0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Con ngời tự ý thức về sự tha hoá để chống lại sự tha hoá.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 32 -37 )

Nam Cao nhìn thấy quy luật tha hoá và sức mạnh tinh thần của con ng- ời trong việc chống lại sự tha hoá. Có thể nói, quy luật con ngời tha hoá là một hiện thực có tính phổ biến, một đóng góp của các nhà văn hiện thực nh nhân vật Long, Mịch trong "Giông tố", Phúc trong "Trúng số độc đắc" của Vũ Trọng Phụng nhng cha có nhân vật nào vừa miêu tả đợc sự tha hoá vừa miêu tả đợc ý thức con ngời chống lại sự tha hoá. Cái hay của Nam Cao là nhân vật của ông đứng ở giữa ranh giới con ngời và con vật nhng dờng nh ở ranh giới ấy nhân vật lại bộc lộ khát khao hoàn lơng nh Chí Phèo, Lang Rận, mụ Lợi...

Do gần gũi, yêu thơng, Nam Cao đã nhìn thấy đợc mặt bản chất của ngời nông dân, Nam Cao đã tránh đợc lối suy nghĩ nông cạn và lối nhận thức hời hợt bên ngoài. Ngời nông dân trong tác phẩm của Nam Cao dẫu có bị dồn vào con đờng cùng, bị biến chất, vẫn giữ đợc phẩm chất của ngời lao động. Mặc dù bọn thống trị luôn tìm cách hủy hoại lơng tâm chân chính của con ngời, mặc dù chịu rách rới nghèo đói, họ vẫn giữ đợc nhân cách trong sạch.

Cuộc đời của Chí Phèo tuy say tràn từ cơn này qua cơn khác, sống về bản năng hơn về lí trí, nhng Chí Phèo quyết không phải là một tính cách đơn điệu. ở con ngời Chí Phèo tập trung nhiều nét khác nhau: đó là một con ngời hung hãn, phá phách nhng cũng là một con ngời biết yêu thơng. Nhiều lúc hắn

điên cuồng nhúng tay vào tội ác nhng khi cơn rợu bay đi, hắn cũng biết ngỡng vọng khát khao đợc sống lơng thiện. Có lúc hắn dơng dơng tự đắc "anh hùng làng này có thằng nào bằng ta" và thấy mình cũng oai, dám gây sự với cha con Bá Kiến bốn đời làm tổng lý, nhng cũng có lúc hắn thấy rõ mình chỉ là một thằng cùng đinh trơ trọi, không vây cánh họ hàng. Từ khi ở tù về, Chí Phèo ngày càng dấn sâu vào con đờng liều lĩnh, mù quáng, trở thành một công cụ đắc lực của Bá Kiến để trị các phe cánh khác trong làng, rồi hắn tác oai tác quái dân làng. Hắn sống trong một cơn say dài vô tận, hắn đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt, đạp đổ biết bao hạnh phúc, làm chảy máu và nớc mắt của bao nhiêu ngời lơng thiện.

Giữa lúc ấy hắn gặp Thị Nở. Giữa cuộc sống mà con ngời đối với nhau nh lang sói, Thị Nở đã đem lại cho hắn một thứ tình ngời mà hắn hiểu rằng trong cuộc đời này, ngoài mọi thái độ thù hằn, căm ghét, dọa nạt, còn có tình yêu thơng nhau.

Thị Nở đã đem đến cho Chí Phèo một tình yêu thơng thật sự và chân thành. Lần đầu tiên trong đời mình, Chí thấy xúc động trớc những tình cảm rất lạ, nhng cũng ấm áp. Chí Phèo hốt hoảng nhận ra mình đang rơi sâu xuống lòng vực thẳm và có dịp suy nghĩ lại về cả`cuộc đời mình. Thị Nở đã khơi dậy trong lòng hắn những kỷ niệm xa - lúc hắn còn lơng thiện. Sau bao nhiêu năm tồn tại u mê nh một con thú, giờ đây Chí Phèo đã hồi tỉnh và hối hận. Hắn thấy "nao nao buồn", hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc. "Hắn đã tới cái mốc bên kia của đời. Chí Phèo hình nh đã trông thấy trớc tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau" [3 - 46].

