Quan niệm nghệ thuật về con người trong nhật kí trong tù của hồ chí minh

69 1.7K 4
Quan niệm nghệ thuật về con người trong  nhật kí trong tù của hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan niệm nghệ thuật về con ng ời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh Trờng đại học vinh Khoa Ngữ Văn Nguyễn Thị hải Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "nhật ký trong tù" của hồ chí minh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: văn học việt nam hiện đại Giáo viên hớng dẫn : GVC Lê Văn Tùng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hải Lớp : 44B4 - Ngữ Văn Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 1 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh Vinh 05/2007 ***** Mục lục * Phần mở đầu Trang I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Phơng pháp nghiên cứu IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu V. Nhiệm vụ khoa học của đề tài VI. Cấu trúc luận văn * Nội dung Chơng 1: Quan niệm nghệ thuật về con ngời I. Khái niệm, quan niệm nghệ thuật về con ngời II. Quan niệm nghệ thuật về con ngời từ văn học trung đại đến văn học hiện đại III. " Nhậttrong tù" và khái quát quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tác phẩm: 1. Về tác phẩm " Nhậttrong tù" 2. Khái quát quan niệm về con ngời trong tác phẩm. Chơng 2: Con ngời cao cả Hồ Chí Minh trong " Nhậttrong tù" I. Phải hiểu khái niệm con ngời cao cả trong tơng quan với con ngời bình thờng. II. Các hình thức biểu hiện và ý nghĩa của con ngời cao cả trong " Nhậttrong tù". Chơng III: con ngời bình thờng nh mọi con ngời I. Phải hiểu con ngời bình thơng trong sự đối chiếu với con ngời cao cả. II. Các hình thức biểu hiện và ý nghĩa của con ngời bình thờng nh mọi con ngời trong " Nhậttrong tù". Chơng IV: Hai con ngời trong mọt nhân cách văn hóa Hồ Chí minh Kết luận Tài liệu tham khảo Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 2 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: 1. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chơng để lại cho đời, nhng thực tế Ngời đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn. Những sáng tác của Ngời để lại dù bất cứ ở thể loại nào cũng đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn của một ngời cộng sản vĩ đại suốt đời không ngừng phấn đấu vì độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân loại. "Nhật ký trong tù" - tập thơ viết bằng chữ Hán gồm 133 bài đợc xem là kiệt tác số một trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn chơng của Ngời. Tập thơ đ- ợc ví nh "một hòn ngọc quý" mà Hồ Chí Minh đã vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam, cái điều tởng chừng nh "vô tình" ấy của tập thơ đã đem đến cho chúng ta một cách hiểu sâu sắc và toàn diện về tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh - một bậc vĩ nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đợc khởi nguồn từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, song hành với quá trình Ngời bôn ba khắp năm châu bốn biển, vợt muôn trùng sóng gió quyết tìm đợc con đờng cứu nớc cho dân tộc. Dù ở bất cứ t cách nào, ở lĩnh vực hoạt động nào Ngời vẫn có đợc sự thống nhất giữa t tởng và hành động, đặc biệt là con ngời Hồ Chí Minh trong "Nhật ký trong tù" - đó là một tấm gơng sáng chói về chủ nghĩa yêu nớc, về phẩm chất ngời cộng sản. Chính vì thế Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh và thơ văn của Ngời là cả một đề tài nghiên cứu phong phú cho rất nhiều nhà khoa học. Đó sẽ là một công cuộc tìm hiểu và nghiên cứu bây giờ và mãi mãi về sau. Nhiều nhà viết kịch, soạn nhạc, điện ảnh, nhiều nhà điêu khắc, hoạ sĩ, thi sĩ trong và ngoài nớc đã lấy cảm hứng từ "Nhật ký trong tù" sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng. Nhiều