0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 48 -52 )

"Trong các nhà văn hiện thực thời kỳ trớc cách mạng, Nam Cao là nhà văn có nhiều đóng góp về miêu tả tâm lý và khả năng phản ánh hiện thực qua

tâm trạng. Nam Cao thờng đi thẳng vào ý nghĩ của nhân vật hoặc để nhân vật tự bộc lộ những ý nghĩ thật của lòng mình rồi tùy theo loại tính cách mà sử dụng chất châm biếm pha lẫn vào dòng suy nghĩ một cách nghệ thuật" (Hà Minh Đức).

Trong tác phẩm của Nam Cao, số lợng nhân vật thờng rất ít ỏi. Xoay quanh số phận của vài ba nhân vật, xoáy sâuvào những tâm trạng, Nam Cao không phát triển câu chuyện bằng các hành động, sự kiện mà chủ yếu theo mạch phát triển tâm lý. ít thấy ở một nhà văn nào "cái hằng ngày" đợc khai thác nhiều nh Nam Cao. Nhà văn trung thực với hiện thực ngay cả trong từng chi tiết nhỏ, vì vậy nhân vật trở nên gần gũi, cụ thể hơn, đời sống bên trong đợc soi rọi nhiều hơn. Nhân vật của Nam Cao không phải là nhân vật hành động mà thờng đợc soi rọi chủ yếu qua tâm lý.

Trong cách miêu tả tâm lý, Nam Cao có ý thức kết hợp con ngời với hoàn cảnh xã hội. Nhà văn có sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp miêu tả tâm lý so với nhiều cây bút hiện thực khác. Khi thì dòng suy nghĩ của nhân vật phát triển dới sắc thái tự truyện với những ý nghĩ, những liên tởng tự nhiên (Cái mặt không chơi đợc, Những truyện không muốn viết). Khi thì tác giả bám sát nhân vật, kịp thời phát hiện, miêu tả những yếu tố tâm lý mới xuất hiện trong nhân vật (Lão Hạc, Một đám cới). Khi thì chính nhân vật lại tự biểu hiện mình dới nhiều sắc thái (Sống mòn).

Nam Cao không bịa đặt, không nghĩ thay cho nhân vật của mình. Nhà văn bao giờ cũng đặt nhân vật hành động hay suy nghĩ đúng với thân phận và cảnh ngộ của nó. Với "Sống mòn", hoàn cảnh của Thứ trớc sau về cơ bản không thay đổi. Dòng tâm lý của Thứ đợc mở rộng trên nhiều hớng, qua đó bộc lộ sâu sắc tính cách của Thứ. Thứ suy xét, đánh giá mối quan hệ của mình đối với San, Oanh, Đích, với gia đình, xã hội... Qua các mối quan hệ đa dạng, phức tạp đó, Nam Cao làm nổi bật lên đợc tâm lý, cốt cách con ngời tiểu t sản: sống đau khổ, tù túng, bế tắc. Đó là những bi kịch tâm lý nho nhỏ đang tích tụ dần, đang chuyển hoá dần thành bi kịch lớn lao của cuộc đời.

Nhân vật tiểu t sản thờng tự bộc lộ những suy nghĩ, giằng xé bên trong, đó là một sở trờng của Nam Cao. Trong "Sống mòn", tính cách của Thứ đợc tái hiện một cách sinh động nhờ những suy nghĩ nội tâm. Chứng kiến hạnh phúc của vợ chồng Mô (ngời giúp việc), Thứ nghĩ rộng ra cái tình yêu cao đẹp vốn có sẵn ở những con ngời lam lũ, rách rới, những ngời biết hy sinh cho nhau tuy cha bao giờ nghe nói đến hai chữ "hy sinh".

Trong một dịp về thăm quê, ngồi trớc bát cơm mà vợ dành cho để làm bữa tối, trong khi vì nghèo túng nên cả nhà chỉ ăn một bữa, Thứ đã nhận ra rằng: "Thờng thờng những kẻ ăn nhiều nhất, hởng nhiều nhất là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hởng một tí nào". Khi nói chuyện với bạn bè về cảnh nghèo túng bấp bênh của anh giáo trờng t, cũng nh khi đứng trớc sự đe dọa của nạn thất nghiệp, Thứ miên man nghĩ đến "cuộc đời sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mục ra, chết mà cha sống". Nam Cao để cho nhân vật của mình thể hiện đầy đủ những suynghĩ về cuộc sống, thông qua đó mà hình thành tính cách.

Có thể nói, truyện Nam Cao trớc cách mạng tháng Tám là truyện tâm lý. Ngay từ những dòng mở đầu của mỗi truyện, Nam Cao đã dẫn ta nhập ngay vào những dòng đang suy nghĩ của nhân vật. Tác giả không kể lại những suy nghĩ của nhân vật, nhân vật cũng không tự suy nghĩ nh một dòng ý thức tự tuôn chảy, nhân vật cũng ít phân tích những trạng thái tâm lý, cảm xúc mà dờng nh nhân vật đang nói to lên, đang nói toạc ra, đang mở toang ra cánh cửa tâm hồn của mình: "Hắn đang đi bỗng giật mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy choàng ra".. "và hắn sự nhớ ra rằng: nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay trông gà hoá cuốc nên lắm khi chực đớp cả chân ngời nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ đợc...

ờ mà lại điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tùy gia cảnh... nghèo nh hắn nuôi làm gì ?... Hạt gạo năm nay khó chuốc nh hạt ngọc. Đến bữa ăn, phải tính đầu để chia cơm"... và "hắn sung sớng vì đã nghĩ ra điều ấy".

Chú trọng thể hiện tâm lý nhân vật, cho nên Nam Cao cũng rất ít miêu tả ngoại cảnh: câu chuyện hầu nh chỉ là dòng tâm lý vận động không ngừng. Cảnh trí thiên nhiên đợc Nam Cao miêu tả chủ yếu phục vụ cho việc biểu hiện tâm lý. Nam Cao nhìn thiên nhiên, miêu tả thiên nhiên qua tâm trạng của nhân vật. ở truyện ngắn "Trăng sáng", trong con mắt của nhà văn Điền, "Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng ! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ muôn đời mơn man". Nhng cái thảnh thơi chốc lát đó không xoá nhòa đợc cái thực tại đầy cơ cực và Điền không thể thanh thản, vô t "ngắm trăng để tạm quên đi những cái lo nho nhỏ của kiếp ngời", ánh trăng nh vô tình trớc thực tại, trớc tiếng gắt gỏng của ngời vợ, tiếng khóc nức nở của đứa con. ánh trăng thành hờ hững, xa lạ với con ngời. Bão táp của lòng ngời chính là sự đối lập với ánh trăng và "Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa. Biết bao khổ cực và lầm than".

Để thực hiện đợc sự vận động tâm lý, gắn liền mạch truyện, loại bỏ thời gian, Nam Cao ít dùng hồi tởng nh thủ pháp ngời ta quen dùng, ông th- ờng dùng biện pháp liên tởng, từ sự việc này gợi ra, gợi ra sự việc khác. Dờng nh có một mạch lập luận suy diễn ngầm trong tâm lý nhân vật, trong kết cấu chuyện. Một ý tởng khởi điểm xuất phát, qua nhiều chặng liên tởng loại suy, qua những việc hô ứng liên châu, câu chuyện phải tiến triển theo hớng đã định. Chẳng hạn truyện "Những truyện không muốn viết", tác giả đã lập luận rằng kể chuyện mình tức là "đổ đốn". Nói "cái tôi" là đáng ghét, là bỉ ổi thời còn nói đến làm gì. Tác giả nói đến những cái khác. Cái khác đó là chuyện ngời đàn ông đã có vợ rồi; chuyện con chó mực; chuyện thằng say và cuối cùng không còn dám viết chuyện "buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay con lợn. Nhng biết đâu đấy ?... Tôi sợ có ngời lại nhận ra mình là buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay là con lợn để mà không bằng lòng. Bởi thế, tuy chẳng muốn, tôi đành lại lấy tôi ra mà viết để cho yên chuyện".

Nam Cao thể hiện rất tài tình và chân thật tâm lý của ngời nông dân và ngời trí thức tiểu t sản trớc cách mạng tháng Tám. Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, đói khổ, dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn cuồn cuộn những xung đột bi kịch. Đọc các truyện ngắn "Đời thừa", "Trăng sáng", "Mua nhà", "Nớc mắt"... ngời đọc dờng nh bắt gặp những nét khá quen thuộc của một tính cách, bởi các nhân vật có lai lịch xuất thân, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống khá giống nhau. Có cảm giác nh tác giả đặt nhân vật vào những cảnh ngộ khác nhau để khai thác các diễn biến bên trong của tâm lý. Họ khao khát sống có ích, sống tốt đẹp, sống lơng thiện, sống với ý nghĩa đích thực của một "con ngời". Có thể nói, Nam Cao đã hơn hẳn các nhà văn khác cùng thời dới bút pháp thể hiện tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 48 -52 )

×