Chí Phèo nhiều lúc là thủ phạm nhng thực chất chỉ là nạn nhân. Bởi vì ở con ngời Chí Phèo vẫn có thể gạn lọc đợc những gì gọi là lơng thiện. Và Nam Cao thấy đợc ở những nhân vật nh Chí Phèo ít nhiều có những biểu hiện lành mạnh của con ngời nông dân lao động. Đã đến lúc Chí Phèo muốn trở lại với cuộc đời lơng thiện: "Hắn thèm lơng thiện, hắn muốn làm hoà với mọi ngời biết bao" [3 - 49]. Nhng tiếc thay, cái xã hội vạn ác ấy không chấp nhận

Chí Phèo, cố ý hoặc vô tình chặn bớc chân ngợc dòng ấy của Chí. Do đó anh phải hành động theo cái riêng, đúng luật lệ của anh ta để bớc vào giây phút cuối cùng bất tử. "Trớc những giây phút cuối cùng của một nhân cách ngợc dòng ấy, Chí Phèo tự đốt cháy mình, thắp sáng ngọn lửa khao khát làm ngời lơng thiện" (Lê Vy, báo Giáo viên nhân dân, 9-2-1987).

Nh vậy, Chí Phèo đã cố gắng "tìm lại cuộc đời", cố thắp sáng mình lên để tìm lại tất cả, chống lại sự tha hoá để tìm về với bản tính ngời hiền lành l- ơng thiện. Chí Phèo cũng là một điểm sáng trong sự nhìn nhận ý thức con ng- ời ở ngời nông dân. ở con ngời tởng chừng nh đã biến thành quỷ ấy, khi bắt gặp tình yêu chân thành của Thị Nở, bỗng bừng lên ánh sáng của ý thức, của nỗi băn khoăn, day dứt, ân hận "muốn làm lành với mọi ngời", muốn đợc xã hội dang tay đón nhận.

Miêu tả ngời nông dân cùng đờng tha hoá biến chất, dị dạng cả về tâm hồn và diện mạo, Nam Cao một mặt muốn vạch ra cho mọi ngời thấy nỗi thống khổ của những loại ngời này đang phải gánh chịu. Mặc khác, cũng là lời cảnh tỉnh, lời tố cáo xã hội. Phần lớn trong các nhân vật này, cái bản chất trong trẻo tốt đẹp của một con ngời thực sự không bao giờ bị tiêu diệt hẳn... đang chờ cơ hội để đợc trở lại chính mình. Họ đã trở thành những bóng ma thơ thẩn trong các ngõ trăng lênh láng đói nghèo của làng Vũ Đại ngày ấy, tơi tả, nhàu nát, khổ đau nhng vẫn cháy bỏng khát vọng đợc sống nh một con ngời. Điều này chứng tỏ Nam Cao rất tin vào con ngời, tin vào khát vọng l- ơng thiện và khả năng tự hoàn thiện của bản thân. Do đó trong tiểu thuyết "Sống mòn" có nhiều nhân vật bị tác giả phê phán nh Oanh, San, ông Học nhng lại rất khó xếp nó là những con ngời phản diện bởi vì tác giả vẫn cố gắng tìm ra chất ngời trong họ. Nhân vật của Nam Cao không bao giờ là nạn nhân đơn giản một chiều của hoàn cảnh nh nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Do đó khi viết về nhân vật thì Nam Cao thờng hay miêu tả sự tự ý thức của nhân vật. Nói cách khác, nhân vật Nam Cao luôn có sự tự vấn lơng tâm, rất hay hối hận, đấu tranh một cách dai dẳng để vơn lên thoát khỏi cuộc sống thú dữ. Có ngời cắt nghĩa ở đây do Nam Cao xuất thân từ Thiên chúa giáo,

cách cắt nghĩa này đúng nhng đơn giản. Nó còn có nguyên nhân ở tâm hồn nhà văn, ở ý thức muốn sống trong sạch và ý thức rất cao về ngòi bút của mình.

Viết về ngời trí thức tiểu t sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn mổ xẻ và phân tích tất cả. Không né tránh nh Thạch Lam, không cực đoan phiến diện nh Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hoá nh Nhất Linh, Khái Hng, ngòi bút của Nam Cao luôn tỉnh táo, đúng mực. Ông đã đi đến tận cùng những ngóc ngách trong tâm hồn và suy nghĩ của một lớp ngời, dũng cảm vạch trần những mặt thấp kém của họ. Đã có lúc những ngời trí thức ấy đã rơi vào vũng lầy của sự biến chất trong con ngời của mình. Cuộc sống tù túng, chật vật, nghèo khổ đã làm cho họ có những biến đổi trong cách suy nghĩ, trong hành động và ta có cảm giác nh họ đã bị tha hoá, trở nên đê tiện.