nhà lý luận, phê bình văn học đã khẳng định giá trị to Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 3 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh lớn về mặt lịch sử, t tởng và nghệ thuật của "Ngục trung nhật ký". Tập thơ giúp ta hiểu thêm con ngời Chủ tịch Hồ Chí Minh "một hình mẫu cao đẹp của con ngời mới trong thời đại mới, một biểu tợng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một tấm gơng tuyệt vời về ngời cộng sản. Hồ Chí Minh là một con ngời đẹp của thế kỷ, kết hợp hài hoà trong bản thân mình những phẩm chất khác nhau: dân tộc và quốc tế, phơng Đông và phơng Tây, anh hùng và nghệ sĩ, chất trữ tình và chất thép, vừa rất mực nhân hậu lại vừa triệt để cách mạng, vừa vô cùng bình dị mà lại vừa kiệt xuất, vĩ đại Nhng nhìn lại chặng đờng dài đã qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu sa vào khuynh hớng thần thánh hoá nhà thơ và các sáng tác thơ của Ngời. Có hiện tợng này một mặt là do tầm vóc lịch sử lớn lao, do cuộc đời có nhiều đặc điểm phi thờng của Hồ Chí Minh, mỗi khi nhắc đến tên Hồ Chí Minh, ngời ta thờng nghĩ đến ngay con ngời phi thờng và xuất chúng, con ngời của hy sinh vì đại nghĩa, con ngời thép, con ngời với trái tim mênh mông "Ôm cả non sông mọi kiếp ngời". Mặt khác việc thần thành hoá con ngời Hồ Chí Minh còn do quan điểm và phơng pháp nghiên cứu đơn giản, giáo điều của một thời. Ngời ta thờng dùng những hình ảnh lớn lao, những ngôn từ vĩ đại, những so sánh phi thờng để nói về Bác. Điều đó thật đúng nhng liệu có phải phơng pháp này đã là cái nhìn toàn diện và hoàn hảo về con ngời Hồ Chí Minh cha? cách nhìn truyền thống đó dễ biến Hồ Chí Minh thành "một vị thánh" mà con ngời không thể vơn tới. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời của Hồ Chí Minh trong "Nhật ký trong tù" để thấy con ngời văn hoá của Hồ Chí Minh, con ngời với giá trị nhân bản, bình dị mà sâu sắc, con ngời bình thờng nh mọi con ngời với tất cả cảm giác và khát vọng trần thế nhất. Con ngời tác giả trong tập thơ là một con ngời đa dạng: con ngời "bên trên" - con ngời vơn tới những giá trị cao cả về mặt ý thức, tinh thần và con ngời "bên dới" với tất cả những nhu cầu hiện thực trần thế nhất. 2. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 4 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh Văn thơ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chơng trình giảng dạy ở các trờng học từ bậc tiểu học đến bậc Đại học. Với tâm nguyện là một giáo viên dạy văn trong tơng lai không xa, việc đi sâu vào phân tích, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngời trong " Nhậttrong tù" sẽ giúp chúng tôi giảng dạy về thơ văn Hồ Chí Minh đựơc sâu sắc và toàn diện hơn, nhằm nâng cao chất lợng dạy học văn trong nhà trờng phổ thông. 3. Hiện nay, t tởng Hồ Chí Minh đã bắt rễ ăn sâu vào tâm hồn của mỗi ngời dân Việt Nam. Phong trào nghiên cứu, học tập t tởng của Ngời ngày càng lan rộng, t tởng ấy không chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc đổi mới mà còn có giá trị bền vững, lâu dài đối với sự phát triển của đất nớc trong tơng lai. Trong toàn bộ hệ thống t tởng ấy có một t tởng lớn lao hơn cả, đó là t tởng về con ngời với tất cả những giá trị nhân văn tốt đẹp. " Nhậttrong tù" là tấm gơng phản chiếu những giá trị ấy. Đọc tập nhật ký giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn để sống và vơn tới giá trị văn hoá của con ngời. II. Lịch sử vấn đề: Nhìn lại chặng đờng từ khi " Ngục trung nhật ký" ra đời cho đến năm 1990, tác phẩm đã trải qua bao bớc thăng trầm, năm mơi tuổi đời của tác phẩm, thật tình thời gian cha thể nói là dài, và cũng cha đủ để làm xong một cuộc sàng lọc tự nhiên, một sự định vị mọi giá trị tinh thần mà tác phẩm đã