1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh

61 2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 816,74 KB

Nội dung

Tài dựng truyện, sự hấp dẫn kỳ thú của nghệ thuật lãng mạn, sự rung động chân thực từ những số phận con người cũng khiến tác phẩm của Vũ Trinh có vị trí trong đời sống văn chương.. Tác g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

**************

NGUYỄN THỊ TRANG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG,

NGHỆ THUẬT LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC

CỦA VŨ TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN THỊ NHÀN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô !

Tác giả khóa luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Thị Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của các tác giả khác

Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Thị Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Đóng góp của khóa luận 5

8 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG(TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC) 6

1.1.Tác giả Vũ Trinh 6

1.2 Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục 8

CHƯƠNG 2.LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG 12

2.1 Chủ đề tình yêu nam nữ 12

2.2 Chủ đề báo ứng 17

2.3 Chủ đề đền ơn trả nghĩa 20

2.4 Chủ đề giáo dục thi cử 22

2.5 Những chuyện kỳ quái khó tin 25

CHƯƠNG 3.LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN 36

HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 36

3.1 Yếu tố thực và yếu tố kỳ ảo 36

3.2 Giọng điệu 43

3.3 Kết cấu 47

Trang 5

3.4 Thời gian, không gian nghệ thuật 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong dòng chảy truyền kỳ Việt Nam, Lan Trì kiến văn lục của Vũ

Trinh đã góp một tiếng nói riêng Đó là “tác phẩm cuối cùng của loại hình truyền kỳ Việt Nam thời trung đại” Tác phẩm xứng đáng góp mặt trong tủ sách “Cảo thơm trước đèn”

Lan Trì kiến văn lục là tập truyện truyền kỳ nhưng tái hiện những mảng

đề tài khá phong phú Tác phẩm được chấp bút trên cơ sở những truyền thuyết lưu hành trong dân gian Những thiên truyện của Vũ Trinh giúp ta hình dung được thực trạng xã hội đương thời Ở đó, số phận và hạnh phúc của con người được đặt ra như một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống Mượn hình thức kỳ ảo

kết hợp miêu tả những điều “sở kiến, sở văn”, Lan Trì kiến văn lục để lại ấn

tượng sâu sắc trong lòng người đọc Tài dựng truyện, sự hấp dẫn kỳ thú của nghệ thuật lãng mạn, sự rung động chân thực từ những số phận con người cũng khiến tác phẩm của Vũ Trinh có vị trí trong đời sống văn chương

1.2 Xưa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục mới chỉ

dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát, gợi mở và mang tính chất lẻ tẻ, chưa được hệ thống và toàn diện Điều đó khuyến khích chúng tôi tiếp tục ý tưởng khoa học để nghiên cứu tác phẩm sâu sắc hơn, hệ thống toàn diện hơn

1.3 Đối với bản thân là sinh viên khoa Ngữ văn, việc tìm hiểu tác

phẩm Lan Trì kiến văn lục sẽ giúp tăng thêm vốn tri thức về thể loại truyền kỳ

nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung, sẽ hữu ích đối với công việc giảng dạy văn học sau này

Những lí do trên khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu giá

trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” làm vấn đề

nghiên cứu cho khóa luận của mình

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Xưa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục đã có một số ý

kiến mang tính chất gợi mở nhưng còn lẻ tẻ chưa được hệ thống toàn diện

Tác giả khóa luận xin trích dẫn một số nhận xét tiêu biểu như sau:

Ngô Thì Hoàng trong “Lời tựa 1”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho

biết: “… Lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngư trùng, những việc gì

lạ mà mắt thấy, tai nghe, đều ghi lại… Có nói đến việc quái dị, nhưng không thoát ly đạo thường, có kể về điều biến hóa, nhưng không mất đi lẽ chính, đại

để là ngụ ý khuyên răn và cảnh cáo sâu xa, để người xem sau này thấy điều hay mà bắt chước, thấy điều dở mà phòng ngừa, thật có ích rất nhiều cho thế giáo, làm sao có thể coi là loại dã sử của các vị quan xoàng” (Trích tiểu dẫn

của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục)

Tín Như Thị trong “Lời tựa 2”, khi đọc Lan Trì kiến văn lục, tác giả lại lưu ý tới nhân vật phụ nữ trong các truyện Bà nhận định như sau: “Truyện Ca

nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân chẳng gặp thời,

cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng Truyện Người đàn bà trinh tiết ở

Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, biểu dương tiết lớn

của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần

Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân người Trong căn phòng nhỏ, cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái như trong điện Phật, ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải là nhỏ? ( )

Ôi, không đến Trường Giang, Hán Thủy, thì không biết là sông sâu, không lên núi Thái, non Hoa thì không thấy được núi cao Không thấy tác phẩm này, thì sao biết được trong trời đất không gì là không có! Nên đem khắc in, công

bố cho mọi người được đọc Tôi không chỉ vui vì tác phẩm này được lưu truyền mà còn vui hơn vì người đọc được thấy chuyện của người xưa” (Trích

tiểu dẫn của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục)

Trang 8

Trần Danh Lưu trong “Lời tựa 3”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho

biết: “Giữa vòng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có Những việc tai không được nghe, mắt không được nhìn mà cứ khăng khăng cãi là có hoặc không thì có được không? Thế mà sách của Thầy lại là những điều tai mắt ngày nay được nghe, được thấy Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường,

ma ác quỷ thiêng không phải là hư ảo Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu

chiều, nữ biến thành nam không phải là lạ! Truyện Ca kĩ họ Nguyễn, truyện

Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc truyện thấy

người ta thương xót thở than cho người bạc mệnh Truyện Người đàn bà trinh

tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương

tiết nghĩa, bảo vệ cương thường, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày; đâu chỉ thêm thắt câu chuyện cho vui miệng người đời!” (Trích tiểu dẫn của

Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục)

Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những

vấn đề văn xuôi tự sự (Nxb Giáo dục, 2003) đã đánh giá: “Kiến văn lục của

Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hướng thế tục” [11, tr 38]

Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong công trình Từ điển văn học (bộ mới)

(NXB Thế giới, 2004, trong mục “Vũ Trinh”) cho rằng: “Chủ đề nổi rõ nhất

của Kiến văn lục là trình bày hiện tượng phá vỡ “khuôn phép” của những con

người thời đại Sự phá vỡ này có thể theo chiều hướng thoái hóa, làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính… nhưng sự phá vỡ cũng theo chiều hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trong những tình huống căng thẳng, đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những phẩm chất cao quý, những tình cảm rất người” Tác giả khẳng định:

“Trên phương diện này, ngòi bút Vũ Trinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ thường Đặc biệt trong số những con người được tác giả dành trọn niềm yêu

Trang 9

mến thì người phụ nữ chiếm phần lớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ưu thế trong tập truyện là nói về số phận, vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ” [5,

tr 2039]

Những ý kiến trên đã gợi mở một số những vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Vì vậy, chúng tôi thấy, việc nhìn nhận giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật chưa được hệ thống và toàn diện Khóa luận của chúng tôi

hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu tác phẩm một cách đầy đặn hơn, sâu sắc hơn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức cơ sở lí luận xoay quanh phương diện nội dung và nghệ thuật

- Tìm hiểu những đặc trưng thể loại truyền kỳ

- Tìm hiểu Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung và phương

diện hình thức nghệ thuật

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận khảo sát văn bản tác phẩm Lan Trì kiến văn lục (NXB Hồng

Bàng, năm 2013 )

b Phạm vi nghiên cứu

Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có Khóa luận

tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong Lan Trì kiến văn

Trang 10

lục, để từ đó có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau:

7 Đóng góp của khóa luận

Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng bạn đọc hiểu sâu sắc hơn một số phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu

trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh Đồng thời qua đó giúp bạn đọc có

cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, tìm hiểu về thể loại truyền kì, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng như nghiên cứu sau này

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm 3 chương như sau:

- Chương 1.Tác giả Vũ Trinh và tác phẩm Lan Trì kiến văn lục

- Chương 2 Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung

- Chương 3 Lan Trì kiến văn lục nhìn từ phương diện hình thức

nghệ thuật

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG

(TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC)

1.1.Tác giả Vũ Trinh

1.1.1 Cuộc đời

Nếu như Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ là hai tác giả tiêu biểu về thể loại truyền kỳ ở giai đoạn trước của văn học trung đại Việt Nam thì Vũ

Trinh lại là đại diện nổi bật ở giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục

Vũ Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, biệt hiệu là Lai Sơn, hiệu là Lan Trì Ngư Giả Ông là người xã Xuân Quan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình trí thức quan lại Vợ ông là con gái của Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du) Gia đình ông có truyền thống thi thư Ông nội Vũ Trinh hiệu

là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan tới chức Bồi tụng, Binh bộ thượng thư Cha ông tên là Triệu, đỗ Hương cống, làm Tham nghị cho nhà Lê

Vũ Trinh thông minh từ nhỏ, đọc sách qua mắt là thuộc lòng, nổi tiếng thần đồng Năm 17 tuổi, Vũ Trinh thi đỗ Hương tiến, được tập ẩm, làm tri phủ phủ Quốc Oai

Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Năm sau, Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các thế lực quân phiệt cát cứ đánh chiếm lẫn nhau, vua Lê phải triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi quyền hành, lấn át vua Lê Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn mưu giết Hữu Chỉnh Vũ Trinh can vua, nói là bên ngoài đương có giặc mạnh, trong triều không nên giết bề tôi có quyền thế

Trang 12

Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc, cha con Vũ Trinh đón vua, dốc hết sản nghiệp lo dùng vào việc quân, theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam…

Năm 1789, khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thần văn võ nhà Lê đều trốn chạy cả Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón rước, đem trầu rượu khao quân Thanh Sĩ Nghị hỏi Trinh về tình hình trong nước, Trinh ứng đối giỏi, được Nghị khen là có tài hùng biện

Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long, phong cho Vũ Trinh làm Tham tri Chính sự

Mùa xuân năm 1789, vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhà Thanh Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc Vũ Trinh chạy theo không kịp, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn

Năm Gia Long thứ 1 (1802), Vũ Trinh được ban ân huệ, và giữ chức Thị trung học sĩ

Năm Gia Long thứ 2 (1803), khi đưa di hài Lê Chiêu Thống từ Trung Quốc về nước, bộ Lễ bàn là chôn theo nghi lễ thường dân, chỉ nên ghi tên thôi Trước việc ấy Vũ Trinh khuyên vua dùng lễ hậu, giữ hiệu cũ là Chiêu Thống

đế và được Gia Long chấp nhận Vũ Trinh lại xin từ chức, nhưng ông ra Bắc thành tham dự tang lễ Lê Chiêu Thống Gia Long khen ông là người có nghĩa, cho phép, nhân sai ông đi hộ khám đê điều ở ngoài Bắc, ít lâu sau lại gọi về Huế

Năm 1807, ông là giám thí trường thi Sơn Tây

Năm 1809, ông được cử làm chánh sứ sang chúc thọ vua Thanh Khi trở

về, ông nhận lệnh biên soạn bộ hình luật đầu tiên của triều Nguyễn

Năm 1813, ông làm Hình bộ Hữu tham tri, làm giám thí trường thi Quảng Đức

Trang 13

Năm 1816, Nguyễn Thuyên (con trai Nguyễn Văn Thành) bị cáo giác làm phản vì làm thơ có giọng phản nghịch, Vũ Trinh hết lòng thanh minh cho Thuyên Gia Long nổi giận, hạ lệnh cắt hết chức tước và bắt bỏ ngục ông

Năm 1818, ông được giảm tội chết, đày vào Quảng Nam

Năm 1828, Minh Mạng vào Quảng Nam Bấy giờ, Vũ Trinh đã già ốm lắm rồi, sai con làm biểu trần tình xin cho trở về quê quán Ông trở về đến quê hương được mấy ngày thì chết, thọ 70 tuổi

Tác phẩm riêng, hiện được biết có: Sứ Yên thi tập, Ngô tộc truy viễn

đàn ký, Cung oán thi và Lan Trì kiến văn lục

Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan

trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục

1.2 Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục

Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ có 45 truyện, viết

bằng văn xuôi chữ Hán Tác phẩm viết về nhiều chủ đề khác nhau: Chuyện tình yêu nam nữ, chuyện báo ứng luân hồi, chuyện đền ơn trả nghĩa, chuyện giáo dục thi cử, chuyện kỳ quái khó tin,… Phần lớn những truyện được Vũ Trinh sáng tác trên cơ sở những truyền thuyết lưu hành trong dân gian đương thời mà Vũ Trinh thu thập được trong những năm về ẩn nhẫn ở vùng Hồ Sơn (Nam Định)

Bên cạnh một số truyện tản mạn, gặp gì ghi lấy, kể thì tập truyện của

Vũ Trinh khá nhất quán về chủ đề tư tưởng cũng như về phong cách nghệ

Trang 14

thuật Phá vỡ “khuôn phép” của những con người thời đại là chủ đề nổi bật nhất trong tác phẩm

Sự phá vỡ đó có thể theo chiều hướng thoái hóa tiêu cực, con người trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính Trên phương diện này ngòi bút Vũ Trinh là ngòi bút phê phán nghiêm khắc Mũi nhọn sắc bút chĩa vào những

kẻ hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền (Khỉ), những kẻ dứt bỏ máu mủ ruột thịt, đến con mình cũng nỡ giết chết (Con hổ hào hiệp), lại có kẻ giết

vợ (Sống lại)

Sự phá vỡ còn theo cả chiều hướng tích cực Ở đó, con người thường rơi vào tình cảnh bi đát cùng cực, nhưng chính trong hoàn cảnh đó, những phẩm chất tốt đẹp được ngời sáng, những gì cao quý nhất, người nhất được lan tỏa Đặc biệt, Vũ Trinh rất trân trọng yêu mến phụ nữ Bởi thế có thể nói, đề tài chiếm ưu thế trong tác phẩm là nói về số phận, vẻ đẹp tỏa sáng, sức sống trường tồn của người phụ nữ Đó có thể là một ca kỹ có phong tư

đoan chính và tình yêu trong sáng đầy chủ động (Ca kỹ họ Nguyễn); một

người con gái mang mối tình chung đầy oan trái, thủy chung với người tình

ngay cả khi đã bước vào thế giới khác (Câu chuyện tình ở Thanh Trì); một

người đàn bà dệt vải khao khát nỗi yêu thương, dù bị chồng đánh chết

nhưng vẫn giữ trọn tình yêu với cố nhân (Sống lại); một cô gái xinh đẹp con quan Thượng thư biết chủ động giành lấy hạnh phúc (Phu nhân Lan

quận công); một thiếu nữ trong chuỗi ngày bệnh tật hiểm nghèo đã sống

hết mình cho tình yêu, lúc đã ra đi đến thế giới khác vẫn mang trọn tình

yêu thương nồng nàn (Tháp báo ân); một kiếp người khổ đau, không có

thuốc thang lúc bệnh tật, chết không có áo quan, chết rồi mà mắt vẫn không thể nhắm vì cái thai trong bụng, buộc phải sinh nở dưới mồ, ngày ngày lên

dương thế mua đồ cho con (Đẻ lạ)… Ông luôn dành tình cảm trìu mến, yêu

thương, trân trọng những thân phận đầy bất hạnh Ông xót xa trước những

Trang 15

bi kịch của con người và ngợi ca những thân phận bị cuộc đời dày xéo song phẩm chất vẫn tỏa sáng

Nhìn chung, truyện của Vũ Trinh không đồng đều Bên cạnh những truyện ngắn hay, có hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ thì còn có những truyện

vô vị, nhạt nhẽo, rất đỗi bình thường Những truyện thành công của Vũ Trinh đều được đầu tư khá công phu Hầu hết những truyện hay đó đều được viết ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, đầy kịch tính, tình huống gay cấn hấp dẫn Tư tưởng của truyện hầu như được hình thành từ các sự kiện, cốt truyện Truyện của ông có sức khơi gợi lớn, luôn làm cho độc giả phát huy trí tưởng tượng cao độ Truyện của Vũ Trinh có sức hấp dẫn, lôi cuốn cực mạnh đến với người đọc là ở chỗ, truyện đã tạo được một bức tranh tương phản rõ rệt Đặc biệt ở nhiều truyện viết về người phụ nữ Vũ Trinh thường đặt nhân vật của mình vào những cảnh ngộ không bình thường, thậm chí là

éo le, có tính bi kịch Từ đó, nhân vật bộc lộ tính cách, số phận của mình một cách sâu sắc

Vũ Trinh là người khá bảo thủ trong quan điểm chính trị nhưng trong sáng tác văn chương ông lại là cây bút nhạy bén Tác giả luôn tiếp cận với những gì đang thay đổi Tư tưởng tình cảm mạnh mẽ là tố chất lớn để ông tạo nên thành công trong sáng tác Bút pháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện ông viết thường vắn tắt và không phải truyện nào đọc cũng thích, nhưng ở mỗi truyện thành công, mỗi chi tiết được kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng không thể thay thế được Phải chăng đó chính là bí quyết của một cây bút truyền kỳ truyện ngắn đầy tài năng

Tóm lại “Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm cuối cùng của loại hình

truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại” Đó là một cống hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho văn học nước nhà Ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở khoảng trời đất vô cùng này, tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện

Trang 16

khô khan nhưng đằng sau nó lại là một tấm lòng bao la độ lượng ẩn chứa

một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc Lan Trì kiến văn lục đã góp phần quan

trọng cho sự phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam trên nhiều phương diện, song đặc biệt là phương diện phản ánh hiện thực

Trang 17

CHƯƠNG 2

LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG

2.1 Chủ đề tình yêu nam nữ

Nội dung Lan Trì kiến văn lục khá đa dạng phong phú Thông qua khảo

sát, chúng tôi đã thống kê được 8/45 thiên truyện viết về tình yêu nam nữ

Đó là những thiên truyện sau: Sống lại, Câu chuyện tình ở Thanh Trì,

Phu nhân Lan quận công, Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, Tháp báo ân, Ca nữ họ Nguyễn, Trạng nguyên họ Nguyễn

Tình yêu đôi lứa qua ngòi bút của Vũ Trinh biểu hiện những sắc màu

khác nhau Hầu hết là những câu chuyện tình thật cảm động

Trong truyện Sống lại, tình yêu của cô gái và chàng trai thật đẹp, dù trải

qua bao sóng gió nhưng tình yêu mà họ dành cho nhau mãi còn vẹn nguyên Người đọc gặp ở đây một nam tử si tình đến khác lạ giữa thời đại Nho giáo Sinh yêu cô gái từ thuở còn là hàn sĩ đến khi đã thành danh; yêu khi nàng còn son đến khi nàng đã lấy chồng; tình yêu đem lại sức mạnh cho chàng cứu sống người mình yêu từ cõi chết trở về Cô đã được tái sinh trở về trần gian sau mấy ngày bị chôn vùi dưới mồ và sức mạnh của tình yêu đã đánh bại được tử thần Dù thân xác có bị chôn vùi dưới mồ nhưng con tim tình yêu vẫn luôn cháy bỏng Nỗi mong mỏi cuộc sống tốt đẹp của cô gái đã được đền đáp

Cô được trở về sống với Sinh trong cùng một mái nhà Từ trong cõi chết sống lại, cô như rũ bỏ những gì tầm thường, để trở lại với những gì thánh thiện nhất của tình yêu

Nếu như tình yêu của cô gái trong Sống lại dẫu phải trải qua bao khó

khăn, trắc trở nhưng cuối cũng vẫn là bến đỗ của hạnh phúc, của tình yêu tràn

đầy thì câu chuyện tình yêu của cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì

Trang 18

cũng khiến người đọc thương cảm, xúc động Tình yêu vẫn là sắc màu thủy chung muôn thuở Người ta yêu nhau rồi chia ly cách trở Kẻ chờ đợi vô vọng rồi chết mà khối tình vẫn kết đọng sắt son Người con gái chết rồi mà mối tình mang xuống cõi tuyền đài còn mãi mãi Người ra đi kia quay trở về thì người yêu đã chết, chàng cũng ôm cô tình mà không muốn lấy ai!

Lan Trì đã tái hiện lại câu chuyện tình được lưu truyền trong dân gian

với sự hoán đổi một số chi tiết Đó chính là câu chuyện cổ tích Trương Chi (hay Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan) quen thuộc Chàng Trương

Chi nghèo khó làm nghề đò trên sông nước Bên sông có cô gái nhà quan xinh đẹp trong phủ các Trương Chi có giọng hát mê hồn Chàng thường hát khi chèo đò trên sông Cô gái nhà kia mê giọng hát của anh chàng lái đò bần khó

mà hóa bệnh tương tư Chàng được mời đến “chữa bệnh” cho người con gái

Vì Trương Chi có khuôn mặt xấu xí nên cô gái không thể yêu được chàng Cô

ta hết bệnh Tuy vậy, chàng lái đò kia lại mắc vào ái tình Chàng quay về sông nước ôm mối cô tình đơn phương Rồi một ngày kia anh chết Xác anh hóa thành cây gỗ trên sông Nhà cô gái được gỗ ấy, đem tiện làm bộ đồ trà Có điều lạ là: khi chén không có nước thì đáy chén có bóng người chèo đò; khi nước đầy chén thì không thấy bóng hình đó Người con gái nhà quan đã thấu được oan tình anh lái đò ngày nào Nước mắt cô rơi vào đáy chén, chén vỡ ra một màu tía hồng như máu Oan hồn Trương Chi được cô gái “giải thoát” mà thỏa nguyện chăng?

Gợi lại lời kể dân gian để thấy rằng, Vũ Trinh đã hoán đổi cái chết của chàng trai lái đò trong truyện dân gian sang cái chết cho cô gái trong truyện của mình Cái tình yêu “đuổi bắt” nhau trong cốt truyện dân gian đã trở thành tình yêu “sóng đôi” cho hai nhân vật của ông Chàng trai của Vũ Trinh không còn phải mang gương mặt xấu xí như kiểu truyện nhân vật xấu xí tài ba của

cổ tích thần kì Vũ Trinh hướng tới sự toàn mĩ cho nhân vật của ông trong

Trang 19

lòng độc giả

Một câu chuyện tiếp mạch của chủ đề tình yêu nam nữ là Tháp báo ân

Chuyện vừa có thứ tình yêu tranh chấp với số phận của cô gái mang bệnh nan

y lại vừa có thứ tình yêu dâng hiến, thứ tình yêu vị tha của nàng Ở đó, người đọc cũng nhận thấy tình cảm ân nghĩa sâu nặng của chàng sĩ tử ngày nào đối với một người con gái bạc mệnh; một hành xử ân tình thủy chung của kẻ có học, tri ân một người đã thay đổi số phận cho mình Cô gái xinh đẹp trong truyện đã mắc chứng bệnh phong, mọi người đều xa lánh Cho đến một đêm mưa gió, cuộc đời cô như được tái sinh Chàng thư sinh trên đường khoa cử

đã nương nhờ qua đêm tại nhà cô gái, duyên số gặp nhau, run rủi cho họ Ân tình đằm thắm, cô gái mãn nguyện trong hạnh phúc tràn đầy

Rồi Sinh cũng phải từ biệt cô gái lên kinh đi thi, còn đối với cô gái thì

dư âm ngọt ngào chưa tan đi, âu sầu lại ngập đến Cô đớn đau, day dứt dằn vặt không thôi: “Đời tàn nhơ bẩn, may được gặp nhau trong bóng tối Nếu nhìn nhau lúc sáng trời thì một tối giao hoan đâu mà có được! Ai hay một độ gió xuân lại tăng thêm một lớp hận phong lưu vô tận đến suốt đời! Hỡi ơi Lưu lang, với mặt mũi này mà gặp lại chàng, thiếp chịu đựng sao nổi!” Cô gái cứ

tự hỏi rồi triền miên trong đau buồn, âu sầu rồi chết Cô ra đi mang theo mối tình chung còn bỏ dở Hình đã nằm xuống đây mà bóng đã theo chàng Sinh lâu rồi Nỗi khát khao yêu thương vẫn chưa hết Vì nặng tình yêu thương mà nàng không thể để Sinh một mình đương đầu với những thử thách ở thế gian Mảnh hồn tàn đã trở về trần gian cầu vinh danh cho người yêu

Qua câu chuyện tình buồn này, ta thấy tình yêu của cô gái dành cho chàng Sinh thật vị tha Nàng đã hy sinh tất cả cho người mình yêu, chung tình hết đỗi và tình yêu ấy cũng được đền đáp một cách xứng đáng Dù mối duyên đầu trao nhau không có tờ hôn thú, dù nàng đã nằm xuống nhưng chàng Sinh

đã coi nàng là vợ, an táng nàng theo lễ vợ chồng Chỉ đó thôi cũng làm nàng

Trang 20

an lòng và mỉm cười hạnh phúc nơi chín suối

Nếu như các cô gái trong các thiên truyện Sống lại, Câu chuyện tình ở

Thanh Trì, Tháp báo ân trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mình đều bị

mọi sự ngăn cấm từ phía gia đình thì cô gái út trong truyện Phu nhân Lan

quận công lại được sự ủng hộ từ người cha Ca ngợi tình yêu vênh lệch đẳng

cấp cũng là hàm ý của người làm truyện Tình yêu có thể “hóa giải”, san bằng giàu nghèo, sang hèn Mặc dù cô xuất thân từ gia đình khá giả nhưng không

hề tỏ ra kiêu ngạo như hai người chị của mình Nàng là một người con hiếu thảo, hiền lành, điều đó được thể hiện khi cô chấp nhận lấy chàng Nguyễn Thực nghèo theo ý nguyện của cha mà không một lời oán trách Khi về làm

vợ Nguyễn Thực, nàng từ bỏ mọi thứ xa hoa để sống một cuộc sống mới

“chồng đọc sách, vợ dệt vải” Cuộc sống tuy nghèo khó, bị các chị khinh miệt nhưng đôi vợ chồng trẻ ấy vẫn sánh bước bên nhau cùng trải qua mọi khó khăn trong cuộc sống Rồi họ cũng được đền đáp xứng đáng Nguyễn Thực đã liên tiếp thi đậu trong kỳ thi Hội, thi Đình Không chỉ vậy con cháu ông cũng nối nhau đỗ đầu khoa “một nhà trâm hốt đến nay vẫn không dứt” Phải chăng, tình yêu giản dị của người con gái ấy là động lực để chàng thư sinh nghèo có thể vượt qua tất cả để có được bước tiến như ngày hôm nay Và đúng như ai

đó đã từng nói: “Đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ” Câu chuyện tình yêu của cô con gái quan Thượng thư họ Đàm với Nguyễn Thực là một mối tình khác thường và cao đẹp

Viết về chủ đề tình yêu nam nữ, hay câu chuyện hôn nhân, Vũ Trinh rất trân trọng và yêu mến người phụ nữ Họ hiện lên thật đẹp với tính cách và

phẩm chất cao quý Đó là phu nhân họ Nguyễn trong truyện Người con gái

trinh liệt ở Cổ Trâu Nàng là người con dâu rất đỗi hiếu thảo với bố mẹ

chồng, chu đáo với gia đình chồng Nàng chăm lo thờ phụng gia đình chồng, giữ lễ nghĩa với làng xóm Sống luôn theo khuôn phép của một dòng họ lớn

Trang 21

Bởi thế, nàng rất được mọi người yêu mến Nàng còn là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh, giàu lòng vị tha Khi mới tròn hai mươi, nàng phải chịu cảnh góa bụa cô đơn Vị phu nhân họ Nguyễn ấy đã lấy cái chết để giữ tấm lòng trinh bạch, để giữ trọn tình nghĩa thủy chung với chồng: “Sớm muộn thế nào cũng theo chồng, để khỏi phụ lòng thề chết chung một huyệt” Người đàn

bà trinh tiết ở Thạch Thán trong câu chuyện cùng tên cũng vậy Bà không chỉ

là tấm gương của người phụ nữ giữ tiết trọn đời với chồng mà trước tiên là một người con hiếu thảo, biết giữ phận làm con với bậc sinh thành Khi chồng chết, bà đã từng khóc và nói: “Chết không phải là việc khó Nhưng nếu ta chết thì cha mẹ già đôi bên sớm tối biết dựa vào đâu!” Bà là người sắc sảo chín chắn, biết suy nghĩ trước sau, làm sao cho phải lẽ để vừa giữ được tiết hạnh với chồng lại vừa làm tròn đạo hiếu với song thân Bà đã quyết định không tái giá, ở vậy suốt đời thờ chồng và phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu Sự hy sinh, tấm lòng chung thủy của bà được mọi người biết đến, nhà vua đương triều ngự ban cho bà danh hiệu “Nhà tiết phụ” Người đàn bà này thật kiên cường, đáng để người đời ngưỡng mộ, khâm phục Số phận bất hạnh nhưng người đàn bà ấy không tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời bất hạnh Bà cam lòng sống trong hoàn cảnh khốn khó “Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, một người chết đúng vào ngày chồng chết, một người sống tới hơn bốn mươi năm sau ngày chồng chết Trinh liệt tiết nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục” Qua đó cho ta thấy, người phụ nữ trong xã hội phong kiến có sức chịu đựng phi thường, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt

Tình yêu nam nữ là chủ đề nổi bật của Lan Trì kiến văn lục Đề cập đến

nét nổi bật đó, GS Nguyễn Huệ Chi viết: “ Bên cạnh những con người

hoang dâm, lạm dụng uy quyền (Hầu - Đười ươi), những kẻ giết con (Hiệp hổ

- Hổ nghĩa hiệp), giết vợ (Tái sinh - Sống lại) là những con người có những

Trang 22

phẩm chất cao quý, nhất là ở giới phụ nữ Một ca kỹ có nhân cách với một

tình yêu đầy chủ động (Người ca kỹ - Ca kỹ họ Nguyễn), một người con gái (Con của phú ông) mang mối tình thủy chung nhưng oan trái đến bạc mệnh (Thanh Trì tình trái – Nợ tình ở Thanh Trì), một người đàn bà dệt vải có chồng vẫn khao khát yêu đương (Tái sinh – Sống lại), một thiếu nữ nghèo mắc bệnh nan y vẫn sống hết mình cho tình yêu (Báo ân tháp – Tháp báo

ân) Về những con người này, ngòi bút của tác giả luôn tỏ ra trân trọng, và

yêu mến lạ thường Nhìn chung, tác giả thường nhạy bén với cái mới Và, tình yêu trong truyện của ông thường say đắm, và đôi khi tới mức nhục cảm (

Báo ân tháp).” [5, tr 2034] Ngòi bút của tác giả giúp bạn đọc nhận rõ những

nhân vật được khắc họa đều thủy chung, vị tha, khao khát vươn tới tình yêu, hạnh phúc, vươn tới cuộc sống tốt đẹp Trang văn của ông biểu lộ sự ngợi ca

và thông cảm sâu sắc Những câu chuyện của người phụ nữ đã gợi cho người đọc sự cảm thương xót xa bởi khắc nghiệt của thời đại khiến họ phải chết khi

còn trẻ trung, xinh đẹp, khi sức sống tràn đầy (Sống lại, Tháp báo ân)…

2.2 Chủ đề báo ứng

Cùng với chủ đề tình yêu lứa đôi, chủ đề báo ứng cũng là một trong những vấn đề nổi bật của tác phẩm Báo ứng là câu chuyện muôn thuở của nhân thế xưa nay Nó thường gắn với những kẻ gây nên nghiệp ác cho người

vô tội, người lương thiện mà sau đó phải nhận kết cục thê thảm Bởi vậy, trong một số thiên truyện của mình, Lan Trì đã khai thác chủ đề đậm tính thế

sự, tính triết lí sâu sắc này

Theo khảo sát, chúng tôi thống kê được 5/45 thiên truyện tác giả viết về

chủ đề báo ứng: Con hổ hào hiệp, Tiên ăn mày, Cá thần, Nhớ ba kiếp, Khỉ

Vũ Trinh đã khắc họa loại người gieo mầm ác lại gặt lấy quả báo Đó là loại người tàn bạo, mất hết nhân tính Trên phương diện này, ngòi bút của Vũ Trinh phê phán nghiêm khắc Ông lên án những kẻ lòng lang dạ thú, hành

Trang 23

động tàn ác sẽ bị báo ứng Ví như nhân vật Hoàng trong truyện Con hổ hào

hiệp Người nông dân này lấy vợ cùng làng, sinh được đứa con trai Sau mấy

năm chung sống thì người vợ qua đời, để lại đứa con thơ dại Tang vợ vừa hết, Hoàng liền nhờ mối đưa lời nói với cô gái góa chồng làng bên Cô gái từ chối vì không muốn chăm sóc đứa con trai của vợ trước Hoàng muốn thỏa nguyện lấy được cô gái nên đã dứt bỏ đứa con trai Hắn manh tâm đưa con vào rừng sâu cho hổ ăn thịt Dân gian vẫn lưu truyền câu ngạn ngữ: “Hổ không ăn thịt con” Vậy mà kẻ thất đức này lại nỡ giết con mình Hoàng đã bước qua nhân tính Hắn đáng bị người đời phỉ nhổ, đáng bị trời tru đất diệt Những kẻ bạc ác như hắn sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp Quả vậy! Hoàng đã bị hổ xé nát thành trăm mảnh Kẻ dã tâm đưa con làm mồi cho hổ nay bị chính hổ xé xác, thân thể vung vãi khắp nơi Hả dạ thay! Lan Trì Ngư giả bàn rằng: “Khi Hoàng đem con vào rừng, có phải hổ không giết luôn được hắn đâu, mà để lại nhiều tình tiết nữa cho câu chuyện lan truyền khắp thôn xóm, để quan trên thấy rõ tội ác xấu xa của hắn”

Ở văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn học căn bản là dựa trên quan điểm Nho giáo Và theo đó, văn học có nguồn gốc thiêng liêng, có chức năng xã hội cao cả là giáo hóa, hoàn thiện con người Là tác giả văn học trung đại, một nhà nho, Vũ Trinh ý thức sâu sắc trách nhiệm trước xã hội, lo lắng đến thế đạo nhân tâm Nho giáo rất đề cao chức năng giáo hóa của văn chương Bởi vậy văn chương của Vũ Trinh có hơi hướng của màu sắc giảng giải đạo lý nhằm nêu gương hay thuyết phục răn đe Có lẽ vậy mà chủ đề báo ứng nhân quả đã được nhà văn quan tâm, biểu hiện khá thành công

Cùng viết về mảng đề tài này còn có truyện Cá thần Nhân vật chính

trong truyện là kẻ ác và người lương thiện: Nhân vật lái buôn và một kẻ cướp (lão lái thuyền) Ông lái buôn là một người giàu có và tốt bụng Nhưng một lần ông trót uống rượu say có cãi nhau với chủ thuyền Chủ thuyền trước vốn

Trang 24

là một tên cướp, nhân cơ hội này hắn ta đã tìm cách hãm hại ông, đẩy ông xuống biển Bao nhiêu của cải hàng hóa bị tên cướp đó lấy hết Nhưng “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặp quả đấy” Ông lái buôn chuyên làm việc thiện khi gặp nạn thì được cá thần trợ giúp đưa ông vào bờ Còn tên chủ thuyền độc ác kia dù có sung sướng, vui vẻ chia trác hàng hóa cướp được, nhưng không thể tránh được lưới trời lồng lộng Hai mươi ngày sau, hắn đã bị quan quân bắt giữ, để trả kẻ ác về đúng nơi dành cho hắn

Trong truyện Tiên ăn mày, người anh tên Giáp tham lam keo kiệt, cả

làng đều ghét Anh ta đối xử tốt với một cụ già nhưng lại vì tư lợi của bản thân chứ không phải xuất phát từ tấm lòng Hai vợ chồng nào thì giết gà, nấu cơm, mổ cá làm gỏi tiếp đãi cụ rất hậu những mong khi về cụ biếu vợ chồng

họ chút vàng Cụ về họ ra sức đánh cụ để máu ròng xuống sẽ biến thành vàng Hành động đó thật tàn nhẫn Họ đã bị dân làng giải lên quan và Giáp bị trừng trị thích đáng Truyện làm ta nhớ đến lời kể khác trong văn học dân gian Đó

là truyện Bính và Đinh Có lẽ Vũ Trinh đã tái hiện lời kể dân gian theo cách

của mình Cả hai sáng tác đều tập trung vào chủ đề báo ứng Cả hai đều tham vàng mà hủy hoại ông lão vô tội Kẻ ác lầm tưởng ông lão ăn mày kia là ông tiên có phép nhiệm màu: gõ vào mũi ông là máu chảy ra, hóa thành vàng thật! Triết lý và ước mơ công lý của nhân dân bao đời nay đã khiến các câu chuyện của dân gian và văn chương gặp gỡ nhau, hướng về điều tốt đẹp, công bằng Trong cõi trời đất này, luôn có thế lực thay trời hành đạo trừng trị những kẻ bất nhân Truyện Vũ Trinh có ý nghĩa thật sâu xa Nó thanh lọc hướng con người đến miền thánh thiện, đánh thức điều thiện trong nhân tâm mỗi người

Nhớ ba kiếp là truyện viết về đề tài báo ứng luân hồi đượm màu Phật

giáo Mỗ là nhân vật trung tâm của truyện Mọi người đều kinh ngạc bởi những chuyện kỳ lạ xảy ra trong cuộc đời ông Mỗ đã kể cho Thượng thư họ Trần và những người xung quanh ở Thanh Hóa nghe chuyện mình đã trải qua

Trang 25

các kiếp như thế nào Ông liên tiếp rơi vào những tình huống li kỳ Để trở lại với con người bình thường như hiện tại, ông đã phải trải qua bao kiếp Kiếp thứ nhất được làm người, sống cuộc sống giàu có nhưng làm nhiều điều bất nghĩa Bởi vậy, khi chết xuống địa phủ, Diêm Vương phạt ông phải làm kiếp con gà Sau khi quỷ sứ quấn đệm lông quanh người ông, ném lên cao, rơi xuống đất thì ông đã thấy mình nằm trong ổ gà rồi Thân hình ông giờ là con

gà mới nở, lông tơ đầy mình, đang được gà mẹ ấp ủ dưới cánh Mỗ lớn lên cao to hung tợn và trở thành một “chọi thủ” Hễ chủ đưa đi chọi ở đâu là đều thắng ở đó Song Mỗ muốn nhanh kết thúc kiếp con gà đi, Mỗ dùng cựa đạp vào lưng con nhà chủ, mổ lên lưng cho chủ tức giận mà giết Cuối cùng Mỗ được toại nguyện Lần thứ hai Mỗ xuống địa phủ, vì mang tội chống lại chủ nên phải đày làm thân con lợn Những ngày tháng sống trong chuồng, Mỗ ngẫm nghĩ và biết hướng thiện Chính vì lẽ đó khi Mỗ bị giết thịt, xuống phủ Diêm Vương ông được đầu thai làm người Đó chính là ông cử nhân Mỗ hiện nay Nhân vật Mỗ rơi vào tình huống thật lạ Vòng xoáy cuộc đời như những đợt sóng, cuốn Mỗ đi lại đưa Mỗ trở về Thói đời dơ bẩn trong ông được thanh lọc Mỗ đã qua các cuộc tẩy rửa để hiện hữu giữa trần gian là một con người đích thực Nhân vật Mỗ cũng vì biết hướng thiện mà cuối cùng được trở về với kiếp người chứ không phải làm súc sinh Sống nhân hậu biết làm điều tốt thì sẽ nhận được điều tốt đẹp, đó là thông điệp tác giả muốn được chia sẻ qua truyện

2.3 Chủ đề đền ơn trả nghĩa

Bên cạnh những con người vô lương tâm, mất hết nhân tính như Hoàng

trong truyện Con hổ hào hiệp, người chủ thuyền độc ác trong truyện Cá

thần… thì vẫn có những con người lương thiện, giúp đỡ người khác bằng cả

tấm lòng, không gợn chút toan tính Những con người nhân nghĩa như thế trong cuộc sống này đã gợi ý cho chủ đề đền ơn đáp nghĩa trong sáng tác văn chương xưa nay

Trang 26

Thông qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 4/45 truyện viết về chủ đề

này: Tiên ăn mày, Con hổ có nghĩa, Con hổ nhân đức, Con hổ hào hiệp

Người em Nguyễn Ất trong truyện Tiên ăn mày là một minh chứng tiêu

biểu cho kiểu người “ở hiền gặp lành” Ất tuy nghèo nhưng tính tình hiền lành, ưa làm việc thiện Dù gia tài của cha để lại bị anh chị chiếm hết cả nhưng Ất vẫn giữ trọn đạo làm em, không hề tỏ ra đố kỵ hay có ý tranh giành

Ất đã giúp một ông lão ăn mày, cho lão chỗ ngủ và nhường cơm của mình cho lão ăn Việc làm thánh thiện ấy đã được đền đáp một cách xứng đáng Ông lão ăn mày đó là tiên ẩn hình để thử lòng nhân gian Vì thế, Ất trở lên giàu có, tậu ruộng làm nhà, nuôi con hầu đầy tớ, sống cuộc sống sung sướng, giàu sang

Trong tác phẩm của Lan Trì không chỉ có con người mới biết đền ơn trả nghĩa mà con vật trong tác phẩm của ông không là ngoại lệ Con hổ trong

truyện Con hổ có nghĩa đã thể hiện rõ nét điều đó Cùng một truyện nhưng lại

kể về hai con hổ khác nhau với những tình huống riêng biệt Nhưng chúng có điểm chung là cả hai đều trả nghĩa cho những người đã giúp đỡ mình Bà đỡ Trần – người huyện Đông Triều, giúp hổ cái đỡ đẻ, hổ đực đã tặng bà một nén bạc Nhờ có nén bạc ấy, bà đã sống được trong năm mất mùa đói kém Còn người kiếm củi ở huyện Lạng Giang, đã giúp một con hổ lấy xương từ trong

cổ họng Hổ biết ơn, đã biếu bác tiều một con nai Không chỉ dừng lại ở việc trả ơn đó, khi bác tiều chết hổ đã đến bên mộ phủ phục vật vã, đầu dụi vào quan tài, gầm rống, chạy quanh mộ vài vòng rồi bỏ đi Từ đó về sau, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều phu trước ngày giỗ của bác

Một câu chuyện nữa trong mảng đề tài này là truyện Con hổ nhân đức

Khi người gánh hàng thuê lạc trong rừng, hổ đã không hề ăn thịt mà còn nói giúp để người đó được bảo toàn tính mạng Sau này, chúa sơn lâm gặp nạn, bị

Trang 27

dâng lên phủ chúa, người gánh hàng thuê năm xưa đã nhận ra Anh ta khóc, làm lễ lạy hổ và bưng tới hơn mười cân thịt Dù không thả được hổ về rừng nhưng đó cũng là một hành xử chứng tỏ con người đã tri ân một loài vật đã cứu mình

2.4 Chủ đề giáo dục thi cử

Nếu như nhân vật nữ là những người phụ nữ trong gia đình, là người trinh liệt, thì nhân vật nam nổi bật là các nho sĩ Mỗi loại người được tác giả xây dựng khác nhau, tạo nên thế giới cuộc sống nhiều màu sắc Viết về chủ đề giáo dục thi cử, nhà văn tập trung nói về các nho sinh Trong tác phẩm, hình tượng thư sinh gắn liền với việc học hành thi cử Họ xuất hiện trong những mối quan hệ của đời thường, với chuyện cơm áo, với chuyện tình yêu và tình

dục Nhìn đại thể, nhân vật nho sinh trong Lan Trì kiến văn lục là những

người có học, tính tình khảng khái, ăn ở tình nghĩa, biết đối nhân xử thế Họ xuất thân từ nhiều miền đất nước Dù chật vật khó khăn nhưng họ vẫn vươn lên bằng con đường khoa cử, khẳng định được tài năng của mình

Theo khát sát, chúng tôi đã thống kê được 8/45 truyện viết về chủ đề

giáo dục thi cử: Nguyễn Quỳnh, Ca kỹ họ Nguyễn, Điềm báo trước, Trạng

nguyên họ Nguyễn, Mộng lạ…

Nguyễn Quỳnh trong truyện cùng tên được giới thiệu là người xã Bột Thượng, huyện Hoằng Hóa Năm hai mươi tuổi đã đỗ thi Hương, văn chương nổi tiếng, tính phóng túng, không chịu gò bó, rất thích khôi hài Ông thường đến luyện văn ở nhà Quốc học, luôn được xếp hạng ưu Quỳnh là bậc nam nhi

có tài, thành đạt

Chàng thư sinh Khâm Lân trong Ca kỹ họ Nguyễn lại là người xã Ngọc

Lặc, huyện Tứ Kỳ Sinh ra đã đĩnh ngộ khác người, chỉ dạy qua một lần là hiểu Dù bị mẹ kế bắt bỏ học, phải cày bừa, chăn trâu, gánh phân, nhưng ông cũng vươn lên, đỗ đạt thành tài Khâm Lân đã khắc phục cảnh bần hàn, trí thú

Trang 28

học hành Điều đó thật đáng khen ngợi

Tác phẩm còn xây dựng những nho sĩ có tài, học hành thi cử đậu đạt,

làm quan vì nước vì dân Chẳng hạn như Vương Dụng Tân trong truyện Điềm

báo trước, danh sĩ đất Gia Lâm Ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội được triều

đình đặc cách phong là Hiến sát phó sứ trấn Sơn Nam (vùng đất các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội ngày nay) Ông Nguyễn

Đăng Đạo trong truyện Trạng nguyên họ Nguyễn cũng là một bậc danh sĩ tài

ba, văn võ song toàn, luôn đứng đầu trong các kỳ thi Ông được ông Phạm ở Nội viên đánh giá là con người: “Kẻ làm việc phi thường ắt là có tài khác thường” Thượng thư họ Đỗ trong câu chuyện cùng tên, xét về tài đức cũng không kém phần Tên húy là Uông, người huyện Gia Phúc, thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm, bạo dạn Sau khi

đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm quan cho nhà Mạc đến chức Thượng thư lục

bộ, tước Thiếu bảo quận công Khi nhà Lê trung hưng, ông vẫn được nắm quyền như cũ Ông luôn lo lắng cho sự bình an của dân Ông ra sức can ngăn mưu đồ của bọn phản loạn Phan Ngạn, Đình Nga để tránh chiến tranh xảy ra, tránh những mất mát tàn khốc mà dân phải gánh chịu Đúng là những bậc nhân tài, đức độ, đáng kính nể, ngưỡng mộ

Thế kỷ XVIII đến đầu XIX là thời kỳ phong kiến suy thoái Đứng trước thực tại của một thời kỳ thế đạo sa sút, danh phận không rõ, nhiều nhà nho đã lầm đường lạc lối, Vũ Trinh xây dựng kiểu nhân vật “tha hóa” để phê phán

thực trạng đó Trong Lan Trì kiến văn lục, chúng ta thấy ở tầng lớp nho sĩ này

sa sút về nhân cách Người xưa quan niệm nho sĩ - những người theo học đạo thánh hiền phải có đủ tài đủ đức Họ gồm đủ nhân - nghĩa - lễ - trí - tín Ấy vậy mà, trong xã hội của Vũ Trinh có những nho sĩ đã vi phạm luân thường đạo lý Họ đem nhân cách để đổi lấy dục vọng Những ham muốn bản năng

khiến họ mờ mắt, tự đánh mất phẩm chất tốt đẹp Truyện Trạng nguyên họ

Trang 29

Nguyễn ca ngợi tình yêu lứa đôi, song cũng bộc lộ mặt trái của chân dung nho

sĩ Nhìn từ góc độ chuẩn mực chính thống, Đăng Đạo cũng đáng chê trách Chàng ta không có phép tắc đạo lí gì trong hành xử với cô gái quý tộc Trong một lần đi du ngoạn, gặp một người con gái trẻ trung xinh đẹp khiến anh nảy sinh tình ý Đạo lần tìm đến dinh cô gái, đút lót tiền cho đứa hầu để hỏi nó về đường ra lối vào Một đêm, anh ăn mặc gọn gẽ, vượt mấy lớp tường, lên thẳng tới chỗ người đẹp, khoét tường chui vào buồng cô, leo ngay lên giường nằm chung với cô Phẩm cách của một anh chàng có học, đọc sách thánh hiền hàng ngày mà lại có hành động bất nhã như vậy Hễ có điều kiện làm điều xấu thì những thứ bản năng hèn hạ trong con người có nhiều chữ cũng nổi lên không kém ai “Trèo tuờng khoét gạch, đó là việc xấu, kẻ sĩ không làm Thế

mà danh sĩ lại làm việc đó […] Dẫu sao, đó cũng là hào khí phi thường vậy” (Lời bàn cuối truyện)

Nhiều nho sinh trong Lan Trì kiến văn lục có nghĩa khí, giàu mộng

tưởng, thích ngao du, ham điều lạ và sớm nhập cuộc nhất vào những cuộc tình

ít nhiều mang màu sắc dục Đúng là “giống hữu tình” như Nguyễn Du nói

Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm của một nền giáo dục và là con đường chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào Vào thời Lê Sơ, học hành, thi cử Nho học phát triển rực rỡ và càng được chú trọng hơn khi nhà nước phong kiến thiết lập bộ máy quan liêu hành chính và việc tuyển chọn quan lại dựa trên chế độ tuyển lực thi cử Nhưng điều đó dần dần đưa đến một hệ quả tiêu cực khác, đó

là tạo nên tâm lí say sưa học hành khoa cử để tìm danh, tìm vị, tìm lợi Đến thời Lê – Trịnh, thi cử Nho học đã bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực ngày càng nhiều Sự sút kém không chỉ ở mặt học lực, tri thức

mà còn cả phẩm cách Chính vì không được dạy dỗ về đạo đức cho nên sản phẩm của nền giáo dục đương thời là những người “lấy việc ngạo với bề trên

Trang 30

cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay, không thích sửa mình mà thích bàn việc nước, không cầu thực học chỉ cầu hư danh” [14, tr 550]

“Công danh phú quý là do tiền định Người không có phận, thì thực cũng thành mơ Những kẻ lận đận trong chốn bụi hồng cũng không có ai chưa hiểu được điều đó chăng?” Đó là lời bàn của Lan Trì Ngư Giả cuối truyện

Mộng lạ Truyện phê phán những thư sinh học hành chểnh mảng ham hư danh

nhưng muốn tiến thân bằng khoa cử Mục đích cuối cùng của họ là đỗ đạt, để làm quan cao chức trọng Bởi thế mà những người này hễ nằm ngủ là mơ có người đưa bài thi cho, mơ thấy đề thi, bài thi đã được làm sẵn Hai cử nhân

Nguyễn và Trần trong Mộng lạ về kinh đi thi Hội, ban đêm ngủ trong đền,

đến khoảng canh ba họ nghe thấy đề thi đã được giải sẵn Hai ông cử ngầm ghi nhớ từng câu không sót, ngày ngày chỉ lo học thuộc những gì ghi nhớ

được trong đêm hôm đó Vương Dụng Tân trong Điềm báo trước trước lúc đi

thi cũng nằm mơ một giấc mơ danh vọng, đỗ đạt, quyền cao chức trọng Hình tượng nhân vật nho sĩ trong thi cử gợi nhiều cảm xúc đối lập

2.5 Những chuyện kỳ quái khó tin

Hầu hết những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng nhất văn học Viễn Đông đều có những yếu tố kỳ lạ Cái kỳ lạ phổ biến trong huyền thoại tôn giáo, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, trong sử ký… Đặc biệt là trong truyện truyền kỳ, việc sử dụng yếu tố kỳ đã trở thành đặc trưng của thể loại này Nó chính là phương tiện để phán ánh hiện thực Những tình tiết, tính cách hay số phận nhân vật khác thường nếu được sáng tạo một cách nghệ thuật thì càng thu hút độc giả

Tính cách khác lạ của sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những đặc tính kỳ

lạ của các nhân vật đã đưa người đọc đi vào thế giới huyền ảo, lạ lùng ở cả bốn cõi không gian vừa phi nhân tính, vừa phi quán tính, vừa không định hướng Thời gian tuyến tính được ảo hóa, có thể có tám thập kỷ vào trong một

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Đổng Chi (1999 ), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 4, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
[2]. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1960
[3]. Trần Văn Giáp (1997), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm
Tác giả: Trần Văn Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[4]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
[5]. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học (bộ mới)
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
[6]. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Lương Hoàng Tuyên (1971), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Tác giả: Phan Huy Lê, Chu Thiên, Lương Hoàng Tuyên
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1971
[7]. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Tập 1, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1978
[8]. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Tập 2, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1978
[9]. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[10]. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[11]. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
[12]. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, Tập 2, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2007
[13]. Phạm Quang Ngọc (1967), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
Tác giả: Phạm Quang Ngọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1967
[15]. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
[16]. Vũ Trinh (2013), Lan Trì kiến văn lục, NXB Hồng Bàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Trì kiến văn lục
Tác giả: Vũ Trinh
Nhà XB: NXB Hồng Bàng
Năm: 2013
[17]. Trần Ngọc Vương (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX – Những vấn đề lí luận và lịch sử
Tác giả: Trần Ngọc Vương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[14]. Ngô Thì Nhậm (2003), Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w