1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ

113 2,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Từ cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, người dân xứ Nghệ đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn di sản văn hóa dân gian phong phú, đa dạng và độc đáo với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRẦN VĂN THỨC

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An về việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán

bộ nghiên cứu, đồng thời thấy rõ nhiệm vụ của người nghiên cứu viên đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh nhà, vì vậy tôi đã theo học chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa 20 của trường Đại học Vinh (2012 - 2014)

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo,

cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học - Trường Đại học Vinh đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến PGS TS Trần Văn Thức

- Trưởng khoa Lịch sử, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Xin gửi lời cảm ơn tới các nhạc sĩ, cô chú, anh chị, các bạn đang làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nghệ An, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trần Thị Lan

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 8

7 Bố cục của đề tài 8

Chương 1 VÀI NÉT VỀ DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ 9

1.1 Đôi nét về dân ca Việt Nam 9

1.2 Dân ca ví - giặm xứ Nghệ 11

1.2.1 Về tên gọi dân ca xứ Nghệ 12

1.2.2 Cơ sở để hình thành dân ca ví - giặm xứ Nghệ 13

1.2.3 Vài nét về qúa trình hình thành và phát triển dân ca ví - giặm xứ Nghệ 16

1.2.4 Một số đặc điểm chủ yếu của dân ca Ví - Giặm xứ Nghệ 17

Chương 2 DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ VỚI HAI GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA 30

2.1 Giá trị lịch sử của dân ca ví - giặm xứ Nghệ 30

2.1.1 Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 31

2.1.2 Ví - giặm xứ Nghệ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 37

2.1.3 Ví - giặm xứ Nghệ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 40

2.1.4 Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn hiện nay 41

2.2 Giá trị văn hóa của ví - giặm xứ Nghệ 42

2.2.1 Không gian văn hóa (nguyên bản) của dân ca xứ Nghệ 43

2.2.2 Không gian văn hóa dân ca xứ Nghệ ngày nay 44

Trang 5

tính cộng đồng 45

2.2.4 Nghệ thuật xây dựng biểu tượng (hình tượng) văn hóa trong dân ca xứ Nghệ 47

2.2.5 Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ giàu bản sắc văn hóa 49

2.3 Một số giá trị tiêu biểu khác 53

2.3.1 Giá trị về văn học 53

2.3.2 Giá trị về mặt âm nhạc 58

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ 63

3.1 Thực trạng kho tàng di sản dân ca ví - giặm hiện nay 63

3.1.1 Thực trạng tư liệu di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 63

3.1.2 Những nguy cơ đối với di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 64

3.1.3 Nguyên nhân làm mai một dân ca ví - giặm xứ Nghệ 66

3.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm 67

3.2.1 Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu về dân ca ví - giặm 67

3.2.2 Hoạt động xây dựng câu lạc bộ đàn hát dân ca, phát huy sự lan tỏa của dân ca trong đời sống nhân dân 68

3.2.3 Phát huy dân ca ví - giặm xứ Nghệ bằng hình thức sân khấu hóa 69

3.2.4 Hoạt động dạy và học hát dân ca trong nhà trường và phát sóng trên Đài phát thanh - truyền hình Nghệ An 70

3.2.5 Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và lồng ghép đưa Dân ca ví - giặm vào các chương trình Liên hoan, hội diễn văn nghệ trong và ngoài tỉnh 71

3.3 Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví - giặm xứ Nghệ 72

3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 75

Trang 6

huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ đối với 2 tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh 75

3.4.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ 79

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xứ Nghệ là một trong những địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, nơi sinh ra các bậc hiền tài, những danh nhân lỗi lạc Từ cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước, người dân xứ Nghệ đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn di sản văn hóa dân gian phong phú, đa dạng và độc đáo với nhiều thể loại mang đậm bản sắc địa phương: Trong đó, dân ca ví - giặm được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ Di sản đó là món ăn tinh thần đã hình thành và nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người dân nơi đây Lịch sử của dân ca ví - giặm là một quá trình luôn phát triển, cả về bề rộng lẫn bề sâu mà chưa hề có sự đứt nối

Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu dân ca là xác định các giá trị của dân ca ví giặm Có thể thấy, dân ca ví giặm có nhiều đặc thù và giá trị xét từ các phương diện: lịch sử, xã hội, văn hóa, âm nhạc, văn học Giá trị nào của dân ca cũng đều quý giá Song, để chứng minh dân ca ví

- giặm là của riêng xứ Nghệ, tồn tại từ lâu đời và gắn với đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện cốt cách, bản sắc con người của người dân xứ Nghệ thì giá trị lịch sử và văn hóa mới thể hiện được hết Dù vậy, cho đến nay, một số vấn

đề dưới góc nhìn khoa học về giá trị lịch sử và giá trị văn hóa qua các chặng đường phát triển lịch sử - xã hội nhằm cung cấp đầy đủ các luận cứ khoa học, phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vào thực tiễn hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng

Dân ca ví - giặm đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng, không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các hình thức có tính chất biểu diễn, được sân khấu hóa, trong khi đó bản thân di sản dân ca là

“di sản sống”, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể tác động, đứng vững

và được nuôi dưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng Vì vậy:

Trang 8

- Cần có những đánh giá và nhận diện giá trị lịch sử - văn hóa của di sản văn hóa phi vật thể ví - giặm trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân xứ Nghệ, qua đó, làm sáng tỏ đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội thời kỳ

mà di sản ví - giặm ra đời và phát triển

- Khẳng định nét “độc đáo” riêng có của ví - giặm, hình dung được nét đẹp văn hóa trong tư tưởng, tình cảm và tâm hồn người dân xứ Nghệ

- Qua đó, xem xét các xu hướng vận động, các quan điểm thẩm mỹ khác nhau, xác lập, định hướng có tính dự báo, kiến nghị các giải pháp để bảo tồn và phát huy hiệu quả dân ca xứ Nghệ trước xu thế hội nhập là một việc làm cấp bách và đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Luận văn khoa học “Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân

ca ví - giặm xứ Nghệ” được thực hiện sẽ phần nào giải quyết những vấn đề

đang đặt ra đối với di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhận thức kho tàng di sản văn hóa dân gian Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá các giá trị của di sản văn hóa dân gian nhằm gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống của đất nước Ngày nay, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của giá trị văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội và con người Việt Nam, nơi lưu giữ những nét độc đáo, những giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa dân tộc

Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, Việt Nam đã có được những thành công đáng ghi nhận, 8 di sản văn hóa phi vật thể lần lượt được tổ chức UNESCO công nhận là những di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại Niềm vinh hạnh đó đã tiếp thêm sức mạnh, niềm

Trang 9

tin và kinh nghiệm cho các địa phương trong cả nước áp dụng để khai thác và đưa nguồn văn hóa dân gian còn tồn tại trong nhân dân lên tầm quốc tế

Ở Nghệ An, ý thức sự mai một của văn hóa truyền thống sẽ trở thành mối đe dọa đối với công tác xây dựng một nền văn hóa - văn nghệ mang đậm tính chất dân tộc, của xứ Nghệ nói riêng, hàng thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch, các cuộc hội thảo, các đợt điền giã để sưu tầm, nghiên cứu ở hầu khắp mọi miền quê trong và ngoài tỉnh với mục đích bảo tồn và lưu giữ các giá trị vốn cổ dân ca, trong đó có ví - giặm xứ Nghệ

Thời kỳ Pháp thuộc, tác giả Nguyễn Văn Ngọc đã bỏ nhiều công sức đi

sưu tầm, ghi chép, kết quả là đã sưu tập được 2 tập “Tục ngữ phong dao”,

xuất bản năm 1928 do Vĩnh Long thư quán xuất bản Tiếp đó Giáo sư Nguyễn

Đổng Chi cũng cho ra tập “Hát dặm Nghệ Tĩnh” của Tân Việt Hà Nội, xuất

bản 1944 Có thể nói, đây là 2 công trình ra đời sớm nhất, mở đầu cho quá trình tìm lại vốn di sản dân ca còn được lưu giữ trong đời sống nhân dân

Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc lại bắt đầu đứng trước cuộc chiến tranh mới, trường kỳ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, mãi đến

sau năm 1954, ông Vũ Ngọc Phan cho ra cuốn khảo cứu về “Tục ngữ dân ca”

do Ban nghiên cứu Văn-Sử - Địa xuất bản, Hà Nội, 1956 Đầu năm 1958, tác

giả Nguyễn Chung Anh ra quyển “Hát ví Nghệ Tĩnh” Ngoài ra có một số bài,

1 số câu đăng trên các báo chí tất cả công trình đó đều là những đánh giá bước đầu nhưng đều rất quý báu