đóng góp cho dân tộc và nhân loại. Thời gian đầu khi mới ra đời, tác phẩm đã " chìm" vào giữa bộn bề của lịch sử trong gần hai mơi năm, để rồi giữa năm 1960, mới lại xuất hiện dới hình thức bản dịch " Ngục trung nhật ký" và đến tay bạn đọc rộng rãi. Tuy vậy ba thập niên lu truyền của bản dịch kể từ năm 1960 đến năm 1990 quả là ba thập niên đầy ý nghĩa : một nửa thời gian này là cuộc đấu tranh sinh tử và toàn thắng cho độc lập và tự do của Tổ quốc - ở đó sáng lên lấp lánh những Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 5 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh giá trị nhân bản cao đẹp của con ngời Việt Nam trớc thế giới loài ngời. Và một nửa thời gian còn lại là cuộc đấu tranh âm thầm, tởng nh ít mất mát hy sinh mà kỳ thực lại gay gắt hơn rất nhiều - đấu tranh để chọn hớng đi cho đất nớc, để chống lại mọi sự tha hoá xã hội và nhân cách, và để hớng tới một nền dân chủ thật sự, trong đó con ngời cảm thấy mình đợc tự do t tởng, có quyền suy nghĩ thực với chính mình. Trên cả hai chặng đờng vận động của lịch sử " Nhậttrong tù" đều toả đợc ánh sáng riêng. Với chặng đờng thứ nhất, bạn đọc có dịp hào hứng đón nhận âm hởng trữ tình của tập thơ trong tiếng đồng vọng của một hợp âm đầy chất tráng ca cách mạng. Mỗi tấm lòng đến với " Nhậttrong tù" đều mang niềm hào hứng chung của cả cộng đồng mà đến, đều lựa chọn ở tác phẩm tiếng nói " đồng thanh đồng khí", muốn chắt lọc ở đó những gì tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của mình. Cái đẹp " cộng đồng" của tập nhật ký, cái bản lĩnh kiên cờng của một ngời cách mạng luôn luôn là tấm gơng cho cả cộng đồng soi chung, cả những phơng châm về chiến lợc và sách lợc chính trị mà ng- ời đó gửi gắm trong tập nhật ký bằng thơ, dù rằng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy, đều đợc tìm tòi, đợc đồng cảm, thăng hoa trong mọi cảm xúc. Với chặng đờng 15 năm sau "Nhật ký trong tù" vẫn mở rộng ảnh hởng. Suốt những năm 80, bản dịch tập thơ đợc chỉnh lý, bổ sung và ba lần in lại. Số l- ợng ngời đọc đến với tác phẩm cũng nh sức lôi cuốn của tác phẩm đối với họ không có dấu hiệu giảm đi. Tuy thế, vẫn có điều quan trọng: cách đến với " Nhậttrong tù" đã khác trớc. Sự hào hứng buổi đầu lắng xuống, ngời đọc đã có một cự ly, một sự tỉnh táo để nhìn vào nơi thẳm sâu giữa những dòng nhật ký, không phải t cách của cả cộng đồng đi tìm một mẫu hình lý tởng mà với t cách những con ngời cụ thể tìm kiếm sự hiện diện của một con ngời. Và từ trong mỗi tấm lòng riêng t của họ, không hẹn mà gặp, cùng nảy sinh một niềm cảm thông với tiếng nói " vô ngôn" ẩn sau câu chữ của tác giả " Ngục trung nhật ký". Con ngời thơ Hồ Chí Minh giờ đây vẫn hiện ra nh xa, nhng hình nh cũng có mặt nào đó không giống nh xa. Có cái gì bớt phần cứng rắn, gân guốc bớt đi Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 6 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh ít nhiều tợng trng, nhng lại "ngời" hơn, gần gũi hơn với chúng ta. Có thể nói trong tâm hồn thế hệ hôm nay " Nhậttrong tù" đã đợc nhìn nhận với vẻ đẹp cân bằng trở lại. Đấy là biện chứng của lịch sử đối với một tác phẩm vẫn đủ sức chống lại mọi sự đào thải. Giáo s Nguyễn Đăng Mạnh có lần đã xác định : " Thơ Bác là một di sản văn hoá lớn của dân tộc, phải làm sao để có thể thực sự làm chủ đựơc di sản văn hoá ấy. Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, làm chủ trớc hết là lĩnh hội đ- ợc một cách đúng đắn một cách sâu sắc. Muốn lĩnh hội đúng trớc hết phải có quan điểm tiếp cận đúng"( 7.6). Quả thực, từ khi ra đời cho đến khi in thành tập thơ hoàn chỉnh, mấy mơi năm đã trôi qua " Nhậttrong tù" đã đợc công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt và thu hút không ít giấy mực của các nhà phê bình nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về con ngời Bác trong tập thơ nhật ký, ngay cả đến các nhà lý luận phê bình một thời đã mắc phải cái nhìn áp đặt, phiến diện, chỉ chăm chăm đi vào xu hớng " thần thánh hoá" để ngợi ca con ngời vĩ đại mà quên mất phần rất đỗi bình thờng, giản dị trong con ngời Bác. Điều này dựoc thể hiện trong các bài nghiên cứu trong cuốn " Thơ ngời toả sáng" củaMinh Tâm, Lơng Duy Thứ ( NXB Việt Bắc - 1976) hay cuốn " Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc" củaMinh Đức( NXB KH - XH - 1979). Vẫn biết rằng đối với thơ, đặc biệt là thơ trữ tình thì việc tìm hiểu con ngời tác giả để soi sáng con ngời trong tác phẩm là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không nên phân tích tác phẩm theo những phạm trù nào đấy đã đựơc quy định trớc. Trong tiếp nhận văn chơng không chấp nhận sự áp đặt, có chăng nhận thức đựơc điều này mà giáo s Nguyễn Đăng Mạnh đã là ngời đầu tiên nghiên cứu về con ngời trong " Nhậttrong tù" với t cách là con ngời bình thờng nh mọi con ngời bên cạnh con ngời cao cả mang tầm vóc lớn lao( trong cuốn" Mấy vấn đề về phơng pháp tìm hiểu và phân tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh"( NXB Trẻ-1999). Phơng pháp nghiên cứu này vừa mới ra đời đã tỏ rõ sự đúng đắn và ngay lập tức đựoc mọi ngời chấp nhận. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 7 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh III. Phơng pháp nghiên cứu Đề tài " Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong" Ngục trung nhật ký" đ- ợc nghiên cứu theo phơng pháp nghiên cứu thi pháp. Cho nên mối quan tâm chủ yếu là văn bản " Ngục trung nhật ký"( bản dịch trọn vẹn của viện văn học có bổ sung, chỉnh lý vào năm 1990 (có đối chiếu với con ngời ngoài đời của Hồ Chí Minh nhng không lấy con ngời ngoài đời để quyết định giá trị của tác phẩm mà quyết định giá trị của tác phẩm chính là văn bản ngôn từ của tác phẩm, nghiên cứu thi pháp là lấy cấu trúc văn bản làm đối tợng nghiên cứu chính. Trên cơ sở đó, chúng tôi có sử dụng các phơng pháp nghiên cứu nh : khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp . và đặc biệt chúng tôi sử dụng phơng pháp so sánh " Nhậttrong tù" với các tác phẩm cùng thời để làm nổi bật giá trị của tác phẩm. " Nhậttrong tù" ra đời vào giai đoạn 1942-1943 đây cũng là thời điểm phong trào Thơ mới - một phong trào đợc sáng tác chủ yếu theo khuynh hớng lãng mạn bớc vào giai đoạn cuối và đặc biệt với sự góp mặt của " Từ ấy"- tập thơ đầu tay của Tố Hữu đã khởi xớng cho dòng thơ ca cách mạng. Tuy cùng sinh ra trong một giai đoạn lịch sử nhng cách thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong các tập thơ lại khác nhau. Nếu nh ở phong trào Thơ mới chúng ta bắt gặp những cái tôi cá nhân cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời, hay trong " Từ ấy" là tiếng reo vui hân hoan của ngời chiến sĩ cộng sản đợc giác ngộ bởi lý tởng của Đảng thì trong tập " Nhậttrong tù" của Hồ Chí Minh, chúng ta lại bắt gặp một con ngời đa dạng - con ngời ấy vừa mang dáng dấp hình ảnh con ngời đại trợng phu trong thơ ca trung đại "dĩ bất biến, ứng vạn biến", lại vừa biểu hiện là con ngời hiện đại với những phẩm chất cao đẹp và đáng kính. Nh vậy, so sánh tập thơ nhật ký với các tác phẩm đơng thời cũng là một cách để làm nổi bật giá trị độc đáo của quan niệm nghệ thuật của tác giả Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề của thể loại tác phẩm. Ngay nhan đề của tác phẩm đã bộc lộ cho ta thấy đây là một tập thơ nhng lại đợc viết theo thể "nhật ký" - " nhật ký" là thể văn ghi chép những vấn đề có thật xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến ngời viết hoặc Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 8 