Nóchính là “một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắtnguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành báchọc, sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG THU
NHÂN VẬT CỦA LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LOẠI NHÂN VẬT LÀ NGƯỜI KỲ LẠ TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC 5
1.1 Một số giới thuyết 5
1.1.1 Nhân vật trong tác phẩm tự sự 5
1.1.2 Truyện truyền kỳ 8
1.1.3.Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục 12
1.2 Thống kê, phân loại nhân vật là người kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục 16
1.3 Phân tích sự thống kê phân loại 19
1.4 Đặc điểm của nhân vật có đặc tính kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục 29
1.4.1 Nhân vật có hành trạng cụ thể nhằm tăng tính chân thực 29
1.4.2 Tính cách và số phận nhân vật chủ yếu thể hiện qua lời kể vắn tắt của tác giả và hành động được miêu tả ngắn gọn 32
1.5 Mục đích của việc xây dựng loại nhân vật có đặc tính kỳ lạ 39
1.5.1 Giáo huấn theo quan điểm Nho giáo 39
1.5.2 Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ về cái kỳ lạ 43
Chương 2 LOẠI NHÂN VẬT LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC 48
2.1 Thống kê, phân tích số liệu 48
2.2 Đặc điểm của loại nhân vật là người bình thường 50
2.2.1 Nhân vật có hành trạng cụ thể 50
Trang 32.2.2 Nhân vật chủ yếu thể hiện tính cách và số phận qua hành động được
kể vắn tắt 53
2.2.3 Ít có những chi tiết hư cấu 58
2.3.1 Lưu lại cho đời những tấm gương về tài năng, công lao đức độ 60
2.3.2 Thực hiện chức năng giáo huấn của văn chương Error! Bookmark not defined. Chương 3 LOẠI NHÂN VẬT LÀ VẬT ĐƯỢC NHÂN HÓA TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC 68
3.1 Thống kê, phân loại 68
3.2 Đặc điểm của loại nhân vật được nhân hóa trong Lan Trì kiến văn lục 73
3.2.1 Có thời gian và không gian cụ thể để tăng tính chân thực 73
3.2.2 Nhân vật thể hiện ước muốn của con người 76
3.3 Ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của loại nhân vật này trong Lan Trì kiến văn lục .79 KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lan trì kiến lục còn gọi là Kiến văn lục là tập gồm 45 truyện
truyền kỳ của Vũ Trinh (1739-1828) Đã có những ý kiến đánh giá cao tácphẩm này, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm các phương diện để nhậnthức thêm giá trị của tác phẩm, có thêm cơ sở để xác định vị trí của nótrong lịch sử của thể loại và đời sống văn chương Việt Nam đương thời 1.2 Nhân vật là một trong những phạm trù thiết yếu của tác phẩm tự
sự Nhân vật thể hiện quan niệm của tác giả về xã hội, con người và là nơi
biểu lộ chủ đề của tác phẩm Nghiên cứu nhân vật của Lan trì kiến văn lục
góp phần quan trọng đối với viêc nhận thức giá trị của tác phẩm
1.3 Về nhân vật của truyện kỳ, hiện còn có những ý kiến khácnhau Đinh Cẩm Vân cho rằng: “Cái kỳ lạ của truyện ngày càng giảm
thiểu màu sắc quái đản, hoang đường (Tạp chí Văn học số 10/2005,
trang 49) Vũ Thanh lại cho rằng “nếu nhìn sự phát triển của truyện kỳmột cách hình thức, chúng ta cảm giác hình như càng về sau, truyện
truyền kỳ càng “ma quái ” hơn”(Tạp chí Văn học số 6/1994,tr 25).
Nghiên cứu đề tài này còn nhằm góp phần nhận thức đúng hơn nhân vậtcủa truyện truyền kỳ nói chung
1.4 Trong chương trình ngữ văn ở trung học có dạy học các truyện
truyền kỳ: Con hổ có nghĩa, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên, Dế chọi Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy
học tốt hơn các văn bản đó
2 Lịch sử vấn đề
Nói đến thành tựu của truyện truyền kỳ Việt Nam thì người ta không thể
bỏ qua Lan Trì kiến văn lục Với Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh đóng đã góp nhiều phương diện cho sự phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam Lan
Trì kiến văn lục gồm 3 quyển, 45 truyện và 4 bài tựa, được viết trong
Trang 5khoảng 1790 - 1802 Truyện tập hợp các câu chuyện dân gian, phảng phấtgiống các truyện cổ tích thần kỳ song vẫn mang những nét tính cách riêngđộc đáo.
Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại
được một số nhà nghiên cứu lưu Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số ýkiến liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trong Từ điển văn học (bộ mới), tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng chủ đề nổi rõ nhất của Kiến văn lục là trình bày hiện tượng phá vỡ “khuôn
phép” của những con người thời đại Sự phá vỡ này có thể theo chiềuhướng thoái hóa, làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính… nhưng sựphá vỡ cũng theo chiều hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trongnhững tình huống căng thẳng, đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộncay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những phẩm chất cao quý, những tìnhcảm rất người Tác giả khẳng định: “Trên phương diện này, ngòi bút VũTrinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ thường Đặc biệt trong số những conngười được tác giả dành trọn niềm yêu mến thì người phụ nữ chiếm phầnlớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ưu thế trong tập truyện là nói về sốphận, vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ” [26; 2039]
Ngô Thị Hoàng khi viết đề tựa sách Kiến văn lục đã khẳng định “…
lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngư trùng, những việc gì lạ màmắt thấy tai nghe đều ghi lại… có nói đến việc quái dị nhưng không thoát
ly đạo thường, có kể về diễn biến hóa nhưng không mất đi lẽ chính, đại để
là ngụ ý khuyên răn cảnh cáo sâu xa để người xem sau này thấy điều haythì bắt chước, thấy điều dở thì phòng ngừa, thực có ích cho thế gian” [76;11-12]
Tín Như Thị nhận định: “Tôi đọc sách này có được thu hoạch sâu sắc
Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng Truyện Người
đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu,
Trang 6biểu dương tiết lớn của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bấthạnh của kẻ trung thần Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân người Trongcăn phòng nhỏ, cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoankhoái như trong điện Phật, ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ íchcho đời đâu phải nhỏ? (…) Ôi, không đến Trường Giang, Hán Thủy, thìkhông biết là sông sâu, không lên núi Thái, non Hoa thì không thấy đượcđược núi cao Không thấy tác phẩm này, thì sao biết được trong trời đấtkhông gì là không có! Nên đem khắc in, công bố cho mọi người được đọc.Tôi không chỉ vui vì tác phẩm này được lưu truyền mà vui hơn vì ngườisau được thấy truyện của người xưa” [76; 15]
Trần Danh Lưu viết: “Sách của thầy lại là những điều tai mắt ngàynay được nghe, được thấy Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường,
ma ác quỷ thiêng không phải là hư ảo Mày râu chững chạc, thê thiếp
yêu chiều, nữ biến thành nam không phải là lạ! Truyện Ca kỹ họ
Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi
thân, đọc truyện khiến người ta thương xót thở than cho người bạc
mệnh Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con
gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương tiết nghĩa bào vệ cương thường,
có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày” [76; 17]
Đó là những đánh giá về tác phẩm Lan Trì kiến văn lục có đề cập đến
nhân vật của tác phẩm Chưa có công trình nghiên cứu thế giới nhân vật
trong Lan Trì kiến văn lục một cách hệ thống và toàn diện.
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Chỉ ra đặc điểm của ba loại nhân vật trong Lan trì kiến văn lục:
nhân vật là người kỳ lạ, nhân vật là người bình thường, nhân vật là vậtđược nhân hóa
3.2 NhËn thức các thủ pháp nghệ thuật, các chất liệu nghệ thuật đượctác giả sử dụng để xây đựng các loại nhân vật
3.3 Làm rõ ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của các loại nhân vật trên
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Luận văn nghiên cứu nhân vật của toàn bộ 45 truyện của Lan Trì
kiến văn lục của Vũ Trinh do Hoàng Văn Lâu dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế,
2004
4.2 Nghiên cứu ba loại nhân vật: nhân vật là người kỳ lạ, nhân vật làngười bình thường, vật được nhân hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhìn nhận nhân vật Lan Trì kiến văn lục trong loại hình văn xuôi
Việt Nam trung đại, trong sự đối sánh nhân vật của truyện truyền kỳ nàyvới nhân vật truyện dân gian Việt Nam
5.2 Lý giải của các loại nhân vật của Lan trì kiến văn lục từ lý tưởng
thẩm mỹ của tác giả, từ truyền thống thể loại và từ hiện thực đương thời 5.3 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: thống kê -phân loại, tổng hợp - phân tích và phương pháp so sánh
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Một số giới thuyết Loại nhân vật là người có đặc tính kỳ
lạ trong Lan Trì kiến văn lục
Chương 2: Loại nhân vật là người là người bình thường trong Lan Trì
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LOẠI NHÂN VẬT
LÀ NGƯỜI KỲ LẠ TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
1.1 Một số giới thuyết
1.1.1 Nhân vật trong tác phẩm tự sự
Văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, có vai trò nhưnhững tấm gương phản chiếu cuộc đời Văn chương phản ánh đời sống bằnghình tượng Chính vì lẽ đó tác phẩm tự sự không thể thiếu nhân vật Nhânvật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống Nhânvật là “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh conngười, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinhthể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống như con người”[4; 241] “Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm, nhưng tự
nó lại là một trong các phương diện của kết cấu tác phẩm” [56; 212].Nhân vật đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm tự sự Nhân vật kháiquát những quy luật của cuộc sống, là phương tiện khái quát tính cách,
số phận của con người và các quan niệm về chúng Nó còn là hình chiếucủa những dồn nén tâm lý hoặc sự phản chiếu thế giới tư tưởng của tác giảhoặc được coi như hình chiếu của đời sống xã hội
Nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của tư duy nghệthuật, là nơi tập trung thể hiện ý đồ nghệ thuật, quan niệm về con người
và cuộc sống của nhà văn Nhân vật là nơi mà nhà văn gửi gắm thôngđiệp của mình và cũng là nơi tiếp nhận, giải mã hiện thực hay phi hiệnthực cốt yếu được đặt ra trong tác phẩm Bởi thế nhân vật luôn gắn bóchặt chẽ với chủ đề tư tưởng tác phẩm Nhà văn sáng tạo ra nhân vật đểthể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, một vấn đềnào đó của hiện thực đời sống Nhân vật như chiếc chìa khóa mở ra một
Trang 9thế giới riêng của đời sống con người trong một thời kỳ lịch sử nhấtđịnh Nghiên cứu nhân vật sẽ thấy được tư tưởng, tình cảm, tài năngsáng tạo của người cầm bút.