Xứ Nghệ còn có đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học khá đông đảo, các nhạc sỹ tài hoa, tiêu biểu trong đó có GS Nguyễn Đổng Chi, PGS Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lưu, Lê Hàm, Đào Việt Hưng, An Thuyên, Hoàng Thọ đã cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên

cứu, sưu tầm như của PGS Ninh Viết Giao với “Hát phường vải”, Nhạc sĩ Lê

Trang 10

Hàm với “Dân ca Nghệ Tĩnh” (3 tập), Hát giặm Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi, Dân ca Nghệ Tĩnh của Vi Phong, Hoàng Thọ và Lữ Minh Dân với “Dân

ca các dân tộc thiểu số” Trong đó phải kể đến công trình “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ”của 3 tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh Lưu, được xem là

một tập đại thành về kho tàng dân ca của xứ Nghệ, là một tài liệu quý, góp phần giúp các thế hệ hiện nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp thu để bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của các làn điệu dân ca của quê hương

Có thể thấy, các công trình trên đã lưu giữ các tác phẩm về dân ca với nhiều thể loại, trong đó tập trung chủ yếu là ví và giặm thông qua công tác điền dã, ghi chép của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhạc sĩ Một

số công trình đã tìm hiểu về các đặc điểm của ví và giặm từ nhiều góc cạnh khác nhau chứ chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo về giá trị lịch sử và văn hóa của hát ví - giặm, giúp cho người đọc có thể hiểu hết thời đại xã hội mà ví - giặm đi qua cũng như nét duyên dáng trong văn hóa, trong cốt cách tâm hồn con người xứ Nghệ mà chỉ có ví - giặm mới diễn tả được hết

Với định hướng làm cơ sở lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ và cung cấp một số luận chứng khoa học cho công tác lập hồ sơ đệ trình tổ chức UNSCO công nhân “Dân ca ví - giặm xứ Nghệ” là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại, năm 2010, Nghệ An đã

triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ

Nghệ trước xu thế đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay” Lần đầu tiên, ví

và giặm được nghiên cứu một cách có hệ thống, thông qua các cuộc khảo sát, điền dã tới 28 huyện, thị Nghệ An và Hà Tĩnh (các cơ quan văn hóa cấp huyện, xã, tới nghệ nhân hát dân ca, tầng lớp học sinh, sinh viên, người dân ) tới các tỉnh bạn như TP Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Lạt , nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá mức độ yêu

Trang 11

thích, gìn giữ cũng như lan tỏa của di sản ví và giặm Tuy nhiên, đề tài khoa học chủ yếu được tiếp cận trên phương diện văn hóa học, tập trung đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca, phục vụ cho UBND tỉnh, ngành văn hóa và các cơ quan liên quan

Song song đó, để chuẩn bị cho công tác hoàn thiện hồ sơ đề nghị Tổ chức UNESCO công nhận “Dân ca ví - giặm xứ Nghệ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều cuộc tọa

đàm, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế như: tọa đàm “Trao đổi về giá trị, ý

nghĩa của dân ca ví - giặm Nghệ Tĩnh” (do Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch

Nghệ An chủ trì), trong đó, gái trị lịch sử và văn hóa đã được đưa ra luận bàn

Hội thảo Quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương

đại” (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ

chức) Các cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc trong và ngoài tỉnh đã tập trung nghiên cứu về các giá trị, thể loại, ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt tập trung chủ yếu vào các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị ví - giặm trong đời sống đương đại Tuy nhiên, góc nhìn về giá trị lịch sử và văn hóa mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu chung chung, hầu hết mới chỉ khai thác được khía cạnh nhỏ về văn hóa, hoặc bàn đến ví - giặm trong một giai đoạn lịch sử cụ thể

Bên cạnh đó, những mặt độc đáo, hấp dẫn của di sản dân ca ví - giặm cũng dần dần được làm sáng tỏ qua các bài báo, bài nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh, đăng tải trên các tạp chí Trung ương

và địa phương như Tính bác học trong ca từ dân ca ví giặm xứ Nghệ (Ninh Viết Giao), Vai trò của phương ngôn trong dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ, Suy

nghĩ về mấy lời hát ví (Phan Mậu Cảnh), Tính chất và đặc điểm của thể hò trong dân ca Nghệ Tĩnh (Phan Thành), Tính chất, đặc điểm và các làn điệu hát giặm xứ Nghệ (Hoàng Vinh), Hát giặm Nghệ Tĩnh- một thể hát dân ca

Trang 12

đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ (Đỗ Thị Kim Liên) Tuy vậy, các bài viết vẫn

chưa nêu một cách có hệ thống, chuyên sâu các giá trị của dân ca xứ Nghệ; các ý kiến còn phân tán, theo những mục đích nghiên cứu và vận dụng riêng của từng tác giả

Nhìn chung, các công trình, các bài nghiên cứu luận bàn về di sản ví - giặm từ trước đến nay đều là những kho tư liệu hết sức quý giá cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tư liệu, đồng thời căn cứ vào kết quả điều tra, sưu tầm thực tế từ các địa phương

có thực hành ví - giặm sẽ bổ cứu và dần làm sáng tỏ cho vấn đề lịch sử và văn

hóa cần nghiên cứu Hy vọng với luận văn khoa học “Tìm hiểu giá trị lịch sử

và văn hóa của di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ” sẽ góp phần giải quyết thỏa

đáng những vấn đề mà các công trình, đề tài nghiên cứu khác chưa hoặc ít đề cập đến

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về loại hình dân ca ví - giặm, làm sáng

tỏ giá trị lịch sử và giá trị văn hóa, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp mới

có tính khả thi nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của dân ca ví - giặm xứ Nghệ, khẳng định giá trị độc đáo, riêng có của di sản qua chặng đường phát triển của lịch sử cũng như tâm hồn, cốt cách, bản sắc văn hóa của người dân xứ Nghệ

- Thông qua tìm hiểu 2 giá trị lịch sử và văn hóa sẽ góp phần làm cơ sở

dữ liệu cho các cấp lãnh đạo, ngành văn hóa của tỉnh nhà trong quá trình lập

hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO vinh danh “Dân ca ví - giặm xứ Nghệ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Trang 13

- Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ của Nghệ An

- Đề xuất các giải pháp mới có tính khả thi nhằm góp phần bảo tồn và

phát huy di sản ví - giặm xứ Nghệ trước xu thế hội nhập và đổi mới đất nước

hiện nay

4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Kho tàng di sản dân ca xứ Nghệ rất phong phú, gồm có hò - ví - giặm, các hệ lai như sắc bùa, ca trù, xẩm, Bên cạnh đó, còn có khối lượng dân ca đồ sộ của các đồng bào dân tộc thiểu số như hát Nhuôn, hát Xuối, Lăm, Khắp, điệu Đu đu điềng điềng

Ở đây, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu 2 thể loại chính: thể Ví và Giặm (dân ca của người Việt) của Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Dân ca ví - giặm xứ Nghệ có rất nhiều giá trị đặc sắc, trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 giá trị chủ yếu, nổi bật nhất, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa

- Phạm vi nghiên cứu:

Dân ca ví - giặm xứ Nghệ là đặc sản chung của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tập trung ở 14 huyện, thị của tỉnh Nghệ An và 12 huyện ở tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép của luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu dân ca ví - giặm với phạm vi không gian là của tỉnh Nghệ

An và phạm vi thời gian được xuyên suốt từ khi hình thành dân ca ví - giặm cho đến tận ngày nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn khoa học trên, chúng tôi sử dụng các phương

pháp chính sau đây:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp lôgic

Trang 14

Ngoài ra, có sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như:

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp phân tích tài liệu

- Phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp của đề tài

- Luận văn cố gắng làm nổi bật nét đặc sắc của di sản ví - giặm trên phương diện nghiên cứu hai giá trị lịch sử và văn hóa Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời Bởi vậy, qua công tác khảo sát, điền dã, phân tích của luận văn thì lần đầu tiên, giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca

ví - giặm xứ Nghệ được tìm hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống, có tính khoa học, góp phần khẳng định giá trị độc đáo, riêng có của dân ca xứ Nghệ, không hề lẫn lộn với dân ca của địa phương nào khác

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần để các cấp các ngành quản

lý, văn hóa tham khảo nhằm định hướng cho công tác bảo tồn và phát huy di sản dân ca trong thời gian tới

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Vài nét về dân ca ví - giặm xứ Nghệ

Chương 2: Di sản dân ca ví - giặm với hai giá trị đặc sắc: Giá trị lịch sử

và văn hóa Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị

dân ca ví - giặm xứ Nghệ

Trang 15

Chương 1 VÀI NÉT VỀ DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ

1.1 Đôi nét về dân ca Việt Nam

Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có nền văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và giá trị của nó đã vượt qua bao thử thách của thời gian, bởi lẽ bản chất của văn hóa dân gian là lòng nhân nghĩa thủy chung, vì nghĩa tình, vì ấm no và hạnh phúc Dân ca là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học và âm nhạc dân gian của cả dân tộc Một trong những giá trị quý báu của dân ca là cho chúng ta thấy khá sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn của người Việt Nam Qua lời văn, nét nhạc, hình tượng dân ca, con người lao động Việt Nam từ bao đời nay muốn phô bày một cách chân thực nỗi lòng, ý nghĩ, tình cảm của mình Mỗi miền dân ca trong cả nước, ta lại không gặp con người Việt Nam chung chung, với một phong cách dân tộc chung chung, mà

ở đây ta gặp những con người Việt Nam cụ thể, những tâm hồn có phong cách riêng được hun đúc từ bao đời ở những vùng văn hóa dân gian khác nhau Con người Việt Nam qua dân ca là con người gắn bó với cuộc sống, tha thiết với quê hương, say sưa trong yêu đương, thủy chung trong tình nghĩa, cần cù, giản dị mà giàu ước mơ, hoài bão

Vậy, dân ca Việt Nam là gì?

Trong từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng [26,105]

Theo tác giả Phạm Lê Hòa (Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương): Dân ca là một loại hình âm nhạc với các thuộc tính: không có tên tác giả; được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng; gắn với đời sống của người dân và mang màu sắc vùng miền

Trang 16

Theo tác giả Trần Quang Hải (1): Dân ca là những bài ca không biết ai

là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên

Tóm lại, dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng và bền vững cùng với thời gian Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao giá trị các sáng tác dân gian, một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể Năm 1958, tại Hội

nghị cán bộ văn hóa, Người khẳng định: “Những câu tục ngữ, những câu vè,

ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống Các cán

bộ văn hóa cần phải giúp sáng tác của quần chúng Những sáng tác ấy là hòn ngọc quý”

Dân ca của mỗi vùng, mỗi miền đều có đặc điểm riêng về âm điệu và phong cách riêng biệt Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ Ví dụ: dân ca Quan họ khác với dân ca xứ Nghệ, dân ca các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca Nam Bộ

Nhiều làn điệu dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng như: Dân ca quan họ Bắc

Trang 17

tử miền Nam… và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch hát

Dân ca Việt Nam có rất nhiều thể loại:

Xét đặc điểm âm nhạc, làn điệu, có thể chia dân ca thành hai loại chính

là loại: Đa điệu (nhiều làn điệu) như dân ca Quan họ Bắc Ninh; đơn điệu như hát Ví, hát Giặm Nghệ - Tĩnh, hát Trống quân…

Xét về văn hóa vùng miền: Bắc Bộ có Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân, hát Dô ở Hà Tây ; Trung Bộ có hát

Ví - Giặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh, hò Huế, Lý Huế, hát Sắc bùa…; Nam bộ

có các điệu Lý, điệu Hò, Nói thơ…

Ngoài ra còn có dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H'Mông, Mường…), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng…) mỗi một miền dân ca đều mang một bản sắc, nét độc đáo riêng có

1.2 Dân ca ví - giặm xứ Nghệ

Trong mạch nguồn văn hóa và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca khác nhau như Quan họ của vùng đất Kinh Bắc (Bắc Ninh), Chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh,

Ca Huế, Đờn ca tài tử Nam bộ vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:

Anh đến giàn hoa thì hoa kia đạ (đã) nở Anh đến bến đò thì đò đạ (đã) sang sông Anh đến tìm em thì em đạ (đã) lấy chồng

Em yêu anh như rứa, hỏi có mặn nồng lấy chi [28,72]

(trích bài Ví Ghẹo)

Hay da diết và gợi nhớ như:

Người ơi! Bốn mùa xuân hạ thu đông

Trang 18

Thiếp ngồi canh cửi chỉ trông bóng chàng

Cũng có khi bộc trực và thẳng thắn đến độ:

Đã thương thì thương cho chắc

Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng

Khi buồn bỏ đi [19, 54]

Ðó là dân ca của Nghệ Tĩnh hay còn gọi là dân ca xứ Nghệ, chủ yếu là hát ví và giặm Dân ca xứ Nghệ như một làn điệu hội tụ "khí chất" của nhiều làn điệu dân ca Có một chút đa tình của Quan họ, chút bâng khuâng, vương buồn của Ca Huế, chút sâu lắng của Ca trù và cái khoẻ khoắn, rắn rỏi, chất phác của dân ca Nam bộ Nhưng trên hết, ví - giặm mang "khí chất" của chính

người Nghệ, của những “mô, tê, răng, rứa” đậm hồn xứ sở và là "đặc sản"

tinh thần của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Có thể hiểu, dân ca xứ Nghệ là thể loại dân ca do chính những người lao động Nghệ Tĩnh sáng tác nên, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng, ghi chép và mang đậm chất văn hóa địa phương của Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh)

1.2.1 Về tên gọi dân ca xứ Nghệ

Xứ Nghệ là tên gọi của vùng Châu Hoan cũ (bao gồm cả Nghệ An và

Hà Tĩnh), có từ thời nhà Hậu Lê Vào năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đã đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ

An (gọi tắt là xứ Nghệ) đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh, xứ Lạng, xứ Huế

Trải qua bao lần tách nhập, Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành 2 tỉnh hiện nay nhưng trong lịch sử lại là “xứ” có chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa

Trang 19

Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam (mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An

và Hà Tĩnh) Trung tâm của văn minh xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam

là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa (tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay)

Ngày nay, khái niệm “xứ Nghệ” không còn mang nặng tính chất địa giới hành chính mà dùng để nói về văn hóa của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh,

gọi chung là “văn hóa xứ Nghệ” Vì lẽ đó, di sản dân ca ví, giặm là kho tàng

vô giá của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, được gọi là dân ca xứ Nghệ

1.2.2 Cơ sở để hình thành dân ca ví - giặm xứ Nghệ

Người Việt Nam vốn là người thích thơ ca, thích hát, có thể nói còn hơn

cả thích kể chuyện Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã được nghe những điệu ru, điệu ví của bà, của mẹ Vào tuổi măng non lại ngân nga những bài hát đồng dao, ca dao Khi trưởng thành, bước vào sản xuất có những bài ca lao động; khi đất nước có chiến tranh thì có “tiếng hát át tiếng bom”; trong thời bình, có tiếng hát ngành y, tiếng hát ngành giáo dục, ngành văn hóa, ngành giao thông vận tải với người Nghệ, điều đó còn nổi trội hơn cả

Nghệ Tĩnh được xem là vùng đất cổ của non sông đất nước, kể từ khi nước nhà có tên là Văn Lang Trải qua bao thăng trầm với bao lần thay đổi tên gọi hành chính về phủ - châu - trại - thừa tuyên… Nghệ Tĩnh vẫn là một dải đất chạy từ khe Nước Lạnh đến tận đèo Ngang, để lại nhiều ấn tượng đặc biệt

so với các vùng miền trong cả nước Lẽ dĩ nhiên, trong nét chung để làm nên non sông gấm vóc Việt Nam thì nét riêng, sắc thái riêng của mỗi địa phương vốn có cũng là chuyện bình thường Xứ Nghệ là một trong những vùng đất mang nhiều sắc thái riêng, độc đáo đó

Trang 20

Về địa hình: Nghệ Tĩnh là vùng đồng bằng trung du rộng lớn, có núi

non trùng điệp mênh mông, sách Đại Nam nhất thống chí còn gọi là “đất tứ

tắc”, ý nói bốn bề hiểm trở Đúng là một vùng đất choáng ngợp bởi chằng chịt

hệ thống núi non, sông biển… tạo nên những nét đẹp kỳ thú hệt như những bức tranh thủy mặc nên thơ, khêu gợi những tâm hồn sinh thơ ca nhưng cũng tạo nên vẻ gân guốc, rắn rỏi cho thiên nhiên và con người xứ Nghệ

Về khí hậu: Có lẽ cũng không có địa phương nào có dạng thời tiết khắc

nghiệt như vùng đất xứ Nghệ “nắng rát mặt, rét cắt da”, hạn hán, lũ lụt luôn

thường trực trên mảnh đất này, để tồn tại, con người xứ Nghệ phải vượt qua nhiều khó khăn, vất vả:

Gió mưa chi lắm hỡi trời Lúa mùa toan gặt lại trôi đầy đồng Con đau vợ đói nhìn chồng

Khóc thảm, khóc thiết đỏ tròng con ngươi [48,125]

Về mặt dân tộc và ngôn ngữ, xứ Nghệ cũng là một vùng đáng chú ý bởi

có nhiều tộc người sinh sống, ngôn ngữ - văn hóa nơi đây dù đã trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, biến chuyển vẫn còn lưu giữ khá nhiều dấu vết cổ

