, theo ý tôi thì cái việc kia chỉ là một nhu cầu sinh lý nh ăn uống, tất cả những nhu cầu sinh lý khác - nghĩa là tự nhiên và rất bình thờng. Có cái gì đáng cho mình để`ý quá đâu ? Khi ngời ta đói quá" [6 - 144].

Tất cả những ý nghĩ táo bạo Thứ vừa đem ra nói có phải là những ý nghĩ thật của y đâu ? Thứ vẫn thấy mình đau đớn, ghen tuông, ngay từ lúc mới nghĩ đến sự ngoại tình.

Qua đối thoại của Thứ với San, ngời đọc biết đợc những ngóc ngách tâm hồn Thứ, những khát vọng chân chính, những ớc mơ đẹp, những ghen tuông, những hèn yếu, do dự trong "cái đời tù túng, chật hẹp".

Nếu nh ở đề tài trí thức tiểu t sản, Nam Cao miêu tả những cuộc đối thoại giữa các nhân vật nhằm nói đến vấn đề giữa nghề nghiệp và cuộc sống

cơm áo thì những cuộc đối thoại của các nhân vật nông dân cũng rất sắc sảo, sống động, đúng ngôn ngữ riêng của mỗi lớp ngời và của riêng mỗi ngời.

Cảnh sinh hoạt ở máy nớc trong "Sống mòn": - "Rõ thối nhà anh lắm !

- Sao lại thối ? Chỗ bạn máy nớc với nhau tôi hỏi thế đã sao cha. - Ai khiến hỏi ?

- Thì thôi ! Hì... hì... hì" [6 - 104, 105]. (...)

- "Có muốn tôi bẹp mẹ nó cái thùng của chị ra không ? - Làm gì thế ?

- Làm cái chơi !" [6 - 105].

Lời Mô - chia sẻ nỗi bất bình cùng Thứ đối với Oanh:

- "Con nể bà Chánh với cậu Đích nhiều nên con mới ở đây, chứ những nh cô giáo thì mấy mấy cũng không chịu ở".

Lời ông Học với anh xe thuê nhà muốn mặc cả về đôi chiếu:

- "Sao lại để không ? Đôi chiếu còn mới nguyên, lão ta mua để đắp chứ có để giải gờng đâu ! Với lại có giải cũng chẳng sao. Lão ta có một mình chứ có đàn bà đàn biếc gì đâu mà bảo phải kiêng. Với lại dẫu có đàn bà cũng chẳng phải kiêng. Giặt sạch hết".

Ngời đọc mãi không quên cuộc đối thoại giữa Chí Phèo với Bá Kiến. Nếu nh ở lần trớc Chí đến để rạch mặt ăn vạ và xin đi ở tù thì lần thứ ba chúng ta ngạc nhiên bởi giọng nói của anh Chí rất triết lý và sắc sảo:

- "Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu dọng: - Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. - Tao đã bảo là tao không đòi tiền.

- Giỏi ! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì ? - Tao muốn làm ngời lơng thiện !".

- "Không đợc ! Ai cho tao lơng thiện ? Làm thế nào cho mất đợc những mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là ngời lơng thiện nữa. Biết không ! Chỉ còn một cách... biết không ! Chỉ còn một cách là... cái này biết không !" [5 - 53].

Lời đối thoại của Chí đã thể hiện sự thức tỉnh muốn trở về con ngời bình thờng.

Ngôn ngữ đối thoại cũng là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất, tâm trạng, tính cách và hoàn cảnh sinh hoạt của nhân vật, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hoá nhân vật.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 52 -55 )

×