0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 55 -62 )

Văn học là một trong những công cụ sắc bén giúp chúng ta hiểu đợc nội tâm cực kỳ đa dạng và phức tạp của con ngời. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao đã xây dựng thủ pháp độc thoại nội tâm để thể hiện "trạng thái con ngời bên trong".

Độc thoại nội tâm chính là một trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm nhân vật, mô tả nó từ bên trong những ý nghĩ sâu kín nhất trong lòng nhân vật. Nhờ độc thoại, nhân vật tự biểu hiện một cách chân thực thế giới tâm hồn và sự vận động tâm lý phức tạp.

Độc thoại nội tâm là một hớng cố gắng của Nam Cao so với những nhà văn cùng thời. Trong trào lu văn học hiện thực phê phán, ít có nhà văn nào lại để nhân vật của mình trăn trở, day dứt, đặt ra nhiều câu hỏi nh Nam Cao. Nam Cao sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm bằng chính dòng suy nghĩ và câu hỏi mà nhân vật đặt ra mà không đợc trả lời. Những dấu hỏi thờng đợc đặt sau mỗi sự kiện, mỗi biến cố, trớc hoàn cảnh.

Điền (Nớc mắt) chịu vất vả vì vợ con, hết mực yêu thơng vợ con, nhng nhiều lúc tức giận, mạt sát vợ con đến tàn nhẫn. Điền trút tất cả nỗi bực tức, phẫn uất với cuộc sống, với xã hội vào quan hệ gia đình. Điền thấy mình đã nhẫn nhục, đã bng tai bịt mắt, đã rút lui đến cùng đờng mà thấy mình vẫn khổ: "Điền thấy mình khổ quá, khổ nh một con chó". Và Điền tự vấn: "Hắn

xin từng đồng xu uống nớc trở đi. Hắn chịu nhục với mọi ngời nh thế bởi vì đâu ? Chẳng phải vì vợ con ? Vợ hắn có nên tệ với hắn không ? Hắn hà tiện vì ai ?... Hắn bủn xỉn, hắn tiếc tiền... ừ, nhng mà hắn tiếc cho ai ?" [6 - 53]. Rồi Điền nghĩ đến vợ: "Những lúc vợ gắt gỏng với con nh thế chỉ là những lúc thị sốt ruột quá, lo lắng quá. Cũng nh hắn vậy, sao hắn nỡ đem lòng giận thị ? Ai chả thế ? Ngời không phải là thánh. Sự khổ sở khiến lòng chua chát. Khi ngời ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh đợc ? Ai mà chả hay gắt gỏng ?..." [6 - 54, 55].

Từ những Điền, Hộ lo toan cuộc sống hàng ngày đến Thứ quan tâm đến những vấn đề rộng lớn của xã hội là một quá trình biến đổi, phát triển của Nam Cao về hình tợng ngời tiểu t sản. Trong tiểu thuyết "Sống mòn", Nam Cao đã để cho nhân vật Thứ biểu hiện 45 lần độc thoại nội tâm.

Thứ đặt câu hỏi cho đời mình, cho những ngời thuộc tầng lớp mình, cho toàn bộ xã hội: "Cuộc đời nh thế kéo dài đã mấy năm rồi. Nó còn kéo dài ra năm năm, mời năm, hai mơi năm... biết đến bao giờ ? Nó có thể cứ kéo dài ra mãi, suốt cuộc đời ? Chứ không ?... Một cuộc đổi thay ? Căn cứ vào đâu ? Ôi chao ! Còn cách gì có thể thay đổi đợc đời y ?". Thứ đặt câu hỏi về cuộc sống, về ý nghĩa cuộc đời đang bế tắc và chỉ thấy thất vọng: "Chao ôi ! Cuộc sống nh chúng ta đang sống bây giờ đã thật có gì đáng cho ta thấy vui cha ? Ngời ta ghét nhau hoặc yêu nhau, nhng bao giờ cũng làm khổ nhau cả. Tại sao nh vậy ?".

Dòng ý nghĩ liên tục xảy ra trong óc Thứ để rồi anh luôn luôn phải đối diện với chính mình, với chính nỗi khổ và cay đắng của cuộc đời. Tâm trạng tuyệt vọng, sự giằng xé trong tâm hồn của một con ngời luôn tự đấu tranh để vơn lên đợc thể hiện trong những độc thoại nội tâm dai dẳng và liên tục. Chính những độc thoại nội tâm này đã bộc lộ tính cách nhân vật một cách sắc sảo.

Nam Cao thể hiện tâm lý quẩn quanh, thụ động của ngời trí thức tiểu t sản bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi. Họ đặt câu hỏi trớc cuộc đời riêng, tr- ớc xã hội và phần lớn những câu hỏi đó đều không tìm ra câu trả lời. Các câu

hỏi khi đợc đặt ra liên tiếp, khi ngắt quãng, kéo dài nhằm bộc lộ rõ tính chất trăn trở, dằn vặt, bế tắc của tầng lớp tiểu t sản. Dờng nh những bực tức, băn khoăn, bế tắc của cuộc đời Thứ kết tụ lại và trút lên đầu ngời vợ hiền lành, đáng thơng. Băn khoăn giữa yêu thơng và nghi ngờ vẫn chỉ đợc giải đáp bằng câu hỏi. Lần về nghỉ hè, nghe tin vợ đi buôn, Thứ băn khoăn: "Nhng còn gì vô lý hơn thế nữa ? Đi buôn có phải là một cái tội đâu ? Y muốn cấm Liên ra ngoài ? Sao y không lập ra những cung cấm để nhốt Liên vào ?".

Độc thoại của Thứ nhiều khi cũng là để tranh luận bên trong giữa những tình cảnh trái ngợc, những dự định hão huyền bị bác bỏ, những ớc mơ viễn vông bị chế giễu, những hối hận, hối tiếc. Phần lớn những độc thoại của Thứ phơi bày sự dằn vặt giằng xé mâu thuẫn trong nội tâm.

Nhân vật của Nam Cao luôn luôn suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, tự hỏi mình, hỏi đời. Mở đầu truyện "Mua nhà" là tâm sự day dứt: "Sau khi đa các anh ra thuyền về Nam, tôi bực tức vô cùng. Tôi bực tức với tôi. Tôi đay nghiến tôi". Đến kết thúc, ngời đọc vẫn gặp lại tâm trạng day dứt ban đầu đó nhng mức độ gia tăng hơn: "Tôi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi đợc nữa. Tôi ác quá ! Tôi ác quá ! Tôi tự thú với tôi nhiều rồi... Rồi đây, rồi đây hối hận sẽ tỏa một bóng đen vào căn nhà mới của tôi".

Nam Cao đã cho ngời đọc thấy đợc những quẩn quanh của cuộc sống thảm hại với những sinh hoạt, quan hệ của con ngời. Cuộc sống thờng bế tắc và nhân vật thờng có những suy nghĩ, tâm trạng, những day dứt và hối hận. Đó cũng chính là con ngời của nhà văn: "Việc lấy bản thân đời mình ra làm một thứ máy kiểm nghiệm, trong một thời buổi con ngời đang bị tha hoá, vấn đề nhân cách của con ngời ta thể hiện ra dới ngòi bút Nam Cao với tất cả tính chất và vẻ mặt thờng tình, lắm khi trớ trêu mà lại sâu. Nam Cao có biệt tài tr- ớc những biểu hiện tâm lý mang tính nhân cách, ông diễn tả nó dới cái vẻ dửng dng hơi khôi hài làm trào nớc mắt" (Nguyễn Minh Châu - Báo Văn nghệ, số 29 ngày 28/7/1987).

Tuy nhiên, Nam Cao không sử dụng thủ pháp độc thoại một cách tùy tiện. Với mỗi loại nhân vật, nhà văn đều tìm thấy một tiếng nói riêng phù hợp

với tâm hồn, suy nghĩ của họ. ở đối tợng ngời nông dân thì độc thoại nội tâm ít hơn và cơ bản ,à ngắn gọn, giản dị. Mẹ Dần trong "Một đám cới" đã từng nghĩ: "Con mình lớn rồi, phải uốn nắn ngay đi; nhà mình vờn ít, ruộng không, cửi vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì, nó ở nhà cũng chỉ chơi, để mặc nó lêu lổng chạy ra ngoài đờng, đánh chắt, đánh ô, rồi nó h thân. Chi bằng cho nó đi ăn đi ở với ngời ta, để ngời ta cất nhắc việc nọ việc kia cho nó quen tay, có việc làm rồi mới biết việc mà làm"... Rồi ngời bố của Dần buồn vì "chỉ lát nữa ngời ta đến rớc Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mơi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngợc...", "Giá Dần không phải về nhà ngời ta, thì có lẽ ông chẳng đời nào lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé này mà đi, ông thơng chúng nó quá".

Anh cu Lộ trong "T cách mõ" nhận thấy sự thay đổi của mình, của mọi ngời đối với mình và bắt đầu hối hận, nhng ngời nông dân ấy không nghĩ đến cái sâu xa hơn mà chỉ là một cái tặc lỡi: "Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không đợc một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ !".