Hộ trong "Đời thừa" là một ngời mê văn và ôm ấp một "hoài bão lớn" về nghề văn. Anh dự định những điều tốt đẹp về nghề nghiệp của mình, thế nhng gánh nặng cơm áo gia đình đã ghì anh xuống. Anh phải hy sinh mộng ớc của mình để mà kiếm tiền và hy vọng rằng chỉ sau vài năm bỏ phí để kiếm tiền, cho ngời vợ có đợc cái vốn con để làm ăn, anh lại có thể trở lại với con đờng sự nghiệp của mình. Nhng gánh nặng cơm áo chẳng hề nhẹ đi mà cứ ngày nặng thêm mãi: "Đứa con này cha kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc (...). Hộ điên ngời lên vì phải xoay tiền" [4 - 9]. Hộ thấy mình khổ quá, trở nên cau có và gắt gỏng.

Nh một thông lệ, ngời nghệ sĩ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu uất trong men rợu. Nhng cả rợu cũng chẳng làm vơi đi mà chỉ nh càng làm cho anh thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và anh đã trút nó vào vợ con, những cơn say triền miên, rồi chửi bới đánh đập vợ con... Điều đó chứng tỏ rằng Hộ biến đổi, đã thay đổi, dờng nh anh đã bắt đầu đi vào sự tha hoá. Điều đặc biệt là Nam Cao đã không để cho nhân vật trí thức của mình ngày càng trợt dài vào sự h hỏng. Tỉnh rợu, nhớ lại hành vi của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bớc lại gần ngời vợ đang nằm bế con ngủ mệt trên

võng, nhận ra từ cái "dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não", từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh, đôi mắt thâm quầng, đôi bàn tay "lủng củng rặt những x- ơng", Hộ đã "khóc nức nở"... Anh đau đớn vì nghĩ đến lối c xử tồi tệ của mình đối với ngời vợ đáng đợc an ủi chở che đó... Tiếng khóc của Hộ cũng giống nh tiếng khóc của nhân vật Thứ trong "Sống mòn" - nghe tin Đích ốm nặng, Thứ thầm mong Đích chết, "giá Đích chết ngay đi". Chao ôi "lòng y đã cằn cỗi đến mức ấy rồi ? Y đã ích kỷ, đã đồi bại, đã tàn nhẫn, đã khốn nạn đến thế ?", và ngay lúc đó Thứ đã khóc - là những tiếng khóc "khóc cho cái chết của tâm hồn".

Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi nớc mắt. Nhân vật tiểu t sản của ông có không ít tật xấu và lỗi lầm, nhng thờng là những ngời hay bị hối hận dày vò và thờng khóc vì hối hận. Đó không phải là thứ hối hận ồn ào, hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe khoang; cũng không phải thứ hối hận có chu kỳ của nhiều kẻ tiểu t sản dùng để xoa dịu cái lơng tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái xấu. Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khát khao h- ớng thiện.

Nhìn lại một số tác phẩm của các nhà văn hiện thực cùng thời, chẳng hạn nh tác phẩm "Tắt đèn", ta thấy không có sự tha hoá của con ngời. Ngô Tất Tố luôn đứng ra bảo vệ nhân phẩm cho chị Dậu dù chị rơi vào hoàn cảnh éo le. Nam Cao không nh Vũ Trọng Phụng, phơi trần sự tha hoá tệ hại của con ngời trớc hoàn cảnh hay nh Nguyễn Công Hoan lại thể hiện sự "vật hoá" của con ngời trớc hoàn cảnh. Nam Cao không đứng ra "bảo lãnh" cho nhân vật của mình, cũng không "điều khiển" nhân vật. Ông để nhân vật tự ý thức, chống lại sự tha hoá của mình.

Với Nam Cao thì sự tự ý thức của con ngời dờng nh là tự nhiên, thờng trực, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong tính cách con ngời. Nhiều khi cơn gió nhỏ của biển đời cũng có thể gây nên cuồng phong trong lòng nhân vật. Sự nghèo khổ, miếng cơm manh áo, cái tầm thờng "tủn mủn" trong cuộc sống... đang từng giờ, từng ngày đẩy họ vào thảm trạng tha hoá, đang

thắt dần con ngời lại, biến họ thành nạn nhân, nhng họ luôn trụ vững trên lẽ sống nhân đạo.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NAM CAO QUA CÁC TÁC PHẨM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Trang 32 -37 )

×