0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tự ý thức là gì ?

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 30 -32 )

Một trong những đặc điểm độc đáo của bút pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy phong phú, phức tạp của tâm hồn con ngời.

Dới ngòi bút của Nam Cao, con ngời nhiều lúc hiện lên đầy nhỏ nhen, ích kỷ nhng đồng thời thật là cao thợng trong những khát vọng, ớc mơ và ngay trong cả nhiều hành vi ứng xử đời thờng của mình. Thậm chí con ngời còn có thể trở nên méo mó, biến dạng, đầy thú tính, nhng đồng thời cũng hết sức nâng niu quý trọng khi nó không bao giờ muốn trao hết cho quỷ dữ bản chất lơng thiện trong sáng vốn có của mình. Con ngời dới quan niệm của Nam Cao, trong nhiều trờng hợp bị hoàn cảnh chi phối, thậm chí tàn phá một cách nghiệt ngã nhng đồng thời lại không bao giờ là nạn nhân đơn giản, một chiều của hoàn cảnh. Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật của Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tinh thần - sự tự ý thức để chống lại sự tha hoá, để bảo vệ lấy bản chất nhân đạo của con ngời.

"ý thức là sản phẩm đặc trng của con ngời, để cho con ngời tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật. Còn tự ý thức là giai đoạn cao của ý thức, là sự đào sâu, mổ xẻ bản thân nội tâm để tự cải thiện và hoàn thiện" [1 - 152].

Không kể hoàn cảnh xã hội, xuất thân giai cấp, thành phần nào, dờng nh tất cả các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao đều giống nhau ở bản tính tốt đẹp.

Văn học hiện đại khác với văn học cổ điển phong kiến là nó không thể da ra những lời giáo huấn trực tiếp với độc giả. Chức năng giáo dục chỉ thành công khi thông qua hệ thống hình tợng, tạo ra tâm thế con ngời tiếp thu đạo đức và tự hoàn thiện mình. Cơ sở của tự ý thức, tự hoàn thiện là năng lực cảm nhận sự thật, trớc hết là sự thực cõi lòng mình.

Nhân vật của Nam Cao dù ít hay nhiều đều có suy nghĩ, có ý thức. Những ngời nông dân thì mức độ ý thức có phần nào khác với các nhân vật tiểu t sản. Nét chung vẫn là sự khẳng định tâm hồn, phẩm chất bên trong của ngời nông dân. Ngay cả Chí Phèo cũng là một điểm sáng trong sự nhìn nhận ý thức con ngời. ở con ngời tởng nh đã biến thành quỷ ấy khi bắt gặp tình yêu chân thành của Thị Nở bỗng bừng lên ánh sáng của ý thức, của nỗi băn khoăn. Hay cu Lộ (T cách mõ) khi thấy dấu hiệu khác thờng trong cách ứng xử của những ngời xung quanh với mình thì "bắt đầu hối hận". Lộ thấy xấu hổ với vợ, không dám nhìn thị "thở ngắn, than dài"... Cái kết thúc cuối cùng của Lang Rận (Lang Rận) nh một tia sáng trong một vơng quốc tối tăm, loé lên dù chỉ một lần để chứng minh nhân cách con ngời trong nhân vật ấy là có thật. Rồi hình ảnh các ngời vợ, ngời mẹ (Trẻ con không đợc ăn thịt chó, Cời, Con mèo, Nớc mắt...) là những ngời phụ nữ thơng chồng thơng con. Đến cả thằng Câm (Truyện ngời hàng xóm) cũng có một tình yêu tha thiết nhng đơn phơng, vô vọng và đầy đau khổ. Khi biết đợc mối quan hệ của mẹ Hiền với cai Minh, Câm hết sức đau khổ, nét mặt và tâm tính của hắn biến đổi thất th - ờng. Hắn ít vồ vập với Hiền hơn. Nhng Câm vẫn quý, vẫn thơng Hiền. Điều này chứng tỏ nhân cách của Câm, chứng tỏ niềm tin vững chắc của Nam Cao vào con ngời: cho dù bị đẩy vào hoàn cảnh đau khổ, trớ trêu đến đâu, con ng- ời vẫn không bao giờ thiếu sự tỉnh táo.

Các nhân vật tiểu t sản thì có ý thức ở một cấp độ khác. Họ thờng dằn vặt, suy nghĩ, mong muốn cho một cuộc đời tốt đẹp hơn. Hộ, Điền, Thứ... là những con ngời nh thế. Ông giáo (Lão Hạc) ý thức đợc và thông cảm với những nỗi khổ của lão Hạc. Nhân vật tôi trong "Mua nhà" cảm thấy day dứt, ân hận khi nhìn cảnh cha con bán nhà không còn nơi để ở.

Hầu hết các nhân vật của Nam Cao đều rơi vào bi kịch.

Lộc (Truyện ngời hàng xóm) viết văn và biết tôn trọng sự thật cuộc sống, hiểu rõ những cảnh ngộ đẩy con ngời vào cảnh cùng quẫn. Lộc đã từng nói với Hiền và Tiền: "Ba chúng mình cùng khổ nh nhau. Những kẻ khổ sở trên đời nếu không biết thơng nhau còn đợi ai thơng nữa". Khi Hiền chết đi, Lộc đã yêu thơng Tiền nh tình yêu trong trắng ban đầu mặc dù những tủi nhục mà Tiền đã phải chịu đựng.

Đấy chính là nét nhân đạo mới của nhà văn Nam Cao.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 30 -32 )

×