Ngay cả đến Chí Phèo cũng có những lúc độc thoại nội tâm. Đến nhà Bá Kiến lần thứ nhất ăn vạ, đợc cụ Bá cho mời vào nhà, trong Chí diễn ra cuộc đấu tranh: "... Biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi ? (...) Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đến cái n ớc gì mà chịu lép nh trấu thế ? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lại lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào". Nhng rồi hắn lại nghĩ: "Kêu lên cũng không nớc gì ! Lão Bá vừa nói một tiếng, bao nhiêu ngời đã ai về nhà nấy, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra ? Vả lại bây giờ r ợu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt mấy nhát nữa thì cũng đau. Thôi cứ vào ! Vào thì vào, cần quái gì". Rồi có lúc Chí Phèo vênh vênh thấy mình oai: "Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta !". Điều đặc biệt là Nam Cao đã cho Chí Phèo một sự thức tỉnh về bản thân: "... Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lý nào nh thế đợc ? Hắn đã già rồi hay sao ?".

Nam Cao am hiểu đời sống ngời nông dân, nhng chính bản thân đời sống của họ góp phần quy định hình thức bộc lộ tâm lý riêng biệt và dờng nh nhà văn đã để họ "suy nghĩ trên chính luống cày của họ" vậy. Điều đó chứng tỏ Nam Cao hiểu sâu đối tợng mình phản ánh, tôn trọng tính khách quan khi miêu tả các trạng thái tâm lý của nhân vật.

"Có thể nói, độc thoại nội tâm đã làm tăng thêm tính chân thực, khách quan của tác phẩm. Đây cũng là điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nam Cao, góp phần quyết định nên lối viết Nam Cao, phong cách Nam Cao" [5 - 269].

Kết luận

Nam Cao xuất hiện vào chặng đờng cuối của trào lu văn học hiện thực phê phán (1940 - 1945), nhng những tác phẩm của ông đã đóng góp to lớn cho nền văn học nớc nhà. Qua những trang viết của ông, ngời đọc có thể hình dung rõ nét hiện thực xã hội Việt Nam trớc cách mạng và thân phận khổ đau của ngời nông dân và tiểu t sản trí thức nghèo. Bằng ngòi bút nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã lớn tiếng phê phán chế độ xã hội bất công chà đạp con ngời, đồng thời thể hiện niềm tin vững chắc vào mỗi con ngời - niềm tin về phẩm chất tốt đẹp.

Nam Cao đã có quan niệm nghệ thuật về con ngời thật mới mẻ, đầy tính nhân đạo. ở đó ta thấy các nhân vật của ông đều cố vơn lên để giữ vững lẽ sống, giữ vững nhân phẩm của mình, đặc biệt là họ đã có sự tự ý thức về bản thân, về hoàn cảnh xã hội. Tuy nhiên chúng ta thấy Nam Cao vẫn còn những hạn chế nhất định trong quan niệm về con ngời của ông, đó là nhiều khi cũng khinh bạc, nghi ngờ. Với nhân vật ông Học trong "Sống mòn", ta thấy ông chỉ biết làm và biết ăn, không hề có niềm vui về tinh thần, về văn hoá. Dờng nh nhà văn còn đang nghi ngờ về ngời lao động. Hay trong " Hảo", "ở hiền", con ngời chỉ biết cúi đầu theo số phận của mình mà không chống cự, không tìm lối thoát trong khi có cơ hội để thực hiện. Và khi nói về ngời trí thức tiểu t sản nghèo thì Nam Cao cũng cha tìm ra đợc một lối đi thích hợp, một hớng giải quyết hoàn cảnh mà nhà văn chỉ đặt ra cho nhân vật những lời độc thoại nội tâm tự vấn cho cuộc đời mình: "Thứ lại thấy hy vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng hơn, đẹp đẽ hơn... Nhng y lại đỏ mặt ngay. Ngời ta chỉ hởng đợc cái gì mình đang hởng thôi. Y đã làm gì cha" [6 - 294].

Song với những đóng góp của Nam Cao về quan niệm con ngời trong sáng tác của mình, chúng ta thấy trên mỗi trang viết của ông nhân vật hiện

lên khi thì đau khổ ngậm ngùi, khi tìm tòi vật lộn, khi ngờ vực sai lầm, khi thất vọng não nề nhng cũng tràn đầy hoài bão. Những thủ pháp nghệ thuật của Nam Cao nh miêu tả tâm lý, độc thoại nội tâm đã góp phần làm cho nhân vật của ông hiện lên sinh động với những mâu thuẫn giằng xé trong con ngời mong muốn cho một cuộc đời tốt đẹp hơn. "Dờng nh nhà văn đã đứng cao hơn nhân vật từ chất phàm tục của cuộc đời để cố đi tìm chất thơ trong tâm hồn con ngời" (Nguyễn Đăng Mạnh).

Với cách nhìn cuộc sống thấu hiểu và tích cực với một tấm lòng nhân hậu, một phong cách sáng tạo độc đáo, với những phẩm chất, Nam Cao đợc xem là một trong số ít những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930 - 1945.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 55 -62 )

×