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩmvăn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tênriêng Có khi nó lại được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một conngười cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tácphẩm Nó là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không đồng nhất với conngười thật trong đời thường Nó “không phải giản đơn là những bản dậpcủa con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với
ý đồ tư tưởng của tác giả” (B.Brếch) Nhân vật văn học luôn thể hiệnquan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người.Trong một chỉnh thể tác phẩm, nhân vật luôn có mối quan hệ mật thiếtvới các yếu tố nghệ thuật khác “Nhân vật là một chất liệu có tính bảnthể của tự sự (…) Cẩn phải được ứng xử như một hệ thống có quan hệnội tại và giá trị của các yếu tố được tạo sinh từ mối quan hệ giữa cácyếu tố cấu thành nên hệ thống này” [41; 242 - 243]
Nhân vật luôn gắn với cốt truyện bởi nó được miêu tả qua các biến
cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại Khác với hình tượnghội họa, điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tínhcách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quátrình, nhân vật văn học vừa có đặc điểm phổ quát, vừa có đặc điểm cábiệt của thể loại
Từ những góc độ khác nhau, nhân vật được chia thành nhiều kiểuloại khác nhau Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện củatác phẩm có nhân vật chính và nhân vật phụ Dựa vào đặc điểm của tínhcách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, có nhân vật chính diện vàphản diện Dựa vào cấu trúc hình tượng có nhân vật chức năng, nhân vật
Trang 10loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Dựa vào thể loại vănhọc có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch.
Vì tính chất thể loại khác nhau nên nhân vật trong tác phẩm tự sự sẽkhác nhân vật trong tác phẩm trữ tình và cũng không giống nhân vậtkịch Nó mang đặc điểm riêng đặc trưng thể loại Trong tác phẩm tự sựnhân vật phản ánh đời sống trong tính khách quan Thông qua nhữnghành vi, biến cố, sự kiện xẩy ra với các nhân vật, đời sống con ngườiđược tái hiện rõ nét với những bản chất nhất định
Nhà văn tự sự tái hiện toàn bộ thế giới thể hiện mọi biểu hiện bêntrong và bên ngoài của con người Chúng được xem là những sự kiệnkhác nhau về cuộc sống con người Sự kiện đó chính là sản phẩm củamối quan hệ của con người và hoàn cảnh, môi trường Bởi thế tác phẩm
tự sự có khả năng phản ánh cuộc sống một cách bao quát, rộng lớn Đó
là lý do mà nhà văn tự sự được miêu tả trong vô vàn mối quan hệ phứctạp giữa nó và môi trường xung quanh Trong mối quan hệ đó, nhân vậtdường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thực ra mọi hoạtđộng của nó đều do tác động của hoàn cảnh và môi trường xung quanh.Mặt khác sự kiện là những mối liên hệ của thế giới, cho thấy các phươngdiện khác nhau của nó Theo mối liên hệ của sự kiện thì nhân vật trongtác phẩm tự sự có thể dẫn dắt người đọc theo nhiều miền khác nhau, cóthể đắm mình trong hiện tại, lại có thể lùi về với dĩ vãng xa xôi Nhânvật trong tác phẩm tự sự khác với nhân vật trong tác phẩm trữ tình vàkịch là ở chỗ không bị không gian và thời gian hạn chế Do vậy nhân vật
tự sự được khắc họa đầy đủ nhiều mặt nhất, hơn hẳn các nhân vật trữtình và kịch
Nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả bằng các chi tiết chândung, ngoại hình, tâm trạng Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn,xung đột, sự kiện Các mâu thuẫn xung đột luôn làm cho nhân vật bộc lộphẩm chất sâu kín Song nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua
Trang 11việc làm, hành động, ý nghĩ Nhân vật trong tác phẩm tự sự có thể đượcmiêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi ngườixung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường và nhân vật sống
Sự thể hiện nhân vật văn học nói chung, nhân vật trong tác phẩm tự sựnói riêng bao giờ cũng nhằm khái quát nội dung đời sống xã hội và mộtquan niệm sâu sắc, cảm hứng tha thiết của tác giả đối với cuộc đời Nhânvật là một hình thức văn học để phản ánh hiện thực Hình thức ấy rất đadạng để thể hiện được các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống
1.1.2 Truyện truyền kỳ
Trong một công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ Trung Quốc,Lâm Ngữ Đường khẳng định: “Đoản thiên tiểu thuyết chỉ thực sự trởthành một hình thức nghệ thuật kể từ đời Đường (thế kỷ VIII và thế kỷIX) Trong đó những đoản thiên tiểu thuyết dồi dào tính nghệ thuật nhấtlại là loại truyền kỳ Loại truyện truyền kỳ này đều ngắn gọn, thườngvào khoảng nghìn chữ trở lại, viết theo lối văn cổ, đặc biệt sống động, lạ
kỳ, vô cùng kích thích trí tưởng tượng” [23; 6] Truyện truyền kỳ còngọi là đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ hay tiểu thuyết truyền kỳ Nóchính là “một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắtnguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành báchọc, sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốttruyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc” [26; 1730].Tiểu thuyết truyền kỳ có nhiều đặc điểm nổi bật, trong đó có những đặcđiểm mà chúng ta cần lưu ý là dung lượng nhỏ, kết cấu không phải theotruyện dài thu ngắn, phần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắncận hiện đại Truyện truyền kỳ có sự tham gia của các yếu tố thần kỳvào câu chuyện Song đó không phài là do những lực lượng tự nhiênđược nhân hóa như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ nhưthần tiên, trời, bụt… Trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần lớn ở ngayhình thức phi nhân tính của nhân vật (hồ lý, ma quỷ, vật hóa người)
Trang 12Điều dĩ nhiên là trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là ngườithật, và chính những nhân vật mang hình thức phi nhân đó thì cũng chỉ làcách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy Đó
là nguyên do tạo nên giá trị nhân bản sâu sắc của truyện truyền kỳ
Về phương diện lịch sử, tiểu thuyết truyền kỳ có kế thừa một sốnhân tố từ tiểu thuyết chí quái thời Lục triều nhưng đã vượt bậc về nhiềumặt, nên có thể nói ở đây là sản phẩm của cả một thời đại mới: triều đạinhà Đường (618 - 907) “Cái tên “truyền kỳ” từ thời Đường tới thờiMinh, tuy đã trải qua bốn lần thay đổi nhưng chưa hề tách rời khỏinhững tác phẩm có tính cách tự sự như loại tiểu thuyết, ký kịch vốn vẫn
có tình tiết” [65; 130] Mãi đến giai đoạn Vãn Đường thì hai chữ “truyềnkỳ” mới chính thức khai sinh trong tên gọi tập sách của Bùi Hình, tuyvậy thể loại truyền kỳ thì đã được xác lập ngay từ thời sơ Đường với các
truyện: Cổ kính kỳ - Vương Độ, Du tiên quật – Trương Thuốc…, đến
giai đoạn Trung Đường tiểu thuyết truyền kỳ bước vào thời kỳ phồnthịnh chưa từng có, tác giả danh tiếng nhiều, tác phẩm nổi tiếng cũng
nhiều, có mặt hầu hết các thiên truyện ưu tú nhất: Nam Kha Thái thú
truyện (Lý Công Tá); Oanh Oanh truyện (Nguyên Chấn);… Truyện
truyền kỳ đời Đường kế thừa truyền thống chí quái thời Lục triều, tuynhiên hai loại tác phẩm này cũng có sự khác biệt Chí quái chủ yếu viết
về thiên linh quái đản, còn nhân vật chủ yếu trong truyện truyền kỳ làcon người Ở thời Vãn Đường tiểu thuyết truyền kỳ dưới hình thức từngchương riêng rẽ, có giá trị kiệt xuất không còn bao nhiêu, chỉ thấy một
vài thiên lưu lại như: Vô Song truyện, Linh ứng truyện…, đều không rõ
tác giả Tuy các tập truyện truyền kỳ xuất hiện với số lượng rất lớn như
Huyền quái lục, Tục huyền quái lục… nhưng rất ít truyện còn giữ được
cảnh miêu tả sinh động, tinh tế như trước mà đa số các truyện đều vụnvặt, cốt truyện đều đã được giản lược
Trang 13Tiểu thuyết truyền kỳ trải qua ba thế kỷ, chính là sự sáng tạo nghệthuật có ý thức Chính bản thân thể loại đã tự vận động để đổi mới sovới tiểu thuyết chí quái Những đổi mới về đề tài, kết cấu, nhân vật,ngôn ngữ cho thấy tiểu thuyết truyền kỳ đã có bước tiến rõ rệt trong tiếntrình lịch sử của mình Về đề tài, đây là một bước ngoặt quan trọng,phản ánh sự chuyển biến từ nội dung ma quái sang nội dung xã hội, từ
xã hội nông nghiệp sang xã hội thị dân, mặc dù cái vỏ kỳ ảo vẫn còn Vềkết cấu, tiểu thuyết truyền kỳ đã trở thành những đoản thiên tiểu thuyếttương đối hoàn chỉnh, đa dạng, tình tiết phong phú, hấp dẫn Nhân vậtcủa tiểu thuyết truyền kỳ được xây dựng với dụng ý nghệ thuật cao,phức tạp hơn hình tượng nghệ thuật của truyện chí quái Ngôn ngữ củatiểu thuyết truyền kỳ đan xen biền văn, tản văn và biền văn, việc biểuhiện sắc thái tình cảm qua lời thoại của nhân vật cũng trở nên uyểnchuyển hơn Song phải khẳng định một điều rằng: “Bước tiến của truyệntruyền kỳ tuy vượt lên rất xa trong nghệ thuật tiểu thuyết so với chí quáinhưng trên một tiến trình lịch sử vẫn có những bước thăng trầm nhấtđịnh Vào giai đoạn Vãn Đường, yếu tố thần quái lại chi phối cảm hứngnhà văn và nhiều tập sắc thế tục trong nội dung xã hội của thể loại bị hạthấp, nghệ thuật sút kém trông thấy Nhưng xét đến cùng, nỗi khát khaotìm kiếm những điều quái dị trong thế giới khách quan vốn là một tâmthức xã hội, một nhu cầu không thể dập tắt của con người thời trung đại,chính nó lại đặt ra cho truyện truyền kỳ một thử thách mới: Phải nỗ lựctìm tòi biến cải về nghệ thuật để chuyển bằng được cái “quái” trở thànhmột đối tượng thẩm mỹ cao hơn
Nói đến đoản thiên tiểu thuyết là nói đến hình thức kết cấu tác phẩm,bao gồm nhiều truyện ngắn hoàn chỉnh xâu chuỗi lại trong một hệ thốngchặt chẽ thành một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật toàn vẹn Đây là tậphợp những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ có dung lượng ngắn chỉ vài chụctrang, khả năng phản ánh rất hạn hẹp, biến cố và các sự kiện tương đối
Trang 14ít, thường chỉ tập trung trong một không gian nhất định Điều này hoàntoàn khác với tiếu thuyết trường thiên, câu chuyện sẽ được kéo dài ởnhiều chương, nhiều hồi, khác nhau trong thời gian dài và không gianrộng.
Nói đến truyền kỳ là nói đến đề tài của tác phẩm thường đề cập đếnnhững truyện kỳ lạ, hư ảo “Như tên gọi của thể loại, truyện truyền kỳdùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.Yếu tố kỳ ảo có thể là nhân vật, sự vật, cốt truyện Cũng cần lưu ý trongyếu tố kỳ thì kỳ ảo là chủ yếu nhưng không loại trừ yếu tố kỳ lạ khôngđồng nhất với yếu tố kỳ ảo” [68; 201] Yếu tố kỳ là yếu tố đóng vai tròhết sức quan trọng trong tác phẩm truyền kỳ, nó “tạo nên sức hấp dẫn bềnổi cho câu chuyện truyền kỳ nhưng được khoác cái áo sặc sỡ, bắt mắt(…) Vì vậy có thể nói “kỳ” là quan niệm, là cái nhìn về thế giới củatruyện truyền kỳ” [77; 49-53]
Với ưu thế đó truyện truyền kỳ trở thành một thể loại có tính chấtquốc tế Nó được sử dụng phổ biến trên một không gian rộng lớn gồmTrung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… Trong hàng chục thế kỷtruyền kỳ là một kiểu truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Quốc được
đưa vào Việt Nam và thực sự phát triển ở thế kỷ XV với Thánh Tông di
thảo (Lê Thánh Tông), nở rộ rực rỡ ở thế kỷ XVI với Truyền kỳ mạn lục
(Nguyễn Dữ) Thể loại này còn tiếp tục phát triển ở thế kỷ XVIII với
Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), thế kỷ XIX với Tân truyền kỷ lục
của Phạm Quý Thích, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh.
Ở Việt Nam khái niệm “truyện truyền kỳ” được hiểu rộng hẹp khácnhau Một số nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm văn xuôi có yếu tốthần linh ma quái hoặc kỳ dị vào truyện truyền kỳ Trong khi đó các nhànghiên cứu khác lại đặt tiêu chí hư cấu của nhân vật cao hơn cả và chorằng chỉ xếp vào truyện truyền kỳ những truyện có con người là nhânvật chính chứ không phải thần linh ma quỷ Song đặc điểm chúng vẫn là
Trang 15ở tính hấp dẫn của truyện truyền kỳ Nó luôn hấp dẫn, lôi cuốn ngườiđọc bởi chính yếu tố hư cấu và lẽ tồn tại của truyện truyền kỳ là ở chỗđưa đếnmột bức tranh lạ về thế giới hiện thực và con người bằng cáchnhìn khác nhau.
Trong truyện truyền kỳ, nhân vật có vị trí hết sức quan trọng Vớivăn xuôi tự sự nói chung, “sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những mốiquan hệ giữa các nhân vật là đặc điểm hội tụ nội dung tác phẩm, làphương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người, về xã hội củamỗi tác giả” [36; 65] Nhân vật là phương tiện quan trọng bậc nhất thểhiện tư tưởng trong tác phẩm tự sự nói chung, truyện truyền kỳ nóiriêng, nó được coi là phương tiện thứ nhất của tác phẩm ấy, quyết địnhphần lớn cốt truyện, kết cấu, việc lựa chọn chi tiết và các phương tiệnngôn ngữ Hệ thống nhân vật thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật củathời đại văn học, thể loại và tư tưởng tác giả, nó còn góp phần khu biệt
đặc trưng thể loại Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục hay Lan Trì
kiến văn lục đều có thành tựu ở việc khắc họa hệ thống hình tượng nhân
vật Đặc biệt Lan Trì kiến văn lục đã xây dựng được một tuyến nhân vật
đa dạng, độc đáo, đậm nét đặc trưng thể loại
1.1.3 Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục
Nếu như Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ là hai tác giả tiêu biểu vềthể loại truyền kỳ ở giai đoạn trước của văn học trung đại Việt Nam thì
Vũ Trinh lại là đại diện nổi bật ở giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục.
Vù Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, còn có hiệukhác là Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả Ông là người ở làng Xuân Lan,huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), xuất thântrong một gia đình trí thức quan lại Vợ ông là con gái của Nguyễn Khản(anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du) Gia đình ông có truyền thốngthi thư Ông nội Vũ Trinh hiệu là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan
Trang 16tới Bồi tụng, Binh Bộ Thượng thư Cha ông tên là Triệu, đỗ Hươngcống, làm Tham nghị cho nhà Lê
Vũ Trinh thông minh từ nhỏ, đọc sách qua mắt là thuộc lòng, nổitiếng thần đồng Năm 17 tuổi, Vũ Trinh thi đỗ Hương tiến, được tập ấm,làm Tri phủ Quốc Oai
Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệtTrịnh, được Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Năm sau, HiểnTông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, cácthế lực quân phiệt cát cứ đánh lộn lẫn nhau, vua Lê phải triệu NguyễnHữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọiquyền hành, lấn át vua Lê.Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bànmưu giết Hữu Chỉnh Vũ Trinh can vua, nòi là bên ngoài đương có giặcmạnh, trong triều không nên giết bề tôi có quyền thế
Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sangKinh Bắc, cha con Vũ Trinh đón vua, dốc hết sản nghiệp lo vào việcquân, theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương,Sơn Nam…
Năm 1789, khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thầnvăn võ nhà Lê đều chạy trốn cả Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đónrước, đem trâu rượu đi khao quân Thanh Sĩ Nghị hỏi Trinh về tình hìnhtrong nước, Trinh ứng đối giỏi, được Nghị khen là có tài hùng biện.Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long phong cho VũTrinh làm Tham tri chính sự
Mùa xuân năm 1789,vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhàThanh Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc Vũ Trinhchạy theo không kịp, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn
Vũ Trinh là người học vấn uyên bác, văn chương hàm súc, trauchuốt Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan
trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục.
Trang 17Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ có 45 truyện, viết
bằng văn xuôi chữ Hán Tác phẩm viết về nhiều đề tài khác nhau:Chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện giáo dục thi cử, chuyện báo ứng luânhồi, chuyện kỳ quái khó tin phần lớn được sáng tác trên cơ sở nhữngtruyền thuyết lưu hành trong nhân dân đương thời mà Vũ Trinh thu thậpđược trong những năm về vùng Hồ Sơn
Bên cạnh một số truyện tản mạn, gặp gì ghi nấy thì tập truyện của
Vũ Trinh khá nhất quán về chủ đề tư tưởng cũng như về phong các nghệthuật Phá vỡ “khuôn phép” của những con người thời đại là chủ đề nổibật nhất trong tác phẩm Sự phá vỡ đó có thể theo chiều hướng thoái hóatiêu cực, con người trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính Trên phương diệnnày ngòi bút Vũ Trinh là ngòi bút phê phán nghiêm khắc Mũi nhọn sắc
bút chĩa vào những kẻ hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền (Chuyện
khỉ), những kẻ dứt bỏ máu mủ ruột thịt, đến con mình cũng nỡ giết chết
(Con hổ hào hiệp), giết vợ (Sống lại) Sự phá vỡ còn theo cả chiều
hướng tích cực, ở đó con người thường rơi vào tình cảnh bi đát cùngcực Chính trong hoàn cảnh đó những phẩm chất tốt đẹp được ngời sáng,những gì cao quý nhất, người nhất được lan tỏa Vũ Trinh rất trân trọngyêu mến phụ nữ Bởi thế có thể nói đề tài chiếm ưu thế trong tác phẩm
là nói về số phận, vẻ đẹp tỏa sáng, sức sống trường tồn của người phụ
nữ Đó là một ca kỹ có phong tư đoan chính và tình yêu trong sáng đầy
chủ động (Ca kỹ họ Nguyễn), một người con gái mang mối tình chung
đầy oan trái, thủy chung với người tình ngay cả khi đã bước vào thế giới
khác (Câu chuyện tình ở Thanh Trì), một người đàn bà dệt vải khao khát
nỗi yêu thương, dù bị chồng đánh chết nhưng vẫn giữ trọn tình yêu với
cố nhân (Sống lại), một cô gái xinh đẹp con quan Thượng thư biết chủ động giành lấy hạnh phúc (Bà phu nhân Lan quận công), một thiếu nữ
trong chuỗi ngày bệnh tật hiểm nghèo đã sống hết mình cho tình yêu, lúc
đã ra đi đến thế giới khác thì vẫn mang trọn yêu thương nồng nàn ( Tháp
Trang 18Báo Ân), một kiếp người khổ đau, không có thuốc thang lúc bệnh tật,
chết không có áo quan, chết rồi mà mắt vẫn không thể nhắm vì cái thaitrong bụng, buộc phải sinh nở dưới mồ, ngày ngày lên dương thế mua đồ
cho con (Đẻ lạ)… Ông luôn dành tình cảm trìu mến, yêu thương, trân
trọng những thân phận đầy bất hạnh Ông xót xa trước những bi kịch củacon người và ngợi ca những thân phận bị cuộc đời dày xéo song phẩmchất vẫn tỏa sáng
Nhìn chung truyện của Vũ Trinh không đồng đều Bên cạnh nhữngtruyện ngắn cực hay, truyện có hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ thì còn cónhững truyện vô vị, nhạt nhẽo, rất đỗi bình thường Những truyện cóhồn của Vũ Trinh đều được đầu tư khá công phu, hầu hết những truyệnhay đó đều được viết ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, đầy kịch tính, tìnhhuống gay cấn hấp dẫn Tư tưởng của truyện hầu như được hình thành từcác sự kiện, cốt truyện Truyện của ông có sức khơi gợi lớn, luôn làmcho độc giả phát huy trí tưởng tượng cao độ Truyện của Vũ Trinh cósức hấp dẫn, lôi cuốn cực mạnh đến với người đọc là ở chỗ truyện đã tạođược một bức tranh tương phản rõ rệt, đặc biệt nhiều truyện viết vềngười phụ nữ Vũ Trinh thường đặt nhân vật của mình vào những cảnhngộ không bình thường, thậm chí là éo le, có tính bi kịch, từ đó nhân vậtbộc lộ tính cách, số phận của mình một cách sâu sắc
Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trinh khá đa dạng Có nhân vật là
kỳ lạ, nhân vật là vật được nhân hóa, và loại nhân vật là người bìnhthường Nhân vật là phương tiện ông dùng để phản chiếu hiện thực cuộcsống
Vũ Trinh là người khá nặng nề về bảo thủ trong quan điểm chính trịnhưng trong sáng tác văn chương thì ông lại là cây bút nhạy bén Câybút đó luôn tiếp cận với những gì đang thay đổi Tư tưởng tình cảmmạnh bạo là tố chất lớn để ông tạo nên thành công trong sáng tác Bútpháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện ông viết thường vắn tắt và không
Trang 19phải truyện truyện nào đọc cũng thích nhưng ở mỗi truyện thành công,mỗi chi tiết được kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng không thểthay thế được Phải chăng đó chính là bí quyết của một cây bút truyền
kỳ truyện ngắn đầy tài năng
“Lan Trì kiến văn lục có thể nói là tác phẩm cuối cùng của loại hình
truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại” [44; 119] Đó là một cốnghiến đặc sắc của Vũ Trinh cho văn học nước nhà Ghi lại những điềumắt thấy tai nghe ở khoảng trời đất vô cùng này, tưởng chừng như đóchỉ là những câu chuyện khô khan nhưng đằng sau nó lại là cả một tấm
lòng bao la độ lượng ẩn chứa một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc Lan
Trì kiến văn lục đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của truyện
truyền kỳ Việt Nam trên nhiều phương diện, song đặc biệt là phươngdiện phản ánh hiện thực cuộc sống
1.2 Thống kê, phân loại nhân vật là người kỳ lạ trong Lan Trì
1 Thần Cửa Cờn Dương Thái hậu
và ba cô công chúa
Chết lênh đênh trên biểnmấy ngàn dặm, sóng dậpgió vùi vậy mà thân hìnhvẫn nguyên vẹn, sắc mặtnhư còn sống Họ về báomộng cho lý trưởng vàmọi người trong thôn nhờthợ đá của thần biểnchạm khắc ngựa đá đặttrước đền
2 Đứa con của rắn Người đàn bà họ Có mang với rắn, sinh
Trang 20Nguyễn ở huyệnSơn Vĩ
được đứa con trai
thiên hạ Gọi mưa gọi giódập lửa cứu thôn làngthoát nạn ngoại xâm
Châu Vạn Ninh Quảng yên
-Sinh con dưới mồ, không
có sữa nên lên trần gianmua quà bánh về cho con
Đông Sơn
Trở về cuộc sống trầngian sau mấy ngày bịchôn vùi dưới mồ
8 Thượng Thư họ
Đỗ
Ông ThượngThư họ Đỗ
Trò chuyện với mảnh hồntàn
9 Nhớ được ba kiếp Cử nhân tên Mỗ Chết xuống địa phủ sau
được lên trần gian sốngcuộc sống của kiếp gà,kiếp lợn Rồi cuối cùngđược rở về làm ngườinhư hiện tại
10 Tháp Báo Ân Cô con gái út
của gia đình họNguyễn
Chết mang theo mối tìnhxuống mồ, mảnh hồn tàntrở về trần gian cầu xinquan Chủ Khảo lấy đỗbài thi của người tình
11 Nhớ kiếp trước Đứa con trai
người đàn bà họ
Vừa lọt lòng đã biết nói
Kể cho cả nhà nghe quá
Trang 21Trần trình đầu thai của mình
và biết đã đầu thai ở giađình khác
tên Kính
Nói chuyện với yêu ma.Phản ứng mạnh mẽ với loạiyêu quái hại người
14 Thần Chiêu
Trưng
Người lính tênLực Tài ở kinhthành
Nhảy qua các ngòi rãnhngáng đường Trong khoảnhkhắc đi hơn ngàn dặm
Bảng 2: Phân loại
Phân loại
Phân theo tính chất
Tổng số truyện xuất hiện nhân vật
là người kỳ lạ
Nhân vật là người kỳ lạ
từ đầu
Nhân vật là người kỳ lạ khi tiếp xúc với đối tượng khác
Lâm vào tình huống bất thường
Trang 22Hầu hết những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng nhất văn học Viễn Đôngđều có những yếu tố kỳ lạ Cái kỳ lạ phổ biến trong huyền thoại tôngiáo, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, trong sử ký… Đặc biệt làtrong truyện truyền kỳ, việc sử dụng yếu tố kỳ đã trở thành đặc trưngcủa thể loại này Nó chính là phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiệnthực Những tình tiết, tính cách hay số phận nhân vật khác thường nếuđược sáng tạo một cách nghệ thuật thì càng thu hút độc giả.
Tính chất khác lạ của sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những đặc tính
kỳ lạ của các nhân vật đã đưa người đọc đi vào thế giới huyền ảo, lạlùng ở cả bốn cõi không gian vừa phi nhân tính, vừa phi quán tính, vừakhông định hướng Thời gian tuyến tính được ảo hóa, có thể có tán thập
kỷ vào trong một năm, có khi đang từ hiện tại trở về quá khứ của kiếptrước, rồi lại bước sang tương lai của kiếp sau Một thế giới vừa thựcvừa hư, thế giới thần linh vừa hòa hợp, vừa khác lạ với con người, tạonên bức tranh đời sống đặc thù
Điểm độc đáo và đặc sắc của Lan Trì kiến văn lục là ở chỗ đã làm
cho những chuyện lạ lùng trở thành bình thường như nghe luôn luôn tồn
tại để tai nghe mắt thấy Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục đa
dạng, phong phú, có nhân vật là người bình thường có, nhân vật là vậtđược nhân hóa có, đặc biệt là loại nhân vật kỳ lạ Nhân vật loại này cho
ta thấy sự tuân thủ bút pháp truyện truyền kỳ của Vũ Trinh rất rõ Việclấy yếu tố kỳ để xây dựng nhân vật đã làn cho quá trình phản ánh hiệnthực của tác giả thêm sâu sắc và toàn vẹn hơn
Nhân vật của truyện truyền kỳ là người có đặc tính kỳ lạ, đến Lan
Trì kiến văn lục không còn là hiện tượng lạ lẫm vì chúng ta đã từng bắt
gặp nhân vật loại này trong nhiều tác phẩm trước đó Song mỗi tác giảlại sử dụng “nguyên liệu” để xây dựng chúng không giống nhau Điều
đó đã tạo nên đặc thù của nhân vật từng tác phẩm Nhân vật trong Lan
Trì kiến văn lục của Vũ Trinh nhất định có điểm khác nhân vật trong
Trang 23Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và cũng chẳng giống nhân vật
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trong 45 truyện của Lan Trì kiến văn lục có 14 truyện xuất hiện loại
nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ, chiếm 31% Số lượng nhân vậtthống kê được toàn tác phẩm là 168 nhân vật, trong đó số lượng nhânvật có đặc tính kỳ lạ là 18 nhân vật chiếm 10,7% Những nhân vật đó cótính cách và số phận kỳ lạ Sự khác thường đó đã tạo nên sức hấp dẫn,đối với độc giả
Phân theo tính chất thì nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ trong Lan
Trì kiến văn lục được chia làm ba loại: vốn có đặc tính kỳ lạ nhân vật
đặc tính kỳ lạ khi tiếp xúc với đối tượng khác và nhân vật là người kỳ lạkhi lâm vào tình huống bất thường Trong tổng số truyện xuất hiện loạinhân vật là người kỳ lạ thì nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ ngay từđầu xuất hiện trong truyện chiếm 7,14% Số lượng nhân vật kiểu nàycũng không nhiều, chỉ có một nhân vật, chiếm 5,6% trong tổng số loạinhân vật này Số truyện xuất hiện kiểu nhân vật có đặc tính kỳ lạ khitiếp xúc với đối tượng khác thì nhiều hơn, gồm 5 truyện, chiếm 35,72%,nhân vật kiểu này cũng nhiều hơn, gồm 6 nhân vật, chiếm 33,3% Sốtruyện có nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ khi lâm vào tình huống bấtthường nhiều hơn cả, gồm 8 truyện, chiếm hơn một nửa tổng số truyệnviết về nhân vật loại này Nhân vật kiểu này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất61,1% với 11 nhân vật lớn nhỏ
Vũ Trinh có một truyện viết về nhân vật là người kỳ lạ ngay từ đầu
Nhớ kiếp trước là câu chuyện về cậu con trai của người đàn bà họ Trần ở
Đông Xuất Hoa huyện Đông Ngàn Nguyên văn tên truyện là Ngộ tiền
sinh, là biết từ kiếp trước Đây là chuyện lạ ở đời vì ngay khi lọt lòng thì
cậu bé sơ sinh đã biết nói Nó hỏi cả nhà sao nó lại ở đây và chân tay nólại bé tí tẹo Cả nhà cứ tưởng nó bị yêu quái nhập vào, nhưng nó bảo:
“Tôi không phải là yêu quái, Quê tôi ở xã Thiết Binh, cha tôi làm ruộng
Trang 24Tám tuổi tôi bị bệnh trướng bụng, ăn không tiêu, mỗi ngày một mệt mỏi.Bỗng nhiên thấy thân thể nhẹ như chiếc lá, tôi đi trên giường rồi độtnhiên dậy ra cửa đi thật nhanh Đến một nơi thấy một bà lão đang phátcháo, người ăn rất đông, tôi no không ăn được Lát sau thấy hai ngườicắp tôi mang đi Đến cửa một nhà họ đẩy tôi ngã rồi bỏ đi mất Tôi vừangã thì thấy thân thẻ thay đổi” [76; 86] Cũng như Lê Thánh Tông hayNguyễn Dữ, Vũ Trinh đã lấy cái kỳ làm hạt nhân cơ bản cho cốt truyện,chi phối việc xây dựng nhân vật.
Người đàn bà họ Nguyễn trong truyện Đứa con của rắn, Phạm Viên trong truyện cùng tên, cô thôn nữ trong Chuyện khỉ, ông Thượng thư họ
Đỗ trong Thượng thư họ Đỗ hay Kính tiên sinh trong Ma cổ thụ, đều là
những nhân vật ẩn có những sự kỳ lạ Đặc tính đó biểulộ dần ra khi cácnhân vật đó tiếp xúc với các đối tượng khác Những đối tượng tiếp xúc
ấy có thể là người, có thể là vật hay yêu quái ma quỷ Hẳn chẳng ai cóthể ngờ có chuyện một người đàn bà lại có thể sinh con sau khi bị rắncưỡng ép Vậy mà người đàn bà họ Nguyễn ở huyện Sơn Vĩ lại sinh ra
đứa con của rắn Cô thôn nữ trong Chuyện khỉ cũng vậy Cô thôn nữ ở
huyện Lục Ngạn đi kiếm củi ở rừng, vào quá sâu nên quên mất lối ra.Bỗng có hàng trăm con khỉ từ trong hang đá chạy ra vây quanh cô, kéo
cô lên núi để trao đổi với khỉ già Khỉ già giữ riết cô bên cạnh không lúcnào lơi Cô buộc phả chung sống với khỉ già, hơn một năm thì sinh ramột chú khỉ con
Thượng thư họ Đỗ trong truyện Thượng thư họ Đỗ cũng khác
thường Ông là người rất thông minh đọc sách mấy dòng một mạch, lạican đảm bạo dạn Đến khi ông tiếp xúc với hồn ma trên cây đa thì cácbạn của ông cũng như bao người rất đỗi kinh ngạc Họ nửa tin nửa ngờkhi ông có thể ôm chặt được hồn ma trong lòng, cùng ngồi trò chuyện
với hồn ma ấy Phạm tiên sinh tên Kính trong truyện Ma cổ thụ cũng là
một trong những hiện tượng lạ như vậy Con người bằng xương bằng
Trang 25thịt ấy lại có thể trò chuyện với hồn ma Nguồn năng lượng siêu nhiênlàm ông có thể trò chuyện với thế giới khác Theo các tác giả truyệntruyền kỳ: “Đã có những chuyện không hay thấy không hay nghe, thìsao không biết làm cho nó luôn luôn tồn tại để những người không haythấy không hay nghe đều được tai nghe mắt thấy” [76; 11] Bởi thế VũTrinh “những việc gì lạ mà mắt thấy tai nghe thì đều ghi lại” [76; 11].Chuyện về ông Phạm Viên trong truyện cùng tên cũng là chuyện lạ đượcông ghi lại Phạm Viên có thể cưỡi mây cưỡi gió bay qua ngàn dặm.Tính chất kỳ lạ đó không phải vốn có mà do học hành tu luyện mà nên.Phạm Viên người huyện Đông Thành, Nghệ An, ông rất thông minhtuấn tú, đọc sách một lần là thuộc Ông rất hâm mộ các bậc tiên thánh,ông đã bỏ cả sách vở để chuyên luyện thuật tu tiên Chuyên tâm tu luyệnlâu ngày, ông học được phép tiên Ông cưỡi mây phiêu du đây đó Cólần ông về thôn Gia Viễn dạy học cho trẻ nhỏ, các thôn bên cạnh biếtthầy tài đức nên cho con đến học Dạy xong ông lại ra đi Khi đi ông bảovới thôn làng, vài năm sau làng có nạn cháy lớn, lúc đó cầm chiếc áoông gửi lại và gọi tên ông thì ông sẽ đến cứu Đúng là vài năm sau làng
bị giặc càn quét, chúng đốt làng cháy lan khắp nơi Dân làng làm nhưông dặn thì ông đã đến và dập tắt lửa
Vũ Trinh đã tạo nên được những điều kỳ diệu cho nhân vật củamình Các nhân vật đều là những con người bình thường đến lúc nào đó
có những đặc tính lạ thường Những đặc tính kỳ lạ xuất hiện khi họ tiếpxúc với một đối tượng khác Các đối tượng đó có thể tồn tại trong thếgiới hiện thực hay thế giới hư ảo, chúng như những liều thuốc thử làmxuất hiện sự màu kỳ lạ của nhân vật Đặc tính kỳ lạ của các nhân vậtxuất hiện ngay trong cuộc sống được vận hành theo quy luật hiện thực,tạo nên thế giới vừa hư vừa thực, vừa xa xôi vừa gần gũi
Trong Lan Trì kiến văn lục, ngoài kiểu nhân vật có đặc tính kỳ lạ
vốn có ngay từ đầu, nhân vật có đặc tính kỳ lạ khi tiếp xúc với đối tượng
Trang 26nhân vật khác, thì còn có một kiểu nhân vật nữa mà đặc tính kỳ lạ của
nhân vật thể hiện khi tình huống bất thường xảy ra Lan Trì kiến văn lục
có 8 truyện xuất hiện kiểu nhân vật này Trong truyện Đẻ lạ, người phụ
nữ ở Châu Vạn Ninh, Quảng Yên rơi vào hoàn cảnh thật thương tâm.Khi cô mang thai được bảy tháng thì ốm chết, nhà nghèo không đủ tiềnkhâm liệm, chỉ có cỗ áo quan, bộ quần áo vải, chôn cất sơ sài ngoàiđồng Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì gọi là bấtthường cả bởi quy luật đời luôn tuân theo quy luật tự nhiên sinh - lão -bệnh - tử Song đây là một hiện tượng lạ Sự sống đã nẩy sinh từ trongcái chết Người mẹ lìa trần rồi mà lòng chẳng yên vì thương cho đứa trẻtrong bụng Tình mẹ cho con như suối nguồn, trong lành và không baogiờ vơi đi cả Bởi thế người phụ nữ ấy dù đã chết mà vẫn nuôi dưỡng đứacon trong bụng được khỏe mạnh, chờ ngày sinh nở Khi sinh nở được mẹtròn con vuông thì người mẹ lại không có đủ sữa cho con bú Mười ngàyliên tiếp chị ta đội mồ trở về trần gian mua quà bánh cho con ăn đỡ Tìnhyêu thương của người mẹ dành cho con chính là năng lượng sống vôcùng Nó là sức mạnh không khuất phục tử thần Người phụ nữ ấy sinhcon dưới mồ, chăm bẵm cho con đến khi chồng đào mồ lên, đón đứa con
về nuôi dưỡng lớn khôn thì lúc đó người mẹ mới ra đi thanh thản
Cô con gái của ông hàng xóm gần chỗ Đào Sinh ở trong chuyện
Sống lại cũng rơi vào tình huống kỳ lạ Đây là cô gái mà Đào Sinh rất
thích Khi ông đi học ở thôn bên và cả khi ông thi Hương đỗ đầu, rồi cảkhi cô ta đã lấy chồng thì Đào Sinh vẫn ôm trong lòng hình bóng đó Côchết đi Sinh vẫn một lòng thương yêu, tìm cách cứu sống và lấy làm vợ.Đào Sinh là con một người nông dân ở huyện Đông Sơn, rất đẹp trai,thông minh Năm 16 tuổi Sinh đỗ tú tài theo khoa cử nhưng vì nghèo,không mời được thầy dạy riêng Thôn bên có ông cử nhân mở trường,Sinh đến xin học Mỗi lần đi học lại gặp cô gái xinh đẹp gần chỗ Sinh ở.Sinh đem lòng yêu Cô gái cũng thầm thương Sinh, song cha mẹ cô
Trang 27không cho phép vì chê Sinh quá nghèo Sinh buồn thẹn, bỏ nhà lên kinh
du học, còn cô gái được gả cho nhà khác Ba năm sau Sinh thi Hương đỗđầu, trở về vô tình gặp lại cô gái bên bờ ruộng Hai người trò chuyện hỏithăm nhau Người chồng thấy vậy sinh ghen tuông, anh ta hậm hực giận
dữ, nhất là khi nghe vợ kể lại chuyện tình xưa giữa hai người thì hắncàng giận giữ hơn Hắn đã dùng cuốc phang vợ chết Vài ngày sau khi
cô được chôn cất, Sinh mới được tin cô gái chết Đêm đến Sinh đem lễđến bên mộ cô gái Nghe có tiếng động dưới mồ, Sinh bèn đào lên thì côgái vẫn còn ấm nóng Sinh đưa cô về thuốc thang cho khỏe mạnh và lấylàm vợ Sức mạnh của tình yêu lại đánh bại tử thần Dù thân xác đã bịchôn vùi dưới mồ nhưng con tim tình yêu vẫn luôn cháy bỏng Cô gái đãtrở về từ trong cõi chết như rũ bỏ những gì tầm thường, để trở lại vớinhững gì thánh thiện nhất của tình yêu
Cô con gái của phú ông họ Trần trong truyện Câu chuyện tình ở
Thanh Trì sau khi chết đã hóa thành một khối rắn chắc, trong vắt như
gương Trái tim cháy bỏng yêu thương của cô gái qua bao năm tháng đãkết thành một khối trong vắt, cứng rắn, không gì có thể làm vẩn đục,không gì có thể làm vỡ tan Cô chết đi, hóa thân vào khối đá, để rồi cô
lại được sống trong vòng tay ôm ấp của người yêu Câu chuyện tình ở
Thanh Trì là một câu chuyện tình thật cảm động Nhân vật cô con gái
phú ông đã tạo nên trong lòng người đọc nhiều xúc cảm Cô có đặc tính
kỳ lạ khác thường song lại rất thật, rất gần gũi, rất đời thường Phảichăng thành công của Vũ Trinh khi lấy cái kỳ lạ để chuyển tải một tìnhyêu đẹp là ở chỗ đó Tình cảm nam nữ là một trong những chủ đề nổi bật
của Lan Trì kiến văn lục Trong hầu hết các truyện viết về đề tài này tác giả đều lấy cái kỳ làm phương tiện Tháp Báo Ân là chuyện tình của cô
gái tài sắc bạc mệnh một chuyện tình buồn Cô là con gái út của ôngNguyễn, người nổi tiếng giàu có Cô xinh đẹp tuyệt trần nhưng oái oămthay lại mắc căn bệnh không thể chữa khỏi Bệnh phong rất hay lây nên
Trang 28cô bị xóm làng, anh em hắt hủi xa lánh Cha mẹ thương con nên làm cho
cô ngôi nhà tranh cạnh đường ở ngoài làng, chu cấp cơm gạo đầy đủ.Nỗi buồn chồng chất, cô đơn đong đầy, cô gái sống trong tủi khổ đớnđau Cho đến một đêm mưa gió, cuộc đời cô như được tái sinh ChàngSinh đến, mang theo hơi ấm tình yêu Duyên số gặp nhau, ân tình đằmthắm, cô gái mãn nguyện trong hạnh phúc tràn đầy Rồi Sinh cũng phải
từ biệt cô gái lên kinh đi thi, còn cô gái thì dư âm ngọt ngào chưa tan đi,
âu sầu lại ngập đến Cô càng đớn đau, day dứt dằn vặt không thôi Haingười gặp nhau trong bóng đêm Cô gái sợ gặp nhau ban ngày lại vớimặt mũi chân tay như vậy thì thật khó xử Cô gái cứ tự hỏi rồi triền miêntrong đau buồn, âu sầu rồi chết Cô ra đi mang theo mối tình chung còn
bỏ dở Hình đã nằm xuống đây mà bóng đã theo chàng Sinh lâu rồi Nỗikhát khao yêu thương vẫn chưa hết Hồn nàng trở về cầu xin quan chủkhảo cho Sinh được đậu đạt Việc cô gái về trong mộng là một chuyện lạđúng như quan chủ khảo đã nói với Sinh
Sử dụng yếu tố kỳ để xây dựng nhân vật vốn là tính chất của truyệntruyền kỳ Vũ Trinh đã rất tuân thủ quy tắc đó khi xây dựng loại nhân
vật mang tính đặc thù Lan Trì kiến văn lục viết về nhiều đề tài khác
nhau, song hầu hết các truyện đều xuất hiện yếu tố kỳ Nhân vật là
người kỳ lạ xuất hiện trong nhiều đề tài Nhớ được ba kiếp là truyện viết
về đề tài báo ứng luân hồi Mỗ là nhân vật trung tâm của truyện Mọingười đều kinh ngạc những chuyện kỳ lạ xẩy ra trong cuộc đời ông Ông
đã kể cho Thượng thư họ Trần và những người xung quanh ở Thanh Hóanghe chuyện mình đã trải qua các kiếp như thế nào Ông ta liên tiếp rơivào những tình huống ly kỳ Để trở lại với con người bình thường nhưhiện tại thì ông đã phải trải qua bao kiếp Kiếp thứ nhất được làm người,sống cuộc sống giàu có nhưng làm nhiều điều bất nghĩa, nên khi chếtxuống địa phủ, Diêm Vương phạt ông phải làm kiếp gà Sau khi quỷ sứquấn đệm lông quanh người ông, ném lên cao, rơi xuống đất thì ông đã
Trang 29thấy mình nằm trong ổ gà Thân hình ông giờ là con gà mới nở, lông tơđầy mình, đang được gà mẹ ấp ủ dưới cánh Mỗ lớn lên cao to hung tợn,
hễ chủ đưa đi chọi là đều thắng, song Mỗ muốn chóng chết đi, Mỗ dùngcựa đạp vào lưng con nhà chủ, mổ lên lưng cho chủ tức giận mà giết.Cuối cùng Mỗ được toại nguyện Lần thứ hai Mỗ xuống địa phủ, vìmang tội chống lại chủ nên phải làm lợn Những ngày tháng sống trongchuồng, Mỗ ngẫm nghĩ, biết hướng đến điều thiện Chính vì lẽ đó khi
Mỗ bị giết thịt, xống phủ Diêm Vương, ông được đầu thai làm người
Đó chính là ông cử nhân Mỗ hiện nay Nhân vật Mỗ rơi vào tình huốngthật lạ Vòng xoáy cuộc đời như những đợt sóng, cuốn Mỗ đi rồi đưa Mỗtrở lại Thói đời dơ bẩn trong ông được thanh lọc Mỗ đã qua một cuộctẩy rửa để hiện hữu giữa trần gian là một con người đích thực
Nhân vật Lục Tài trong Thần Chiêu Trưng hoặc Dương Thái hậu và
ba cô công chúa trong Thần Cửa Cờn lại cho ta khám phá được những
kỳ thú lạ thường Lục Tài đã đưa người đọc phiêu diêu với mình trênkhông trung, bay qua biết bao ngòi rãnh, trong khoảng khắc đi hơn mườidặm Dương Thái hậu và ba cô công chúa cũng làm cho mọi ngườikhông khỏi Họ từ cõi âm trở về sống thực trong giấc mơ của lý trưởng
và những người trong thôn Đều là con người bình thường song dù ở thếgiới này hay thế giới khác đều có khả năng siêu nhiên Sự kỳ lạ của từngnhân vật trong mỗi truyện khác nhau, song đều nằm trong dụng ý nghệthuật của tác giả
Tác giả truyện truyền kỳ sử dụng cái kỳ lạ xuất phát từ cách tư duyđặc biệt về thế giới: “Giữa vùng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng
có Những việc tai không được nghe, mắt không được nhìn mà cứ khăngcãi là có hoặc không thì có được không?” [76; 17] Về chuyện nữ có thểbiến thành nam đối với người trần mắt thịt là chuyện lạ Có người saukhi đọc truyện của Vũ Trinh xong đã hỏi ông rằng: “Gái mà biến thànhtrai chả lạ lắm sao! Hẳn là người con gái ấy phải có chút khí cốt của bậc
Trang 30tu mi nam tử” Trong truyện Gái biến thành trai, người con gái họ
Trương chẳng có đặc tính nào của giới nam nhi cả Cô lấy chồng lúc 18tuổi, vài năm sau sinh được đứa con trai Nhưng sau một trận ốm nặng,khi khỏi hẳn, cô gái đã biến thành con trai Trương thị liền lấy vợ kháccho chồng Cô trở về nhà bô mẹ đẻ rồi lấy một người con gái ở thônkhác, cũng có được đứa con gái Giữa vùng trời đất bao la này chuyện gì
mà chẳng có, những chuyện lạ như vậy hẳn không là ngoại lệ Vũ Trinh
đã thực sự đáp ứng được phần nào nhu cầu của người đọc về cái lạ trongthế giới
Phân chia theo giới tính thì nhân vật là người kỳ lạ trong Lan Trì
kiến văn lục có cả nam cả nữ Sáu truyện xuất hiện nhân vật nam đặc
tính kỳ lạ, chiếm 43%, số lượng nhân vật là 7, chiếm 39% Có 8 truyệnxuất hiện nhân vật nữ, chiếm 57% với số lượng nhân vật là 11, chiếm61% Cũng như Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ hay một số tác giả truyệntruyền kỳ Vũ Trinh luôn ưu ái đối với phụ nữ Việc xây dựng nhân vậtngười phụ nữ như một đối tượng trung tâm, Vũ Trinh muốn gửi gắm thái
độ, tư tưởng của mình và phản ánh xã hội đương thời Trong các truyệntác giả xây dựng loại nhân vật là người kỳ lạ thì số truyện xuất hiệnnhân vật nữ chiếm một nửa Nhân vật trong mỗi truyện đều có tính cách
số phận riêng, hoàn cảnh riêng Đặc tính kỳ lạ của các nhân vật đượcbộc lộ qua số phận Vũ Trinh đã sử dụng những yếu tố kỳ lạ để xâydựng hình tượng nhân vật nữ như một hạt nhân tự sự, một bút pháp nghệthuật độc đáo Chính nhờ nó mà nhà văn có thể mở rộng được phạm viphản ánh hiện thực và miêu tả đời sống con người sâu sắc hơn Người
đàn bà trong truyện Đứa con của rắn bị rắn cưỡng ép, cô thôn nữ trong
Chuyện khỉ bị khỉ cưỡng ép, sinh ra một chú khỉ Đằng sau sự kỳ lạ đó
lại là một hiện thực xã hội rõ nét nhất Hiện thực xã hội phong kiến đầybất công được tái hiện qua thân phận khổ đau của người phụ nữ, họ bịvùi dập, bị chà đạp, bị xúc phạm cả tinh thần lẫn thể xác Song dù trong
Trang 31bất kỳ hoàn cảnh éo le nào thì nhân vật nữ trong truyện Vũ Trinh cũngluôn bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp Đó là người phụ nữ nhân hậu, giàu
tinh yêu thương trong Đẻ lạ Người đàn bà thủy chung vị tha khao khát vươn tới tình yêu, hạnh phúc, vươn tới cuộc sống tốt đẹp trong Sống lại,
Câu chuyện tình ở Thanh Trì, Tháp Báo Ân… cho thấy Vũ Trinh luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đến người phụ nữ Trang văn của ông biểu lộ
sự ngợi ca và thông cảm sâu sắc Những câu chuyện của Vũ Trinh vềngười phụ nữ đã gợi cho người đọc sự cảm thương xót xa bởi khắcnghiệt của thời đại khiến họ phải chết khi còn trẻ trung, xinh đẹp, sứcsống tràn đầy Họ ra đi mang theo những khát khao, ước vọng chưa thựchiện được ở cõi trần gian, bởi thế họ cần có một không gian ở cõi âm đểthực hiện ước mơ của mình, thực hiện những gì còn bỏ dở ở cõi trần.Tác giả mượn yếu tố kỳ lạ để xây dựng không gian trần thế xen lẫnkhông gian siêu thực nhằm thể hiện cuộc sống xã hội đương thời, đãđem đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mỹ phong phú
Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục khá đa dạng Bên cạnh
nhân vật là những con người bình thường, nhân vật là vật được nhân hóathì Vũ Trinh đã dành gần 1/3 số truyện viết về loại nhân vật là người kỳ
lạ Dùng cái kỳ để xây dựng nhân vật là một hiện tượng phổ biến trongvăn học trung đại, đặc biệt là trong truyện truyền kỳ, nhờ đó thái độ, tưtưởng tình cảm của tác giả đối với con người, hiện thực đời sống đượcthể hiện một cách nghệ thuật
1.4 Đặc điểm của loại nhân vật
1.4.1 Nhân vật có hành trạng cụ thể nhằm tăng tính chân thực
Nhân vật có đặc tính kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục hầu hết không
có tên mà phiếm chỉ Điều này có sự gần gũi với Thánh Tông di thảo.
Tuy Vũ Trinh không dụng công thể hiện nhân vật qua tên gọi nhưngnhân vật của ông trong tác phẩm lại hiện ra rất rõ, rất thật, bởi nhân vậtcủa ông gắn bó với các sự kiện chân thực
Trang 32Ở Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông tên nhân vật cũng có ý nghĩa biểu trưng Ví dụ Ngọa Vân trong Truyện lạ nhà thuyền chài.
Ngọa Vân - có nghĩa là “cưỡi mây” Kết thúc truyện, Ngọa Vân đã hóathành rồng, bay đi theo phương Tây Bắc Và nhân vật Mộng Trang - gắnliền với giấc mộng về mối tình lãng mạn ở nước Hoa của chàng Chu
Sinh (Duyên lạ nước Hoa) Những truyện còn lại, tên nhân vật đều có tính phiếm chỉ, chẳng hạn như: Người đàn bà có tuổi, cô gái trẻ ( Hai gái
thần); cô gái thần (Một đôi chữ lấy được gái thần); người đàn bà góa
(Truyện người đàn bà Khất giàu); vợ người học trò (Người trần ở thủy
phủ)… Ở Lan Trì kiến văn lục ngoài các nhân vật có tên gọi như Phạm
Viên (Phạm Viên); Kính (Ma cổ thụ); Lực Tài (Thần Chiêu Trưng), tên
gọi các nhân vật khác đều mang tính phiếm chỉ Vũ Trinh biết cách biếncác nhân vật hiện lên rất gần gũi Mỗi trang truyện giở ra là một mảnhđời với những số phận khác nhau, làm xúc động bao trái tim độc giả Cóthể người đọc sẽ chẳng mấy ai tự đặt câu hỏi “đó là ai”, “nhân vật đómang tên gì”, điều làm họ quan tâm hơn đó là những xuất hiện từ cuộcsống bình thường này
Các nhân vật kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục đều có hành trạng cụ
thể Những việc xẩy ra dường như đều là những việc có trong thực tế.Người phụ nữ mang thai được bảy tháng, ốm chết, vì nghèo nên không
có tiền khâm liệm, chỉ được chôn cất sơ sài ngoài đồng, rồi sinh con
dưới mồ (Đẻ lạ) được Vũ Trinh giới thiệu quê quán cụ thể Chị ta ở
Châu Vạn Ninh, Quảng Yên Từ chỗ xác định nơi chốn, không gian, VũTrinh đã làm tăng tính chân thực ở các nhân vật kỳ lạ lên rất nhiều Cô
gái trong Tháp Báo Ân, yêu thương mãnh liệt, khát khao được sống,
được yêu cháy bỏng Dù chết trong bệnh tật, tự ti nhưng nàng vẫn hiện
về làm tất cả để mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, được VũTrinh giới thiệu là cô con gái út họ Nguyễn, rất sắc sảo, xinh xắn Giađình rất giàu có, nổi tiếng ở xã Bình Quân, huyện Cẩm Giàng, Hải
Trang 33Dương Người con gái trong truyện Gái biến thành trai, chỉ sau một trận
ốm, khi lành bệnh thì đã biến thành một người khác giới, được giới thiệu
là người con gái họ Trương ở Thanh Hóa Người đàn bà trong Đứa con
của rắn cũng được giới thiệu cụ thể Đó là người đàn bà họ Nguyễn ở
huyện Sơn Vĩ Đứa con trai trong Nhớ kiếp trước được Vũ Trinh giới
thiệu lai lịch rõ ràng Đứa bé vừa sinh ra đã biết nói ấy thuộc dòng họ
Trần, ở làng Đông Xuất, huyện Đông Ngàn Cô thôn nữ trong Chuyện
khỉ bị khỉ cưỡng ép phải sinh sống cùng sinh được một chú khỉ con, ở
huyện Lục Ngạn Cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì rất chủ
động đến với tình yêu, nhưng tình duyên không thành, nàng ôm hìnhbóng người yêu mà chết rồi biến thành khối đá trong vắt được tác giảgiới thiệu là con gái của phú ông họ Trần ở Thanh Trì Đó là một cô gáixinh đẹp, luôn hướng đến những gì tốt đẹp, luôn giữ trong lòng mối tìnhthủy chung trong sáng Cái chết không giết nổi trái tim kiếm tìm hạnh
phúc của cô (Sống lại), được Vũ Trinh giới thiệu là người ở huyện Đông
Sơn Xây dựng nhân vật có xuất xứ cụ thể đã phần nào cho ta thấy dụng
ý nghệ thuật của Vũ Trinh Không phải ngẫu nhiên ông xây dựng cácnhân vật phiếm chỉ nhưng lại có lai lịch cụ thể rõ ràng Các nhân vật có
đặc tính kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục đều được Vũ Trinh giới thiệu
rất chi tiết về hành trạng, điều đó cho thấy sự tôn trọng, đề cao thực tếđời sống của Vũ Trinh khi cầm bút viết văn Tác giả đã vẽ ra một bứctranh muôn màu về xã hội đương thời khá phức tạp song để cho chúng tahình dung rất dễ, điều mà không phải nhà văn nào cũng làm được
Khác với nhân vật trong Thánh Tông di thảo hay trong Lan Trì kiến
văn lục, hầu hết các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục đều có tên tuổi,
không có nhân vật nào mang tính phiếm chỉ Nguyễn Dữ đặc biệt chútâm đến việc đặt tên riêng cho từng nhân vật Mỗi tên nhân vật trong tácphẩm đều hàm nghĩa phân biệt một nét tính cách nào đó Ví như Liễu
Nhu Nương, Đào Hồng Nương (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây) mang nét
Trang 34nghĩa mềm mại, mong manh, yếu đuối Nhân vật Hàn Than (Chuyện
nghiệp oan của Đào Thị) có nghĩa là bất hạnh, ít nhiều gợi đến số phận
cô đơn, lầm than, trôi nổi, qua nhiều kiếp nạn… Chẳng những nhân vật
của Vũ Trinh mà nhân vật có đặc tính kỳ lạ trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ cũng được tác giả giới thiệu với hành trạng cụ thể, với mục
đích tăng tính chân thực cho câu chuyện Nàng Lệ Nương trong Chuyện
Lệ Nương là nhân vật có lai lịch rõ ràng Đó là con của Nguyễn Thị
Diễm thuộc dòng họ lớn ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, em họ ngoại
của Trần Khát Chân Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam
Xương cũng có quê quán cụ thể Nàng là người nết na, thùy mị, tư dung
tốt đẹp, quê ở Nam Xương…
Xây dựng nhân vật với đặc điểm có lai lịch rõ ràng, Vũ Trinh đãphần nào thể hiện thái độ tôn trọng hiện thực cuộc sống, đồng thời bộc
lộ tài năng của mình khi luôn tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc vềtính chân thực của từng câu chuyện Chuyện lạ lùng ly kỳ nhưng làmcho người đọc có cảm giác quen thuộc như đã bắt gặp đâu đó trong cuộcsống đời thường Hình tượng nhân vật kỳ lạ cho ta cái nhìn sâu rộng vềcon người và xã hội đương thời do mở rộng những cách nhìn nhận
1.4.2 Tính cách và số phận chủ yếu thể hiện qua lời kể vắn tắt của tác giả và hành động được miêu tả ngắn gọn
Con người có số phận, tính cách, hoàn cảnh riêng Cuộc sống có biếtbao nhân tố tác động đến con người Người phải chịu áp lực hai mặt củacuộc đời Thế giới con người muôn hình vạn trạng được phản ánh rấtsinh động trong những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc
Văn học như ống kính vạn năng, phản chiếu đời sống con người trênnhiều phương diện Trong đó số phận và tính cách là hai phương diệnđược tập trung khắc họa rõ nét nhất Nhà văn xây dựng nhân vật nhằmkhái quát tính cách, số phận con người trong hoàn cảnh lịch sử xã hội
Trang 35nhất định Bởi thế, tính cách và số phận nhân vật cũng là một hiện tượng
xã hội lịch sử
Tính cách cụ thể hóa chủ đề, tư tưởng tác phẩm Đồng thời tính cáchcũng là nhân tố chủ yếu để tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quátrình phát triển cốt truyện Qua hệ thống tính cách, người đọc có thểđánh giá được khả năng biểu hiện nội dung của các yếu tố hình thức nhưnhững kết cấu, những quy luật thể loại, các biện pháp biểu hiện… Cóthể nói “tính cách là điểm trung tâm giữa nội dung và hình thức”(Hêghen), “đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là tính cách” (Đôxtôiepxki).Tính cách nhân vật vừa góp phần thể hiện giá trị của tác phẩm, vừa cókhả năng thể hiện thái độ, tư tưởng của nhà văn đối với con người vàhiện thực đời sống, cho thấy tài năng nghệ thuật của nhà văn Và qua sốphận của các nhân vật, tác giả đã bộc lộ thái độ, quan điểm của mình vềđời sống đương thời
Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục đa dạng phong phú.
Tuy không mấy công phu khi xây dựng nhân vật song chỉ qua lời kể vắntắt ngắn gọn của tác giả, tính cách, số phận của các nhân vật được bộc lộrất rõ Hành động nhân vật không mấy phức tạp, chỉ là những hành động
ít ỏi được tác giả miêu tả ngắn gọn Xây dựng thành công ba loại nhânvật trong cùng một tác phẩm không phải là điều dễ dàng Vũ Trinh đãkhẳng định được tài năng của mình khi đi vào xây dựng ba loại nhân vậtnày với tính cách, số phận được thể hiện qua hành độn Mỗi loại nhânvật đều có những đặc điểm riêng biệt
Với loại nhân vật là người kỳ lạ Vũ Trinh đã viết về người phụ nữnhiều hơn, số lượng nhân vật nữ cũng lớn hơn
Tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nhất định, nên tính cáchluôn gắn với hoàn cảnh Tính cách không thể phát triển, tự thân thoát ly
khỏi hoàn cảnh xã hội Cũng như trong Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục nhân vật nữ trong Lan Trì kiến văn lục đều xuất hiện trong hoàn
Trang 36cảnh xã hội phong kiến Chế độ phong kiến với những luật lệ hà khắc,tàn ác, ở mối quan hệ nào phụ nữ cũng bị khinh rẻ, phải chịu nhiều khổđau, nhiều bất công phi lý Chính trong hoàn cảnh ấy, tính cách, phẩmchất cao đẹp cả người phụ nữ được bộc lộ, được khẳng định mạnh mẽ
Nếu như nàng Ngọa Vân trong Truyện lạ nhà thuyền chài được Lê
Thánh Tông xây dựng là một cô gái giàu đức hy sinh thì người phụ nữ
trong Đẻ lạ được Vũ Trinh xây dựng cũng giàu đức hy sinh, giàu tình
yêu thương không kém Họ đều là những người luôn đem lại những gìtốt đẹp, hạnh phúc nhất cho người thân yêu, dù phải trải qua thử tháchđến đâu, dù phải trả giá bằng cả tính mạng Nàng Ngọa Vân đã quênmình để cứu gia đình chồng thoát khỏi cơn nguy biến Nàng đã biếnthành con cá lớn che chắn ngọn nước lớn tràn vào, vì thế vợ chồng ôngchài và Thúc Ngư mới được bình yên vô sự Việc nàng biến thành con
cá đề che chắn là một sự hy sinh lớn bởi khi tiết lộ thiên cơ thì nàng khó
mà được đoàn tụ gia đình Nàng đã hy sinh điều đó để đổi lấy bình yên,
hạnh phúc cho người thân Người phụ nữ trong Đẻ lạ cái chết oan nghiệt
vẫn thương con Mẹ thương con từ khi thai nghén trong lòng, nhưng khiđứa bé chưa kịp chào đời thì người mẹ đã phải ra đi ở một thế giới khác.Không cam chịu định mệnh nghiệt ngã đó, người mẹ phải sinh con, phảichăm con cho đến khi chồng đào mồ lên đưa con về chăm sóc nuôi nấngthì lúc đó người mẹ mới đành nhắm mắt xuôi tay Tình mẫu tử có sứcmạnh vô tận, nó là nguồn năng lượng sống bất tận không gì có thể hủyhoại được Tình yêu thương của người phụ nữ dành cho con thật lớn lao
khiến bao người phải cảm động Người pụ nữ trong Đẻ lạ tiêu biểu cho
tính cách kiên cường, biết chịu đựng, giàu đức hy sinh, giàu tình thươngyêu
Bên cạnh Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ thì Vũ Trinh cũng đã thể hiệnnhân vật nữ với tính cách đẹp đẽ Họ hiện lên trong tác phẩm không chỉ
là những người phụ nữ tài sắc, mà dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, họ
Trang 37còn là những người phụ nữ rất đỗi thủy chung, tiết hạnh, nhân hậu, giàulòng vị tha Cả ba tác giả đều đặt nhân vật của mình vào những hoàncảnh khó khăn, khắc nghiệt, để nhân vật tự bộc lộ những nét tính cáchcao quý Bằng yếu tố kỳ ảo các tác giả đã xóa tan ranh giới giữa hư vàthực bởi thể nhân vật hiện lên đầy sống động, có sức lôi cuốn lạ thường.
Nhiều nhân vật kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục là những phụ nữ
xinh đẹp song đều gặp những khó khăn bất hạnh trên đường đời, nhất làtrong tình yêu, tình nghĩa vợ chồng Và càng bất hạnh khổ đau thì sứcsống trong tâm hồn những người phụ nữ ấy càng mãnh liệt Những tínhcách đẹp, phẩm chất đẹp của họ càng được bộc lộ
Cô gái trong truyện Sống lại tuổi độ trăng tròn, xinh tươi trắng trẻo.
Nét xuân xanh của cô lôi cuốn biết bao chàng trai Nàng đã lọt vào mắtchàng học trò nghèo tên Sinh Sinh yêu nàng say đắm, đã nhiều lần thổ
lộ yêu thương Cô gái cũng mong gặp được người tài ba như Sinh để hầu
hạ Song tình yêu chân thành trong sáng đầy mãnh liệt đó không thành
Cô gái bị bố mẹ ép gả cho người khác Còn Sinh ôm nỗi buồn tủi tronglòng bỏ nhà lên kinh thành du học Cô gái rất đau buồn vì không nên vợnên chồng với người mình yêu nhưng trong lòng vẫn luôn chắt chiu yêuthương, khát khao hạnh phúc Khi người chồng biết chuyện giữa cô vàSinh, máu ghen nổi lên đã vô tình giết chết cô Dù xuống dưới mồ mà côgái vẫn mang theo mối tình chung với người trong mộng Cô đã tái sinhtrở về trần gian sau mấy ngày bị chôn vùi dưới mồ Nỗi mong mỏi cuộcsống tốt đẹp của cô đã được đền đáp Cô được trở về sống chung vớiSinh trong cùng một mái nhà Hiền hậu, thủy chung là nét tính cáchđược tôn tạo trong tâm hồn cô gái Một tâm hồn đẹp thì cát bụi thời giancũng không thể lấp vùi
Cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì cũng thủy chung, hiền
hậu, rất mạnh bạo chủ động trong tình yêu Cô sống với trái tim khátkhao yêu và được yêu, luôn trân trọng nâng niu những xúc cảm trong
Trang 38sáng chân thực từ đáy lòng Là một cô gái xuất thân từ gia đình giàu có,nhưng nàng không màng đến tiền bạc, danh vọng Nàng chỉ dành trọntình yêu cho chàng lái đò nghèo Vượt qua ranh giới đầy cách biệt giữacái giàu cái nghèo, nàng đã tìm dến được bến bờ đích thực của cuộcsống Đó là dám sống hết mình cho tình yêu Hạnh phúc với cô là khitrao gửi được yêu thương tới người mình yêu, được nhìn ngắm khuônmặt, được nghe giọng hát ngọt ngào của người yêu mỗi ngày Cô là congái yêu kiều của phú ông, hẳn không ít kẻ giàu sang dòm ngó, song chỉchung tình với chàng lái đò nghèo Mỗi khi tựa cửa liếc nhìn Sinh bên
bờ sông thì cô không sao quên được khuôn mặt ấy Tình yêu thương cả
cô dành cho Sinh chân thành thắm thiết nhưng bị cha nàng cấm tuyệt.Nàng vô cùng đau buồn, ngày càng héo mòn gầy yếu Cho đến một ngàynàng không còn đủ sức để tồn tại Nàng chết và hóa thành một khối đátrong vắt, nơi đó có hình bóng con đò và người mình yêu Một chuyện tình
bi ai đầy xúc động, một tình yêu chung thủy trọn vẹn đầy cảm kích Khối
đá là minh chứng cho một chuyện tình đầy trắc trở, oan trái, hình ảnhchàng trai và con đò lồng trong khối đá là minh chứng cho tình yêu bất tử
Dưới ngòi bút phóng khoảng của tác giả, nhân vật nữ trong Câu chuyện
tình ở Thanh Trì hiện lên với những tính cách thật đẹp, đáng trân trọng.
Các nhân vật nữ kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục hiện lên thật đẹp
với tính cách và phẩm chất cao quý Họ là những người phụ nữ hiền hậu,giàu đức hy sinh, thủy chung son sắt, sống trọn tình trọn nghĩa Dù cuộcsống có khắc nghiệt đến đâu thì họ vẫn vươn lên, vượt qua thử thách,vượt lên chính mình Họ sống với cả con tim đầy nhiệt huyết, biết vươnđến những điều tốt đẹp Những gì chưa thể thực hiện được trên trầngian, họ lại tiếp tục hoàn thành nó ở thế giới khác Họ rắn rỏi, kiêncường, họ bất chấp mọi thử thách để mang đến hạnh phúc cho ngườimình yêu thương
Trang 39Cũng giống như những nhân vật nữ trong Thánh Tông di thảo hay
Truyền kỳ mạn lục, nhân vật nữ trong Lan Trì kiến văn lục đều là những
cô gái xinh đẹp, nết na, song cuộc đời lại gặp toàn sóng gió Mỗi lần bịbão đời xô ngã là mỗi lần họ biết vươn lên, sống mạnh mẽ hơn, khátkhao sống mãnh liệt hơn Đó là những cô gái chịu nhiều thiệt thòi, đaukhổ trong tình yêu đôi lứa, trong tình nghĩa vợ chồng Dù phải chịunhững bi kịch xót xa nhưng họ vẫn luôn sống trọn tình
Cô gái trong Truyện chồng dê được Lê Thánh Tông khắc họa với
những tính cách tốt đẹp Nàng không những rất hiếu thuận với cha mẹ
mà còn rất chung tình với người yêu Vì tình yêu nàng sẵn sàng hiếndâng tất cả mà không cần một tờ hôn thú Vì tình nghĩa thủy chung mànàng đã dám từ bỏ thế giới trần gian để được sum họp với chồng nơi
thiên giới Cô gái trong Tháo Báo Ân cũng được Vũ Trinh xây dựng với
những tính cách đẹp Nàng là cô gái rất đỗi xinh đẹp, luôn sống hết mìnhcho tình yêu, sống hết mình vì người yêu Nàng cũng sẵn sàng hiến dângtất cả cho mối duyên đầu mà không cần một tờ hôn thú Vì nặng tình yêuthương mà nàng không thể để Sinh một mình đương đầu với những thửthách ở thế gian Mảnh hồn tàn đã trở về trần gian cầu vinh cho ngườiyêu Hy sinh tất cả cho người mình yêu, chung tình hết đỗi, khát khaohạnh phúc, là tính cách nổi bật của nhân vật này
Với khuynh hướng sáng tác nhân văn chủ nghĩa thì văn học ViệtNam đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh Người phụ nữ đượcquan tâm và được xem như là một nhân vật trung tâm của tác phẩm văn
học Trước Lan Trì kiến văn lục đã có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn
đề số phận của người phụ nữ Vũ Trinh đã xây dựng những nhân vật nữ
có số phận cụ thể sinh động, qua từng số phận ấy, tác giả đã bộc lộ thái
độ, quan điểm của mình về đời sống đương thời
Trong tác phẩm này, nhân vật nữ thường gặp những điều ngang trái,trắc trở, trải qua nhiều nỗi đau xót xa Cuộc sống của họ thường không
Trang 40có lối thoát, kết cục là những cái chết đau đớn, bi thảm Số phận ngườiphụ nữ bất hạnh là sự tố cáo mạnh mẽ xã hội đương thời - ở đó ngườiphụ nữ luôn bị trói buộc vào những cương thường khắt khe Vũ Trinh sửdụng yếu tố kỳ ảo để phản ánh sâu sắc số phận người phụ nữ Đặc điểm
đó cũng đã được Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ sử dụng trong sáng tạotrước đó, vì đây là thuộc tính của truyện truyền kỳ
Ở Thánh Tông di thảo thì nàng Ngọa Vân (Truyện lạ nhà thuyền
chài), cô gái trong Truyện chồng dê, đều là những số phận đau khổ, bất
hạnh Vì phải cứu chồng và gia đình nhà chồng nên buộc nàng NgọaVân phải để lộ thiên cơ, hy sinh hạnh phúc cá nhân, mãi mãi rời xa mái
ấm gia đình đã từng rất hạnh phúc của mình Nàng nghẹn ngào nói vớiThúc Ngư: “từ nay trở đi thiếp không thể cùng chàng chung mộng đẹpđược nữa” Người đọc cảm nhận được nỗi đau khôn cùng của nàng Còn
gì đau xót hơn cho người phụ nữ khi phải cắt đứt tình ái vợ chồng Cô
gái trong Truyện chồng dê thì vừa phải chịu mồ côi cha mẹ, vừa phải
chịu cảnh duyên muộn Nỗi buồn chồng chất trăm ngả, cô thổn thứckhông nói được thành lời Khi gặp được duyên, ngỡ là bền chặt, ngờ đâumối tình đằm thắm bị chia cắt Nàng đã yêu trong đau khổ, sống trongbiệt ly Đôi lần cầu thần chú ứng nghiệm, gặp được chồng trong phútchốc nhưng như thế làm sao đủ cho những nỗi khát khao yêu thương củanàng Rồi vì nhớ thương đau khổ mà nàng mang bệnh rồi qua đời Sốphận nàng thật bi thảm Nàng hóa thành con ngỗng ngậm cánh hoa baylên trời Hình ảnh đó làm cho người đọc càng thấm thía hơn về nỗi đaukhổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Họ chẳng bao giờ cóđược hạnh phúc trong xã hội mục ruỗng
Ở Truyền kỳ mạn lục hai nàng Hồng Đào, Nhu Liễu (Chuyện kỳ ngộ
ở Trại Tây) có số phận bất hạnh, sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã của
cuộc sống, trước nhân tình thế thái Hai nàng là người không màng đếndanh lợi, địa vị mà chỉ quan tâm đến hạnh phúc ái ân trong cuộc sống