Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và lồng ghép đưa Dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 77)

7. Bố cục của đề tài

3.2.5. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và lồng ghép đưa Dân

ca ví - giặm vào các chương trình Liên hoan, hội diễn văn nghệ trong và ngoài tỉnh

UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo các sở, ban ngành văn hóa tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu hình ảnh Dân ca xứ Nghệ trong toàn quốc: các Hội diễn văn nghệ quần chúng trong và ngoài tỉnh ngày càng có quy mô và dầu tư về chất lượng.

Năm 1977, Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh Nghệ Tĩnh có 161 tiết mục ca múa nhạc kịch các loại thì đã có 43 tiết mục dân ca (hoạt ca, cảnh ca, kịch dân ca). Năm 1980, toàn tỉnh tổ chức 3 cuộc Hội diễn chuyên đề với tổng số 342 tiết mục thì có 129 tiết mục dân ca. Năm 1983, Hội diễn văn nghệ của huyện Diễn Châu có 260 mục thì có tới 142 tiết mục dân ca. Chứng tỏ, sức sống dân ca bền bỉ trong lòng người dân xứ Nghệ, là khúc hát quê hương mà mỗi lần cất lên là mỗi lần đầy xúc động và tự hào.

Năm 2011, Liên hoan tiếng hát các Câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ lần thứ nhất được tổ chức, quy tụ 20 câu lạc bộ đàn hát dân ca với 400 nghệ nhân từ các huyện, thành, thị trong tỉnh. Tại Liên hoan, các làn điệu dân ca hát phường vải, phường nón, phường võng, phường cấy… được các nghệ nhân tái hiện lại trong môi trường diễn xướng phù hợp với không gian xưa và các làn điệu cổ.

Năm 2012, được đánh dấu bằng sự thành công của sự kiện Liên hoan dân ca xứ Nghệ cấp hai tỉnh lần thứ nhất được tổ chức trong năm. Liên tục

trong hai tháng 5 và 6, tại các sân khấu trung tâm từ cấp xã, thị trấn, đến cấp huyện, thị xã, thành phố ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra rất nhiều cuộc liên hoan thi hát dân ca ví, giặm xứ Nghệ với các chủ đề “Ví, giặm - lung linh hồn quê xứ Nghệ”. Liên hoan đã quy tụ 22 CLB (CLB), trong đó có 17 CLB dân ca tỉnh Nghệ An, 5 CLB đội văn nghệ dân ca của tỉnh Hà Tĩnh và 4 CLB đội văn nghệ trường học của ngành Giáo dục Nghệ An với gần 700 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công. Trong đó nghệ nhân nhiều tuổi nhất là trên 80 tuổi, nghệ nhân ít tuổi nhất là dưới 10 tuổi, CLB có hội viên đông nhất là trên 40 người. Từ đó đến nay, cứ 2 năm một lần, Liên hoan dân ca ví - giặm sẽ được tổ chức cả ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thông qua các hội diễn, liên hoan hát dân ca đã góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị của dân ca cũng như hình ảnh về quê hương và con người xứ Nghệ đến gần hơn với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Nhìn lại cả một quá trình hoạt động nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa dân gian và phát huy các giá trị di sản dân ca xứ Nghệ vào thực tiễn của tỉnh là sự nỗ lực hết mình, có sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An, trong đó phải kể đến sự phối hợp đắc lực của tỉnh Hà Tĩnh. Những kết quả thu lại là rất lớn, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa địa phương, làm giàu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân xứ Nghệ, phục vụ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)