Nghệ thuật thể hiện chân dung.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người của nam cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám (Trang 45 - 48)

Lấy ngoại hình chân dung để phản ánh tâm trạng của .ối tợng miêu tả cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong... tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật.

Nam Cao ít khi vẽ chân dung thuần tuý ngoại hình, chân dung trong tác phẩm của ông thờng bộc lộ tâm lý nhân vật, nói cho ngắn gọn đó là chân dung tâm lý.

Hộ là một nhà văn sống với bao hoài bão, ớc mơ cao đẹp, nhng rồi đã có lúc anh không giữ đợc mình. Dấu hiệu của sự tha hoá hiện lên ở ngay vẻ ngoài của anh, ở ngay cả lúc anh đang đợc làm cái việc mà anh thích thú, say mê: đọc sách. "Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và cái mũi thẳng tắp cũng bóng lên nh vậy. Cái mặt hốc hác ấy, trong khắc khổ đến thành dữ tợn" [6 - 6].

ở đây, sự quan sát của Nam Cao thật sâu sắc. Khuôn mặt của nhân vật hiện lên rõ nét dới những ngôn từ đợc viết ra. Đây là một khuôn mặt méo mó

của một tâm hồn cũng đã bắt đầu méo mó - dấu hiệu đầu tiên về sự tha hoá của nhân vật trong cuộc đấu tranh vật lộn với hoàn cảnh, với sự phức tạp muôn mặt của cuộc sống.

Thứ hài lòng với số học trò đỗ bằng tốt nghiệp tăng vọt hẳn so với những năm trớc và số học trò xin vào học tăng gấp đôi. Thế nhng sự hài lòng của Thứ không không bền bởi vì học trò đông chỉ khổ y mà lơng thì vẫn thế. Thứ nghĩ nhiều lắm. "Sự lao lực và những nỗi lo khiến ngời y hóp hẳn đi. Nét mặt y, đôi mắt y đã nhiễm một vẻ gì mệt mỏi rồi". Chỉ bằng cách miêu tả chấm phá ấy thôi ngời đọc cũng có thể hình dung ra đợc một anh giáo gầy gò đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, chật vật. Nam Cao không miêu tả một cách cụ thể chân dung nhân vật ấy mà qua những lần đối diện với một hoàn cảnh nào đó thì tác giả bổ sung thêm những nét mới và cố nắm bắt chuyển biến nội tâm nhân vật qua chân dung đó khiến cho nhân vật hiện lên sống động lạ thờng. Thứ trong "Sống mòn" có lúc gắt gỏng với học trò nhng thấy cô T đi qua thì "mặt y đang cau có bỗng dạn ra, ngợng ngịu" rồi Thứ tiếc cái lúc còn là một cậu con trai. Giờ đây "Mắt y đã nghiêm trang. Trán y đã lo âu. Môi y đã ít cời và nụ cời đã chẳng còn đợc tơi nh trớc... Y đã già đi, đã xấu đi nhiều... Y mặc những quần áo rẻ tiền, xốc xếch và đã bạc màu" [6 - 102]. Qua miêu tả sự thay đổi ngoại hình, chúng ta thấy đợc Thứ - một con ngời hăm hở nhiều dự định năm nào bây giờ đã cảm thấy cuộc đời mình đang xuống dốc.

Nếu nh Thứ, Hộ, Điền, Hài... đợc miêu tả với cái vẻ gầy còm ốm yếu, ít sự sống thì sức chống đỡ của Oanh đối với hoàn cảnh cũng không khác hơn: "Oanh gầy đét, vẻ mặt cũng nh dáng ngời cứng nhắc và khô. Y đi, trông thẳng đuỗn nh một cây cau. Tóc thì quăn, xoắn tít, món nọ với món kia, mà lại ngắn nên phải thêm một cái độn cho thành một cái búi to, dễ coi hơn. Mắt cũng tầm thờng. Chỉ đợc hai hàm răng tơi, trắng nõn và đều". Toàn bộ con ngời ấy nh một cái cây khô, đang mất dần sự sống nhng vẫn cố gắng chống chọi lại. Vẻ ngoài của cô hiện lên có cái gì đó làm ta liên tởng đến cái vẻ luôn luôn phải sống giả tạo, cố che đậy con ngời thực trong mình của cô.

Tác giả thờng hay nói tới vẻ ngời, vẻ mặt khắc khổ luôn lo âu, ủ rũ, nhăn nhó, cau có khó chịu đến khổ sở của những tâm hồn đang chìm ngập trong một cuộc giằng xé cam go để giành lại sự sống. Phần lớn họ đều là những con ngời gầy còm ốm yếu, khoác những bộ quần áo rẻ tiền, rách nát, xộc xệch, bạc màu... Đó là những dấu hiệu chứng tỏ họ phải sống một cuộc sống thiếu thốn về vật chất và đầy bi kịch về tinh thần.