Về tính cách của cư dân xứ Nghệ, dù không đến nỗi biệt lập song cũng có những nét độc đáo riêng do sự chi phối của hoàn cảnh Tác giả Bùi Dương Lịch (Nghệ An Ký) đã viết: Người Nghệ An khí chất chất phác đôn hậu, tính tình số đông thường chậm chạp không sắc sảo, cho nên làm việc gì cũng giữ gìn cẩn thận, bền vững ít bị xao động bởi những lợi hại trước mắt [12,20] Tựu chung, con người xứ Nghệ có những tính cách tiêu biểu sau: gan góc, mưu trí, bền bỉ phấn đấu để thích nghi với thiên nhiên mặc dù trong cái gan góc có cái bướng bỉnh, trong cái mưu trí có liều lĩnh, dũng cảm, nghị lực, sẵn sàng quên mình vì nghĩa lớn, khảng khái, thủy chung, trung thực, giàu tình cảm, …

Trang 21

Bên cạnh đó, Nghệ Tĩnh còn là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề đan lưới, nghề hái củi… là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng

Từ mảnh đất gian khó mà người xứ Nghệ vốn sẵn thông minh, rắn rỏi, bộc trực, mang cái “gàn” của ông đồ xứ Nghệ Các cộng đồng làng từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, địch hoạ, đầy gian khó của vùng đất khắc nghiệt Chính cái khát vọng sống của người và đất xứ Nghệ đã hoá thân thành những làn điệu dân ca

Ví - Giặm mộc mạc, chân chất, vừa tình tự, vừa sâu sắc, tựa như cái oai hùng, sừng sững của ngọn núi Hồng, của dòng sông Lam không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế So với dân ca vùng miền khác, hiếm có một vùng dân ca nào lại có sự gắn bó chặt chẽ với đủ các ngành nghề thủ công, có nét độc đáo nhất định Từ lao động, điệu ví - giặm được sản sinh: nghề trồng bông dệt vải có ví phường vải; nghề đan lưới có ví phường đan, nghề trên sông nước có ví đò đưa; hái củi có hát giặm

Lý giải sự phong phú, đa dạng văn hóa trong kho tàng dân ca, có học giả nước ngoài cho rằng: do trong giọng nói của người Việt đã chứa sẵn âm điệu của những bài hát, mà thổ âm của mỗi nơi lại một khác, cho nên việc ra đời những làn điệu dân ca phù hợp với chất giọng của mỗi vùng, miền là một điều dễ hiểu Từ đó mà làm nên một vùng dân ca xứ Nghệ đậm đà bản sắc

Thơ - ca - nhạc dân gian xứ Nghệ có thể ví như một dòng sông bắt nguồn từ những mạch sâu kín qua nhiều thời đại, mang theo tâm tư, tình cảm, ước mơ của con người trên mảnh đất vốn đã khô cằn sỏi đá Từ cuộc sống đầy vất vả mưu sinh, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, với những cơ cực

mà người xứ Nghệ đã bắt đầu bằng những lời ca, tiếng hát, trước là để cho

Trang 22

tinh thần sảng khoái, tươi vui, cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sau thành những cuộc hát đối đáp đầy ngẫu hứng, giao duyên được cả cộng đồng tham gia, đến nỗi mà:

Hát cho đổ quán xiêu đình, Cho long lanh nước, cho mình lấy ta Hát cho ngày rạng đông ra,

Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành [53, 65]

1.2.3 Vài nét về qúa trình hình thành và phát triển dân ca ví - giặm

xứ Nghệ

Ví - giặm là sản phẩm của cộng đồng người Việt ở xứ Nghệ, sáng tạo nên trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất, mang đậm bản sắc địa phương, là thổ sản tinh thần phản ánh trung thành nhiều khía cạnh độc đáo của người dân xứ Nghệ: chịu cực, chịu khổ, nhẫn nại, vừa giàu nghị lực, vừa chan chứa tình người

Cũng bởi xuất phát từ trong nhân dân lao động mà việc xác định dân ca

xứ Nghệ ra đời từ thế kỷ nào cũng khó chính xác Theo nhiều nguồn tư liệu để lại, căn cứ vào một ít bài hát giặm phản ánh tình hình thời Lê - Trịnh mà các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được ở Hà Tĩnh, từ thế kỷ XVII - XVIII, dân ca

xứ Nghệ đã phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến trong quần chúng nhân dân [12,299] Như vậy, quãng thời gian bắt đầu cho đến khi phát triển ắt phải trải qua một thời gian dài Có thể nói rằng, dân ca

xứ Nghệ đã tồn tại trên mảnh đất Lam Hồng từ rất lâu trong lịch sử Trải qua bao thăng trầm, dân ca xứ Nghệ có sự biến thiên, không ngừng đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với đương đại nhưng không làm mất đi hơi thở, cốt cách của người Nghệ trong đó

Trước cách mạng tháng Tám, phong trào sinh hoạt hát dân ca diễn ra khá sôi nổi, lúc đó các nghề thủ công còn đang phát triển, còn chỗ không gian sinh hoạt văn hóa cho hát ví, giặm

Trang 23

Sau năm 1945, những buổi sinh hoạt hát ví, giặm theo hình thức dân gian cũng ít dần, đặc biệt là hát giặm Đã có khoảng ba buổi hát ví phường vải diễn ra ở thành phố Vinh với mục đích phục vụ cho cách mạng Tiếp đó còn

có một số buổi hát ví nhỏ diễn ra như ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những năm 1960 - 1970,

xứ Nghệ lại chứng kiến một giai đoạn đầy sôi động của sinh hoạt hát dân

ca gắn với các phong trào văn hóa - văn nghệ của quần chúng… đặt nền tảng cho hàng loạt các hoạt cảnh, hoạt ca ra đời mang cả hình thức dân gian lẫn sân khấu chuyên nghiệp Cũng từ hình thức sân khấu quần chúng, các vở diễn lần lượt được dựng lên, đánh dấu cho giai đoạn thể nghiệm đến phát triển của dân ca xứ Nghệ, minh chứng cho sự phát huy của dân

ca vào đời sống

Trải qua hàng trăm năm được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn văn hóa dân gian, ví - giặm xứ Nghệ đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của người Nghệ Qua mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, di sản ấy lại được trao truyền, kế thừa và sáng tạo, bổ sung để thích ứng tốt hơn với môi trường, hoàn cảnh xã hội và điều kiện lịch sử - xã hội mới

Hiện nay, dù các hình thức sinh hoạt hát dân ca theo không gian diễn xướng dân gian không còn, thay vào đó là không gian ở các câu lạc bộ, các hội thi, hội diễn, trong trường học… song, dân ca xứ Nghệ đang thực sự hồi sinh mạnh mẽ với một dung mạo mới, giàu giá trị nghệ thuật mà không làm mất đi bản sắc và giá trị vốn có thủa nào

1.2.4 Một số đặc điểm chủ yếu của dân ca Ví - Giặm xứ Nghệ

1.2.4.1 Làn điệu Ví

Hát Ví là một đặc sản trong gia tài văn hóa tinh thần của xứ Nghệ, gắn liền với nghề nghiệp, có đủ các loại ví như ví phường vải, ví phường nón, ví

Trang 24

phường đan, ví phường củi, ví phường có bao nhiêu nghề nghiệp thủ công thì có bấy nhiêu loại ví đó Có rất nhiều cách hiểu về thể loại ví, có người cho rằng ví là ví von, so sánh như:

Cổ tay em trắng như ngà Mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen Theo GS Đinh Gia Khánh: “Nhân dân gọi là hát ví, có lẽ hát ví hay

dùng lối ví von để trao đổi tình cảm với nhau Giọng ví von rất gần với giọng thơ, âm giai và nhịp điệu Nếu chỉ hiểu đơn thuần như thế thì đâu gọi là đặc

sản của riêng xứ Nghệ Vì hát ví như thế thì dân ca Việt Nam ở mọi vùng miền cũng đều có lối ví von và so sánh

Từ ví còn có thể hiểu là tiếng địa phương có nghĩa là “với” Trong bài

Nhớ của Hồng Nguyên, chúng ta bắt gặp từ này ở một câu thơ có nghĩa như

vậy: Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc (Độc lập nhớ rẽ về chơi với nhau) Từ

“ví” có nghĩa là “với” hoàn toàn phù hợp với hình thức hát đối đáp giữa nam

và nữ của loại dân ca này (hát với nhau)

Cũng có ý kiến cho rằng: “ví” là “vói” và hát ví là hát với, hát vói, tức

bên nam đứng ngoài ngõ, ngoài đường, hát vói vào sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám con gái đang cấy lúa ở dưới đồng này “hát vói” sang khu ruộng bên cạnh với đám con trai đang nhổ mạ Hoặc trong khung cảnh “hát vói” giữa núi rừng:

Tiếng ai nói với bên non Muốn sang coi thử có dòn hay không?

