7. Bố cục của đề tài
3.2.1. Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu về dân ca ví giặm
Công tác bảo tồn dân ca trên phương diện sưu tầm, nghiên cứu trên địa bàn Nghệ An (có cả Hà Tĩnh) được triển khai khá sớm. Đây là công việc cần nhiều công sức, sự lao động thầm lặng, gian khổ và đầy tâm huyết của thế hệ các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ và nhạc sĩ. Tiêu biểu như“Tục ngữ phong dao”, xuất bản năm 1928; Giáo sư Nguyễn Đổng Chi với“Hát giặm Nghệ Tĩnh” xuất bản 1944. Đất Nghệ còn tri ân nhà nghiên cứu PGS Ninh Viết Giao với nhiều công trình tiêu biểu: Hát phường vải (Nxb văn học, hà Nội, 1961), Hát giặm Nghệ Tĩnh (2 tập, Nxb Khoa học, Hà nội, 1962; tập 2, Nxb sử học, Hà nội, 1963), Kho tàng vè xứ Nghệ (9 tập, NXb Nghệ An, 1999 - 2000), “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca ví, giặm xứ Nghệ”, Bên cạnh đó còn có một khối lượng đồ sộ các bài nghiên cứu của các tác giả Lê Văn Hảo, Đào Việt Hưng, Nguyễn Mỹ Hạnh,... đăng tải trên các tạp chí Trung ương và địa phương.
Song song với công tác sưu tầm, nghiên cứu, UBND tỉnh, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo lớn, nhỏ về di sản dân ca xứ Nghệ: Năm 1976, Hội thảo khoa học lần thứ nhất về định hướng thể nghiệm âm nhạc của sân khấu dân ca theo hướng kịch hát truyền thống của dân tộc được tổ chức.
Năm 1981, Ủy ban KHXHNV Việt Nam và UBND tỉnh Nghệ Tĩnh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về dân ca xứ Nghệ, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác kiểm kê toàn bộ di sản dân ca hò - ví - giặm.
Năm 1984, Hội thảo khoa học về dân ca xứ Nghệ lần thứ hai được tổ chức, xác định phương hướng phát triển cho bộ môn kịch hát dân ca xứ Nghệ
Năm 1985, Viện âm nhạc Việt Nam phối hợp với tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học, tiếp tục xác định nội dung về kịch hát dân ca ví - giặm xứ Nghệ. Cũng từ hội thảo này là tiền đề ra đời vở diễn Mai Thúc Loan (Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc), đánh dấu mốc son thành công của nền kịch hát tỉnh nhà.
Gần đây nhất, tháng 3 năm 2011, năm 2013, năm 2014, hàng loạt các cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia, quốc tế đã diễn ra... là những năm tháng các cấp ngành liên quan của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chuẩn bị tích cực cho công tác lập hồ sơ di sản dân ca đệ trình lên Tổ chức UNESCO ghi danh dân ca xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể thế giới đại diện cho nhân loại, dự kiến hồ sơ sẽ hoàn thành vào năm 2015.