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh đợc ngời viết quan tâm, và t tởng tình cảm, suy nghĩ, thái độ của ngời viết trớc những vấn đề xẩy ra đó. Vì thế những vần thơ trong tập nhật ký đợc viết ra nh một sự giải toả về mặt tâm lý chứ ngời viết không hề có mục đích làm thơ để in thành sách, để lấy tiền nhuận bút. Thế nên, những vần thơ ấy là tiếng nói trung thực nhất về con ngời Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù. Hay nói cách khác, đó chính là bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh. Mỗi bài thơ thể hiện một khía cạnh của một tâm hồn cao cả, phong phú chứa chan nhân tình. Nhận thức đợc vấn đề này, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con ngời Hồ Chí Minh, tránh xu hớng "thần thánh hoá" để đi vào khám phá phần con ngời giản dị mà rất đỗi đáng quý về lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tập thơ " Ngục trung nhật ký" đề cập tới nhiều vấn đề nhng trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu " Quan niệm nghệ thuật về con ngời" trong tác phẩm này. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dựa vào bản dịch trọn vẹn của viện văn học có bổ sung, chỉnh lý vào năm 1990 gồm 133 bài thơ. Trong đó có chú ý đến những bài thơ đợc đa vào chơng trình sách giáo khoa ở các cấp học và cả những bài thơ các bản dịch trớc đây không đa vào. Với đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu con ngời tự nhận thức của tác giả, nghiên cứu nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ. Đồng thời cũng quan tâm đến cách nhìn, cái nhìn của nhà thơ đối với các nhân vật khác (đối tợng trữ tình) trong tác phẩm nh : Em bé trong nhà lao Tân Dơng, ngời bạn từ thổi sáo, phu làm đờng, những ngời nông dân Trung Quốc .từ đó có thể thấy quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tập thơ vừa hiện lên trong sự tự nhận thức tự cảm về mình và cả trong cách nhìn, cái nhìn độc đáo về những ngời khác. V. Nhiệm vụ khoa học của đề tài Qua việc nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ làm rõ những biểu hiện nghệ thuật về con ngời Hồ Chí Minh, xem con ngời ấy trong tập thơ đợc biểu hiện phong phú ra sao? cụ thể nh thế nào? trên những phơng diện nào? để từ đó làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 9 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh nổi bật những nét tởng chừng nh đối lập nhng lại rất nhất quán trong con ngời Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, khẳng định những đóng góp độc đáo của Hồ Chí Minh đối với nền văn học nớc nhà. VI. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chơng : Chơng I : Quan niệm nghệ thuật về con ngời. Chơng II : Con ngời cao cả Hồ Chí Minh trong " Nhậttrong tù". Chơng III : Con ngời bình thờng nh mọi con ngời. Chơng IV : Hai con ngời trong một nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh. Phần nội dung Chơng I Quan niệm nghệ thuật về con ngời I. khái niệm Quan niệm nghệ thuật về con ngời. Đại văn hào Nga M. Goorki có câu nói nổi tiếng : "văn học là nhân học". Điều này có nghĩa là văn học là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngời. Con ng- ời là đối tợng chủ yếu của văn học, là "điểm nhìn" chính yếu của chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Song sự miêu tả con ngời trong văn học không phải là sự sao Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Hải 10 . Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong " ;Nhật ký trong tù& quot; của Hồ Chí Minh III. Phơng pháp nghiên cứu Đề tài " Quan niệm nghệ thuật về con. Nguyễn Thị Hải 16 Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong " ;Nhật ký trong tù& quot; của Hồ Chí Minh niệm nghệ thuật về con ngời của một nhà văn nhất

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan