7. Bố cục của đề tài
3.1.3. Nguyên nhân làm mai một dân ca ví giặm xứ Nghệ
Nguy cơ bị mai một các giá trị lịch sử, văn hóa của dân ca xứ Nghệ do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Đất nước ngày càng phát triển, với tốc độ đô thị hóa và cơ
cấu ngành nghề cũng thay đổi thì môi trường và không gian sinh hoạt dân ca nguyên bản đã không còn phù hợp với hình thức sinh hoạt văn nghệ truyền miệng mà ông cha để lại. Dân ca gốc bị mai một dần do sự mất đi của các làng nghề, nghề nghiệp: dệt vải, đan lưới, đốn củi... thay vào đó bằng những hình thức sinh hoạt văn nghệ mới, do đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, tính bình dân của những làn điệu ví - giặm cũng khó có thể tìm thấy dấu vết ở các loại thư tịch cổ, đình, đền, chùa.
Thứ hai: Thị hiếu về âm nhạc của công chúng ngày càng thay đổi. Con
người ứng xử với văn hóa dân gian, trong đó có dân ca xứ Nghệ không công bằng: “được mới nới cũ”, “Coi văn nghệ hiện đại hơn văn nghệ dân gian”, “Coi di sản văn hóa vật thể hơn di sản văn hóa phi vật thể”…Vì thế, dân ca Việt Nam nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng có lúc đã bị quên lãng hoặc không được quan tâm đúng mức. Chỉ những năm gần đây, đặc biệt từ khi
Quốc hội thông qua nội dung sử đổi luật di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể mới thực sự được chú trọng.
Thứ ba. Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn chưa thật sự có những cơ
chế thích hợp để tập hợp, nuôi dưỡng các nghệ nhân, đây là lực lượng quan trọng để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân ca xứ Nghệ. Nghệ nhân còn thì dân ca còn. Ngược lại, nghệ nhân mất thì dân ca mất. Những tư liệu, tài liệu đã sưu tầm, nghiên cứu nhưng chưa đủ. Hơn nữa, còn rất nhiều vấn đề về dân ca xứ Nghệ cần tìm hiểu qua lớp nghệ nhân dân gian.
Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, chúng ta đã bỏ lãng phí, không tổ chức được các lớp học hát dân ca cho nghệ nhân truyền dạy. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm mai một dân ca xứ Nghệ.