Có hỏi thì có trả lời:

Một ngày hai bận trèo non Lấy gì mà đẹp mà dòn hỡi anh!

Trang 25

Thể Ví phù hợp với không gian văn hóa và hình thức trình diễn của lối đối đáp, giao duyên Cũng là hát đối đáp, nếu ở xứ Nghệ gọi là hát ví thì ở một số nơi lại gọi là hát Ghẹo, hát Đúm, hát trống quân Như vậy, có nhiều cách hiểu về “hát ví” và mỗi cách hiểu đều phù hợp với hoàn cảnh và không gian diễn xướng lúc hát Có thể thấy, chỉ có “hát ví” được dùng phổ biến ở Nghệ - Tĩnh mà không thấy có ở địa phương khác trong cả nước

Nhìn chung, hát ví có những đặc điểm sau:

Khác với hát quan họ ở Bắc Ninh, hát ghẹo ở Phú Thọ và hát Cửa đình

ở một số nơi khác, nhân dân Nghệ Tĩnh hát ví không cần tính đến thời gian Quanh năm trên đất Nghệ Tĩnh, lúc nào cũng có thể nghe tiếng hát ví, không hát phường vải thì nghe hát phường củi, phường cấy, phường đan…

Đặc điểm nổi trội của hát ví, nhất là hát ví phường vải, phường đan

đó là có sự tham gia của tầng lớp nho sĩ Phần lớn các nho sĩ này là các trí thức bình dân, xuất thân từ quần chúng lao động, nhưng cũng có người là con nhà dòng dõi, con nhà khoa bảng, có khi là những người còn có tên trên bảng vàng Thường tham gia hát ví họ đóng vai trò là “thầy gà”, “thầy bày” cho bên nam và bên nữ Hát ví đã trải qua một thời gian dài lại có sự tham gia của các nho sĩ nên các câu hát ví vốn được sáng tác theo thể lục bát và lục bát biến thể cũng thêm phần chải chuốt, điêu luyện, thể hiện tình cảm phong phú, phức tạp, nhiều vẻ, nhiều câu mang tính trí tuệ, chơi chữ và có chất “trạng”:

Đá có rêu bởi vì nước đứng Núi bạc đầu bởi tại sương sa Thấy anh em muốn giao ca

Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời Thấy anh em muốn trao lời

Sợ chòm mây bạc giữa trời vội tan [48, 80]

Trang 26

Theo các nhà nghiên cứu, nếu phân theo loại hình lao động thì có rất nhiều loại hát ví, nghề nào có loại ví đó Nếu chia làn điệu theo tình cảm, hát

ví cũng tương đối đa dạng như: ví thương, ví giận, ví ai oán, ví tình cảm tức

là con người có bao nhiêu cung bậc tình cảm thì có bấy nhiêu loại hát ví Nhưng dựa trên tính chất âm nhạc thì hát ví chỉ có một làn điệu, thường gọi là làn điệu hát ví Khi câu hát ví được cất lên, người nghe có thể cảm nhận nét dí dỏm nhưng ẩn trong đó là nỗi buồn man mác, hát cho người khác thì ít mà hát cho chính mình thì nhiều Người nghệ sỹ nông dân đã gửi gắm vào trong những lời ca, câu hát biết bao tâm tư, tình cảm ấp ủ bấy lâu Ta có thể coi hát

ví là những bản tình ca của người lao động, nó gắn bó máu thịt và trở nên quá

đỗi thân quen trong sinh hoạt thường ngày của người dân

Trong hát ví, thanh niên nam nữ đã vượt ra khỏi tầm tư tưởng phong kiến, họ từ làng này sang làng khác, từ vùng nọ qua vùng kia để tìm kiếm bạn hiền, chọn vợ, chọn chồng Có đến hàng trăm câu ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi những câu hát ấy được lớp thế hệ sau ghi nhớ bởi lời thơ vô cùng bình dị, dễ thuộc, mà cũng rất đỗi tài hoa

Hát ví có thủ tục khá chặt chẽ Thông thường một cuộc hát có 3 chặng:

Chặng một: là các bước hát dạo, hát chào, hát mừng và hát hỏi Hát dạo

là hát khi mới đến, mới dạo qua xem thử có đối tượng để hát, để thăm dò Khi

đã hát dạo xong, ướm chừng hợp tình hợp ý thì bắt đầu bước vào màn hát chào, hát mời Sau hát mời là hát hỏi Hát hỏi là để tìm hiểu, thăm dò đối tượng, yêu cầu đối tượng phải giới thiệu về bản thân và bộc lộ tình cảm Hỏi

để thử trí thông minh, sự nhanh trí Hát dạo dạo, hát chào, hát hỏi cũng là cách bày tỏ thái độ trân trọng, lịch sử của chủ nhà, chủ hội với người đến hát

Hát chào:

Chào chàng nho sĩ anh tài Trăng trong bờ liễu, gió ngoài đường mây

Trang 27

Hát mời:

Mời chàng nhẹ gót vào hiên Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người Mời chàng vô chiếu mà ngồi

Thung dung rồi sẽ hiểu lời ra thưa

Hát hỏi:

Hỏi chàng danh tính thế nào

Để khi thưa gửi, đón chào làm quen?

Hỏi chàng quê quán nơi đâu

Để khi nhắn gửi tờ câu, cánh hồng?

Chặng hai: là hát đố, hát đối Đây là giai đoạn thử thách tài năng của cả

bên nam và bên nữ Hát đố có khi hát đố sách, đố chữ, có khi đố kiến thức về mọi lĩnh vực trong đời sống Đặc biệt, giai đoạn này thường được đẩy lên kịch tính khi có sự tham gia của các nhà nho với tư cách là “thầy gà” nên câu

đố cũng trở nên thâm thúy, hóc búa và đầy thú vị

Chặng ba: được xem là chặng quan trọng nhất, có nhiều câu hát hay,

gồm: hát mời, hát xe kết và hát tiễn Đây là chặng cuối, khi mà hai bên đã

thân thiết, quyến luyến và gắn bó hơn, vậy nên khi sắp phải chia tay để “rạng

ngày ai về nhà nấy” thường khiến cho bước xe kết kéo dài, có khi kéo thâu

đêm suốt sáng với bao nỗi niềm nhớ thương, tiếc nuối

Ra về để áo lại đây

Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương

Hay là:

Ra về răng được mà về Bức thư chưa gửi, lời thề chưa trao

Về cách hát, trước khi hát một câu, bên nam hoặc bên nữ phải xướng

lên một câu Ví dụ như hát phường vải, bên nam gọi bên nữ: “Ơ này, chị em

Trang 28

phường vải ơi!” Bên nữ thưa “Ơ thưa chi!” rồi bên nam mới hát Cứ thế

cuộc hát cứ lần hồi cho đến khi được đẩy lên đến cao trào, từ đầu hôm đến canh sáng, thậm chí cuộc hát có thể kế tiếp đến ngày hôm sau

* Một số làn điệu đặc sắc của hát ví:

Ví phường vải: Vùng Nghệ Tĩnh xưa kia là vùng đất có trồng nhiều

bông sợi, cũng là nơi có nhiều tập tục ví phường vải nổi tiếng như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), Trường Lưu - Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh)…

Cứ đến tháng chạp âm lịch hàng năm, người nông dân đã bắt đầu vụ trồng bông Tới tháng 5 đã có bông đưa về làm thành những con cúi Dùng con cúi đó tác động vào xa quay mà kéo thành sợi Từ những sợi đó còn phải trải qua một số thao tác kỹ thuật và lên khung cửu dệt thành vải Năm nào cũng từ tháng 5, tháng 6 âm lịch là bắt đầu kéo sợi, tới tháng chạp mới giảm

Công việc kéo sợi chỉ dành cho đàn bà con gái làm về đêm, tranh thủ thời gian rảnh rỗi Muốn kéo sợi ban đêm thì phải thắp đèn Để đỡ tốn tiền mua dầu đèn, người ta nghĩ ra một cách vừa vui, vừa thuận tiện là họp phường Cứ ba đến năm cô gái xóm giềng với nhau họp thành một phường Mỗi bận họp phường, các cô đều vui miệng hát rải một đôi câu cho quên mệt nhọc và đỡ buồn ngủ Rồi dần dà những trai tráng trong làng dạo chơi, đêm hôm thấy thế cũng dừng bước ví đôi lời để cầu vui Thế là cuộc ví hát đối chọi nhau bắt đầu Sau dần, thấy vui và có lợi cho công việc kéo sợi, các bậc đàn anh trong thôn xã cũng hưởng ứng phong trào này Từ đó, cứ tới mùa kéo sợi, thế nào cũng có cuộc ví hát của đôi bên nam nữ gọi là “ví phường vải” Câu hát của ví phường vải thường nhẹ nhàng, thiết tha hòa quyện trong khung cảnh nhẹ nhàng, trăng thanh gió mát của ngày hè, của tiếng xa sè sè, tiếng quay vo vo êm ả Thế mới có câu hát:

Trang 29

Hát phường vải là một loại hát ví đặc sắc trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh Cũng như các loại dân ca khác, nó là một phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân, gắn liền với các phường vải của các cô gái xứ Nghệ, nhất là các vùng Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An), Nghi Xuân, Kỳ Anh, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) Hát phường vải mang đậm tính chất trữ tình, thể hiện chiều sâu tâm hồn của người dân qua các thời kỳ lịch sử, đằm thắm trong lời ca và âm điệu có lúc trầm buồn, man mác

Quần chúng nhân dân là những nghệ nhân dân gian, là "tác giả" của những câu hát phường vải đầu tiên và cũng chính họ là những người bảo lưu,

kế thừa và phát huy vốn hát ví, vốn ca dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê hương

Hát ví phường vải còn có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa tình cảm vừa thể hiện trí tuệ, nhờ vậy hát ví chính là sự kết hợp giữa những người trí thức với người lao động Nếu xét về phương diện văn học thì ví phường vài còn là cuộc thi tài đọ sức về văn chương Tham gia cuộc hát yêu cầu người hát phải nhanh trí và khôn khéo, có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống bất ngờ Đó cũng là một trong tính cách nổi bật của người Nghệ: ham học, ham đọ kiến thức, tôn vinh trí tuệ ngay cả trong ca hát Chính vì thế Hát phường vải thu hút đông đảo các nhà trí thức xa gần tụ hội về miền đất ví như Nam Đàn, Trường Lộc để tham gia sinh hoạt

Trang 30

Hát ví phường vải đã để lại nhiều áng văn chương hay Người xứ Nghệ vốn yêu thơ ca, con nhà nông có, con nhà khoa bảng cũng có, khi hát đố sách,

đố chữ, có khi hát đố về những vấn đề thực tiễn, như là:

"Truyện Kiều anh thuộc làu làu,

Đố anh đọc được một câu hết Kiều",

Có khi là câu đố đố hóc búa:

Năm con ngựa cột cồn Ngũ Mã

Ví phường vải là một thể vừa định hình vừa không câu trúc bởi điều gì, thậm chí không cần đến một nhạc cụ nào mà sức sống của nó rất lâu bền,

dù canh cửi giờ đây không còn nữa

Ví đò đưa sông Lam

Đặc điểm của loại ví này chỉ hát trên sông, lúc đò đang đi xuôi hoặc ngược dòng, còn khi neo đậu không ai hát nữa Khi thuyền trôi trên sông, người chống đò cầm sào đi lên phía mũi thuyền, bỏ sào chống xuống nước, tay cầm đầu sào chống bả vai, rồi lấy sức chống con sào đi ngược với con thuyền, lúc nhổ sào người chống sào đi thong thả về vị trí cũ hết một cội sào, lúc đó họ mới nghỉ ngơi và cất lên tiếng hát Có lúc người ngồi bên mạn

thuyền hát một câu ví tâm tình (trích Ví đò đưa sông Lam):

Người ơi! Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh

Thuyền em lên thác xuống ghềnh Nước non là nghĩa, là tình ai ơi! [28, 65]

Âm điệu của ví đò đưa sông Lam nghe man mác, bao la và đầy sâu lắng Ngoài ra, trong di sản hát ví còn có ví đò đưa sông La, ví phường cấy,

ví trèo non, ví phường đan…

Trang 31

và hát giặm vè (tức vè sáng tác theo thể hát giặm) Đây là một hình thức dân

ca đơn giản, mang dáng dấp hùng dũng nhưng đều đều của một động tác khỏe được lặp đi lặp lại; cũng mang cái chất chác, phóng khoáng của con người thời cổ, hay của con người chốn núi rừng

Đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về “giặm”

Có người cho rằng nó xuất phát từ tính cách phân đoạn của bản thân hát

giặm Có nghĩa giặm là quãng (quãng đường), người thì cho rằng giặm là

giẵm (giẫm chân theo nhịp hát) Cũng có cách lý giải “giặm” nghĩa là

“giắm”, điền vào chỗ trống trong câu hát bởi thông thường một trổ hát giặm

có 5 câu thì câu 5 chính là sự nhắc lại của câu 4 dù có thể có một số thay đổi, trừ 2 chữ cuối là giống nhau:

Mự nỏ biết tui mô Tui nỏ biết mự mô Sóng ngoài bể dồn vô Mây rừng xanh kéo lại Mây đại ngàn kéo lại

Giặm cũng là đặc sản của riêng xứ Nghệ Một số người từng cho rằng hát giặm xứ Nghệ giống hát giặm Quyền Sơn của Hà - Nam - Ninh về nhiều mặt, trong đó có cả phần âm nhạc Tuy nhiên, theo tìm hiểu, loại hát ở Quyền

Trang 32

Sơn là hát Giậm chứ không phải Giặm, là một loại hát lễ nghi phong tục, hát

cửa đền, gắn với nghi lễ thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt

Nhân đây, chúng tôi cũng xin đưa ra một ý kiến mới của Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, cho rằng: “giặm” được hiểu là sinh hoạt của những người đi hái củi trên sườn núi, khi tiếng hát được cất lên, thường va vào vách núi, vách tường và vọng lại, tạo thành tiếng vang, khiến cho câu hát có sự lặp lại ở cuối câu Thông thường thì yếu tố nhạc trong thơ đã có tiếng vang [48,18] Đúng hay không còn cần phải tiếp tục được nghiên cứu

Về mặt kết cấu, thể giặm có các điểm chú ý sau:

- Cũng như hát ví, nhân dân xứ Nghệ hát giặm quanh năm, không phân biệt xuân hay hạ, thu hay đông, mỗi khi có dịp cùng nhau lao động, gặp gỡ giữa trai và gái là có hát giặm (giặm nam nữ)

- Hát giặm cũng có phưòng hội, song thủ tục lại không chặt chẽ và bài bản như hát ví Thường có 3 chặng cơ bản là: chặng hát dạo; chặng hát đố, hát đối và chặng hát hát xe kết

- Về thể thức: căn bản là khúc hát gồm năm câu, trong đó có một câu láy lại thường điệp cả ý lẫn lời (trừ trường hợp biến dạng):

Con voi to sức nghìn Còn ẩn bóng chưa ra Nghĩ như thân đàn bà Nắng đến trưa phải chịu Nắng cháy sườn phải chịu

Hát giặm xứ Nghệ là hình thức hát thô sơ, giọng hát nghe đều đều, nhạc điệu đơn giản Mỗi lần hát có bài thường có ba đến bốn chục câu và hát theo lối ứng khẩu Các bài hát giặm thường dễ nhớ, dễ thuộc, có tính tự sự, khuyên nhủ, kể lể, trầm mặc, khuyên răn, có khi còn mang tính hài hước, dí dỏm, châm biếm, lai có cả trữ tình, giao duyên So với hát ví, hát giặm mang nhiều

âm ngữ địa phương như “mô, tê, răng, rứa, bà tui, bầy choa…”

Trang 33

Hát giặm có các làn điệu: giặm kể, giặm nối, giặm vè, giặm cửa quyền, giặm ru, giặm xẩm, giặm Lạch Quèn…

* Giặm có hai hình thức diễn xướng chủ yếu:

- Hát giặm vè:

Hát giặm vè là loại sáng tác có sự chuẩn bị về mặt nội dung, có bố cục

và được trau chuốt về hình thức Thường do một hoặc một số người sáng tác, được lưu truyền trong làng hay một vài xã Những bài hay, có giá trị sẽ được phổ biến rộng rãi cho nhiều vùng biết đến Mục đích của loại sáng tác này cũng rất phong phú, thường là phương tiện để giáo dục, phê phán những thói

hư tật xấu, có tính chất tuyên truyền hay cổ động vấn đề gì đó mang nội dung lịch sử, cách mạng Cũng có bài có nội dung trữ tình về tình yêu trai gái, tình

vợ chồng, tình cha con…

- Hát giặm nam nữ:

Lời hát giặm nam nữ do thổ ngữ từng vùng mà hát theo vần tiết của

thưo năm chữ và thêm những chữ đệm để lấy đà hoặc lót như: rứa mới, rồi,

mì, là ơ là phương tiện để giao lưu, trao đổi tình cảm giữa con người với

nhau trọng mọi không gian, thời gian, các hình thức lao động, nghề nghiệp như dệt vải, đi cày, đi cấy, đi buôn, chèo thuyền, hái củi… dựa trên các động tác, thao tác của lao động

Hát giặm gồm có hát nói và hát ngâm Hát nói tương tự như những câu nói thường tình, có âm tiết, có vần, gây một cảm giác chắc khỏe, đều đều, thế

nên, dân gian mới có câu “dại nhất ngồi thổi tù và, thứ hai ngồi hát giặm”

Để đỡ phần khô khan, giọng hát ngâm trở thành phần thứ yếu của hát giặm,

phát triển từ hát nói

Ôm lấy cam tiếc quýt

Ôm lấy bưởi tiếc bòng

Ôm lấy thị tiếc hồng

Trang 34

Ôm lấy nồi đất tiếc nồi đồng

Ôm lấy con gái tiếc mẹ giòng

Lạ chi cái thói đàn ông Muốn ôm lắc đi cả Muốn vơ quàng đi cả [28,79].