Miêu tả chân dung của những ngời nông dân lao động, ngòi bút của Nam Cao đã vẽ đợc chân dung những con ngời nhiều lúc có vẻ ngoài cục mịch nhng luôn có đời sống nội tâm phong phú.

Lão Hạc, sau hôm bán chó, lão sang nói với ông giáo bằng một một khuôn mặt khắc khổ: "Lão cố làm cho vui vẻ nhng trông lão cời nh mếu và đôi mắt ầng ậng nớc", "Mặt lão đột nhiên co dúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nớc mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẻo về một bên, và cái miệng móm mém của lão mếu nh con nít". Ta hình dung đợc con ngời lão rất rõ, rất Ngời và ngập đầy một sự thơng cảm - đó là một iếp ngời đau khổ, già nua, héo hắt, vẫn đang chống chọi với hoàn cảnh để cố níu giữ lại những điều tốt đẹp.

Ngoại hình của anh Đĩ Chuột thì "cá mặt hốc hác, màu da xanh... mái tóc dài quá xòa xuống vai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và tha ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có dáng vẻ đáng sợ của một con ma đói...", cũng là ngoại hình chung của đa số ngời nông dân lao động nghèo, yếu ớt nh một chiếc lá nhỏ trớc gió nhng vẫn cố gắng thiết tha vơn lên chống chọi lại với bão táp cuộc đời.

Ngời đọc còn thấy đợc hình hài gớm ghiếc của Chí Phèo sau khi ở tù về: "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết. Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy với những nét chạm trổ rồng, phợng với một ông tớng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế" [5 - 24]. Không còn nữa cái dáng của một anh canh điền khỏe mạnh. Con ngời ngày xa với ớc mơ đẹp đẽ của Chí không còn nữa. Bây giờ chỉ là một hình dạng ngời với tất cả màu sắc

loè loẹt, đối lập nhau nh là sự đối lập giữa hắn với những gì tốt đẹp của cuộc đời. Toàn bộ con ngời hắn nh là một dáng hình ngời nhng lại không còn là con ngời nữa mà đã là một thằng trộm cớp, đâm thuê, phá phách...

Nhng điều đáng nói ở đây là sự dị dạng của Chí Phèo chính là sản phẩm trực tiếp của hoàn cảnh xã hội. Chính vì vậy mà tận đáy sâu linh hồn con ngời ấy cái chất ngời trong trẻo vẫn không bị hoà tan, không bị biến dạng mà "ẩn mình" chờ cơ hội để bùng dậy. Cơ hội ấy chính là việc gặp gỡ với Thị Nở - những vết sẹo ngang dọc trên mặt không thể xoá đợc nhng trái tim, tâm hồn Chí đã mềm ra, trong trẻo lại trong những ớc mơ hạnh phúc đợc làm lại cuộc đời.

Hình ảnh Thị Nở (Chí Phèo), Nhi (Nửa đêm), mụ Lợi (Lang Rận)... tuy xấu xí, dị dạng về ngoại hình nhng cũng có những tình cảm bình thờng nh đồng loại, cũng ân cần chăm sóc... Họ khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống thực sự của con ngời. "Ngời ta không thể ngờ một ngời đàn bà xấu xí đến thế mà cũng có tình, nh những ngời đàn bà khác" (Lang Rận).

Dờng nh ta nhận thấy rằng mặc dù miêu tả ngoại hình các nhân vật một cách xấu xí nhng không phải vì thế mà tâm hồn của họ cũng cằn cỗi, khô héo. Trái lại, với ngòi bút nhân đạo sâu sắc của, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau cái vỏ bọc ấy là những đức tính tốt đẹp manh danh "con ngời", Qua đó nhà văn đã miêu tả chân thực thực trạng xã hội, dựng lên chân thực hình ảnh ngời trí thức nghèo và ngời nông dân Việt Nam, phản ánh cuộc sống đau khổ, tăm tối của nông thôn Việt Nam trong những năm trớc cách mạng. Chân dung nhân vật trong tác phẩm Nam Cao đợc khắc hoạ bằng nhiều thủ pháp mà nhà văn đặt nhân vật trong nhiều góc độ nên nhân vật đợc miêu tả phong phú, sống động và sâu sắc, đồng thời rất cụ thể, chân thực - đó thực sự là công cụ thể hiện những góc độ nghệ thuật và t tởng của tác giả.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người của nam cao qua các tác phẩm trước cách mạng tháng tám (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w