Trong các cuộc hát, đoạn hát, người hát phải tự xứ lý sắc thái, giọng điệu để thể hiện phần hát của mình Hát giặm nam nữ thường có phường, có cuộc, có thể 2 -3 người, 5 - 7 người trong cuộc hát, tùy theo vấn đề, chủ đề cần diễn đạt, người hát có thể hát 10 - 15 câu, thậm chí vài chục câu Tất cả những câu này đều phải nghĩ ra trực tiếp, ứng khẩu trực tiếp, có thể do người

hát hoặc có sự tham gia của “thầy bày, thầy gà”

Tuy hát ví và giặm là 2 làn điệu khác biệt, song lại có mối quan hệ qua lại lẫn nhau về mặt ca từ và âm điệu Trong hát giặm, đặc biệt là giặm nam nữ

có 2 lối hát chủ yếu: hát ngâm và hát nói.Trong đó, hát nói vẫn là cơ bản và chủ yếu của âm nhạc hát giặm Tuy nhiên, nếu suốt cuộc hát chỉ sử dụng lối hát nói, sẽ gây nên cảm giác nặng nề, mệt nhọc cho cả người hát lẫn người nghe, thế nên mới có thêm lối hát ngâm, tuy là thứ yếu song lại là nhân tố làm cho hát giặm đỡ nhàm chán, đỡ khô khan Hát ngâm… có khi đoạn mở đầu hát giặm đã được bắt đầu bằng hai câu lục bát, sau đó mới đến hàng loạt câu 5 chữ Và những câu lục bát hoặc mượn của hát ví hoặc sáng tác theo thể hát ví khiến cho âm điệu cũng có vẻ trầm bổng:

Anh say lời nói em rồi Ngày đêm không chộ dạ bồi hồi lắm thay Cầm lấy trốc cày

Anh tưởng là trốc cuốc Tay bưng đọi ruốc Anh tưởng là đọi canh [28,85]

Trang 35

Rõ ràng, về mặt ca từ, hát ví đã có ảnh hưởng nhất định tới hát giặm Ngược lại, hát giặm cũng có quan hệ mật thiết với hát ví, thể hiện rõ nhất trong hát ví phường vải

Trong cuộc hát phường vải, người ta nhận thấy nếu cứ hát mãi làn điệu

ví cũng khiến người nghe cảm thấy đều đều, buồn chán Để thay đổi không khí, những phường anh, phường chị đã sử dụng đến hát giặm (thường chỉ dùng một đoạn hay sáng tác một đoạn nhưng vẫn phải trọn vẹn ý tình) Chẳng hạn trong đoạn hát chào:

Khi máy mắt khi nhện sa Khi chuột rích trong nhà Khi khách kêu ngoài ngõ Tay em quay xa đủng đỉnh Tay em cầm chìa khóa động đào [28,90]

Như vậy, giữa hát ví và hát giặm có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rõ rệt

về mặt ca từ và âm điệu, chủ yếu là là ở 2 câu lục bát mở đầu cho bài giặm nam nữ và xen lẫn hát giặm giữa hát ví tạo nên nét độc đáo của dân ca xứ Nghệ Có thể thấy, bên cạnh một hát ví trong trẻo, nhẹ nhàng, lả lướt, thì sự lắng đọng, chắc khỏe, tâm tình của giặm đã hòa quyện vào nhau, tạo nên những “tổ khúc Ví - Giặm” độc đáo, đặc sắc khiến cho mọi người thêm yêu mến dân ca quê mình

Trang 36

Chương 2

DI SẢN DÂN CA VÍ - GIẶM XỨ NGHỆ VỚI HAI GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA

2.1 Giá trị lịch sử của dân ca ví - giặm xứ Nghệ

Từ việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển dân ca ví - giặm xứ Nghệ có thể thấy, di sản ví - giặm mang một giá trị lịch sử to lớn, xuyên suốt chiều dài lịch sử của vùng đất và con người xứ Nghệ

Qua dân ca ví - giặm, còn có thể đánh dấu sự phát triển thịnh vượng của cư dân các phường vải, phường củi, phường cấy, hái củi, phường nón… những nghề thủ công này sớm được các sách phong thổ ký ghi nhận, đánh giá cao và trở thành niềm tự hào của người dân địa phương Khi sản phẩm dồi dào, thêm phần sản vật tự nhiên cũng phong phú thì nhu cầu buôn bán, giao thương cũng từ đó mà phát triển Cũng theo các tài liệu phong thổ, địa chí ghi chép lại, từ khoảng thế kỷ XVII-XVIII, việc buôn bán, giao thương nội hạt đã rất phồn thịnh:

Nghe đồn chợ Cầu hơn đỗ Đồn chợ Trỗ hơn Vưng Gạo chợ Chế cầm thưng Bạc chợ Vịnh cầm chừng Tui với mự ta chung lưng Tui năm quan tiền kẽm

Mự chục quan tiền Đồng

Bỏ vô gánh vô gồng

Ai chung nữa cũng không

Vô đàng trong ta chạm Gạo

Ra đàng ngoài ta chạm Gạo [48,107]

Trang 37

Ví - giặm đi vào đời sống lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng nhân dân xứ Nghệ qua sự giao thương buôn bán, kết nghĩa trong thương mại và cả trong nghệ thuật

Dân ca xứ Nghệ phản ánh trung thực mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm của người dân địa phương Đó là cuộc sống phải cần

cù lao động thì mới có thể tồn tại được trên vùng đất mà thiên nhiên vừa ưu đãi lại vừa khắc nghiệt đối với con người (vừa là cơ hội vừa là thách thức) Khi câu hát cất lên, người thưởng thức sẽ thấy lấp ló một tiếng cười dí dỏm lại vừa buồn man mác Người nghệ sỹ nông dân đã gửi gắm vào trong những lời ca, câu hát biết bao tâm tư, tình cảm ấp ủ bấy lâu, như là những bản tình ca của người lao động xứ Nghệ

Ở khía cạnh lịch sử xã hội, hàng thế kỷ qua, mỗi câu hát dân ca ví - giặm đều thể hiện một cách chân thực, tinh tế mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần, các sinh hoạt văn hóa cũng như tâm tư, tình cảm của người dân xứ Nghệ Những câu hát dân ca ví - giặm vốn mềm mại, sâu lắng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa lại có lúc trở thành vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến của nhân dân lao động, thể hiện tư tưởng đấu tranh chống những bất công, ngang trái trong cuộc đời Bằng dân ca ví - giặm, người dân xứ Nghệ đã góp phần phản ánh một phần về đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội mà nó ra đời và phát triển

2.1.1 Ví - giặm xứ Nghệ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20

Sau khi nhà Nguyễn ký Hiệp định nhường 3 tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp cũng là lúc xã hội Việt Nam có nhiều biến động, trước hết là phong trào Văn Thân, rồi đến phong trào Cần Vương Trong giai đoạn này, ở Nghệ Tĩnh, xuất hiện những bài dân ca ví - giặm cách mạng phản ánh lại các cuộc đấu tranh của nhân dân

Các chí sĩ cuối giai đoạn này đã có những cái nhìn mới, hướng đấu tranh mới đó là sử dụng dân ca làm ngọn cờ chiến đấu, khơi dậy lòng tự trọng

Trang 38

dân tộc, lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân đứng lên vì chính nghĩa, vì độc lập dân tộc

Nhiều bài hát giặm thể hiện tình yêu quê hương xứ sở, nổi bật nhất vẫn

là lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống mọi thế lực thù địch, nhất là phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, chống phong kiến trong giặm vè

Mấy trăm dân cùng chộ (thấy) Mấy ngàn dân cũng tường (tỏ) Kháp (gặp) đâu đánh đó

Cứ phép thôn dân Cộôc (gậy) tre hãy dần (đánh nhừu tử) [28,80]

Sức hấp dẫn của ví - giặm còn lôi kéo được các nho sĩ, các nhà khoa bảng, các danh sĩ tài ba, các sĩ phu yêu nước và sau này là các thầy giáo, thầy

ký, thầy thông… thời Pháp thuộc tham gia Lịch sử nước nhà từng chứng kiến, khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, triều đình Việt Nam đã ra lệnh bãi bỏ các kỳ thi hương năm 1918 (Mậu Ngọ) và các kỳ thi hội năm 1919 Thân phận của các nhà nho cũng bị xáo trộn Trong buổi hoàng hôn của nho giáo, có rất nhiều người đã tìm cách giải phiền thông qua việc tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong các cuộc hát ví của quần chúng Xứ Nghệ bấy giờ thịnh hành nghề bông sợi, một số nhà nho, nhà khoa bảng đã trà trộn vào phường hát, mở đầu cho một kỷ nguyên mới mẻ về hát ví (nhất là hát phường vải) Hát vừa cho vui, vừa là cơ hội để các nhà nho trí thức trổ tài, khoe sức nên những câu hát thường được gọt đẽo, trở nên sâu sắc khiến người

ít học và kém tài đối đáp cũng nhiều phen gặp khó khăn Có khi thầy nho tham gia hát ví trực tiếp nhưng cũng có khi chỉ đứng vai trò là “thầy gà” cho một chàng trai hoặc nhóm hát nào đó Thành thử cuộc hát nào có họ thì trở nên thâm thúy, kịch tính hơn rất nhiều Chẳng hạn như lối chơi chữ: khi nói

về thú chơi cờ, cũng như thú vui uống rượu, phường vải có những câu ví:

Trang 39

Tướng chàng Nho sĩ tốt tươi Uớc chi thầy mạ (mã) xe đôi cho chàng

Điều đặc biệt trong hát ví giặm xứ Nghệ đó là, không chỉ vừa hát vừa lao động, nghệ sĩ hát (nhất là hát ví) cũng đồng thời là người sáng tác lời ca:

Đồn đây có gái hát tài

Để ta đối địch một vài trống canh Dẫu thua, dẫu được cũng đành

Bõ công đèn sách học hành bấy lâu

So với dân ca các vùng miền khác, cân ca xứ Nghệ có sự tham gia sáng tác của tầng lớp nho sĩ làm cho ca từ là những sáng tác dân gian được đẽo gọt tinh vi, tính trí tuệ, bác học mà cái hay, cái đẹp được thể hiện ở lối đối đáp, điển tích (thể hiện chủ yếu trong làn điệu ví phường vải) Tuy nhiên, sự phân loại trên chỉ mang tính tương đối, khó rạch ròi vì xét đến cùng, đã là dân ca thì chủ yếu tác giả là người lao động, là quần chúng nhân dân nói chung, nghệ nhân nói riêng

Qua dân ca ví - giặm còn có thể biết đến một gian đoạn lịch sử xã hội với những thế hệ là các nhà nho lỗi lạc và sĩ phu yêu nước Họ thường xuất thân từ quần chúng hay ít ra cũng có dịp lăn lộn trong quần chúng Có thể nói,

do được tắm gội ít nhiều với ngọn nguồn mát mẻ của dân ca cũng đã ít nhiều giúp họ trau chuốt thêm ngữ ngôn của dân tộc, cung cấp cho họ những hiểu biết về cuộc sống, về cảnh vật ở nông thôn Được bao quanh mình vốn văn hóa của dân tộc, các sáng tác của dân gian từ đời nọ qua đời kia đã bồi dưỡng cho họ tình yêu cuộc sống, bất bình trước xã hội bất công và khát khao một xã hội Họ được dân gian gọi là những nghệ nhân và được chia làm 3 bộ phận:

+ Bộ phận thứ nhất là nghệ nhân dân gian có bước qua cửa Khổng sân trình như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Phan Bội Châu trước khi là những tác gia xuất sắc họ đều là những nghệ

Trang 40

nhân dân gian nổi tiếng trong làng hát ví Dân gian còn lưu lại giai thoại về Nguyễn Du đi chơi hát ví ở Trường Lưu, để lại cho đời hai bài thơ “Thác lời trai phường nón” và “Gửi lại gái phường vải”; bài văn tế “Văn tế sống Trương Lưu nhị nữ” và những giai thoại giữa Nguyễn Du và cô Xạ, giữa Nguyễn Du

và cô Cúc…

Xin được kể thêm một giai thoại Ấy là một buổi chiều, Nguyễn Du cưỡi ngựa sang Trường Lưu hát phường vải Đi đến đò Cài, chẳng may trời nổi cơn dông Ngày đã gần tàn, con đò ở bên kia sông, cô lái đò đã gác lái khi nào rồi, ngoài Nguyễn Du ra, không một người nào qua lại Giữa lúc không biết bằng cách nào để qua sông, về thì tiếc cuộc hát tối nay thì lúc đó, một giọng hát trong trẻo du dương cất lên:

Sóng to thuyền bé khó sang Thiếp nguyện thiên địa giúp chàng một phen

Theo âm vang trầm trầm mênh mang của tiếng hát, con đò nhổ sào, tự động lướt qua sông rồi cập bến bên này để đưa Nguyễn Du đi hát phường vải Phải chăng lòng say mê hát ví của Nguyễn Du đã khiến quỷ thần cảm động

+ Bộ phận thứ hai là những sĩ phu yêu nước Họ vốn xuất thân từ quần chúng nhân dân nhưng lại ở trong thời binh đao khói lửa, nhất là từ ngày Tây qua, những con người ấy luôn có chí hướng muốn cứu lấy giang san Bên cạnh đó, họ lại là những người say mê hát ví, hoặc vốn đã là những nghệ nhân trong làng hát ví, nên mỗi khi tham gia, họ đã lợi dụng phương tiện tự túc ấy của dân gian để khêu gợi lòng yêu nước và chí căm thù giặc trong nhân dân Có thể kể đến như: Trần Tấn, Đặng Như Mai, Cao Thắng,

đề Kiều, đề Nam, Hoàng Giáp Lập, Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Vương Thúc Quý, Bùi Chính Lộ, Đặng Văn Bá, Nguyễn Thức Canh, Lê Võ đều đi chơi hát phường vải Tiêu biểu nhất trong bộ phận nhà nho là thi sĩ yêu nước

đi chơi hát ví là Phan Bội Châu Ông là người vừa hát hay, đặt câu hát giỏi,

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Chung Anh (1958), Hát ví Nghệ Tĩnh, Nxb Văn sử địa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát ví Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Chung Anh
Nhà XB: Nxb Văn sử địa
Năm: 1958
2. Dương Viết Á (2009): Mấy vấn đề về văn hóa âm nhạc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa âm nhạc
Tác giả: Dương Viết Á
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2009
3. Nguyễn Hữu Ba (1961) Dân ca Việt Nam. Tập 1,2. Bộ QGGD, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Việt Nam
4. Nguyễn Nhã Bản: Bàn thêm về hình thức của hát giặm Nghệ Tĩnh, Văn hóa dân gian, (số 1), tr.41-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về hình thức của hát giặm Nghệ Tĩnh
5. Nguyễn Nhã Bản, Phan Thị Vẽ: Chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chơi chữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh
6. Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (Trên dẫn liệu ngôn ngữ), Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2001
7. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam - những suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Việt Nam - những suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2000
9. Ngô Văn Cảnh (2004) Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh
10. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao: Hát giặm Nghệ Tĩnh, tập 1, Nxb khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát giặm Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb khoa học
11. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1962) Hát giặm Nghệ Tĩnh, tập 2, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát giặm Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb Sử học
12. Nguyễn Đổng Chi (2010), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2010
13. Dân ca chọn lọc - dùng trong nhà trường, Nxb Nghệ An, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca chọn lọc - dùng trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Nghệ An
14. Dân ca Xứ Nghệ, 30 năm sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh, Nxb Sân khấu, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Xứ Nghệ, 30 năm sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb Sân khấu
15. Dân ca Nghệ Tĩnh - các làn điệu gốc và các làn điệu cải biên, Hà Nội, Sở Văn hóa thông tin Nghệ Tĩnh, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Nghệ Tĩnh - các làn điệu gốc và các làn điệu cải biên
16. Phạm Duy (1972), Đặc khảo dân nhạc ở Việt Nam.. Nxb Hiện Đại. Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc khảo dân nhạc ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Duy
Nhà XB: Nxb Hiện Đại. Sài Gòn
Năm: 1972
17. Phùng Dũng (2000), Hồ Chí Minh, ngọn nguồn dân ca xứ Nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh, ngọn nguồn dân ca xứ Nghệ
Tác giả: Phùng Dũng
Năm: 2000
18. Nguyễn Xuân Đức: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân gian trong cuộc sống mới, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tr.3, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân gian trong cuộc sống mới
19. Đoàn dân ca Nghệ Tĩnh (sưu tầm): Dân ca Nghệ Tĩnh, Sở VHTT Nghệ Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Nghệ Tĩnh
24. Ninh Viết Giao (2002), Hát phường vải, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát phường vải
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2002
25. Ninh Viết Giao (chủ biên), Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng (2005), Nghệ An - lịch sử và văn hóa, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An - lịch sử và văn hóa
Tác giả: Ninh Viết Giao (chủ biên), Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w